Tải bản đầy đủ (.pdf) (292 trang)

Truyền thông về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 292 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THÙY DƢƠNG

TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THÙY DƢƠNG

TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số:60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ANH ĐỨC

Hà Nội, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là do tôi thực hiện. Mọi số liệu
khảo sát và kết luận nghiên cứu đều được thực hiện trong thực tế và trình bày
trong luận văn này chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tác giả
Lê Thị Thùy Dƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô
của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ bảo và giảng dạy những kiến
thức bổ ích. Cảm ơn các anh chị phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam,
Đài Truyền hình KTS VTC đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như
cung cấp tài liệu liên quan để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Anh Đức đã đồng hành
và giúp đỡ tôi từ việc lựa chọn, đóng góp và bổ sung đề tài để đi tới thực hiện
đề tài khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã giúp tôi hoàn
thành luận văn này!
Lê Thị Thùy Dƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 8

6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................... 9
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM VÀ VAI TRÕ CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG TRUYỀN
THÔNGVỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ....................................................... 11
1.1. Lý luận chung về truyền thông và truyền hình ................................... 11
1.1.1. Khái niệm “Truyền thông” ................................................................... 11
1.1.2. Mô hình truyền thông và thông điệp truyền thông................................ 12
1.1.3. Khái niệm “Truyền hình” và đặc điểm của truyền hình....................... 16
1.1.4. Vai trò của truyền hình trong vấn đề ATTP .......................................... 24
1.2.Thực tiễn về ATTP ở Việt Nam hiện nay ............................................. 26
1.2.1.Khái niệm “Thực phẩm” và “An toàn thực phẩm”............................... 26
1.2.2. Những vấn đề về ATTP ở Việt Nam hiện nay ....................................... 32
1.3. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu truyền thông về ATTP ............ 35
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 37
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG ĐIỆP TRUYỀN
THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM ............................................................................................................... 38
2.1.Khái quát về các chƣơng trình khảo sát ............................................... 38
2.1.1 Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên VTV1 .................. 38
2.1.2. Chương trình “Chúng ta đang ăn gì?” trên VTC16............................. 40
2.2.Thực trạng thông điệp truyền thông về ATTP trên truyền hình ....... 42


2.2.1. Nội dung thông điệp truyền thông về ATTP trên kênh VTV1 và VTC16
......................................................................................................................... 42
2.2.2. Hình thức truyền tải nội dung thông điệp về ATTP trên truyền hình ... 59
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 69
CHƢƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN

TRUYỀN HÌNH ............................................................................................. 70
3.1. Những vấn đề cần đặt ra khi truyền thông về an toàn thực phẩm trên
truyền hình ..................................................................................................... 70
3.1.1. Về nội dung ........................................................................................... 70
3.1.2. Về hình thức .......................................................................................... 73
3.2. Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lƣợng truyền thông về ATTP
trên truyền hình............................................................................................. 75
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến nội dung thông điệp ............................. 75
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến hình thức thể hiện thông điệp .............. 78
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức sản xuất chương trình ............. 79
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với nhà báo ........................................................... 83
3.2.5. Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý về ATTP .................................. 85
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng thông điệp về vấn đề thực phẩm không an toàn trong
chương trình “Chúng ta đang ăn gì?” ............................................................. 45
Bảng 2.2: Số lượng chương trình phát sóng thể hiện thông điệp về thực phẩm
không an toàn trong chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh
VTV1 ............................................................................................................... 48
Bảng 2.3: Số lượng chương trình phát sóng có thông điệp về thực phẩm an
toàn trên VTC16 .............................................................................................. 52
Bảng 2.4: Số lượng chương trình phát sóng có thông điệp về thực phẩm an
toàn trên VTV1................................................................................................ 55
Bảng 2.5. Thông tin phát sóng của hai chương trình khảo sát........................ 65
trên VTV1 và VTC16...................................................................................... 65

Bảng 3.1. Đề xuất format chương trình về an toàn thực phẩm trên truyền hình... 80


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình truyền thông của Lasswell và Shannon [41, tr.18] ........... 12
Hình 2.2. Mô hình truyền thông [41, tr. 20] ................................................... 13
Hình 2.3: Sơ đồ đặc điểm của truyền hình ...................................................... 18
Hình 2.4: Những yếu tố cơ bản trong truyền hình .......................................... 20
Hình 2.5: Hình ảnh chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” được phát
sóng trên VTV1 ............................................................................................... 39
Hình 2.6: Một trong số hình ảnh chương trình được phát sóng ...................... 42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nội dung thông điệp về thực phẩm không an toàn trong
chương trình “Chúng ta đang ăn gì” trên kênh VTC16. ...........................................45
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nội dung thông điệp về thực phẩm không an toàn trong chương
trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1 ...........................................48
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thông điệp về thực phẩm an toàn trong chương trình “Chúng ta
đang ăn gì” trên kênh VTC16 ...................................................................................53
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thông điệp về thực phẩm an toàn trong chương trình “Nói không với
thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1 ................................................................................55


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP

: An toàn thực phẩm

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

UBND

: Uỷ ban Nhân dân

BTV

: Biên tập viên

NXB : Nhà xuất bản
TP

: Thực phẩm


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến người dân hoang mang, lo
ngại. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh
doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, chất kích thích tăng
trưởng sai quy định gây ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều vấn đề
phản ánh liên quan đến thực phẩm như các chất hóa học được sử dụng trong
nông nghiệp, các chất phụ gia thực phẩm trong sản xuất thực thẩm… đã làm
suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm.
Ở Việt Nam, ATTP thu hút sự chú ý của xã hội với nhiều mối lo ngại

về thực phẩm bẩn có xu hướng lan rộng về phạm vi. Ăn gì, uống gì đã trở
thành mối lo lắng, nghi ngại thường trực trong suy nghĩ của mỗi người.
An toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó không chỉ diễn
ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn cả ở các nước phát triển.
Tại Việt Nam, theo báo cáo “Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016” của Quốc hội cho biết, mỗi năm có
khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới,
trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.
Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm diễn ra
khá nghiêm trọng ở một số địa phương.Trung bình có 167,8 vụ/năm với hơn
5.000 người mắc/năm và khoảng 27 người chết do ngộ độc thực
phẩm/năm.Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau;
Kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã
phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); Kiểm tra 2.064 đợt với 63.230
lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực phẩm, phát hiện và xử lý trên
7.434 có sở vi phạm (chiếm 11,7%).
1


Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện nhiều
trên các phương tiện truyền thông đại chúng khiến người tiêu dùng hoang
mang, lo ngại. Thông qua nghiên cứu dư luận xã hội về an toàn thực phẩm,
cho biết thái độ và niềm tin về an toàn thực phẩm đồng thời kết quả nghiên
cứu sẽ giúp cơ quan quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện;
thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận 3 tránh những thông tin vô căn cứ
gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và tình hình kinh tế - xã hội nói
chung. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả
giá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng do bị ngộ độc thực phẩm và
mầm mống gây ra căn bệnh ung thư... Tuy vậy, vẫn có không ít người tiêu dùng
chưa thực sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà nước về ATTP vẫn còn chưa
triệt để nên các nhà sản xuất, kinh doanh chưa nhận thức được trách nhiệm
trong việc tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP.
Trước những diễn biến phức tạp của vấn đề ATTP thì hoạt động truyền
thông giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm ATTP. Trong bối cảnh đó,
báo chí là một trong những kênh thông tin quan trọng mà người dân có thể dễ
dàng tiếp cận qua nhiều hình thức khác. Thực tế hiện nay, ít nghiên cứu ở
Việt Nam lấy việc truyền thông về ATTP trên truyền hình làm đề tài nghiên
cứu.Trong khi đó, truyền hình có mức độ phủ sóng rộng, là một loại hình
được công chúng đón nhận như một kênh thông tin chính thống. Việc nghiên
cứu truyền thông về ATTP trên truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của
người dân, đồng thời, giúp họ điều chỉnh hành vi an toàn thực phẩm để trở
thành những người tiêu dùng thông thái.
Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Truyền thông về ATTP trên
truyền hình Việt Nam” cho luận văn chuyên ngành báo chí học của mình. Những
kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là những tài liệu cần thiết để nâng cao chất
lượng thông tin trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong vấn đề an
toàn thực phẩm.
2


2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực phẩm chủ yếu tập trung vào kiến
thức thực hành, nhận thức và hành động đối với các vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm.
ATTP là mối quan tâm toàn cầu, do đó số lượng các nghiên cứu về lĩnh
vực này khá nhiều. Tuy nhiên, trước đây những nghiên cứu về sản xuất và
tiêu dùng thực phẩm chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Nông sản, trồng trọt, kinh tế
nông nghiệp...
Năm 2013, trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí truyền thông

của Nguyễn Hoàng Anh có tên “Chiến dịch truyền thông trong Chương trình
mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm” tại Viện Đào tạo Báo chí –
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tìm hiểu lý thuyết và kỹ năng tổ chức chiến dịch truyền thông
vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động triển khai chiến dịch truyền thông của các
tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Hệ thống hóa khái niệm, quy trình,
phương pháp thực hiện và đánh giá chiến dịch truyền thông và khái quát vế
chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn
thực phẩm. Khảo sát thực trạng chiến dịch truyền thông do Bộ Y tế thực hiện
trong Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm từ năm 2006
đến năm 2012. Đánh giá về chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm
và giải pháp nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông tại Việt Nam
Năm 2010, trong Khóa luận Tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Tuyết
có tên “Báo chí với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (Khảo sát trên báo
Vietnamnet.vn thời gian từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 5 năm 2010)” cũng
tại Viện Đào tạo Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã thực hiện khảo sát mô tả
hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về ATTP trên báo điện tử
Vietnamnet. Tuy nhiên, khóa luận khảo sát để tìm hiểu về tính phổ cập kiến
thức vệ sinh an toàn thực phẩm của một tờ báo điện tử, hoàn toàn không đề
cập đến vấn đề tư vấn, chỉ dẫn.
3


Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề ATTP trong
những năm gần đây như: “Thông điệp về an toàn thực phẩm trên báo điện tử
Việt Nam hiện nay” do học viên Khuất Thị Diệu Linh – Học viện Báo chí và
Tuyên tuyền thực hiện: Luận văn tìm hiểu về thực trạng đưa tin của báo mạng
điện tử thông qua việc phân tích các bài viết về ATTP và đề xuất khuyến nghị
nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông về ATTP trên báo mạng

đối với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên và công chúng
trong lĩnh vực truyền thông về ATTP.
Năm 2012, tác giả Nguyễn Ngân Giang trong luận văn ThS ngành Luật
“Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm” đã tổng thuật một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn pháp lý về ATTP;
Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm. Đánh giá hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến an toàn thực phẩm. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các đối
tượng trong xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực
phẩm. Nâng cao kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm.
Với đề tài “Vấn đề thông tin, tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên báo chí Việt
Nam” do học viên Trần Thị Thảo – Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2016. Luận văn khảo sát
đặc điểm nội dung, cách thức thể hiện thông tin tư vấn, chỉ dẫn về ATTP trên
các loại hình báo chí Việt Nam và trên cơ sở khảo sát, rút ra kết luận và
khuyến nghị giải pháp làm tăng hiệu quả thông tin, tư vấn, chỉ dẫn ATTP trên
báo chí.
Từ những năm 1980, các nhà xã hội học trên thế giới ngày càng chú ý
tới cách mà thực phẩm củng cố các mối liên hệ xã hội, đánh dấu những khác
biệt xã hội và trở thành một dạng thiết chế, tổ chức và mạng lưới xã hội. Cuối
thế kỉ 20 – đầu thế kỉ 21, các công trình nghiên cứu xã hội học trong lĩnh vực
4


thực phẩm bắt đầu ra đời. Các vấn đề chính sách được các nhà xã hội học thực
phẩm quan tâm là mối liên hệ giữa thực phẩm và sự bất bình đẳng, giao thương,
lao động, quyền lực, vốn, văn hóa và tiến bộ kỹ thuật. Mặc dù vậy, những nghiên
cứu đánh giá về thông điệp ATTP trên báo chí vẫn còn khiêm tốn.

Năm 1995, các tác giả Maurer, Donna and Jeffery Sobal trong nghiên
cứu “Việc ăn uống: Thực phẩm và dinh dưỡng với tư cách là vấn đề xã hội”
(Eating agendas: Food and nutrition as social problems) đã đưa ra một bản
tổng hợp đầy giá trị về thực phẩm mà con người tiêu thụ, các vấn đề đi kèm
vơi chất lượng của những thực phẩm này (như mối lo lắng về thực phẩm bị
nhiễm độc hay việc ăn thịt) và những vấn đề liên quan tới công nghiệp thực
phẩm và những chính sách của chính phủ.
Tiếp đó, năm 1997, tác giả Phạm Năng Cường với tác phẩm “Vệ sinh thực
phẩm” đề cập tới vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng, cách bảo quản thức ăn.
Nghiên cứu về thực trạng công tác đảm bảo ATTP (1998 – 2002), tác
giả Nguyễn Hữu Huyên trong công trình Đánh giá thực trạng công tác đảm
bảo chất lượng VSATTP ở Đắc Lắc 5 năm (1998 – 2002), trong báo cáo toàn
văn hội nghị khoa học vệ sinh ATTP lần thứ 2 năm 2003, tác giả nghiên cứu
đã tập trung phân tích kiến thức, đánh giá thực hành về vệ sinh an toàn thực
phẩm được nhiều người xem nhất, qua kênh truyền hình thì có 91,3 % người
tiêu dùng biết được kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. [29]
Năm 1991, cuốn sách “Vệ sinh thực phẩm” của tác giả Phạm Văn Sổ,
Bùi Thị Thu Thuận, Nguyễn Phùng Tiến đề cập tới nguyên nhân và biện pháp
phòng ngộ độc thực phẩm. Công tác thanh, kiểm tra chất lượng VSTP tại
những điểm ăn uống.
Năm 2005, nhóm tác giả Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm trong
cuốn Vệ sinh và an toàn thực phẩm cũng nghiên cứu khá toàn diện và bao
quát về quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Cuốn sách đã cung cấp các kiến
thức cơ bản về ATTP, phân tích làm rõ các khái niệm, đồng thời đưa ra các
phương pháp để đánh giá mức độ thực phẩm an toàn.
5


Năm 2016, “Luật an toàn thực phẩm” quy định mới về chất phụ gia
thực phẩm, quản lý chất lượng và xử phạt vi phạm hành chính, Tác giả :

Quang Minh;Tiến Phát Nhà Xuất bản : Lao Động, Luật an toàn thực phẩm
quy định mới về chất phụ gia thực phẩm, quản lý chất lượng và xử phạt vi
phạm hành chính.
Năm 2003, các tác giả Phan Thị Kim, Bùi Trọng Chí, Chu Quốc Lập
trong “Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần
thứ hai” đã có những báo cáo đánh giá tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm,
thực trạng vệ sinh môi trường thực phẩm cũng như cơ sở chế biến thực phẩm
và nguy cơ gây ô nhiễm một số chất độc hại trong thực phẩm tại một số tỉnh,
thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng...
Tiếp đó, trong cuốn Truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm của Trần
Chí Liêm đã đưa ra những vấn đề chung về truyền thông, tư vấn vệ sinh
ATTP, kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch truyền thông trong đó chú ý đến
mô hình, cách tiếp cận, đối tượng và thông điệp truyền thông; chiến lược huy
động và sử dụng các kênh truyền thông. Đây là một trong các tư liệu tham
khảo hữu ích, giúp người nghiên cứu tiếp cận đầy đủ những thành tố liên quan
đến vấn đề truyền thông, tư vấn về ATTP.
Trong các bài khoa học và các công trình nghiên cứu, mới chỉ đề cập
đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu các loại sản phẩm, thông điệp về
ATTP trên báo mạng... chứ chưa đề cập sâu rộng và nghiên cứu cụ thể một
chương trình chuyên biệt về an toàn thực phẩm, đặc biệt sóng trên truyền hình.
Trong khi đó mức độ phủ sóng của truyền hình rộng khắp các tỉnh thành,
vùng miền...
Như vậy, có nhiều công trình lấy thực phẩm làm đối tượng nghiên cứu
trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào phân tích sâu về khía cạnh truyền thông về ATTP trên truyền hình Việt
Nam. Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Truyền thông về an
toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam” là cần thiết. Có thể nói, đâ là công
6



trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể về vấn đề nghiên cứu thông điệp về an toàn
thực phẩm trên truyền hình Việt Nam.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích nội dung thông điệp về ATTP qua các
chương trình về ATTP trên hai kênh truyền hình VTV1 và VTC16. Phân tích
sự tác động của xã hội ảnh hưởng đến tình trạng VSATTPqua những nội dung
của thông điệp.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tàiđưa ra các đềxuất với các kênh truyền
hình. Đặc biệt là trên hai kênh VTV1 và VTC16đểxây dựng thông điệp phản
ánh chân thực vềtình trạng ATTP và đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quảtruyền thông về vấn đề ATTP.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa những vấn đề về lý luận truyền hình, ATTP tức là
làm rõ những khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.
Hai là,tổng hợp, phân tích các chương trình phát sóng về vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm trên 2 kênh truyền hình VTV1 và VTC16để thấy được thực
trạng về truyền thông trên truyền hình hiệu quả và hạn chế còn tồn tại trong
công tác tuyên truyền.
Ba là, đề xuất giải pháp nâng cao thông điệp truyền thông về an toàn thực
phẩm trên truyền hình nói chung, trên 2 chương trình khảo sát nói riêng và
đối với giới truyền thông. Đặc biệt là cơ quan báo chí, phóng viên – những
người làm công tác truyền thông về ATTP.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thông điệp truyền thông về
ATTP trên truyền hình Việt Nam
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian
7



Đối tượng khảo sát là các chương trình về ATTP trên truyền hình:
Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn” trên kênh VTV1- Kênh Thời
sự - Chính trị - Tổng hợp của Đài truyền hình Việt Namvà chương trình
“Chúng ta đang ăn gì?” của VTC16 - Kênh Truyền hình Nông nghiệp nông
thôn của Đài truyền hình Kĩ thuật số VTC.
4.3.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu tiến hành thu thập và khảo sát thông tin trên sóng truyền
hình Việt Nam của kênh VTV1 và kênh VTC16 (từ tháng 1/2017 đến tháng
6/2017).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận chung
Tác giả dựa trên nền tảng các quan điểm và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mac – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp luận báo chí; cơ sở
xã hội học truyền thông đại chúng;; Đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước của mộtsố bộ ngành đối với vấn đề ATTP để tiến hành nghiên cứu
đề tài đặt ra.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu là: Phương pháp phân tích nội dung; Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.2.1. Phương pháp phân tích nội dung
Phương pháp phân tích nội dung được sửdụngdựa trênthông điệp được
truyền từthiết chếtruyền thông đại chúng. Việc phân tích bằng phương pháp
này căn cứvào cách xác định các khái niệm và từkhóa đượcmã hóa thành
bộcông cụthểhiện các chỉ báo nghiên cứu, nhằm đưa ra những suy luận xác
đáng vềquá trình xã hội mà thông điệp đềxuất.
Quy trình phân tích nội dung thông điệp nhằm mục đích chuyển các
đặcđiểm được lựa chọn của thông điệp thành sốliệu có thểxửlý bằng các
phương pháp thống kê vềmặt định lượng và định tính.Những đơn vịphân tích

cần phải được xác định

bằng

sự tham chiếu
8

của hệthống đặc điểm


ngữnghĩa và cú pháp của thông điệp. Những đơn vịđiển hình của phân tích
nội dung thông điệp là câu chuyện được thểhiện dưới văn bản báo chí hoặc
các hình thức khác.
Ởnghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp trên để tiến hành phân
tích nội dung thông điệp trong các chương trình đã phát sóng trong khoảng
thời gian khảo sát. Cụ thể là: Chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn”
trên VTV1trong khoảng thời gian: tháng 1/2017 – tháng 6/2017. Số lượng
chương trình phát sóng lần 1 là 112 chương trình. Và chương trình: “Chúng ta
đang ăn gì?” trên kênh VTC16 trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 –
tháng 6 /2017. Số lượng chương trình là 25 chương trình.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được tiến hành với các khách thể nghiên cứu là chuyên
gia báo chí truyền thông; Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế và các nhà báo,
biên tập viên tại các kênh truyền hình được khảo sát. Tổng đối tượng phỏng
vấn sâu là 04 người, trong đó:
+ 01 phỏng vấn sâu chuyên gia truyền thông
+ 01 phỏng vấn sâu đại diện Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế
+ 02 phỏng vấn sâu phóng viên, biên tập viên sản xuất chương trình về an
toàn thực phẩm
Phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm tìm hiểu chi tiết các khía cạnh liên

quan đến đánh giá của chuyên gia, lãnh đạo, nhà quản lý về ATTP hiện nay.
Từ đó, phân tích một cách cụ thể thực trạng truyền thông về ATTP trên truyền
hình và những giải pháp trong thời gian tới.
6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, với tốc độ nhanh và
mạnh mẽ như hiện nay thì việc nghiên cứu vấn đề truyền thông về ATTP là
rất cần thiết, từ đó, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà hoạch định
chính sách, nhà quản lý truyền thông đưa ra những giải pháp phù hợp.
9


Đây là đề tài luận văn đầu tiên nghiên cứu truyền thông về ATTP trên
truyền hình Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học cho việc
phân tích nội dung tác phẩm báo chí truyền hình.Luận văn chỉ ra ưu, nhược
điểm của báo chí truyền hình trong hoạt động thông tin, tuyên truyền về vấn đề
an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người tiêu dùng.
Trong xu thế phát triển của báo chí hiện đại, với nền kinh tế thị trường,
luận vănchỉ ra sự cần thiết và những giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông
về an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc thay đổi phản ánh tin, bài trên sóng truyền hình. Đồng thời, sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan.
Luận văn cung cấp cho cơ quan báo chí trong lĩnh vực truyền hình góc
nhìn tổng thể về thực trạng công tác thông tin tuyên truyền các vấn đề về an
toàn thực phẩm. Từ đó, luận văn đưa ra khuyến nghị, giải pháp giúp cơ quan
báo chí truyền hình nói chung nâng cao chất lượng bài viết, hình thức, chủ đề
về vấn đề an toàn thực phẩm giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người

dân có kiến thức, kinh nghiệm trong việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về an toàn thực phẩm và vai trò
của truyền hình trong truyền thông về an toàn thực phẩm
Chương 2: Nội dung và hình thức thông điệp truyền thông về an toàn
thực phẩm trên truyền hình Việt Nam
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao thông điệp về
an toàn thực phẩm trên truyền hình Việt Nam

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ
VAI TRÕ CỦA TRUYỀN HÌNH TRONG TRUYỀN THÔNG
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1.Lý luận chung về truyền thông và truyền hình
1.1.1.Khái niệm “Truyền thông”
Truyền thông theo thuật ngữ tiếng Anh là “Communication”, đây được
coi là một hoạt động trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa
con người với con người. Truyền thông thường để chỉ sự chia sẻ thông tin và
giao lưu giữa người với người thông qua những hình thức nhất định.
Về cụm từ “ Truyền thông” trên thế giới cũng có hơn 200 cách dịch
nghĩa khác nhau.Hiện tại “Truyền thông” được hiểu theo nghĩa chung nhất là:
Truyền thông là một hành vi truyền tải thông tin mang tính chất xã hội, là sự
giao hoan giữa không gian của tập thể và không gian cá nhân;quá trình truyền
tải thông tin, ý kiến và sự việc. Đơn giản hơn, truyền thông là quá trình do
con người tạo ra, tiếp nhận và lưu trữ thông tin. Quá trình truyền đạt, tiếp

nhận, giao lưu và chia sẻ thông tin hai chiều giữa con người , tổ chức và xã
hội; họ sử dụng các hình thức tuyên truyền để đưa thông tin và thực hiện hoạt
động giao lưu qua lại.
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà các học giả đưa ra những định nghĩa
về truyền thông khác nhau, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng khái niệm
của PGS. TS. Nguyễn Văn Dững như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm...chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa
hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân, của nhóm, của cộng đồng xã hội.” [18, tr.10]
Khái niệm này chỉ ra bản chất truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi
thông tin một cách liên tục giữa đối tượng chủ thể truyền thông và đối tượng
tiếp nhận. Hoạt động truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thông tin
11


giữa hai đối tượng này. Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết
thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết mà còn tiếp diễn sau đó.
Về mục đích, truyền thông hướng đến những sự hiểu biết chung nhằm
thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng tiếp nhận và định hướng dư
luận xã hội theo hướng phù hợp với nhu cầu của đối tượng chủ thể truyền
thông và của xã hội. Nói cách khác, đối tượng chủ thể của hoạt động truyền
thông khi chuyển thông điệp cho người tiếp nhận luôn mong muốn những
thông tin mà mình cung cấp ảnh hưởng đến thái độ và cách xử sự của người
tiếp nhận.
1.1.2. Mô hình truyền thông và thông điệp truyền thông
Một quá trình truyền thông bao gồm các yếu tố sau: Nguồn tin, thông
điệp, kênh truyền và đối tượng tiếp nhận. Rất nhiều học giả khi nghiên cứu về
truyền thông đã đưa ra nhiều mô hình truyền thông khác nhau. Tuy nhiên mô
hình truyền thông của Harold Lasswell cùng với sự bổ sung của Claude

Shannon vẫn được mọi người chấp nhận vì nó đơn giản và thông dụng. Các
yếu tố của một hoạt động truyền thông được hai học giả thể hiện như sau:

Hình 2.1. Mô hình truyền thông của Lasswell và Shannon [41, tr.18]
Từ mô hình trên cho phép chúng ta nghiên cứu, đánh giá được vai trò, ý
nghĩa của từng yếu tố, mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố tham gia
quá trình truyền thông. Đó là điều kiện để không chỉ nhận thức mà còn tìm ra
phương pháp, cách thức tác động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
truyền thông.
12


Theo GS. TS. Tạ Ngọc Tấn [43, tr.34], chủ thể xây dựng các thông điệp
hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông
truyền tải đến công chúng xã hội rộng rãi. Quá trình tạo dựng thông điệp bao
giờ cũng mang tính khuynh hướng. Nói cách khác, mục đích, quan điểm của
chủ thể phát thông điệp bao giờ cũng ảnh hưởng, quy định khuynh hướng của
nội dung thông tin. Tính khuynh hướng trong nội dung thông tin được biểu
hiện thông qua cách lựa chọn, xử lý chi tiết, số liệu, trình độ nhận thức,
phương pháp phân tích đánh giá vấn đề và chính kiến phát biểu trực tiếp.
Tuy nhiên, giới hạn của mô hình này là thể hiện hoạt động truyền thông
như một quá trình tuyến tính, người tiếp nhận thông tin giống như một đối tác
thụ động. Về sau, các nhà nghiên cứu thường quan niệm quá trình truyền
thông theo mô hình truyền thông với dạng đường vòng tròn khép kín.
Cũng theo nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần
Quang thì quá trình truyền thông còn phải lưu ý đến các công việc cần thiết
của người cung cấp, khởi xướng thông tin là mã hóa (encode) thông điệp bằng
các tín hiệu của mình và người tiếp nhận muốn nhận thông điệp phải có quá
trình giải mã (decode). Như vậy quá trình truyền thông sẽ được chia làm hai
giai đoạn theo mô hình sau:


Hình 2.2. Mô hình truyền thông [41, tr.20]
Trong đó, Quá trình A-nguồn (source) có thể là một người, một tổ chức,
một cơ quan chuyển một thông điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những
thông tin mã hóa (encode) là tìm tòi một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nào
đó diễn đạt nội dung thông điệp. Thông điệp (message), là những thông tin thực
sự được chuyển theo một mạch truyền (kênh) này hay kênh khác đến đối tượng.
13


Quá trình B: Giải mã (decode), là quá trình từng cá nhân bằng con
đường riêng của mình làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyển đến.
Mỗi thông điệp chuyển đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo nhiều
cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp nhận và cũng
tùy thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp.
Nơi nhận (destination), người nhận (receiver) là điểm cuối cùng giải
mã thông điệp, có quá trình và sự tích lũy của người tiếp nhận.
Phản hồi (feedback), là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thông
tin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện với điều
kiện người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thông tin có
những thông tin thích hợp với hiện tại. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất
của quá trình truyền thông, là công cụ mạnh mẽ cho phép nối hai đường
truyền thông lại với nhau. Nó sẽ không còn tồn tại hoặc bị cản trở khi một
trong hai bộ phận truyền thông bị vô hiệu hóa hoặc với sự chống lại của bộ
phận tiếp nhận. Một hạn chế của truyền thông là có thể xảy ra hiện tượng
không phản hồi.
Đây là một chu trình khép kín của quá trình truyền thông. Ở đây cần
chú ý tới các khía cạnh sau:
- Quá trình truyền thông giữa con người bao giờ cũng diễn ra trong môi
trường xã hội, xác định rõ những kinh nghiệm chung giữa người khởi xướng

và người tiếp nhận.
- Để truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệm của người khởi xướng và
người tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành.
- Thông điệp trong truyền thông phải qua các bước mã hóa, truyền đi,
tiếp nhận và giải mã. Mỗi thông điệp chuyển từ người khởi xướng đến người
tiếp nhận thường giảm độ chính xác và cường độ, nên phải tìm cách tăng sức
mạnh cho thông điệp.
- Mỗi thông điệp được người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sức
mạnh, hiệu quả khi người tiếp nhận có thông tin phản hồi. [41, tr.21]
14


“Truyền thông (Communication) có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông
báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông,... Thuật ngữ "truyền thông” có
nguồn gốc từ tiếng Latinh "Commune" với nghĩa là "chung” hay "cộng đồng”.
Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự
hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã
hội.” [44, tr.5]
Thông qua khái niệm cùng những mô hình truyền thông có thể thấy
rằng việc đánh giá phương thức cũng như hiệu quả của một hoạt động
truyền thông liên quan tới quá trình mã hóa thông điệp của nguồn phát và
giải mã thông điệp của đối tượng tiếp nhận. Để đạt được hiệu quả cuối
cùng là một quy trình khép kín thì cần phải giải quyết được những yếu tố
nhiễu tác động tới hoạt động truyền thông.
Để làm căn cứ cho quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả hiểu truyền
thông là một quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông tin, thông điệp, tình
cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong
hành vi và nhận thức của công chúng. Nói cách khác, truyền thông là quá
trình truyền tải và phổ biến thông tin xã hội đến số lượng công chúng lớn,
phân tán về không gian và thời gian. Quá trình này được thực hiện thông

qua các phương tiện truyền thông như báo in, phát thanh, truyền hình, báo
mạng điện tử.
Khi phân tích về truyền thông, tác giả nhận thấy có ba đặc điểm
chính sau:
Thứ nhất, truyền thông là một quá trình – có nghĩa là nó không phải
là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà
diễn ra trong một khoảng thời gian lớn. Quá trình này mang tính liên tục vì
nó không thể kết thúc ngay khi chuyển tải một nội dung cần thiết, mà có
tiếp diễn sau đó. Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ, có nghĩa là hai bên cho
và nhận.
15


×