Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Vẫn đề sản xuất bản tin thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VƢƠNG LONG

VẤN ĐỀ SẢN XUẤT BẢN TIN THỜI SỰ
TRÊN KÊNH VTV1 THEO LỘ TRÌNH SỐ HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VƢƠNG LONG

VẤN ĐỀ SẢN XUẤT BẢN TIN THỜI SỰ
TRÊN KÊNH VTV1 THEO LỘ TRÌNH SỐ HÓA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS . Vũ Quang Hào

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Vương Long, học viên cao học lớp Báo chí K16, chuyên
ngành Báo chí học, khoá 2012-2014. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ ‘‘Vấn
đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa’’ là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và
không sao chép. Luận văn có sử dụng tài liệu và tham khảo một số tư liệu
trích nguồn rõ ràng.
Học viên

Trần Vƣơng Long


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn –
Đại học quốc gia Hà Nội.
Luận văn này thực hiện khảo sát tại Ban Thời sự VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Vũ Quang
Hào đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học
vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Ban Thời sự VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài

nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2016
Học viên

Trần Vƣơng Long


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 7
7. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỐ HÓA
TRUYỀN HÌNH .............................................................................................. 8
1.1. Khái niệm chung ....................................................................................... 8
1.1.1. Số hóa dữ liệu truyền hình ...................................................................... 8
1.2. Mục tiêu và nội dung lộ trình số hóa của Chính phủ Viêṭ Nam .......... 8
1.2.1. Mục tiêu số hóa Truyền hình nói chung.................................................. 8
1.2.2. Mục tiêu số hóa Truyền hình của Chính phủ Viê ̣t Nam .......................... 9
1.2.3 Kế hoạch số hóa ..................................................................................... 10
1.2.4. Nhóm giải pháp để thực hiện lộ trình số hóa........................................ 11
1.3. Bản tin Thời sự ....................................................................................... 12
1.4. Truyền hình Kỹ thuật số ....................................................................... 19
1.5. Vai trò và nhu cầu số hóa dữ liệu Truyền hình ................................... 27
1.5.1. Vai trò số hóa Truyền hình ................................................................... 27

1.5.2. Nhu cầu số hóa Truyền hình ................................................................. 27
1.5.3. Truyền thông số-xu hướng tất yếu của truyền thông đại chúng ........... 28
1.5.4. Ý nghĩa, hiệu quả thực tiễn khi thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ...... 30
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH Ở ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM (VTV) ........................................................... 33
2.1. Chuyển đổi từ hệ thống DVB-T sang DVB-T2 ở một số quốc gia ..... 33
2.1.1. Các yêu cầu của chuẩn DVB-T2 ........................................................... 33
2.1.2. Các chiến lược triển khai DVB-T2........................................................ 35
2.1.3. Hiện trạng (thử nghiệm, thông báo triển khai dịch vụ) ........................ 37
2.2. Triển khai thực hiện lộ trình số hóa từ năm 2011 đến năm 2013 của
các Đài Phát thanh -Truyền hình ở Việt Nam ............................................ 40
2.2.1. Truyền hình An Viên (AVG) .................................................................. 40
2.2.2. Truyền hình Kỹ thuật số VTC ................................................................ 42
2.2.3. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ........................................................... 42
2.3. Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 và lộ trình số hóa ........................... 46
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 49
CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH
TRONG SẢN XUẤT BẢN TIN THỜI SỰ TRÊN KÊNH VTV1 ............. 50
3.1. Những khó khăn cần khắc phục khi thực hiện lộ trình số hóa cho
công tác sản xuất Bản tin Thời sự ............................................................... 50
3.1.1. Khó khăn về phương tiện thu xem của người dân ................................ 50
3.1.2.Khó khăn khi dừng sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh, thành phố khi
quy định dừng sóng theo địa giới hành chính ................................................. 50
3.1.3.Khó khăn về an toàn bảo mật thông tin ................................................. 51
3.2. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác ........................................... 51
3.2.1. Kinh nghiệm bảo đảm nguồn lực kỹ thuật và thành công trong quá trình
số hóa truyền hình ở Nhật Bản ....................................................................... 51

3.2.2.Kinh nghiệm bảo đảm nguồn lực kỹ thuật trong quá trình số hóa truyền
hình ở Kênh KBS WORLD - Hàn Quốc .......................................................... 55
3.2.3. Kinh nghiệm bảo đảm nguồn nhân lực kỹ thuật trong quá trình số hóa
truyền hình của Đài truyền hình BBC - Anh Quốc ......................................... 56


3.2.4.Bài học từ Thái Lan về triển khai số hóa cơ hội và thách thức ............. 57
3.2.5. Bài học từ Hàn Quốc ............................................................................. 60
3.2.6. Chuyển đổi từ analog sang truyền hình kỹ thuật số Bức tranh lớn ở khu
vực Ả Rập ........................................................................................................ 64
3.3. Kiến nghị và đề xuất............................................................................... 68
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. AVG

Đài Truyền hình An Viên

2. HD

Thuật ngữ chỉ chương trình truyền hình kỹ thuật số độ nét cao

3. KBS

Kênh truyền hình Hàn Quốc của Korean Broadcasting System

4. NHK


Đài phát thanh truyền hình của Nhật Bản

5. VTC

Đài truyền hình Kỹ thuật số

6. VTV

Đài Truyền hình Việt Nam

7. VTV1

Ban Thời sự Đài – Truyền hình Việt Nam

8. VTV3

Ban Thể thao giải trí và thông tin kinh tế - Đài truyền hình Việt Nam


MỞ ĐẦU
“Lộ trình số hóa của Chính phủ” là một thuật ngữ được giới truyền
thông nhắc tới khá nhiều trong thời gian qua. Ở các nước phát triển, truyền
thông đều trải qua lộ trình số hóa như là một sự tất yếu. Sự phát triển về khoa
học kỹ thuật, kinh tế và chính trị xã hội đã tạo điều kiện để cho ra đời và phát
triển công nghệ số. Nhu cầu và nhận thức về truyền thông của con người ngày
càng tăng cao theo chất lượng đời sống, có những mong muốn của con người
chỉ có thể được đáp ứng bởi công nghệ số mà thôi. Vậy nên, số hóa là việc
làm hết sức cấp thiết, có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam nói riêng và đối với
các quốc gia đã và đang phát triển trên thế giới nói chung.

Sản xuất được những Bản tin Thời sự tốt, hay để phục vụ khán giả
trong nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và phục vụ cho nhu cầu phát
triển của xã hội là mục tiêu của những người làm công tác sản xuất Bản tin
Thời sự hàng ngày. Được toàn xã hội biết đến và ủng hộ những tin, bài, bản
tin thời sự cũng là mục tiêu hàng đầu của đội ngũ các ê kíp sản xuất Bản tin
Thời sự trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam. Để có được những điều
này, bên cạnh việc nâng cao chất lượng về mặt nội dung thì áp dụng công
nghệ số vào sản xuất Bản tin Thời sự là rất quan trọng.
Có rất nhiều phương thức sản xuất Bản tin Thời sự trên truyền hình
hiện nay, việc cập nhật thông tin và không ngừng học hỏi áp dụng những
công nghệ mới để sản xuất chương trình chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn là
một trong những đòi hỏi tất yếu đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng: thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ là
một trong những chiến lược phát triển tạo bước đột phá mạnh mẽ cho truyền
hình Việt Nam nói chung và Ban Thời sự VTV1 nói riêng.
Từ năm 2011 đến nay (2013), Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện
những thay đổi mang tính chất quyết liệt của một cuộc cách mạng, đó là cuộc
cách mạng số hóa. Tất cả các Ban, các Trung tâm thường trú của VTV tại các

1


khu vực trong và ngoài nước đều từng bước đổi mới theo lộ trình số hóa. Tuy
nhiên quá trình thay đổi phương thức cũ sang phương thức mới nào cũng vậy,
đều gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định. Nguyên nhân thì có rất nhiều:
khó khăn về tài chính, nhân lực, sự phối hợp giữa các bộ phận…
Các Đài truyền hình và các kênh truyền hình nổi tiếng trên thế giới như
CNN của Mỹ, BBC của Anh, KBS của Hàn Quốc và NHK của Nhật Bản…
đều đã sử dụng chuẩn số hóa trong sản xuất và phát sóng các chương trình
truyền hình. Xu hướng số hóa truyền hình không phải mang tính nhất thời

chạy đua công nghệ mà là tính tất yếu trong quá trình phát triển cả về chất và
lượng của VTV. Bởi chỉ có số hóa mới giúp VTV tăng được số lượng, chất
lượng các chương trình trong đó có chương trình Thời sự phát trên kênh
VTV1 - chương trình đã đang và sẽ có lượng khán giả theo dõi nhiều nhất.
Nhìn lại lịch sử phát triển của VTV, chỉ những năm gần đây VTV mới tăng
được số lượng, thời lượng và chất lượng chương trình phát sóng trong ngày.
Vì những năm gần đây VTV mới thực hiện lộ trình số hóa vào sản xuất và
phát sóng chương trình Thời sự trên kênh VTV1.
Làm thế nào để lộ trình số hóa được thực hiện đúng mục tiêu, đúng quy
trình, đúng tiến độ thực hiện? Làm thế nào để Bản tin Thời sự trên kênh VTV1
có chất lượng tốt nhất? Làm thế nào để vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự theo lộ
trình số hóa không chỉ mang lại hiệu quả về văn hóa xã hội mà còn mang lại
hiệu quả về kinh tế cho đơn vị sản xuất? Tác giả rất hy vọng luận văn này sẽ
giải quyết được những vấn đề trên một cách tối ưu nhất và rất mong nhận được
sự đóng góp chia sẻ của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để có được một
công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về đề tài đã lựa chọn.
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
2451/QĐ-TTg về “Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình
mặt đất đến năm 2020”.

2


Theo đó, mục tiêu của Quyết định là: Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn,
phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo
hướng hiện đại, hiệu quả; Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số
mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ
truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao; hình thành và phát triển thị
trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn

lực xã hội; tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh,
truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp.
Sở dĩ số hoá mặt đất là do hiện nay các máy phát hình Analog ở các địa
phương đã cũ kĩ, lạc hậu nhưng vẫn còn hoạt động do đã tốn quá nhiều tiền để đầu
tư trước đó, sóng analog chất lượng thấp, rất muỗi, mỗi máy phát chỉ phát được
một kênh, tốn điện, tốn tài nguyên tần số cần số hoá để nâng cao chất lượng.
Máy phát hình số dùng công nghệ mạng đơn tần có các ưu điểm: độ sắc
nét của hình ảnh cao hơn analog; Một kênh truyền hình số ghép được nhiều
chương trình (thông thường là 8) nên tiết kiệm được tài nguyên tần số. Phát
sóng số thu bằng các thiết bị di động rất tốt. Người xem dù đi trên ôtô, tàu hỏa
vẫn xem được các chương trình truyền hình; Thu số không còn hiện tượng
“bóng ma” do các tia sóng phản xạ từ nhiều hướng đến máy thu; Điều rất
quan trọng đó là khi thực hiện xong lộ trình số hóa thì sẽ tiết kiệm được rất
nhiều năng lượng, chi phí khai thác lại thấp mà chất lượng dịch vụ lại tăng.
Hiện nay, đã có rất nhiều quốc gia chuyển hẳn sang truyền hình số như: Mỹ,
Pháp, Hy Lạp, Hàn Quốc…
Số hóa là vấn đề mang tính thời sự bức thiết tại Việt Nam hiện nay, vấn
đề này cũng là tương đối mới với những quốc gia đang phát triển. Cho nên,
tại Việt Nam cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về đề tài mà tác giả
lựa chọn. Vì vậy, việc có một công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sản
xuất Bản tin Thời sự theo lộ trình số hóa của Chính phủ là hết sức mang tính
thời sự và cần thiết.

3


Tác giả chủ quan cho rằng, để có một công trình nghiên cứu khoa học
về lộ trình số hóa một cách chi tiết, chính xác và hấp dẫn thì cần có những
phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát phải sâu rộng, cách tiếp cận đề tài
phải mới mẻ.

Truyền thông số hóa là một xu thế phát triển mang tính tất yếu về khoa
học kỹ thuật cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Lịch sử
truyền thông của các nước phát triển đều trải qua lộ trình số hóa. Tuy nhiên, ở
Việt Nam lộ trình số hóa mới được triển khai nên còn rất nhiều vấn đề cần
nghiên cứu. Đề tài số hóa là một đề tài cần được đầu tư thời gian, công sức và
trải nghiệm thực tiễn để nghiên cứu đúng tầm một luận văn thạc sĩ báo chí học.
Ban Thời sự (VTV1) - Đài truyền hình Việt Nam là một trong những
đơn vị sản xuất bản tin Thời sự hàng đầu Việt Nam cả về chất lượng và số
lượng. Từ năm 2011 đến năm 2013, VTV1 đã có những chuyển biến mạnh
mẽ trong quá trình sản xuất bản tin thời sự theo lộ trình số hóa của Chính phủ.
Số hóa làm cho các chương trình truyền hình có được chất lượng cao
hơn về âm thanh, hình ảnh. Truyền hình HD hay Tivi 3D đã không còn xa lạ
với khán giả Việt Nam trong những năm gần đây. Làm thế nào để truyền hình
chất lượng tốt nhất? Có khi nào chúng ta đi trên xe ô tô hay trên tàu hỏa… mà
vẫn xem được Bản tin Thời sự HD trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt
Nam hay không? Đây cũng chính là một trong những lý do mà tác giả lựa
chọn “Vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số
hóa”. (Khảo sát từ năm 2011 – 2013) làm đề tài nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, hiện nay tôi đang công tác tại Ban Thời sự, Đài truyền
hình Việt Nam, được làm việc trực tiếp với các ê kíp sản xuất chương trình,
đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp tôi tìm hiểu sâu sắc và sưu tầm nguồn tư
liệu phong phú về đề tài đã chọn.
Với những lý do trên, tác giả hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ bé
trong việc nhìn lại vai trò và hiệu quả của lộ trình số hóa đối với việc sản xuất

4


Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, đồng thời đưa ra
giải pháp thiết thực để thực hiện tốt hơn lộ trình số hóa của Chính phủ, từ đó

tạo nên dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển truyền hình nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng ngành Báo chí học với đề
tài Xã hội hóa các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam, tác
giả Lê Thị Thu Hòa, thực hiện năm 2008. Tác giả đã đề cập đến vệc liên kết
sản xuất giữa các đơn vị ngoài Đài và Đài truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên tác
giả chưa đi sâu về vấn đề nâng cao chất lượng truyền hình bằng công nghệ số.
Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng ngành Báo chí học với đề tài
Báo chí với việc nâng cao hiệu quả chiến dịch truyền thông, tác giả Nguyễn
Thị Phương thực hiện năm 2008. Tác giả chủ yếu thực hiện khảo sát trên loại
hình báo in chứ không đi sâu vào lĩnh vực truyền hình.
Qua khảo sát, tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi khẳng định: Đề tài
“Vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh VTV1 theo lộ trình số hóa”
(Khảo sát từ năm 2011 – 2013) là một đề tài hoàn toàn mới, chưa từng được
nghiên cứu từ trước đến nay.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu
quả của việc thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ vào việc sản xuất Bản
tin Thời sự trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Từ đó, tác giả khái
quát hóa quá trình thực hiện lộ trình số hóa được triển khai trong sản xuất bản
tin Thời sự của VTV nhằm đánh giá tính khả thi thực hiện lộ trình số hóa của
Chính phủ.
Căn cứ vào yêu cầ u thời gian thực hiê ̣n đề án số hóa truyề n hình của
Chính phủ nói chung và VTV nói riêng tác giả nghiên

cứu đề tài này nhằ m

đưa ra những kiế n nghi ̣ , giải pháp thực hiện để đáp ứng được tiến độ triển
khai đề án số hóa truyề n hiǹ h.


5


Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực khi thực
hiê ̣n số hóa truyề n hiǹ h để vâ ̣n du ̣ng vào thực tiễn Viê ̣t Nam triể n khai lô ̣ triǹ h
số hóa của Chin
́ h phủ và lô ̣ triǹ h số hóa của VTV.
3.2. Nhiệm vụ nhiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể
sẽ phải giải quyết như sau:
Phân tích làm rõ vai trò, hiệu quả của việc thực hiện lộ trình số hóa của
Chính phủ vào sản xuất Bản tin Thời sự kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt
Nam từ góc nhìn khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Phân tích tác động giữa lộ trình số hóa và thực tiễn triển khai về nội
dung, cấu trúc và cách thức thể hiện Bản tin Thời sự; hiệu quả mang lại và
những hạn chế; nguyên nhân của những thuận lợi khó khăn khi thực hiện.
Làm rõ sự khác biệt trong quy trình sản xuất, cách thức tổ chức sản
xuất, chất lượng, thời lượng, tần suất bản tin Thời sự từ khi chưa áp dụng số
hóa cho tới khi áp dụng số hóa.
Khảo sát bài bản kỹ lưỡng về việc sản xuất bản tin Thời sự trên kênh
VTV1 trong lộ trình số hóa. Khi chuyển đổi từ công nghệ tương tự (analog)
sang công nghệ số (digital) thì việc sản xuất nội dung của VTV có gì thay đổi
và thay đổi thế nào cho kịp với sự thay đổi về công nghệ. Sự thay đổi này kéo
theo sự thay đổi về sự đầu tư vào máy móc thiết bị, vào nguồn nhân lực…của
VTV ra sao?
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề sản xuất Bản
tin Thời sự trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam theo lộ trình số hóa
của Chính phủ.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề sản xuất Bản tin Thời sự trên
kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam theo lộ trình số hóa của Chính phủ.

6


Phạm vi nghiên cứu: Các bản tin Thời sự trên kênh VTV1 được sản
xuất, phát sóng trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2011 đến
nay (2013).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng phương pháp luận;
đồng thời, vận dụng những kiến thức về lý luận truyền thông, truyền hình để
làm căn cứ chung cho quá trình nghiên cứu đề tài này.
Khảo sát và phân tích vấn đề sản xuất các Bản tin thời sự trên kênh
VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2011 đến nay.
Thu thập thông tin dữ liệu, nghiên cứu văn bản của Chính phủ ban hành
về lộ trình số hóa.
Khảo sát thông tin thực hiện lộ trình số hóa của các đơn vị sản xuất Bản
tin Thời sự trong và ngoài Đài từ năm 2011 đến nay.
Phỏng vấn, thu nhận ý kiến từ các nhà chức trách, đại diện các cơ quan
tổ chức, những người trực tiếp tổ chức sản xuất Bản tin Thời sự trên kênh
VTV1 theo lộ trình số hóa của Chính phủ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Lần đầu tiên, công trình nghiên cứu, khảo sát ấn đề sản xuất Bản tin
Thời sự trên kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam (khảo sát từ năm 2011 –
2013) với những tư liệu có liên quan mật thiết lộ trình số hóa của Chính phủ.
Các kết qủa nghiên cứu đưa ra là hoàn toàn mới.
Lần đầu tiên, công trình hướng tới những giải pháp khả thi, toàn diện
và sát thực nhằm nâng cao vai trò hiệu quả của việc triển khai lộ trình số hóa

của Chính phủ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu hữu ích để các đơn
vị sản xuất Bản tin Thời sự cũng như các ê kíp sản xuất chương trình truyền
hình cùng tham khảo, tiến tới liên kết, để hoạt động sản xuất các Bản tin Thời
sự trên sóng VTV đạt hiệu quả tốt hơn.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.

7


Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Số hóa dữ liệu truyền hình
Định nghĩa số hóa dữ liệu
Thông thường, các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh… sử dụng
trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là
dữ liệu số. Quá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống như các bản viết
tay, bản in trên giấy, hình ảnh… sang chuẩn dữ liệu trên máy tính và được
máy tính nhận biết được gọi là số hoá dữ liệu.
Số hoá dữ liệu là hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên
ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được.
Như vậy, số hoá dữ liệu truyền hình là hình thức chuyển đổi các dữ liệu
truyền hình truyền thống (băng từ…) bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy
tính có thể hiểu được.
1.2. Mục tiêu và nội dung lộ trình số hóa của Chính phủ Viêṭ Nam
1.2.1. Mục tiêu số hóa Truyền hình nói chung
- Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công
nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất
về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng

kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời
giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di
động và vô tuyến băng rộng.
- Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số nhằm phục vụ phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng,
phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân

8


và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng
và Nhà nước.
- Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình
số nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền
hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.
- Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh,
truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp
hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với
hoạt động về truyền dẫn, phát sóng.
1.2.2. Mục tiêu số hóa Truyền hình của Chính phủ Viê ̣t Nam
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
2451/QĐ-TTg về “Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình
mặt đất đến năm 2020”.
Theo đó, mục tiêu của Quyết định là: Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn,
phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo
hướng hiện đại, hiệu quả; từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số
mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch
vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao; hình thành và phát triển
thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các
nguồn lực xã hội; tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát

thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên
nghiệp.
Một số mục tiêu cụ thể đến 2015 và 2020 có nội dung như sau:
Đến năm 2015: Đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước
xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền
hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền hình; Phủ sóng
truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ
chính trị tới 60% dân cư; áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt

9


đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền
hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo; áp dụng thống nhất tiêu
chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh.
Đến năm 2020: Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả
nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó,
truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình; Phủ sóng
truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ
chính trị tới 80% dân cư…
1.2.3 Kế hoạch số hóa
Theo đề án, lộ trình của việc chuyển đổi sẽ căn cứ vào trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng, khả năng phân bổ tần số. Trong
đó, các tỉnh thành trên cả nước sẽ được chia thành 4 nhóm để thực hiện lộ
trình số hóa theo từng giai đoạn cụ thể:
- Nhóm I: gồm Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ (sẽ thực hiện số hóa ngay từ năm 2012 và chuyển hoàn toàn
sang phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2015).
- Nhóm II: Hà Nội (mở rộng) Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng
Yên, Quảng Ninh, Thái nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,

Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,
Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang (từ 2013 đến 31/12/2016).
- Nhóm III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm
Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang (từ 2015 đến 31/12/2018).
- Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai,
Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông (từ 2017 đến 31/12/2020).

10


1.2.4. Nhóm giải pháp để thực hiện lộ trình số hóa
- Nhóm giải pháp về thông tin tuyên truyền;
- Nhóm giải pháp về thị trường và dịch vụ: theo đó sẽ có không quá 03
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc và 05 doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trên phạm vi vùng. Giải pháp này cùng quy định các doanh
nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ khi phủ sóng truyền hình mặt đất và
cung cấp dịch vụ ở địa phương nào thì phải dành dung lượng để truyền tải các
kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên
truyền thiết yếu, đảm bảo trên địa bàn có ít nhất môt mạng truyền dẫn, phát
sóng số chuyển tải các kênh chương trình này;
- Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, đào tạo và nguồn nhân lực;
- Nhóm giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn: Từ ngày 01/01/2013 tất
cả các máy thu hình sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam phải tích hợp chức
năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm
thanh MPEG-4 (có hỗ trợ thu MPEG 2 đến 31/12/2015).
- Nhóm giải pháp về tài chính: Được biết, đề án này có 4 dự án trọng

điểm được thực hiện từ nay đến năm 2020 với tổng kinh phí là 3.946 tỷ đồng.
Trong đó, 1.710 tỷ đồng dành để hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất; 50 tỷ
đồng dành để thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc số hóa
truyền hình, 2.114 tỷ đồng để xây dựng mạng truyền hình số mặt đất toàn
quốc và dành 70 tỷ đồng để điều tra phương thức thu xem truyền hình và đối
tượng hỗ trợ.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao phải nghiên cứu lộ trình số hóa của Chính phủ?
- Phải nghiên cứu lộ trình số hóa của Chính phủ bởi VTV là cơ quan trực
thuộc chính phủ. Nếu không có sự nghiên cứu VTV sẽ không thể thực hiện
theo lộ trình của Chính phủ.

11


- VTV cũng đã thành lập và phát huy cao vai trò của Ban chỉ đạo số hóa
gắn với Ban chỉ đạo số hóa Quốc gia, Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông
tin và Truyền thông…
1.3. Bản tin Thời sự
Để hiểu rõ được khái niệm bản tin Thời sự trước hết ta phải hiểu được
khái niệm “bản tin” hay “tin” là gì. Mặc dù “tin là thể loại ra đời sớm, có thể
coi là loại hình đầu tiên của báo chí” (Dương Xuân Sơn, Giáo trình báo chí
truyền hình – tr.128) tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quan niệm chung, thống
nhất về khái niệm này. Quan niệm về tin của mỗi nước, mỗi học giả và bản
thân khán giả là khác nhau (Boyd, Andrew. Stewart, Peter. Alexander, Ray Broadcast Journalism – tr.14). Người Mỹ có quan niệm về tin: “Khi chó cắn
người, thì đó không phải là tin. Nhưng khi người cắn chó thì đó là tin” nghĩa
là, tin phải mang yếu tố mới và lạ. Còn Napoleon Bonaparte đại đế cho rằng
“cho dù tin tức không chi tiết, dù tốt hay xấu, thì sự hiểu biết thực sự về sự
việc trước quân thù sẽ mang lại thắng lợi trên chiến trường”. Như vậy, tin
trong quan niệm này phải mang yếu tố nhanh và chính xác. Nhà báo, phóng
viên, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Anh George Orwell lại đơn thuần quan

niệm rằng “tin tức là sự tương tác của con người lẫn nhau” nghĩa là mọi sự
kiện do con người tương tác trong cuộc sống tạo ra các giá trị, tốt hay xấu đều
là tin tức.
Trong chuyên ngành báo chí, “tin được định nghĩa là một trong những
thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình
luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự
kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định”(Đinh Văn
Hường - Bài giảng về thể loại tin tại Khoa Báo chí).
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm, cách nói khác nhau về tin nhưng đều
toát lên một số yếu tố tương đối thống nhất là: Tin là mới, ngắn gọn, súc tích,
nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. Ngày nay, với sự phát

12


triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, tin vẫn phải tồn tại các yếu tố
cơ bản như các quan niệm trên. Tuy nhiên, số lượng tin tức diễn ra hàng ngày
là rất lớn, việc khái niệm tin như trước đây sẽ đơn thuần khiến cho số lượng
tin tức được thực hiện nhiều hơn, đồng nghĩa với việc quá tải trong khả năng
tiếp nhận tin tức của khán giả. Điều này không chỉ khiến khán giả “lạc lối”
trong ma trận thông tin, mà còn dẫn đến việc khán giả sẽ lựa chọn tin tức phù
hợp để tiếp cận. Chính vì vậy, tin tức cần có sự điều chỉnh trong khái niệm.
Theo Boyd Andrew, “tin tức chính là khả năng thấu hiểu khán giả của bạn”.
Quay lại với việc tìm hiểu khái niệm bản tin Thời sự, theo Peter Eng và
Jeff Hodson trong "Cẩm nang viết tin" do Quỹ Tưởng niệm Báo chí Đông
Dương phát hành (tr.11) có hai loại tin cơ bản: “tin thời sự, đôi khi còn gọi là
tin sốt dẻo, tin đang diễn biến, và phóng sự, đôi khi còn gọi là tin nhẹ”.
Tin thời sự là về các sự kiện vừa xảy ra và cần được thông báo ngay
cho các khán giả. Có thể đây là một đám cháy lớn, một thông cáo báo chí của
chính phủ, một quyết định của tòa án, hay một sự việc liên quan đến người

nổi tiếng. Tin thời sự tường thuật các biến chuyển, sự kiện, còn phóng sự giải
thích rõ thêm.
Tổ chức sản xuất Bản tin Thời sự xƣa và nay
Sản xuất một tin Thời sự giữa trước đây và hiện tại có rất nhiều thay
đổi do các yếu tố khác nhau tác động nên. “Từ việc phát triển các phương tiện
truyền thông dẫn tới sự bùng nổ cách thức tiếp cận thông tin của khán giả, tới
việc bản thân cách thức tiếp cận thông tin của các nhà báo cũng đã thay đổi
do áp dụng các công nghệ tiên tiến trong tác nghiệp”(Miles M, Advanced
Reporting).
Lấy ví dụ, trong những ngày đầu của nền báo chí Mỹ, tin tức thời sự
còn khan hiếm, một số tờ báo cố tình để lại một khoảng trống để độc giả của
họ có thể tự viết thông tin bổ sung cho các độc giả tiếp theo đọc. Một chiến
lược khác để làm đầy các khoảng trống tin tức đó là đưa toàn bộ bài viết từ

13


một tờ báo khác và in lại chúng mà không cần quan tâm đến bản quyền của
nhà xuất bản gốc. Môi trường làm báo chí hiện nay là hoàn toàn khác, khi các
tập đoàn truyền thông và khán giả đang bị choáng ngợp bởi một lượng thông
tin dường như vô tận, hơn thế nữa họ có thể truy cập một cách nhanh chóng
và dễ dàng qua nhiều kênh khác nhau của truyền thông. Trong thế kỷ 21 này,
là một nhà báo, họ phải tìm cách thức làm nổi bật tin tức của họ nhằm thu hút
sự chú ý của khán giả. Đơn giản chỉ cần đưa tin tức theo cách đơn thuần là
không còn đủ, vì khán giả có nhiều cách để khám phá tin tức mới nhất của
riêng của họ. Khi một sự kiện xảy ra, những tin tức về sự kiện thường có sẵn
ở nhiều nơi khác nhau và khán giả lại không mất một chi phí nào để tiếp cận
thông tin đó.
“Để thực hiện một tin tức thời sự hiện nay, phóng viên cần tìm hiểu làm
thế nào phân biệt nhóm các tin tức thời sự khác nhau trong vô số các sự kiện

diễn ra hằng ngày, sau đó chắt lọc ra được một tin thật sự khác biệt, có tính hấp
dẫn cao cũng như có tác động sâu rộng trong xã hội” (Miles Maguire.
Advanced Reporting - tr. 29). Ở cấp độ cơ bản nhất, một tin tức thời sự phải đạt
được yếu tố là mới nhất và chính vì lẽ này, các nhà báo luôn luôn nỗ lực cao
nhất nhằm đáp ứng tính tức thời trong việc đưa tin, hay quan tâm đến việc là
người đưa tin đầu tiên của sự kiện - đôi khi vẫn được gọi là đưa tin “sốt dẻo”.
Những khán giả quan tâm tới các tin tức “sốt dẻo” luôn luôn trong tâm
thế tìm kiếm các thông tin mà họ cần thông qua các kênh truyền thông ưa
thích. Bởi vậy, các tập đoàn truyền thông có uy tín cao luôn chú trọng vào
việc truyền tải được các tin tức thời sự nhanh nhất có thể vì đó chính là cách
họ thu hút được các khán giả trung thành. Tuy nhiên, đối với các phóng viên
báo chí, việc chú trọng vào tính tức thời cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng với
các yếu tố khác. Yếu tố đầu tiên là cạnh tranh, đây là yếu tố then chốt trong
môi trường truyền thông hiện đại. Một ví dụ đó là vào ngày 28 tháng 6 năm
2012 khi tòa án tối cao Mỹ biểu quyết thông qua luật Giá cả chăm sóc phải

14


chăng - được biết đến nhiều hơn với tên gọi Obamacare, các hãng thông tấn
đã cạnh tranh nhằm được biết đến là người đưa tin đầu tiên. Hãng AP, ngay
lập tức nghĩ rằng họ là người đầu tiên đưa tin này song thực tế là các nhà báo
tại báo Bloomberg chỉ ra rằng họ đưa tin này trước AP 24 giây (Romenesko.
Bloomberg News - 2012). Chính vì điều này, Bloomberg News là kênh tin
truyền tải nhanh nhất ra thế giới về tin tức “sốt dẻo” khán giả đang quan tâm.
Qua ví dụ này, còn có một bài học khác đó là việc rất nguy hiểm nếu quá chú
trọng vào tính tức thời trong khi sản xuất tin tức, nhất là các tin “nóng”. Việc
chiến thắng trong cuộc đua là người đưa tin đầu tiên thực sự chính là dấu hiệu
của một phóng viên xuất sắc tuy nhiên việc về thứ 2 hoặc thứ 3 không làm
cho tin tức của bạn mất tính tức thời nói chung. Việc thực sự nguy hiểm trong

cuộc đua này chính là việc đưa tin sai. Hai hãng thông tấn nổi tiếng là CNN
và Fox News là hai hãng đã đưa thông tin dự luật Obamacare vi phạm hiến
pháp. Cho dù đúng là tòa án tối cáo có nhắc đến từ vi hiến, tuy nhiên đó là
dưới một góc độ thương mại, còn nhờ xét ở góc độ khác, dự luật này đã được
thông qua.
Chiến thắng trong cuộc đua về tính tức thời không có nghĩa là khán giả
chỉ biết thông tin sự kiện thông qua kênh thông tin của bạn. Nhà báo Kevin
Kelly - cựu Tổng biên tập tờ Wired từ năm 1992 tới năm 1999 đã cho rằng, hệ
thống mạng lưới truyền thông hiện nay là một máy photocopy khổng lồ, trong
đó các tin tức gốc sẽ nhanh chóng bị sao chép liên tục và giảm giá trị (Kelly
Kevin, Better than Free). Bởi vậy, chiến lược sản xuất tin tức từ thế kỉ trước
không thể mang lại hiểu quả kinh tế cho những người làm tin như nó đã từng
khi áp dụng trong hiện tại. Trước đây, một phóng viên có thể viết một tin bài
độc quyền sau đó bán và bán lại, thậm chí vẫn một bài như vậy nhưng viết
theo một dạng khác cũng có thể bán hoặc bán lại cho các hãng khác nhau.
Ngày nay, những bài viết như vậy chắc chắn sẽ bị “sao chép” thậm chí là “tái
sao chép” và giá trị bài viết nhanh chóng rơi xuống không.

15


Giải pháp duy nhất để giải quyết vấn nạn sao chép theo Kelly nhận ra là
tập trung vào sản xuất những bản tin có những phẩm chất không thể mất đi
thông qua sao chép. Một trong số đó là sự tin tưởng. Bởi vì khán giả sẽ chỉ tin
vào những tổ chức truyền thông có uy tín cao, nơi họ có thể tin tưởng thông
tin là xác thực. Tin tưởng là cái gì đó sẽ làm tăng giá trị tin tức ngay cả khi
các bản sao chép có cố gắng cắt bỏ hầu hết thông tin nguyên gốc của bản tin.
Kelly cũng xác định một số phẩm chất khác mà ông tin rằng sẽ tạo ra
giá trị cho bản tin trong môi trường truyền thông hiện nay, phần lớn trong số
đó là phân phối thông tin qua Internet. Một số phẩm chất có liên qua trực tiếp

đến sản xuất tin tức như: cá nhân hóa tin tức, khả năng tiếp cận của tin tức và
khả năng diễn giải. Hai yếu tố cá nhân hóa và khả năng tiếp cận là yếu tố
nhằm kết nối tin tức tới khán giả vì vậy phóng viên sẽ phải hiểu rõ khán giả
mục tiêu mà họ nhắm tới là ai từ đó chuẩn bị để tin của họ có thể tiếp cận
được thông qua nhiều kênh phân phối thông tin khác nhau. Với khả năng diễn
giải, tuy nghe có vẻ giống như là quy trình biên tập, thêm thắt ý kiến nhiều
hơn là trình bày sự thật, nhưng Kelly lại chỉ ra rằng thông tin thô thường ít giá
trị hơn những thông tin đã được diễn giải. Bằng việc cung cấp ngữ cảnh và ý
nghĩa của sự kiện, phóng viên ngày nay phải thực hiện công việc truyền tải tin
tức đã được diễn giải theo cách nhìn của họ tới khán giả những không làm
mất đi tính khách quan của sự kiện. Tính khách quan của tin tức là yếu tố đã
ăn sâu vào giá trị của ngành báo trí trước đây, đây là điều làm cho các sinh
viên ngành báo chí rất khó chấp nhận rằng ý kiến chủ quan, đánh giá riêng
của họ có thể và nên đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất một tin thời
sự. Theo BillKovach và Tom Roenstiel trong cuốn The element of Journalism
xuất bản năm 2001, ý tưởng về tính khách quan trong báo chí là môt “sự
nhầm lẫn lớn trong báo chí”, ý tưởng được đưa ra từ những năm 1920 này
không nên được hiểu là nhà báo không được có ý kiến chủ quan thiên vị, mà
tốt hơn nên hiểu là không thể không có ý kiến chủ quan trong nghiệp vụ báo

16


chí. Để đảm bảo được tính khách quan, nhà báo nên phát triển một phương
pháp kiểm tra thông tin một cách phù hợp, cách tiếp cận thông tin một cách
minh bạch để xác định chứng cứ chính xác, từ đó ý kiến chủ quan của cá nhân
không làm suy yếu đi tính chính sác trong nghiệp vụ của họ.
Thông qua sự phát triển của khoa học và công nghệ, việc tiếp cận hay
xác nhận và xử lý thông tin của phóng viên ngày nay cũng góp phần tạo ra sự
khác biệt giữa sản xuất tin tức trước đây và hiện tại.

Các phóng viên luôn luôn sử dụng 2 phương thức thu thập thông tin cơ
bản đó là “tìm kiếm và thu hút” hội (Miles Maguire. Advanced Reporting tr.194). Họ “tìm kiếm” thông tin bằng cách như gõ của từng nhà, gọi điện
thoại hay tư vấn về một văn bản của chính phủ. Còn đối với “thu hút”, họ sẽ
để mọi người biết tới họ quan tâm tới một chủ đề nhất định, hay để lại danh
thiếp với các nguồn tin có tiềm năng hoặc đăng kí nhận các thông cáo báo chí
chính thức của chính phủ cũng như các thông cáo khác. Công việc “tìm kiếm”
được ví như công việc của một cái xẻng, các phóng viên phải tìm kiếm phần
chi thiết cụ thể nhất của tin tức, còn “thu hút” lại như công việc của một cái
nam châm, khi mà thông tin được thu thập mà không qua một mục tiêu cụ thể
nào cả.
Cả hai phương thức này đều có thể được trở nên hoàn thiện hơn nhờ sự
giúp sức của khoa học công nghệ. Các phóng viên cần phải sử dụng công
nghệ trong việc tìm kiếm tin bài như hiện nay, nhưng họ cũng nên lưu ý rằng
cách chọn lựa công nghệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách làm việc của họ. Lấy
email hoặc một số dịch vụ thư điện tử khác làm ví dụ. Email là phương thức
tuyệt vời để “ tìm kiếm” các thông tin vì nó rất nhanh và hiệu quả. Phóng viên
có thể tiếp nhận một lượng lớn các thông tin trong cùng khoảng thời gian với
việc liên hệ làm việc trực tiếp với 1 người. Nhưng email lại không thể giúp
phóng viên thực hiện được buổi phỏng vấn để thu thập thông tin.

17


×