Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài tiếng nói Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 96 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THANH NGA



KHẢO SÁT NGÔN NGỮ BẢN TIN THỜI SỰ
TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Hà Nội – 2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ THANH NGA

KHẢO SÁT NGÔN NGỮ BẢN TIN THỜI SỰ
TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Trọng Phiến



Hà Nội – 2012

5
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa, mục đích của đề tài……………………………………… 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………… 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………… ……….…8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu… …………………………………….… 9
5. Cấu trúc của luận văn….…….…………………………… …… 10

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG TRI THỨC CẦN YẾU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về ngôn ngữ báo chí và đặc trƣng của
ngôn ngữ phát thanh…………………………………………… …….11
1.1.1. Khái quát về ngôn ngữ báo chí……… …………………………11
1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ phát thanh……………….……………14
1.2. Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn tin……………………………16
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn…………………………………… ………16
1.2.2. Diễn ngôn tin……………………………………………….….…18

1.3. Thể loại tin trên báo chí và bản tin thời sự trên
Đài Tiếng nói Việt Nam …………………………………………… 19
1.3.1. Đặc trưng của thể loại tin…………………………………….…19
1.3.2. Bản tin phát thanh…………………………………………….…21
1.3.3. Khái quát về bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam ……22
1.4. Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………….24

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA TIN THỜI SỰ
TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
2.1. Độ dài tin………………………………….……………………… 25
2.2. Cấu trúc tin…………………………… …………………………27
2.2.1. Đặc trưng cấu trúc tin phát thanh……………… …………… 27

6
2.2.2. Câu chủ đề của tin………………………………………………28
2.2.3. Phần phát triển tin……………………………………….… … 35
2.3. Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………….41

CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI MÔ CỦA TIN THỜI SỰ
TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
3.1. Sử dụng từ ngữ trong bản tin thời sự trên Đài TNVN………….43
3.1.1. Sử dụng lớp từ khẩu ngữ………………… ………………… 44
3.1.2. Sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết………….……….… … 46
3.1.3. Sử dụng lớp từ trung hòa về phong cách…… …………… … 49
3.1.4. Sử dụng lớp từ đánh dấu về phong cách…………………… 52
3.2. Sử dụng câu trong bản tin thời sự trên Đài TNVN…………… 54
3.2.1. Số lượng âm tiết trong câu……………………………………….54
3.2.2. Cấu tạo câu……………………………………… …………… 57
3.3. Tốc độ thể hiện bản tin thời sự trên Đài TNVN……… ….…….60
3.3.1. Tốc độ trung bình……………………………………….….…….60

3.3.2. Tốc độ khi thể hiện các ngữ đoạn trong câu………… ……… 64
3.4. Vận dụng một số yếu tố ngữ điệu trong
thể hiện bản tin thời sự trên Đài TNVN………………………………65
3.4.1. Vận dụng yếu tố cường độ trong thể hiện
bản tin thời sự trên Đài TNVN…………………………………………67
3.4.2. Vận dụng yếu tố trường độ trong thể hiện
bản tin thời sự trên Đài TNVN…………………………… ……….…75
3.4.3. Vận dụng yếu tố nhịp độ trong thể hiện
bản tin thời sự trên Đài TNVN……………………………… …….….80
3.5. Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………….85
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………91
NGUỒN NGỮ LIỆU……………………………………………………94

7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Đài TNVN
Đài Tiếng nói Việt Nam
PV
Phóng viên
BTV
Biên tập viên
PTV
Phát thanh viên
PCV
Phong cách viết
ĐDVPC
Đánh dấu về phong cách
THVPC

Trung hòa về phong cách


















8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 2.1
Độ dài tin
26
Biểu đồ 2.2
Vị trí câu chủ đề tin
29

Biểu đồ 2.3
Phân loại câu chủ đề tin
31
Biểu đồ 2.4
Nội dung câu chủ đề tin
33
Biểu đồ 2.5.
Thông tin trong phần phát triển tin.
36
Biểu đồ 2.6
Khái quát mô hình tin thời sự trên Đài TNVN
40
Biểu đồ 2.7
Khái quát cấu trúc tin thời sự trên Đài TNVN
40
Biểu đồ 3.1
Các lớp từ trong bản tin thời sự trên Đài TVNV
44
Biểu đồ 3.2
Tỉ Tỉ lệ số liệu đƣợc làm tròn và không đƣợc làm
tròn
50
Biểu đồ 3.3
Tỉ lệ về số lƣợng âm tiết trong câu
55
Biểu đồ 3.4
Tỉ lệ câu đơn – câu hỗn hợp trong tin
57
Biểu đồ 3.5
Số lƣợng ý trong câu

58
Biểu đồ 3.6
Tốc độ thể hiện bản tin trong so sánh với các thể
loại khác.
61
Biểu đồ 3.7
Tốc độ thể hiện các tin có nội dung phản ánh
khác nhau
62
Biểu đồ 3.8
Tốc độ thể hiện những tin có sắc thái thông tin
khác nhau
63
Biểu đồ 3.9

Cƣờng độ thể hiện bản tin thời sự so với các
chƣơng trình khác
68
Biểu đồ 3.10
Trƣờng độ âm tiết trong bản tin thời sự
76



9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa, mục đích của đề tài.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nhiều loại hình báo chí, nhiều
phƣơng tiện truyền thông đại chúng xuất hiện, đáp ứng nhu cầu thông tin liên
tục của con ngƣời. Trong các loại hình báo chí, trên các phƣơng tiện thông tin

đại chúng, tin là một trong những thể loại cung cấp thông tin nhanh nhất, là nền
tảng của hoạt động báo chí. Tin phản ánh các sự kiện vừa xảy ra, đang xảy ra và
sẽ xảy ra; tức là, tất cả các sự kiện diễn ra xung quanh con ngƣời, có tác động
vào cuộc sống con ngƣời đều có thể đƣợc đƣa vào bản tin. Để viết các thể loại
báo chí khác nhƣ phóng sự, bình luận, phản ánh… thì phóng viên phải thu thập
nhiều tƣ liệu, đầu tƣ công sức viết; các công đoạn này đòi hỏi sự kì công, mất
nhiều thời gian. Trong khi đó, đặc trƣng của tin là: nội dung mới, ngôn từ ngắn
gọn, thời gian nhanh, có thể phản ánh nhanh sự kiện ở điểm đầu, điểm cuối hoặc
các điểm khác nhau trong quá trình diễn biến sự kiện; quá trình sáng tạo bản tin
không mất nhiều thời gian nhƣ các thể loại khác. Tuy nhiên, để tin thực sự
truyền tải thông tin một cách hữu hiệu thì cách viết của phóng viên, ngôn ngữ
mà phóng viên sử dụng có một vai trò quan trọng. Có một sự kiện mới, hấp dẫn
công chúng, đƣợc công chúng quan tâm, nhƣng ngôn ngữ tin không thể hiện
đƣợc hết những đặc sắc đó thì tin cũng không đƣợc công chúng hào hứng đón
nhận. Nhƣ vậy, ngôn ngữ tham gia vào việc quyết định hiệu quả tiếp nhận thông
tin của ngƣời đọc, ngƣời nghe, làm tăng hay giảm tính hấp dẫn của tin.
Thể loại tin chiếm phần lớn sóng trên Đài Phát thanh. Trên Hệ Thời sự -
Chính trị - Tổng hợp (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay, mỗi ngày
có khoảng hai chục bản tin và chƣơng trình thời sự, với độ dài từ 5 phút đến 1
tiếng, đƣợc phát trên sóng. Các bản tin và chƣơng trình thời sự đã cung cấp cho
ngƣời nghe những thông tin tổng hợp ở mọi lĩnh vực của đời sống, cập nhật liên

10
tục những diễn biến của các sự kiện xảy ra trong ngày. Để đáp ứng yêu cầu cung
cấp thông tin nhanh, kịp thời cho thính giả - những ngƣời tiếp nhận thông tin
bằng thính giác - thì ngôn ngữ của bản tin phát thanh phải có những đặc điểm
riêng, khác với ngôn ngữ bản tin trên báo in, báo điện tử hay trên đài truyền
hình.
Phát thanh một thời giữ vị trí độc tôn đối với công chúng. Ngày nay, báo
hình, báo điện tử phát triển mạnh, đặc biệt nhiều kênh truyền hình mới đƣợc mở

ra. Mặc dù, phát thanh có những ƣu thế so với các loại hình báo chí khác, nhƣ:
sự nhanh nhạy, lƣợng thông tin nhiều, ngƣời nghe có thể vừa nghe đài vừa làm
các việc khác…, nhƣng các nhà báo phát thanh vẫn phải không ngừng cải tiến,
sáng tạo trong tổ chức chƣơng trình, sử dụng ngôn ngữ, để thông tin phát thanh
đƣợc nhiều ngƣời đón nhận. Ngôn ngữ phát thanh nói chung và ngôn ngữ các
bản tin thời sự nói riêng không những truyền tải thông tin đến ngƣời nghe
nhanh, chính xác và dễ hiểu nhất, mà còn làm tăng giá trị biểu cảm, tính hấp dẫn
của tin.
Ngôn từ trong bản tin thời sự trên Đài TNVN cũng nhƣ trong các chƣơng
trình khác của Đài, các loại hình báo chí nói chung phải tuân theo chuẩn mực
của tiếng Việt. Nhà báo phải có nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tuy nhiên, hiện nay, trong nhiều tác phẩm báo chí, các phóng viên, biên tập viên
dùng câu từ chƣa thật chuẩn xác, lạm dụng tiếng nƣớc ngoài, làm mất đi tính
chuẩn mực và trong sáng của tiếng Việt.
Vì những lý do trên, chúng tôi khảo sát ngôn ngữ bản tin thời sự trên Đài
TNVN. Mục đích của chúng tôi là tìm ra những đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ
trong bản tin thời sự của Đài TNVN, nhƣ: cấu trúc tin, việc dùng câu từ trong
bản tin và thể hiện bản tin trên sóng….và những đặc điểm này tác động thế nào
đến việc truyền tải thông tin tới ngƣời nghe.

11
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề về ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ phát thanh đã đƣợc nhiều tác giả
quan tâm, nghiên cứu. Trên thế giới, nhiều công trình về ngôn ngữ báo chí của
các tác giả, các nhà báo có ảnh hƣởng không nhỏ đối với nền báo chí nƣớc ta,
nhƣ: Vic gi của Loic Hervouet, một ký giả tên tuổi ở Pháp, đƣợc xuất
bản lần đầu tiên từ những năm 70 của thế kỉ trƣớc, hay Cm nang báo chí phát
    n tin chi ti      của Marray
Masterton và Roger Patching… Các tác giả đã đề xuất những cách “chọn từ”,
“đặt câu” “làm cho độc giả phải quan tâm”. Đặc biệt, trong Cm nang báo chí

n tin chi ti, tác giả dành hẳn một phần nói về cách
sử dụng từ ngữ trong bản tin phát thanh truyền hình với khẳng định: T ng ch
là mt trong các công c riêng m.
Trong nƣớc, công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí công phu, cụ thể
mà chúng tôi tiếp cận đƣợc cho tới nay là Ngôn ng báo chí của tác giả Vũ
Quang Hào. Tác giả đã chỉ ra ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ các
phong cách báo chí, đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ tít báo, ngôn ngữ quảng
cáo, ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký
hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí… Các công trình khác về đề tài
ngôn ngữ báo chí nhƣ Ngôn ng báo chí của tác giả Nguyễn Tri Niên, Ngôn ng
báo chí  Nhng v n của tác giả Nguyễn Đức Dân… cũng mang đến
cái nhìn khá cụ thể về ngôn ngữ báo chí, về ngôn ngữ bài tin, các thông tin chìm
trong báo chí…
Các công trình về thể loại báo chí, các cẩm nang về cách viết tin bài cho
báo phát thanh… cũng dành số trang nhất định để nói về ngôn ngữ báo chí, ngôn
ngữ phát thanh, đặc trƣng ngôn ngữ thể loại tin. Trong Vit báo th nào? của tác
giả Đức Dũng, thông qua những chỉ dẫn trong phần Vit tin th nào?, tác giả đã

12
đƣa ra một số đặc điểm về ngôn ngữ tin phát thanh, nhƣ: ngôn ngữ trực tiếp, đơn
giản, dễ hiểu; câu ngắn, ý ngắn, đoạn ngắn… Báo phát thanh do Phân viện Báo
chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) phối hợp với
Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn dành hẳn một chƣơng để khái quát các đặc
điểm của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ phát thanh và đƣa ra một số gợi ý về sử
dụng ngôn từ trong phát thanh…
Những đặc điểm của ngôn ngữ phát thanh, những gợi ý về sử dụng ngôn
từ trong bản tin mà các tác giả đƣa ra nặng về lý thuyết. Nó đƣợc vận dụng và
sáng tạo trên Đài TNVN thế nào? Một số công trình, bài chuyên luận của các tác
giả đã bƣớc đầu khảo sát hoạt động ngôn từ hoặc chỉ ra lỗi sai trong dùng từ ngữ
trên Đài TNVN. Tuy nhiên, ngôn ngữ thể loại tin chƣa đƣợc quan tâm đúng

mức, xứng đáng với vị thế của nó trong phát thanh.
Các khảo sát về ngôn ngữ phát thanh từ trƣớc tới nay chủ yếu đƣợc tiến
hành dựa trên văn bản viết. Trong khi đó, báo phát thanh là báo nói, ngôn ngữ
phát thanh là ngôn ngữ nói, ngƣời nghe tiếp nhận thông tin từ những âm thanh
nghe đƣợc. Đặc điểm ngôn ngữ phát thanh phải là những đặc điểm của ngôn ngữ
trên sóng phát thanh.
Từ thực tiễn nghiên cứu trên, chúng tôi chọn khảo sát ngôn ngữ bản tin
thời sự trên Đài TNVN – ngôn ngữ một thể loại quan trọng trong báo phát thanh
và chƣa đƣợc khảo cứu một cách riêng biệt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Chúng tôi nghiên cứu, khảo sát cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của tin
thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ
tập trung vào một số đặc điểm thuộc cấu trúc vĩ mô, nhƣ: độ dài tin, cấu trúc tin
và một số đặc điểm thuộc cấu trúc vi mô, nhƣ: sử dụng câu, từ trong tin, tốc độ
thể hiện bản tin, cƣờng độ, nhịp độ, trƣờng độ trong thể hiện bản tin trên sóng.

13
Tƣ liệu khảo sát là 486 văn bản tin và 106 file âm thanh tin đƣợc chọn
ngẫu nhiên từ các bản tin thời sự (bao gồm: bản tin trong nƣớc, bản tin thế giới
trong các chƣơng trình thời sự sáng (6 giờ), trƣa (12 giờ), tối (18 giờ) và các bản
tin thời sự tổng hợp, các bản tin 5 phút đầu giờ) trên hệ Thời sự - Chính trị -
Tổng hợp VOV1 của Đài TNVN từ tháng 7/2011 đến 6/2012.
Trong quá trình xử lý, khảo sát các tƣ liệu âm thanh, chúng tôi dùng phần
mềm biên tập âm thanh hiện đƣợc sử dụng rộng rãi tại Đài TNVN là Adobe
Auditon 1.5. Phần mềm này lƣu lại khá chính xác các thông số cƣờng độ, tốc độ,
nhịp độ… của âm thanh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại, sơ đồ hóa: Phƣơng pháp này đƣợc vận
dụng trong việc khảo sát và phân loại các kiểu câu, các lớp từ… đƣợc sử dụng

trong bản tin; cƣờng độ, trƣờng độ… của lời nói của phát thanh viên, biên tập
viên khi thể hiện bản tin trên sóng… Qua việc thống kê, phân loại, chúng tôi
thấy đƣợc những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ bản tin thời sự.
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: Chúng tôi phân tích các diễn ngôn tin
theo phƣơng pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp dựa trên lý thuyết về phân tích
diễn ngôn của tác giả Nguyễn Hòa [18]. Đƣờng hƣớng phân tích này coi diễn
ngôn tin nhƣ một quá trình giao tiếp, tƣơng tác giữa “nhà đài” với thính giả.
Chúng tôi xác định các thành tố của diễn ngôn, bao gồm: chủ đề tin, phần phát
triển tin; xác định và phân loại các thông tin trong phần phát triển tin và rút ra
mô hình khái quát của diễn ngôn tin trong bản tin thời sự trên Đài TNVN. Trong
quá trình giao tiếp, tƣơng tác với thính giả, các biên tập viên, phát thanh viên
phải thể hiện bản tin với một cƣờng độ, tốc độ hợp lý, sao cho thông tin đƣợc
truyền tải trọn vẹn nhất.

14
Ngoài ra, chúng tôi dùng thủ pháp nghe – cảm nhận, kết hợp với việc đo
đạc các thông số của âm thanh khi mở các file âm thanh bản tin trên phần mềm
Adobe Auditon trong quá trình khảo sát các yếu tố cƣờng độ, tốc độ, nhịp độ…
của âm thanh trong thể hiện bản tin thời sự trên Đài TNVN.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài. Chƣơng 1 đã khái quát đặc
điểm ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ phát thanh; đặc trƣng của thể loại tin so với
các loại hình báo chí khác; khái niệm diễn ngôn và một số nhận xét về diễn ngôn
tin; giới thiệu sơ bộ về bản tin thời sự trên Đài TNVN.
- Chƣơng 2: Khảo sát cấu trúc vĩ mô của tin thời sự trên Đài TNVN.
Trong chƣơng này, chúng tôi khảo sát độ dài tin, cấu trúc tin, bao gồm: đặc điểm
hình thức và đặc điểm nội dung của câu chủ đề tin, cấu trúc phần phát triển tin.
Từ đó, chúng tôi đƣa ra mô hình khái quát về cấu trúc tin thời sự trên Đài TNVN
hiện nay.

- Chƣơng 3: Khảo sát cấu trúc vi mô tin thời sự trên Đài TNVN.
Trong chƣơng này, chúng tôi khảo sát cách sử dụng từ ngữ, các dùng câu trong
bản tin thời sự trên Đài TNVN. Đặc biệt, chúng tôi đi sâu vào khảo sát việc thể
hiện bản tin thời sự trên sóng Đài TNVN.








15
CHƢƠNG 1: NHỮNG TRI THỨC CẦN YẾU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát về ngôn ngữ báo chí và đặc trƣng của ngôn ngữ phát thanh
1.1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ báo chí
Báo chí là một hiện tƣợng xã hội đa chức năng, nhƣ: chức năng thông tin,
chức năng tƣ tƣởng, chức năng giải trí, chức năng tổ chức – quản lý xã hội, chức
năng chỉ đạo – giám sát xã hội… Trong đó, chức năng thông tin đƣợc xếp ở vị
trí đầu tiên. Báo chí cung cấp cho ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem thông tin
về các sự kiện kinh tế - xã hội. Các chức năng của báo chí, đặc biệt là tính sự
kiện quy định ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm sau:
1.1.1.1. Tính chính xác
Ngôn ngữ báo chí phải bám sát, phản ánh chính xác các sự kiện, không
đƣợc thêm thắt, bịa đặt hay tƣởng tƣợng ra sự kiện, các chi tiết của sự kiện. Nhà
báo chỉ có quyền làm cho sự thật ấy “thật” hơn, bằng cách miêu tả thật chi tiết,
tiếp cận sự kiện ở các góc độ khác nhau, tìm cái mới, cái độc đáo, các chi tiết có
tác động tới ngƣời đọc, ngƣời nghe một cách mạnh mẽ nhất. Không chỉ phản
ánh chính xác sự thật mà ngôn từ của nhà báo cũng phải chính xác, không chứa

các từ ngữ, các câu mơ hồ, khiến cho ngƣời nghe, ngƣời đọc hiểu sai.
Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí gắn liền và liên quan mật thiết với
nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Sai sót trong việc sử dụng tiếng
Việt của nhà báo sẽ tác động xấu đến bạn đọc, bạn nghe đài. Sự mẫu mực của
nhà báo phải góp phần sửa chữa những sai sót trong việc sử dụng ngôn từ của
công chúng.
1.1.1.2. Tính c th.
Các tác phẩm báo chí phản ánh sự kiện có thời gian, không gian cụ thể,
gắn với những con ngƣời cụ thể và các hành động, suy nghĩ cụ thể. Các sự kiện
đƣợc phản ánh càng cụ thể, càng chi tiết thì ngƣời nghe, ngƣời đọc càng dễ hình

16
dung về sự việc. Điều này đòi hỏi phóng viên phải có sự quan sát tinh tế, nhìn
thấu đáo sự việc từ khái quát tới chi tiết, vừa phải có khả năng diễn tả, sử dụng
ngôn từ sinh động, để sự việc hiện lên trƣớc mắt bạn đọc cụ thể nhất. Phóng viên
cũng cần tránh cách miêu tả chung chung, không xác định.
1.1.1.3. Tính thi s
Các sự kiện, thông tin trên báo phải là cái mới, vừa diễn ra, đang thu hút
sự chú ý của ngƣời đọc, ngƣời nghe. Một sự việc dù hay, một thông tin dù có ích
đối với công chúng nhƣng diễn ra lâu rồi thì không còn đƣợc công chúng đón
nhận hào hứng. Khi phản ánh các sự kiện, hiện tƣợng, nếu đó là một sự kiện,
một hiện tƣợng đã từng diễn ra trƣớc đó, thì nhà báo phải tìm và khắc họa cái
mới của sự kiện đó, phải tiếp cận sự kiện ở góc độ mới thì mới thu hút đƣợc
công chúng. Có nhà báo đã nói dí dỏm mà có lý rằng: “Con chó cắn em bé”
không phải là tin mà “em bé cắn con chó” mới là tin [27]. Để phản ánh các sự
kiện mang tính thời sự, trong các tác phẩm báo chí, đặc biệt là tin tức, phóng
viên thƣờng dùng các từ ngữ chỉ thời gian nhƣ: 
theo thông tin mà chúng tôi va nh
1.1.1.4. Tính ngn gn
Ngôn ngữ báo chí phải ngắn gọn, súc tích. Các bài báo, đoạn văn, câu văn

dài dòng, nhiều câu chữ khiến ngƣời đọc, ngƣời nghe không còn hứng thú để
theo dõi tiếp, không lĩnh hội đƣợc thông tin chính. Vì thế, phóng viên phải viết
các câu ngắn, nội dung thông tin dễ hiểu. Điều này đòi hỏi các tác phẩm báo chí
phải có nội dung súc tích, ký hiệu ngôn ngữ ngắn, thời gian nhanh thì mới giữ
đƣợc ngƣời đọc.
1.1.1.5. i chúng
Báo chí là phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đối tƣợng của báo chí là tất
cả mọi ngƣời trong xã hội, không phụ thuộc vào ngành nghề, lứa tuổi, học vấn,
trình độ, nơi sinh sống… Vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ dành cho

17
đại chúng, có tính chất phổ cập với tất cả mọi ngƣời. Nhà báo phải sử dụng các
từ ngữ toàn dân, tránh dùng từ địa phƣơng, hạn chế dùng các từ ngữ chuyên
ngành.
1.1.1.6. ng
Các tác phẩm báo chí bị giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện
tích trang báo nhất định. Hiện nay, các sự kiện diễn ra liên tục, thông tin nhiều;
nhu cầu đƣợc biết, đƣợc đọc, đƣợc nghe của công chúng tăng cao. Báo chí vừa
phải đƣa đƣợc nhiều thông tin đến công chúng, vừa đảm bảo các thông tin đó
vẫn đáp ứng đƣợc tính cụ thể, chi tiết. Tính định lƣợng của ngôn ngữ báo chí
cũng liên quan đến tâm lý ngƣời đọc, ngƣời nghe. Họ muốn đọc nhanh, hiểu
nhanh về sự kiện. Vì thế, nhà báo phải chọn lựa chi tiết, sắp xếp, tổ chức ngôn từ
hợp lý để bài báo nằm trong giới hạn thời gian, không gian cho phép mà vẫn đáp
ứng đầy đủ yêu cầu của độc giả, thính giả.
1.1.1.7. Tính bình giá
Không chỉ đƣa thông tin về các sự kiện, các tác phẩm báo chí còn thể hiện
quan điểm, suy nghĩ, cách đánh giá của ngƣời viết, của tòa soạn, của Đài phát
thanh, truyền hình. Mỗi tờ báo đều là “cơ quan ngôn luận” của một tổ chức nào
đó. Phóng viên của một tờ báo phải phản ánh sự kiện theo quan điểm của tổ
chức mà báo đó là “cơ quan ngôn luận”. Tính bình giá có thể đƣợc biểu hiện

trực tiếp ngay trên câu chữ hoặc tiềm ẩn phía sau ngôn từ, có thể tích cực hoặc
tiêu cực. Tùy theo thể loại báo chí mà tính bình giá thể hiện khác nhau.
1.1.1.8. Tính khuôn mu
Các tác phẩm báo chí, các câu trong bài báo có thể đƣợc tổ chức theo một
khuôn mẫu nhất định. Ví dụ, trong thể loại tin, ta thấy thƣờng xuất hiện một số
khuôn mẫu nhƣ:
Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày…tháng….năm,…
Nhƣ tin chúng tôi đã đƣa, ngày… tháng,…

18
Ngày…tháng…, tại…. đã diễn ra…
Các khuôn mẫu này giúp cho phóng viên, nhà báo tiết kiệm thời gian
trong quá trình sáng tạo tác phẩm, góp phần đáp ứng yêu cầu về tính thời sự của
báo chí. Nó cũng giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe dễ dàng nắm bắt đƣợc thông tin
chính vì các khuôn mẫu đó đã quen thuộc với công chúng, đƣợc công chúng
chấp nhận. Tính khuôn mẫu của bản tin thể hiện ở cấu trúc vĩ mô văn bản. Tuy
nhiên, khuôn mẫu dễ dẫn đến “khuôn sáo”, cho nên phải có phƣơng tiện tác
động. Do vậy, khuôn mẫu và tác động làm thành hai đặc trƣng của bản tin.
1.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ phát thanh
Bên cạnh các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nói chung, ngôn ngữ phát
thanh còn có một số đặc điểm riêng sau:
Th nht, ngôn ng phát thanh là ngôn ng nói.
Độc giả báo in đón nhận thông tin bằng mắt, còn thính giả của phát thanh
thì đón nhận thông tin bằng tai. Những thông tin này, ngoài biểu hiện rõ đằng
sau câu chữ trong văn bản phát thanh, còn đƣợc thể hiện qua giọng đọc, ngữ
điệu… của phát thanh viên, biên tập viên. Nhiều khi, giọng đọc, cách đọc, ngữ
điệu của phát thanh viên, biên tập viên có ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng tác
phẩm phát thanh, tới hiệu quả đón nhận thông tin của ngƣời nghe đài.
Ngôn ngữ phát thanh - ngôn ngữ nói - là phƣơng tiện duy nhất để nhà báo
phát thanh giao tiếp, truyền tải thông tin đến ngƣời nghe. So với ngôn ngữ viết,

ngôn ngữ nói của phát thanh làm cho quá trình giao tiếp sống động hơn, khoảng
cách giữa ngƣời phát đi thông tin (PV, BTV, PTV) và ngƣời nhận thông tin
(thính giả) gần nhau hơn. Điều này làm cho quá trình giao tiếp giữa nhà báo và
bạn nghe đài đạt hiệu quả cao hơn.

19
Đặc điểm này của ngôn ngữ phát thanh đặt ra yêu cầu đối với phóng viên
là phải viết dễ hiểu, viết nhƣ mình đang nói, vit cho tai nghe ch không phi
vit cho mt nhìn, vi nói ch không phi vi c [17, tr.44]
Th hai, ngôn ng phát thanh là ngôn ng c thoc bit
Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ của một ngƣời nói với hàng triệu ngƣời
nghe. Trừ một số thể loại nhƣ phỏng vấn, tọa đàm, ngôn ngữ có tính chất đối
thoại, có sự trao đổi giữa phóng viên và ngƣời đƣợc phỏng vấn, còn lại, trong
các thể loại phát thanh nhƣ phóng sự, bình luận, phản ánh, tin…, ta chỉ thấy âm
thanh, giọng nói của PTV, BTV, PV. Tuy vậy, bất cứ ngƣời nghe đài nào cũng
có cảm giác BTV, PTV, PV đang nói với mình. Điều này đòi hỏi PV, BTV phải
có sự lựa chọn, sử dụng ngôn từ sao cho ngƣời nghe cảm thấy phóng viên đang
trò chuyện với mình. Đó là tình huống giao tiếp “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”.
Th ba, ngôn ng phát thanh không có kh c minh ha bng
hình nh.
Trong cuộc trò chuyện, giao tiếp giữa PV, BTV, PTV và thính giả, các
yếu tố phi ngôn ngữ nhƣ: nét mặt, hình ảnh, cử chỉ, ánh mắt… đều bị triệt tiêu.
Phƣơng tiện biểu hiện thông tin duy nhất là âm thanh. Âm thanh bao gồm: ngôn
ngữ, giọng nói của BTV, PTV, PV; các băng tƣ liệu và âm nhạc. Trong các tác
phẩm phát thanh hay, các âm thanh này kết hợp nhuần nhuyễn, thống nhất, khắc
họa hình ảnh, giúp ngƣời nghe hình dung một cách rõ ràng nhất về sự việc.
Vì ngôn ngữ phát thanh không đƣợc minh họa bằng hình ảnh nên đòi hỏi
phóng viên phải sử dụng ngôn từ có sức gợi, có khả năng kích thích sự tò mò, sự
sáng tạo của ngƣời nghe; đòi hỏi phát thanh viên phải thể hiện tác phẩm bằng
một giọng lên bổng xuống trầm, nhấn nhá phù hợp, làm thế nào để ngƣời nghe

thấy rõ nhất thông điệp của tác phẩm. Đó là sự tròn vành, rõ tiếng của phát
thanh.

20
Th  phát thanh có tính hình tuyn.
Các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh xuất hiện một cách lần lƣợt, cái này
tiếp cái kia, tạo thành một dòng chảy liên tục theo bề rộng một chiều của thời
gian [25, tr.145]. Ngƣời nghe đài tiếp nhận thông tin ngay tại thời điểm chƣơng
trình đang đƣợc phát sóng mà không đƣợc nghe đi nghe lại nhiều lần. Họ cũng
không có cơ hội nghiền ngẫm những câu văn, những từ ngữ còn khúc mắc, chƣa
hiểu. Vì vậy, PV phải chuẩn bị các văn bản phát thanh với câu từ dễ hiểu, ngắn
gọn; PTV phải thể hiện tác phẩm với tốc độ vừa phải, ngắt nhịp rõ ràng.
Các đặc trƣng của ngôn ngữ phát thanh không tồn tại độc lập mà có quy
định, liên hệ lẫn nhau và chịu sự quy định của các đặc tính riêng biệt của loại
hình báo phát thanh so với các loại hình báo chí khác.
1.2. Khái niệm diễn ngôn và diễn ngôn tin
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn
Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm
từ lâu. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề
này. Một số tác giả cho rằng diễn ngôn là các đơn vị nhƣ câu/phát ngôn, đoạn
văn, văn bản… Một số tác giả khác lại xem xét diễn ngôn ở một tổng thể cao
hơn, là ngôn ngữ đang hành chức, trong mối quan hệ tƣơng tác với các yếu tố
ngữ cảnh, xã hội.
Bên cạnh việc định nghĩa khái niệm diễn ngôn, các tác giả cũng có nhiều
quan điểm trong việc phân biệt diễn ngôn và văn bản.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, không cần phân biệt văn bản và diễn ngôn,
văn bản đƣợc dùng để chỉ chung các sản phẩm của ngôn ngữ viết và nói có
mạch lạc và liên kết.
Quan điểm thứ hai cho rằng: văn bản để chỉ sản phẩm ngôn ngữ viết, còn
diễn ngôn là chỉ ngôn ngữ nói. Đây cũng là quan điểm của nhiều nhà ngôn ngữ


21
học hiện nay. Theo quan điểm này, Hồ Lê phát biểu: n là chnh th ca
mt sn phm  vi dit trn vn mt ý kin v mt vn  hoc mt h
thng v. Ngôn bn là chnh th ca mt sn phm   dit trn
vn ý kin v mt v hoc h thng v (Dẫn theo [19, tr.30]).
Tác giả Cook (1989) định nghĩa n là mt chui ngôn ng lý gii
c  mt hình thc, bên ngoài ng cnh, còn din ngôn là nhng chui ngôn
ng c nhn bit là trc hp nht li và có m [4, tr.200].
Ông phân biệt văn bản và diễn ngôn dựa trên sự đối lập giữa chức năng và hình
thức. Diễn ngôn tính đến ngữ cảnh, mục đích giao tiếp của ngƣời sử dụng ngôn
ngữ; còn văn bản chỉ là tính đến bề mặt câu chữ.
Theo Brown & Yule thì  n là s th hin ngôn t ca mt hành
ng giao tiđồng thời n là s th hin ca din ngôn. Có thể hiểu,
diễn ngôn là một hành động giao tiếp, một sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh.
Nhƣ vậy, các tác giả hoặc coi văn bản là dạng viết của ngôn ngữ còn diễn
ngôn là dạng nói của ngôn ngữ, hoặc cho rằng, mỗi sản phẩm ngôn ngữ đều có
cái thuộc về văn bản và cái thuộc về diễn ngôn, hoặc tìm cách dung hợp hai cách
nhìn này.
Ở đây, chúng tôi theo quan niệm diễn ngôn không phải chỉ là một đoạn
hay một chuỗi câu mà là toàn bộ quá trình giao tiếp có mục đích, có quan hệ
chặt chẽ với các yếu tố dụng học, ngữ cảnh tình huống. Quá trình giao tiếp này
có thể đƣợc ghi nhận lại bằng văn bản. Chúng tôi chấp nhận khái niệm diễn
ngôn của tác giả Nguyễn Hòa: Diễn ngôn là s kin hay quá trình giao tip hoàn
chnh, thng nht có m   i h c s dng trong các hoàn
cnh giao tip xã hi c th [19, tr.33].
Là một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh, thống nhất, diễn ngôn có tính chủ đề,
các chủ đề bộ phận trong diễn ngôn phải có mối liên hệ thống nhất và nhằm làm

22

nổi bật chủ đề chung. Tính mạch lạc không chỉ thể hiện ở các phƣơng diện liên
kết mà còn ở việc tổ chức các yếu tố quan yếu một cách có tổ chức, hợp lý.
Hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể bao gồm các yếu tố văn hóa, các yếu tố dụng
học, tác động vào quá trình hoạt động của ngôn ngữ.
Sự phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản nhiều khi chỉ mang tính chất
tƣơng đối. Diễn ngôn và văn bản không phải là hai thực thể tách rời mà chỉ là
một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong bối cảnh giao tiếp xã hội.
Khi phân biệt diễn ngôn và văn bản là khi muốn nhấn mạnh mặt hành chức hay
mặt hình thức của ngôn ngữ. Cả hai đều là sản phẩm của hoạt động lời nói.
1.2.2. Diễn ngôn tin
Tin là một loại diễn ngôn. Diễn ngôn tin tƣờng thuật một sự kiện mang tính
thời sự và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Điều này đƣợc nói rõ trong mục 1.3.1.
Diễn ngôn tin là quá trình giao tiếp giữa phóng viên báo chí, giữa tòa soạn
với ngƣời đọc báo. Mục đích của quá trình giao tiếp này là nhằm truyền đạt
thông tin thời sự về các sự kiện đến ngƣời đọc. Quá trình giao tiếp diễn ra trong
một bối cảnh cụ thể, cả phóng viên và bạn đọc đều có những “thông tin nền”
(background) về xã hội, về các sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống. Sản phẩm
của quá trình giao tiếp này là những câu chữ văn bản tin xuất hiện trên mặt báo.
Trên Đài phát thanh, quá trình giao tiếp giữa “nhà đài” với ngƣời nghe
đƣợc truyền thông qua âm thanh. Âm thanh đó bao gồm lời nói của phát thanh
viên, biên tập viên, tiếng động hiện trƣờng và âm nhạc. Tiếng động hiện trƣờng,
âm nhạc vừa chứa đựng thông tin, vừa là yếu tố ngữ cảnh, tác động và ảnh
hƣởng đến hiệu quả giao tiếp. Giọng nói, các yếu tố ngữ điệu trong lời nói của
phát thanh viên, biên tập viên cũng tham gia vào việc truyền tải thông tin. Quá
trình giao tiếp này đƣợc ghi nhận bằng văn bản và âm thanh phát trên sóng. Vì
vậy, khi phân tích, khảo sát ngôn ngữ của diễn ngôn tin, chúng tôi tiếp cận cả ở

23
khía cạnh âm thanh, cụ thể là lời nói của phát thanh viên, biên tập viên, phóng
viên và ở khía cạnh văn bản.

Diễn ngôn tin bao giờ cũng có một nội dung, chủ đề nhất định. Đó là các
sự kiện có tính thời sự, hoặc một đặc tính, một nét mới của sự kiện, sự việc. Các
đoạn văn, các đoạn âm thanh trong diễn ngôn tin có mối liên hệ mật thiết với
nhau, cả trên phƣơng diện hình thức và nội dung. Về hình thức, chúng đƣợc liên
kết với nhau bằng các hình thức liên kết thông thƣờng trong tiếng Việt, nhƣ:
phép nối, phép thế, phép lặp… Về nội dung, chủ đề của các đoạn này đều nhằm
làm rõ, phát triển cho chủ đề chính của tin. Nó có thể đƣa ra các thông tin nền
của sự kiện, các bằng chứng mình họa cho sự kiện, nêu kết quả, hậu quả kéo
theo của sự kiện hoặc đƣa ra một đánh giá, bình luận của ngƣời khác về sự kiện.
1.3. Thể loại tin trên báo chí và bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói
Việt Nam
1.3.1. Đặc trưng của thể loại tin
Tin tức là nền tảng của hoạt động báo chí. Tin là thể loại quan trọng bậc
nhất của báo chí. Công chúng quan tâm đến thông tin trên báo chí, trƣớc hết là
quan tâm đến tin. Một tờ báo, một đài phát thanh hay truyền hình ít tin sẽ không
thể đáp ứng nhu cầu của độc giả, của ngƣời nghe - ngƣời xem, sẽ bị coi là
“nghèo thông tin”. Vậy, điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tin? Cái gì làm cho thể
loại tin khác với các thể loại báo chí khác?
Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn định nghĩa về tin. Báo chí
Mỹ quan niệm Tin là nht. Theo tác giả ngƣời Đức
Hans Benirschke, Tin là mt thông tin m trng hoi
vi nhing chi sng ca h hon là ch
gây hp dy  h s thông cm. (Dẫn theo [29, tr.43]).

24
Tác giả Trần Quang cũng đƣa ra định nghĩa về thể loại tin trên báo chí:
Tin tc là mt thông báo khách quan v mt s kin thi s mà theo nhà báo thì
i cho công chúng, hoc gây s hc dit theo
mt quy cách nhnh [24, tr.43].
Nhà báo Đức Dũng thì cho rằng i t nhu cu ca cuc sng. Tin

gn lin vi cái mi hiu bing vì li ích ca
chính bn thân h” [11, tr.133]. Theo tác giả, tin chỉ có nhiệm vụ phản ánh các
sự kiện mới chứ không có nhiệm vụ đi sâu vào giải quyết các vấn đề; đối tƣợng
của tin là những sự kiện có tính thời sự.
Nhƣ vậy, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều quan
niệm khác nhau về tin. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất rằng, tin là một thể
loại quan trọng của báo chí và thuộc nhóm thông tấn; thông báo, phản ánh và
bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác, nhanh chóng nhất về con
ngƣời, vấn đề có ý nghĩa chính trị nhất định.
Tin tuân theo công thức 5W+H, nghĩa là tác phẩm tin trả lời câu hỏi: Ai
(Who), làm gì (What), ở đâu (Where), khi nào (When), tại sao (Why) và nhƣ thế
nào (How).
Ngƣời đọc, ngƣời nghe bị hấp dẫn bởi những đặc tính sau của tin:
- Tin là những cái mới, nghĩa là tin viết về những sự kiện, sự việc thời sự.
- Tin tức mang tính quan trọng, liên quan đến số đông công chúng.
- Phần lớn tin có tính trái quy tắc, nghĩa là chúng lấy các sự việc hoặc sự
kiện bất thƣờng làm nội dung.
Điều gì làm cho thể loại tin khác với các thể loại báo chí khác?
Sự kiện là đối tƣợng phản ánh của thể loại tin, đồng thời là nội dung của
tin. Nhƣng không phải mọi sự kiện đều trở thành tin. Tin chỉ phản ánh những sự
kiện thời sự cấp bách, có ý nghĩa, thể hiện sự vận động của cuộc sống. Đó là

25
những sự kiện đang xảy ra, vừa mới xảy ra, sắp xảy ra hoặc mới phát hiện đƣợc.
Mặt khác, tin chỉ phản ánh sự kiện ở thời điểm tiêu biểu, đỉnh cao, nhƣ: sự mở
đầu, kết thúc hoặc ở những thời điểm mà sự kiện bộc lộ thêm những tính chất
mới. Điều đó có nghĩa là tin không phản ánh sự kiện một cách đầy đủ theo diễn
biến, tiến trình mà chỉ thông báo về sự kiện một cách kịp thời ở những thời điểm
tiêu biểu. Nếu muốn phản ánh sự kiện đó trong cả quá trình diễn tiến hoặc sự
kiện còn đặt ra những vấn đề cần phải bàn luận thì cần các thể loại khác nhƣ

phản ánh, phóng sự, bình luận…
Về hình thức, tin có dung lƣợng, độ dài ngắn hơn các thể loại báo chí
khác. Dung lƣợng ngắn cũng là yếu tố đảm bảo tính thời sự của tin. Ngôn ngữ
tin ngắn gọn, súc tích; từ ngữ dễ hiểu, mang tính đại chúng.
1.3.2. Bản tin phát thanh
Các chƣơng trình tin tức là “xƣơng sống” của chƣơng trình phát thanh
trong ngày. Các bản tin xuất hiện trên sóng phát thanh với mật độ dầy đặc. Các
bản tin này có dung lƣợng, độ dài, có nội dung khác nhau. Song, có thể thấy một
điểm chung là: Mức độ đề cập, dung lƣợng chi tiết trong một tin phát thanh
thƣờng có quy mô nhỏ hơn tin trên báo in. Độc giả báo in đọc tin vào sáng nay
và sáng mai, tức là 24 giờ sau mới tiếp tục theo dõi tin đó; nhƣng, với thính giả
phát thanh, họ có thể tiếp nhận thông tin vào mỗi đầu giờ, vào các bản tin dày
đặc trên radio. Tin phát thanh có thời lƣợng ngắn. Có ý kiến cho rằng, tin phát
thanh không nên dài quá 1 phút, kể cả tin có tiếng động.
Căn cứ vào tính chất của thông tin phát thanh, có thể phân chia các bản tin
thành:
- Bản tin tổng hợp
- Bản tin chuyên đề
- Bản tin đặc biệt
- Bản tin bất thƣờng

26
Bản tin tổng hợp thƣờng bao gồm những thông tin đa dạng về các sự kiện
vừa diễn ra, đang diễn ra hoặc sắp diễn ra. Đây là chƣơng trình phát thanh phổ
biến nhất, là mối quan tâm của số đông công chúng, vì nó giới thiệu với thính
giả một phạm vi tin tức rộng lớn trên thế giới và trong nƣớc.
Bản tin chuyên đề cung cấp thông tin trong từng lĩnh vực cụ thể, nhƣ:
kinh tế, tài chính, văn hóa, thể thao… Các bản tin này thu hút sự chú ý của
những ngƣời quan tâm đến các lĩnh vực ấy trong đời sống.
Bản tin đặc biệt đề cập đến những sự kiện lớn, nhƣ: các cuộc thi đấu thể

thao tầm cỡ thế giới, các chƣơng trình văn hóa đặc biệt… Ngƣời nghe sẽ tìm
thấy những thông tin chi tiết hơn về các sự kiện này trong bản tin đặc biệt.
Bản tin bất thƣờng cung cấp những thông tin nhanh nhất về những sự kiện
rất quan trọng, chẳng hạn: tin động đất, sóng thần, sự kiện chính trị đặc biệt…
Căn cứ vào mức độ thông tin, ta thấy, trên sóng phát thanh có những bản
tin thuộc các thể loại khác nhau: thông tin thời sự, thông tin thời sự + lời bình
ngắn, thông tin thời sự + lời bình ngắn + phát biểu của nhân vật (có tính chất
thông tin). Bản tin phát thanh là một bài viết không lớn. Ngôn ngữ trong bản tin
phát thanh phải rõ ràng, dễ hiểu, giản dị và chính xác. Giọng nói, ngữ điệu thể
hiện bản tin phát thanh phải diễn cảm, có sức thu hút, hấp dẫn và hƣớng ngƣời
nghe vào tiêu điểm tin.
1.3.3. Khái quát về bản tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam
Hiện nay, các bản tin thời sự xuất hiện khá dầy trên Đài TNVN, đặc biệt
trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1). Ngoài ba chƣơng trình thời sự
phát vào lúc 6 giờ, 12 giờ và 18 giờ có lƣợng tin nhiều nhất, tin tức còn đƣợc
cập nhật liên tục trong các bản tin ngắn 5 phút, 10 phút và 15 phút.
Với khả năng cung cấp thông tin nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao, an ninh quốc phòng…, các chƣơng trình

27
thời sự mang đến cho thính giả một lƣợng thông tin tổng hợp, bao quát. Chƣơng
trình thời sự sáng (6 giờ) có thời lƣợng 30 phút; chƣơng trình thời sự trƣa (12
giờ) và chiều (18 giờ) dài 1 tiếng. Trong các chƣơng trình này, bên cạnh bản tin
trong nƣớc và quốc tế còn có các bài bình luận, phản ánh, phỏng vấn… Đây
không phải là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Chúng tôi chỉ nghiên cứu,
khảo sát ngôn ngữ các bản tin (cả trong nƣớc và thế giới) trong chƣơng trình
thời sự.
Vào 5 giờ, 9 giờ và 15 giờ, thính giả cũng đƣợc đón nhận một lƣợng
thông tin khá lớn trong bản tin thời sự tổng hợp. Mỗi bản tin dài 15 phút, cập
nhật các thông tin quan trọng vừa diễn ra hoặc đang diễn ra tại thời điểm bản tin

đƣợc phát sóng.
Tin tức liên tục đƣợc cập nhật đến ngƣời nghe đài thông qua các bản tin 5
phút đầu giờ (7 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 11 giờ…). Các bản tin này ngắn, nhƣng xuất
hiện liên tục, cung cấp kịp thời cho ngƣời nghe diễn biến của các sự kiện đang
diễn ra.
Bản tin thời sự cuối ngày dài 10 phút, phát sóng vào lúc 23 giờ 50 phút,
khép lại chƣơng trình thời sự của một ngày. Các thông tin đƣa ra trong bản tin
cuối ngày này mang tính tổng kết, thông báo kết quả các sự kiện nhiều hơn là
đƣa diễn biến sự kiện nhƣ các bản tin 5 phút, 15 phút trong ngày.
Nhƣ vậy, các bản tin thời sự xuất hiện từ những phút đầu tiên của chƣơng
trình phát thanh trong ngày và cũng kết thúc chƣơng trình của Hệ Thời sự -
Chính trị - Tổng hợp (VOV1) của một ngày. Chƣa kể, các bản tin xuất hiện dày
đặc trong chƣơng trình của cả ngày. Điều này một lần nữa đã khẳng định, các
bản tin thời sự hay tin tức là “xƣơng sống” trong chƣơng trình phát thanh trên
Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay. Và, chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn, lôi
cuốn ngƣời nghe.

×