Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------*****-------

NGUYỄN THỊ THỊNH

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ,
THÀNH NGỮ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------*****-------

NGUYỄN THỊ THỊNH

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ,
THÀNH NGỮ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. VŨ DŨNG

HÀ NỘI, 2008



Luận văn thạc sĩ khoa học

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn một nửa dân số thế giới là phụ nữ, họ đóng vai trò quan trọng
trong gia đình và xã hội. Song ở phạm vi nhiều quốc gia cũng như toàn
cầu, phụ nữ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng
lực, vai trò của mình mà còn là đối tượng của những định kiến giới và phải
chịu sự phân biệt đối xử.
Những định kiến giới đã xuất hiện và tồn tại trong lịch sử loài người từ
xa xưa, trong hầu hết các nền văn hoá, nó ăn sâu vào tư tưởng, tiềm thức, len
lỏi vào mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Mặc dù thực tế xã hội đã có nhiều
đổi thay, nhưng những định kiến giới không hề mất đi mà còn được lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
Định kiến giới gây ra những hậu quả nặng nề đối với sự phát triển xã
hội: kéo lùi sự tiến bộ của loài người, là nguyên nhân của bất bình đẳng giới
và phân biệt đối xử theo giới, đặc biệt đối với phụ nữ, làm giảm sự phát triển
năng lực của người phụ nữ, giảm sự tham gia đóng góp của họ vào nền kinh
tế, chính trị, xã hội, gia đình, là nguyên nhân sâu xa của bạo lực đối với phụ
nữ, tệ buôn bán phụ nữ, bóc lột tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái, làm tổn
thương nghiêm trọng đến tâm lý của họ,...thậm chí, định kiến giới còn dẫn
đến sự thiệt thòi với cả những thế hệ tương lai.
Trên thế giới: Trong thời gian qua, ở phạm vi toàn cầu, các tổ chức
quốc tế đã có những biện pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới:
+ Ngày 18/12/1979, Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử đối với phụ nữ CEDAW (Convention on the elimination of all forms of
discrimination against women) đã được Liên Hợp Quốc phê chuẩn. Đến ngày
3/9/1981, Công ước CEDAW bắt đầu có hiệu lực như một hiệp ước quốc tế.
+ Hội nghị phụ nữ Quốc tế lần thứ IV của Liên Hợp Quốc được tổ chức

tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995 nhằm mục đích đẩy mạnh sự tiến bộ và
tạo quyền cho phụ nữ trên toàn thế giới. Tháng 6/2000, khoá họp đặc biệt lần

Cao học K2004-2007

1

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

thứ XXIII của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ tiếp tục đặt ra
mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong thế kỷ XXI.
Những tư tưởng chống định kiến giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã trở
thành trách nhiệm và lương tâm của các quốc gia trên thế giới vì sự tiến bộ
của nhân loại.
Ở Việt Nam: từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến
nay, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đến vấn đề bình đẳng giới, xoá bỏ định
kiến giới, thể hiện ở việc ban hành các luật bình đẳng ngay từ trong hiến pháp
đầu tiên năm 1946, là nước thứ 6 trên thế giới ký công ước CEDAW (ngày
29/7/1980). Tuy nhiên, đứng từ góc độ lý luận, trong khoảng hơn 10 năm trở
lại đây vấn đề bình đẳng giới mới bắt đầu được quan tâm và phải đến Nghị
quyết thứ 23 của Đảng (3/2003) thì vấn đề này mới được đưa vào thực tiễn và
mang ý nghĩa khoa học giới.
Xét cả về mặt thực tiễn và lý thuyết, định kiến giới tồn tại trong mọi
khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật,
giáo dục, tôn giáo, hệ tư tưởng... thậm chí nó được duy trì dưới những hình
thức rất tinh vi, phức tạp mà chúng ta khó nhận ra như: các chương trình
truyền hình, các báo, các tạp chí, các chương trình sách giáo khoa,...rồi trong

các thiết chế xã hội: gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội. Ở đâu ta cũng
có thể tìm thấy tư tưởng mang định kiến giới. Và ca dao, tục ngữ, thành ngữ
Việt Nam là một trong những hình thức chứa đựng định kiến giới.
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ là một bộ phận của văn học dân gian, phản
ánh nền văn hoá dân tộc. Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ ấy, có một số
lượng nhất định các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ hàm chứa những nội dung
định kiến giới, phản ánh tư tưởng, quan niệm, hay những ứng xử giới của
nhân dân ta. Trải qua biết bao nhiêu thế hệ, các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ
đó vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay, trong các chương trình sách giáo
khoa, các tạp chí, trong cuộc sống hàng ngày, trong các phương tiện truyền
thông đại chúng,...có khi chúng ta vẫn được giáo dục theo những khuôn mẫu
giới, định kiến giới đó. Nhưng thực tế là: trong nhiều trường hợp ta chấp nhận
những định kiến giới đó một cách đương nhiên.
Cao học K2004-2007

2

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

Ngày nay, khi vai trò của người phụ nữ đã thay đổi trong gia đình và xã
hội thì những định kiến giới, những khuôn mẫu về giới xưa không còn phù
hợp, thậm chí còn là sức cản chống lại sự cố gắng nâng cao năng lực của
người phụ nữ.
Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp để hạn chế và tiến tới xoá bỏ
định kiến giới?
Với cách tiếp cận như trên, chúng tôi chọn đề tài: “Định kiến giới
trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam” mong muốn tìm hiểu thực

trạng định kiến giới qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trên cơ sở đó, có
những cách đánh giá, nhìn nhận khoa học về vấn đề giới, đề xuất một số
kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của định kiến giới
trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ
Việt Nam, trên cơ sở đó, đề ra những kiến nghị, giải pháp trong quá trình
truyền thông, quá trình giáo dục nhằm xoá bỏ những định kiến giới lạc hậu
cản trở sự phát triển của phụ nữ và nam giới nói riêng, của xã hội nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận về định kiến giới (khái niệm,
đặc điểm, nguyên nhân hình thành, hậu quả, một số biện pháp khắc phục định
kiến giới, những khái niệm có liên quan đến định kiến giới ...), những nét cơ
bản của ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam.
3.2. Nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của định kiến giới được phản
ánh trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam.
3.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hạn chế tiến tới xoá bỏ
định kiến giới ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng định kiến giới thể hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ
Việt Nam.

Cao học K2004-2007

3

Nguyễn Thị Thịnh



Luận văn thạc sĩ khoa học

4.2. Khách thể nghiên cứu
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam.
4.3. Giới hạn nghiên cứu
- Trong khuôn khổ có hạn nên luận văn chỉ nghiên cứu định kiến giới
đối với người phụ nữ, không nghiên cứu định kiến đối với người nam giới.
- Vì dân tộc ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ rất đồ sộ nên
đề tài chỉ tìm hiểu định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ của những
giai đoạn trước Pháp thuộc, còn từ thời Pháp thuộc đến nay chưa nghiên cứu.
5. Giả thuyết khoa học
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam phản ánh khá sâu sắc định kiến
giới, thể hiện qua sự đánh giá thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ trong đời
sống gia đình và xã hội, đề cao vai trò của nam giới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (thu thập thông tin, phân tích và
tổng hợp).
7. Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lý thuyết, đề tài góp phần nghiên cứu, hệ thống hoá những cơ
sở lý luận về định kiến giới, những biểu hiện của định kiến giới trong ca dao,
tục ngữ, thành ngữ Việt Nam.
- Đề tài đã đề xuất một số kiến nghị đối với hoạt động giáo dục trong
nhà trường, truyền thông trong cộng đồng và xã hội nhằm giảm bớt, tiến tới
xoá bỏ định kiến giới trong đời sống xã hội nước ta, phát huy vai trò, tiềm
năng to lớn của người phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
hội nhập quốc tế hiện nay.

Cao học K2004-2007

4


Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Những nghiên cứu về định kiến giới ở nước ngoài
Có thể nói, lịch sử nghiên cứu định kiến giới xuất phát từ Khoa học
giới và Tâm lý học xã hội (vấn đề định kiến xã hội). Những năm 70, 80 của
thế kỷ XX khi mà các phong trào nữ quyền trên thế giới phát triển mạnh dẫn
đến cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, các
nhà khoa học đi tìm căn nguyên, cơ chế, giải pháp...cho những bài toán về
giới, mà ở đây chủ yếu là lý giải về vị trí, địa vị thấp kém của người phụ nữ
so với nam giới. Trong lịch sử nghiên cứu định kiến giới ở nước ngoài, tựu
chung lại có các hướng tiếp cận chính như sau: từ góc độ sinh học xã hội, từ
góc độ nhân học - văn hoá, từ góc độ khoa học giới, từ góc độ Tâm lý học xã
hội, một số những nghiên cứu về định kiến giới đối với những người phụ nữ
làm công tác lãnh đạo.
- Từ góc độ sinh học xã hội.
Theo hướng này có các đại biểu: Edward Wilsion, Symons, Fauste –
Sterlinh, Gould, Sapiro, Sayera, S. Freud,....
Cách tiếp cận này giải thích vị thế thấp kém của người phụ nữ trong
tương quan với nam giới dựa trên những khác biệt về cơ thể học và nguồn
gien. Theo đó, các nhà sinh học xã hội tìm kiếm câu trả lời cho sự khác biệt
về vai trò xã hội giữa phụ nữ và nam giới từ nguyên nhân sinh học. Chẳng
hạn, tính hung hăng của đàn ông và chức năng sinh dưỡng của đàn bà là kết
quả của những dị biệt di truyền (Wilson, 1978). Hoặc việc “đàn ông năm thê,

bảy thiếp”,“đàn bà chính chuyên chỉ có một chồng” cũng chỉ là kết quả phù
hợp với “tiếng gọi của gien” (Symons, 1979).
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, một số người đã vận dụng học
thuyết “Chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn” của Darwin trong đời sống
xã hội, từ đó, xuất hiện niềm tin cho rằng chỉ có những kẻ mạnh, những kẻ ưu

Cao học K2004-2007

5

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

việt...mới xứng đáng tồn tại. Đó là kết quả tất yếu của quá trình “chọn lọc xã
hội”. Vì vậy, địa vị thấp kém và tình trạng bị áp bức, bóc lột, bị kỳ thị của
những nhóm xã hội yếu thế hơn như: nhóm phụ nữ, nhóm người da đen...là
điều hoàn toàn dễ hiểu (Fauste – Sterlinh 1985, Gould 1981, Sapiro 1986,
Sayera 1982).
Nhưng không phải cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, quan điểm
quyết định luận sinh học mới được đặt ra mà nó được manh nha từ rất
sớm, tuy còn rời rạc. Trong những thư tịch cổ của Aristotle, người ta cũng
tìm thấy những lý thuyết “tương tự ”. Theo ông, nữ giới là người không có
linh hồn và do nhược điểm về cơ thể nên phụ nữ yếu kém về năng lực, tính
khí thất thường và không có khả năng đưa ra những quyết định chính xác.
Ngược lại, đàn ông là những người có sức mạnh thể chất vượt trội, tư chất
sắc bén nên xứng đáng là những người chiếm ưu thế và sinh ra để thống trị
đàn bà.
S. Freud thì cho rằng: Giải phẫu của người phụ nữ quyết định số mệnh

của họ. Theo ông, những đặc điểm nam tính mới là những đặc điểm mang
tính Người đầy đủ, còn khái niệm nữ tính là một con người lệch lạc do thiếu
dương vật. Vì thế, toàn bộ cấu trúc tâm lý của phụ nữ xoay quanh vấn đề đấu
tranh để đền bù sự thiếu hụt.
Như vậy, các nhà sinh học xã hội đã chấp nhận sự yếu kém của
người phụ nữ so với nam giới và coi đây là sự mặc định sinh học. Cho đến
nay, quan điểm này không được sự ủng hộ rộng rãi của giới khoa học.
Hầu hết các nhà khoa học xã hội quan niệm đặc tính sinh học không phải
là yếu tố quyết định số mệnh. Trên thực tế thì có sự khác biệt sinh học
giữa phụ nữ và nam giới, nhưng sự khác biệt đó không phải là cơ sở cho
sự phân biệt đẳng cấp mà ở đó người đàn ông là người thống trị. Bởi lẽ,
con người tiến hoá về mặt văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật nhanh hơn
rất nhiều so với những tiến hoá về mặt sinh học, cho nên sự khác nhau căn
bản thuộc về yếu tố sinh lý có thể tăng lên hoặc giảm đi bởi các ảnh
hưởng xã hội.

Cao học K2004-2007

6

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

- Từ góc độ nhân học văn hoá
Theo hướng này có các nghiên cứu của: Sherry Ortner, Michelle
Rosaldo, Christine Helliwell....
Cách tiếp cận giới từ góc độ nhân học văn hoá quan tâm nhiều nhất
là vị thế của người phụ nữ trong tương quan với nam giới. Sự gia tăng tính

phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu này trong nhân học bắt đầu từ cuối thập
kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, thời gian mà các nhà nhân học ủng hộ nam nữ
bình quyền tìm cách giải thích mẫu số chung trên toàn thế giới về địa vị
thấp kém của phụ nữ.
Các kết quả, từ góc độ nhân học đã chia tách các nhà nghiên cứu theo 2
xu hướng:
+ Xu hướng thứ nhất: Tìm kiếm câu trả lời cho sự phụ thuộc của phụ
nữ vào nam giới từ khía cạnh kinh tế, theo đó, đàn ông là những người nắm
quyền lực về kinh tế nên đồng thời là những người có địa vị cao, được tôn
kính trong xã hội. Đây là một thực tế kéo dài trong lịch sử và diễn ra ở hầu hết
các nền văn hoá, trong mọi thời gian và không gian.
+ Xu hướng thứ hai: Một số nhà nhân học khác lập luận tình hình phụ
nữ phụ thuộc vào nam giới về bản chất có thể giải thích bằng các khác biệt
sinh học giữa hai giới tính.
Quan điểm thứ nhất do Sherry Ortner đề xuất năm 1974 lập luận rằng:
Sự khác biệt giữa phụ nữ và đàn ông trong mọi trường hợp bắt nguồn từ sự
khác biệt giữa hai khái niệm thiên nhiên và văn hoá. Do phụ nữ có khả năng
sinh con nên phụ nữ gần với tự nhiên hơn. Còn đàn ông thiếu đi sự sáng tạo
này buộc phải tìm kiếm những dạng sáng tạo văn hoá. Song vì bản chất của
văn hoá là thăng hoa, kết quả là phụ nữ bị đàn ông vượt trội [14, tr.76].
Quan điểm thứ hai do Michelle Rosaldo đưa ra cũng vào năm 1974 lại
cho rằng: Sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong mọi trường hợp bắt
nguồn từ sự khác biệt của hai hoạt động thuộc lĩnh vực gia đình và công cộng.
Phụ nữ liên quan tới lĩnh vực nội gia thông qua chức năng sinh con và làm nội
trợ. Trái lại đàn ông vì không có chức năng này nên làm việc trong lĩnh vực

Cao học K2004-2007

7


Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

công cộng - một lĩnh vực được vận hành đề kết nối các lĩnh vực nội gia lại với
nhau. Nhìn về phạm vi thì lĩnh vực nội gia là một bộ phận của lĩnh vực công
cộng. Tương ứng với điều đó, vị thế của phụ nữ bị hạ thấp so với đàn ông [27]
Phê phán những quan điểm này, nhà nhân học hiện đại - Christine
Helliwell đã chỉ ra hạn chế của những mô hình đơn nhất luôn qui sự tương tác
giữa phụ nữ và đàn ông vào một kiểu duy nhất: một bên là kẻ áp bức (nam
giới), một bên là nạn nhân (phụ nữ) mà không chú ý đến mức độ áp bức của
bản thân người phụ nữ này với người phụ nữ khác, không lưu ý đến mức độ
người phụ nữ là tác nhân có hiệu lực trong việc lật đổ sự áp bức của nam giới
đối với họ.
- Từ góc độ tâm lý học xã hội.
Hướng này có các đại biểu như: Kanekar, Kolsawalla, Nazareth,
Heiman, Mc Carty, Buttler, Geis, Goktepe, Scheiner...
Từ những năm 1930, tâm lý học xã hội là một trong những ngành khoa
học tiên phong trong việc tìm hiểu bản chất của định kiến giới, đưa ra các
định nghĩa và cách thức phân biệt chúng, xem xét những nền tảng của định
kiến, nguyên nhân xuất hiện và xu hướng tồn tại, khảo sát các phương sách và
chiến lược nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của định kiến giới.
Tâm lý học xã hội về giới không hướng sự chú ý vào những khác biệt
sinh học mà hướng đến những khác biệt về vị thế và nhóm xã hội dẫn đến
việc phân tách phụ nữ và nam giới. Tâm lý học xã hội nghiên cứu về định
kiến giới chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nghề nghiệp và vai trò trong gia
đình. Tâm lý học xã hội nhấn mạnh đến ba thành tố cơ bản của định kiến giới:
tình cảm (cảm xúc), nhận thức (niềm tin), hành vi.
- Từ góc độ khoa học giới.

Lý luận của các nhà nữ quyền và nội dung của cuộc tranh luận WID
(Women in Development) và GAD (Gender and Development) là hai nguồn
lý luận cơ bản hình thành nên lý thuyết giới ngày nay. Lý luận của các nhà nữ
quyền được hình thành từ các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi và sự công
bằng cho phụ nữ, bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế

Cao học K2004-2007

8

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

giới. Cuộc tranh luận WID và GAD bắt nguồn từ thực tế tiếp cận giải quyết
vấn đề nghèo đói ở các nước phát triển.
Theo hướng nghiên cứu này có các công trình của: Mary
Wollstonecraft, John Stuart Mill, Betty Fredan... St Simon, Charless Fourier,
Robert Owent, William Thompson, Anna Wheeler, Frances Morrison... Alison
Jaggar, Luce Irigaray, Rosemarie Tong, Elizabeth Grosz, Chizuko Ueno...
Các nhà khoa học giới đi tìm những căn nguyên dẫn đến tình trạng phụ
thuộc của phụ nữ vào nam giới, lý giải địa vị thấp kém, tình trạng bị áp bức,
bóc lột của người phụ nữ, đi tìm các cơ chế, thiết chế duy trì định kiến giới,
lên tiếng cũng như đưa ra các biện pháp đấu tranh đòi công bằng, cải thiện địa
vị cho người phụ nữ.
- Khai thác từ góc độ định kiến giới, một số nhà nghiên cứu đã tìm hiểu
định kiến đối với những người phụ nữ làm lãnh đạo. Các số liệu thống kê chỉ
ra rằng: số phụ nữ làm lãnh đạo trong các cơ quan, các tổ chức chính trị, các
doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với nam giới, đặc biệt

càng lên cấp lãnh đạo cao thì số phụ nữ tham gia càng ít. Nguyên nhân sâu xa
của tình trạng này xuất phát chủ yếu từ tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, từ
định kiến giới cho rằng: nam giới phù hợp hơn với việc làm lãnh đạo. Các tác
giả Bass, Kruskell, Alexander (1971), Heiman, Block, Martell, Simon (1989),
Powell, Butterfield (1989), Rosen, Jerdee (1973), Schein (1973, 1975) đã chỉ
ra việc tồn tại những định kiến cho rằng phụ nữ không có được những kỹ
năng, không đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động quản lý. Những định
kiến này khiến người phụ nữ tự ti về chính bản thân mình, họ thường đánh giá
tiêu cực về các kỹ năng lãnh đạo của mình, ít có niềm tin về sự thành công
của bản thân, ít quan tâm đến việc trở thành lãnh đạo hoặc thăng tiến
(Heilman, Simon, Repper, 1987). Cũng vì thế mà trong nhiều tổ chức, phụ nữ
không được khuyến khích, không được đào tạo thích đáng, không được quan
tâm đúng mức để trở thành người lãnh đạo (White, Crino, Desanctis, 1981).
Như vậy, định kiến với người phụ nữ là kết quả của quá trình xã hội hóa, quá
trình nhận thức mang tính khuôn mẫu giới.

Cao học K2004-2007

9

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

Tóm lại: Ở nước ngoài, vấn đề định kiến giới được nghiên cứu theo hai
quan điểm: sinh học và xã hội. Nhưng cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học
(đặc biệt là tâm lý học) đều khẳng định: định kiến giới có nguồn gốc xã hội và
do đó nó có thể thay đổi hoặc bị xóa bỏ. Các nghiên cứu về định kiến giới
hiện nay chủ yếu tiếp cận theo hướng này.

1.1.2. Ở trong nước
Người phụ nữ Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng
kinh tế và bảo vệ Tổ Quốc. Họ không thể thiếu được trong gia đình và xã hội,
nhưng họ vẫn bị định kiến, bị phân biệt đối xử.
Tư tưởng bảo vệ người phụ nữ, đấu tranh cho bình đẳng nam - nữ xuất
hiện từ rất sớm trong tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ
khi đất nước còn là nô lệ và thuộc địa của thực dân Pháp những năm đầu thế kỷ
XX, Bác Hồ đã lên tiếng tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã chà đạp và làm
nhục người phụ nữ: “Người ta thường nói: Chế độ thực dân là ăn cướp, chúng
tôi xin thêm: là hiếp dâm và giết người” [42, tr.106]. Trong tư tưởng của Người,
Bác đã gắn công cuộc đấu tranh giải phóng người phụ nữ với sự nghiệp cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, năm 1946 đã khẳng định:
“Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh
tế, văn hoá”( điều 6) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương
diện” (điều 9). Tiếp đó, Bác chủ trương tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân
dân tiến tới nam - nữ bình quyền, Bác phê bình đàn ông đánh chửi vợ, phê bình
các cấp, bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể bao che hoặc làm ngơ, thậm chí có
những Đảng viên đánh chửi vợ. Bác nhận thấy cuộc đấu tranh tiến tới bình đẳng
sẽ rất khó khăn bởi nó bị cản trở bởi những định kiến giới: “...Đó là một cuộc
cách mạng to và khó. Vì trọng trai, khinh gái là một thói quen mấy ngàn năm để
lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình và mọi tầng lớp xã
hội. Vì không thể dùng vũ lực mà đấu tranh được” [43, tr.433].
Sau năm 1946, các hiến pháp của nhà nước ta cũng đã đề cập đến
quyền bình đẳng nam - nữ. Cho đến năm 2007, luật bình đẳng giới của nước
ta được ban hành.
Cao học K2004-2007

10


Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

Đó là về mặt chính sách, còn về nghiên cứu lí luận và thực tiễn liên
quan đến định kiến giới ở nước ta, cho đến hết những năm 80 của thế kỉ XX
hầu như chưa được nghiên cứu.
Bước sang thập kỉ 90 (thế kỷ XX) đặc biệt cho tới khoảng hơn 10 năm trở
lại đây, khi ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các vấn
đề về bạo lực với phụ nữ xảy ra: bạo lực gia đình, mại dâm, buôn bán phụ nữ và
trẻ em, bóc lột tình dục trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em và phụ nữ...),
những bất bình đẳng với phụ nữ trong lao động - việc làm, trong hệ thống chính
trị, và trong nhiều lĩnh vực khác...thì vấn đề giới được đặt ra và được nghiên cứu ở
nhiều các khía cạnh, nhiều khoa học khác nhau liên quan đến các vấn đề như: lịch
sử nghiên cứu giới, khái niệm giới, bất bình đẳng giới, vai trò, vị thế của người
phụ nữ trong gia đình và xã hội, một số vấn đề liên quan đến trẻ em gái...
Dưới góc độ khoa học tâm lý, các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
định kiến giới ở nước ta đến nay chưa nhiều, chưa hệ thống. Có thể nêu ra
một số nghiên cứu sau:
+ Trong cuốn sách: “Định kiến giới và phân biệt đối xử theo giới” (Lý
thuyết và thực tiễn) của các tác giả Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung,
Đỗ Hoàng đã đề cập tới một số vấn đề lý luận liên quan đến định kiến giới,
các hình thức biểu hiện của định kiến giới trên phương diện lý luận và thực
tiễn ở nước ta.
+ Từ góc độ định kiến giới, các tác giả Trần Thị Vân Anh (1999),
Nguyễn Thị Hòa (2002) đã nghiên cứu về những định kiến đối với những
người phụ nữ làm công tác lãnh đạo. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
những định kiến với người phụ nữ đã làm cho họ trở nên tự ti, tự đánh giá
thấp về khả năng của mình, họ thường cho rằng mình kém hơn nam giới.

Trong nhiều trường hợp, nhiều người đàn ông, người chồng có tâm lý
không muốn cho vợ hơn mình về mọi mặt, không tạo điều kiện giúp người
phụ nữ, tạo ra những áp lực cản trở sự tiến bộ của họ.
+ Trong nghiên cứu “Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ” của tác giả
Trần Xuân Điệp cho thấy tồn tại sự kỳ thị về giới tính đối với phụ nữ và nam
giới trong ngôn ngữ ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cao học K2004-2007

11

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

+ Trong đề tài “Giới thiệu nghiên cứu về nam giới và nam tính” của
Viện Gia đình và giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đề cập đến đặc
trưng của nam giới, nam tính dưới góc độ các lý thuyết khác nhau, hậu quả
của việc quá đề cao những phẩm chất nam tính truyền thống.
+ Khi nghiên cứu về “Định kiến giới và các hình thức khắc phục”, tác
giả Trần Thị Vân Anh đã đưa ra khái niệm, nguyên nhân, các hình thức khắc
phục định kiến giới trên cơ sở lý thuyết.
+ Đề cập đến vấn đề “Một sự duy trì định kiến giới về vai trò của nữ và
nam trên báo in hiện nay”, tác giả Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng đã phân
tích và chứng minh sự duy trì các khuôn mẫu giới truyền thống về vị trí, vai
trò, năng lực, tính cách, địa vị của người phụ nữ, nam giới trong gia đình và
xã hội trên các báo in hiện nay. Các tác giả cũng đưa ra một số các giải pháp
để tránh tình trạng vô hình chung báo in lại trở thành một công cụ tuyên
truyền và duy trì định kiến giới.
Vấn đề định kiến giới không chỉ được nghiên cứu từ góc độ tâm lý học

mà còn được tìm hiểu từ góc độ văn hóa, lịch sử và xã hội học. Có thể nêu ra
một số nghiên cứu sau:
Tác giả Trần Quốc Vượng đã phân tích về truyền thống của người phụ
nữ Việt Nam (Trần Quốc Vượng, 2000). Tác giả Lê Thị Quý (1992) đã phân
tích vấn đề nhân quyền của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Theo tác
giả, người phụ nữ bị đánh giá thấp và có rất ít quyền lợi trong xã hội phong
kiến. Cùng quan điểm với tác giả Lê Thị Quý, các tác giả Trần Thị Vinh
(1993) và Nguyễn An (1998) đã phân tích tư tưởng và cách ứng xử mang tính
“trọng nam khinh nữ”, chỉ ra sự khác biệt trong địa vị và quyền lợi của nam
giới và nữ giới trong xã hội cũ.
Từ những phân tích trên đây ta thấy: Cho đến nay, chưa có một đề tài
nào nghiên cứu về “Định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam”.
Với đề tài này, tôi mong muốn tìm hiểu những định kiến giới với người phụ
nữ được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, trên cơ sở đó, đề
ra được những kiến nghị, giải pháp trong quá trình truyền thông, giáo dục,

Cao học K2004-2007

12

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

quá trình xã hội hóa...để giảm thiểu những tác động của định kiến giới kìm
hãm sự phát triển năng lực của cả hai giới, đặc biệt là đối với phụ nữ, làm
chậm lại mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta.
1.2. Một số vấn đề lý luận về định kiến giới.
Để hiểu những vấn đề lý luận về định kiến giới, trước hết chúng ta cần

làm rõ nội hàm một số khái niệm cơ bản như: giới, giới tính, định kiến, định
kiến giới, định kiến giới đối với người phụ nữ, một số nét cơ bản về ca dao,
tục ngữ, thành ngữ Việt Nam... làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
1.2.1. Giới, giới tính.
1.2.1.1. Khái niệm giới
Giới là một thuật ngữ bắt nguồn từ ngành Khoa học giới, xuất hiện ở
các nước nói tiếng Anh vào cuối những năm 60 (trong các phong trào nữ
quyền) và xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX. Khái niệm
giới xuất hiện đã được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu (tâm lý
học xã hội, xã hội học, văn hóa học, sinh học xã hội...).Tùy từng góc độ tiếp
cận khác nhau, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giới:
- Theo Trần Thị Quế thì: “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan
hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh
xã hội cụ thể. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ
và nam giới từ giác độ xã hội” [45, tr.15].
- “Giới (Gender) là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng xã hội của nữ
giới và nam giới ” [29, tr.118]
Theo những nhà hoạt động xã hội - những người tiên phong trong cuộc
đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ thì:
- “Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và
những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ” [4, tr. 2].
- “Giới là tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kỳ vọng về
các đặc điểm và năng lực được cân nhắc nhằm xác định thế nào là một nam
giới hay một phụ nữ (hoặc một cậu bé hay một cô bé)” trong một xã hội hay
một nền văn hóa nhất định. Giới cũng phản ánh các mối quan hệ giữa nữ và

Cao học K2004-2007

13


Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

nam, ai cần làm gì và ai là người kiểm soát việc ra quyết định, tiếp cận các
nguồn lực và hưởng lợi” [62].
- “Giới là một phạm trù chỉ vai trò và các mối quan hệ xã hội giữa
nam giới và phụ nữ. Nói đến giới là nói đến cách thức phân định xã hội
giữa nam giới và phụ nữ, liên quan đến hàng loạt các vấn đề thuộc về thể
chế và xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay
phụ nữ nào” [65]
Từ các định nghĩa về giới của các nhà nghiên cứu trên ta thấy: khái niệm
giới được dùng để chỉ vai trò, các mối quan hệ, địa vị xã hội giữa nam và nữ
trong một bối cảnh văn hóa, xã hội cụ thể; giới cũng có thể dùng để chỉ những
quan niệm, kỳ vọng xã hội về các đặc điểm, năng lực đối với nam và nữ; có thể
dùng để chỉ những hành vi, ứng xử xã hội của nam và nữ; giới liên quan đến
một loạt các vấn đề thuộc về thể chế xã hội, văn hóa, hệ tư tưởng, kinh tế,....chứ
không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay một phụ nữ nào.
Như vậy, nói đến giới là đề cập đến sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt
xã hội, không phải do bẩm sinh, di truyền.
Từ những phân tích trên đây, tôi xin rút ra khái niệm giới cho đề tài
nghiên cứu của mình như sau:
Giới là một phạm trù xã hội chỉ những quan niệm, hành vi, các mối
quan hệ và tương quan về địa vị xã hội, vai trò, những kỳ vọng liên quan đến
nam và nữ trong một bối cảnh văn hóa - xã hội cụ thể.
Giới có những đặc trưng cơ bản sau:
- Tính tập nhiễm: Giới không phải là những yếu tố bẩm sinh mà là
những yếu tố mang tính tiếp thu, lĩnh hội, được hình thành từ giáo dục.
Giới là sự tập hợp những hành vi mà chúng ta học được trong suốt quá

trình trưởng thành và những kỳ vọng về các đặc điểm và năng lực được
hướng tới để trở thành một người mang đặc điểm nam tính hay nữ tính
trong một nền văn hóa, xã hội cụ thể.
Ngay khi một đứa trẻ chào đời thì về mặt giới tính, trẻ đã là trẻ trai
hay trẻ gái. Nhưng trong quá trình xã hội hóa, trẻ được dạy dỗ và phải học

Cao học K2004-2007

14

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

cách để trở thành con trai hay con gái theo những khuôn mẫu giới đã định
sẵn, phù hợp với kỳ vọng của gia đình và xã hội. Ví dụ: con gái phải dịu
dàng, con trai phải mạnh dạn, táo bạo. Con trai không được khóc, không
được chơi búp bê; con gái không được hung hăng...
Những hành vi giới không phải là kỹ năng bẩm sinh mà là sự luyện tập
của con người dựa vào những quy tắc, chuẩn mực trong cộng đồng mà họ
sinh sống, nhằm đáp ứng sự mong đợi của cộng đồng đó [14, tr. 28 - 29].
Những khuôn mẫu giới được duy trì, củng cố thông qua các chính
sách, thể chế giáo dục, truyền thông, tập quán, phong tục...thành văn hay
bất thành văn, nó làm cho các khuôn mẫu giới, định kiến giới có thể được
duy trì qua rất nhiều thế hệ.
- Tính đa dạng: Những yếu tố mang đặc điểm giới được xác định
theo nền văn hóa mà không theo khía cạnh sinh vật học, và có thể thay đổi
theo thời gian, biến đổi theo các xã hội và các vùng khác nhau. Những đặc
điểm giới xã hội không phải ở xã hội nào cũng giống xã hội nào. Ví dụ:

Địa vị của phụ nữ Việt Nam sẽ khác so với địa vị của các nước Hồi giáo,
địa vị của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến sẽ khác so với địa vị của phụ
nữ hiện nay, địa vị xã hội của phụ nữ nông thôn cũng không hoàn toàn
giống phụ nữ thành thị....
- Tính năng động: Các vai trò giới luôn vận động cùng với sự thay
đổi của các yếu tố xã hội, kinh tế, luật pháp, chính sách,...Vì vậy, bản sắc
giới mang tính năng động. Nghĩa là: trong quá trình vận động và phát triển
của xã hội, có những giá trị mới về giới có thể được hình thành, có những
giá trị cũ có thể mất đi, không còn phù hợp, và có những giá trị vẫn trong
quá trình thẩm định. Ví dụ: nếu ta so sánh những phẩm chất “nữ tính” của
các cô gái ngày nay so với mẹ hay bà nội, bà ngoại... của họ trước đây thì
sẽ thấy có rất nhiều khác biệt trong tính cách, năng lực, vị thế, vai trò...của
họ trong gia đình và xã hội (mặc dù những đặc điểm về giới tính thì ở thời
nào cũng giống nhau) [14, tr. 29, 30].
Tính năng động của giới còn mang nghĩa: những đặc điểm về giới là có
thể thay đổi được, nghĩa là, trong một trường hợp cụ thể nào đó, người phụ nữ
Cao học K2004-2007

15

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

có thể đóng vai trò là người trụ cột kinh tế trong gia đình trong khi người đàn
ông sẽ là người nội trợ chính và chăm sóc con cái.
1.2.1.2. Khái niệm giới tính
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giới tính. Có thể nêu ra một số
định nghĩa sau:

- “Giới tính (Sex) là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng sinh học của
nữ giới và nam giới ” [29, tr.117]
- “Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ, là
các đặc điểm đồng nhất mà khi sinh ra chúng ta đã có” [65, tr.1]
- “Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt y sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình sản xuất giống nòi.
Cụ thể là: phụ nữ có buồng trứng, có khả năng mang thai, sinh con (kèm theo
các đặc điểm về giới thứ phát nữ như: phát triển mông và vú...). Nam giới có
tinh hoàn, có khả năng sản sinh tinh trùng (kèm theo các đặc điểm về giới thứ
phát nam như: phát triển lông và râu...)” [51, tr.34].
- “Giới tính (giống) chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ
sinh lý học (cấu tạo hormon, nhiễm sắc thể, các bộ phận sinh dục...v...v..). Sự
khác biệt này liên quan chủ yếu tới quá trình tái sản xuất nòi giống, cụ thể là
phụ nữ có thể mang thai, còn nam giới là một trong các yếu tố không thể thiếu
được trong quá trình thụ thai” [45, tr.15]
Như vậy, có rất nhiều những cách định nghĩa khác nhau về giới tính,
nhưng nhìn chung các tác giả khác nhau đều có cách hiểu khá thống nhất về
giới tính.
Trong đề tài này, tôi lựa chọn khái niệm giới tính như sau:
Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nữ và nam từ góc độ sinh lý học, bao
gồm sự khác nhau về giải phẫu (kích thước, hình dạng cơ thể...), cấu tạo
hormon, nhiễm sắc thể, chức năng các bộ phận...v...v... sự khác biệt này liên
quan chủ yếu tới quá trình tái sản xuất nòi giống.
Những đặc trưng cơ bản của giới tính:

Cao học K2004-2007

16

Nguyễn Thị Thịnh



Luận văn thạc sĩ khoa học

- Bẩm sinh: Nam và nữ mang những đặc điểm sinh học khác nhau (bộ
phận sinh dục, hormon, nhiễm sắc thể, trứng, tinh trùng...) được xác định bởi
tự nhiên, sinh ra đã có.
- Đồng nhất: Đàn ông và đàn bà trên khắp thế giới dù ở bất kỳ nền
văn hóa nào, ở thời đại nào đều có cấu tạo về mặt sinh học giống nhau,
đều tham gia và mang các yếu tố đóng góp vào quá trình thu thai như
nhau. Đàn bà ở Châu Á hay Châu Phi đều giống nhau ở chức năng mang
thai và sinh con, đàn ông ở thời phong kiến hay ở thời hiện đại thì cũng
giống nhau ở chỗ sản xuất ra tinh trùng, một yếu tố không thể thiếu được
trong quá trình thụ thai....
- Không biến đổi và không thay đổi:
+ Không biến đổi có nghĩa là trong suốt lịch sử phát triển của xã hội
loài người từ trước tới nay, các đặc điểm sinh học cơ bản nhằm xác định như
thế nào là một người nam (có tinh trùng) và một người nữ (có trứng và dạ
con) vẫn không hề biến đổi.
+ Không thể thay đổi có nghĩa là chức năng sinh sản của nam hay nữ là
không thể dịch chuyển cho nhau. Nam không thể có trứng và dạ con, nữ
không thể có tinh trùng. Đã mang những đặc trưng sinh học là con gái hoặc
con trai thì vĩnh viễn không thể thay đổi.
Như vậy: Sự khác biệt về mặt giới tính là bất biến cả về thời gian và
không gian.
Qua đây ta có thể thấy, giới và giới tính có sự khác biệt về mặt bản
chất. Giới thì có thể thay đổi, nhưng giới tính thì không thể thay đổi. Sự
phân biệt giữa giới và giới tính giúp chúng ta bác bỏ được thuyết quyết
định sinh học cho rằng: sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ quy
định sự khác biệt về vai trò, vị trí, tính cách, ứng xử...của nam và nữ trong
xã hội. Quan niệm này biện minh cho những định kiến tiêu cực về giới, đặc

biệt đối với phụ nữ.

Cao học K2004-2007

17

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

Phân biệt Giới và Giới tính
Giới (Gender)

Giới tính (Sex)

Đặc trưng xã hội (được hình thành Đặc trưng sinh học (mang tính bẩm
qua quá trình xã hội hóa, mang những sinh, di truyền, tự nhiên...)
đặc điểm của nền văn hóa, xã hội,
thời đại....)
Đa dạng về các phẩm chất, năng lực, Đồng nhất về những đặc điểm giải
kỳ vọng mà xã hội chờ đợi ở nam giới phẫu, sinh lý đặc trưng cho nam và
hay phụ nữ (khác nhau giữa các xã nữ (ở mọi nơi, trong mọi thời đại,
hội, vùng miền, nền văn hóa...)

những đặc điểm sinh học quy định
nam, nữ đều giống nhau)

Có thể thay đổi được (những năng Không thể thay đổi được: Những đặc
lực, tính cách... thường gán cho nam điểm sinh học ở nam giới và phụ nữ

giới và phụ nữ thì có thể hoán đổi không thể hoán đổi được cho nhau:
được cho nhau). Ví dụ:

- Chỉ phụ nữ mới có thể sản xuất ra

- Nam giới có thể dịu dàng, phụ nữ có trứng, mang thai, sinh con, cho con
thể mạnh mẽ

bú bằng sữa mẹ

- Phụ nữ có thể tham gia công tác xã - Chỉ đàn ông mới sản xuất ra tinh
hội, nam giới có thể chăm sóc con và trùng để thụ thai
làm nội trợ
1.2.2. Định kiến giới
Để hiểu về khái niệm định kiến giới, trước hết chúng ta cần phải tìm
hiểu khái niệm định kiến.
1.2.2.1. Khái niệm định kiến
Trong đời thường, chúng ta thường hay dùng từ định kiến để chỉ định kiến
xã hội. Định kiến là một trong những hiện tượng tâm lý - xã hội đặc trưng của
nhóm. Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp hiện tượng định kiến ở bất cứ nơi
đâu: định kiến giữa các nhóm này với nhóm khác, giữa cá nhân này với cá nhân
khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa giới nam và giới nữ....
Cao học K2004-2007

18

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học


Các nhà Tâm lý học xã hội có nhiều cách định nghĩa khác nhau về định kiến:
- Các nhà Tâm lý học Xô Viết cho rằng: “Định kiến xã hội là quan
niệm đơn giản, máy móc, thường không đúng sự thật thể hiện trong nhận thức
hàng ngày về một khách thể xã hội nào đó (một cá nhân, một nhóm, một cộng
đồng xã hội...)” [20, tr.174]
- Theo tác giả Jo.Godefroid: “Định kiến bao hàm một sự phán xét “tốt”
hay “xấu” của chúng ta đối với người khác, ngay cả trước khi biết rõ hoặc biết
được lý do hành động của họ” [26, Chương XI, tr. 18]
- Theo Fischer: “Định kiến là những thái độ bao hàm sự đánh giá một
chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tùy
theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác định kiến là một loại
phân biệt đối xử bao gồm hai thành tố chính là nhận thức và ứng xử” [24]
- Theo J.P.Chaplin, định kiến là: 1) Là thái độ có thể là tích cực hoặc
tiêu cực được hình thành trước trên cơ sở những dấu hiệu rõ ràng trong đó đặc
biệt là yếu tố cảm xúc; 2) Là lòng tin hoặc cách nhìn, thường là không thiện
cảm dẫn đến cho chủ thể một cách ứng xử hoặc cách nghĩ như vậy đối với
người khác [20, tr. 175].
- Theo Kramer (1949) và Mann (1959): “Định kiến là thái độ - một
sự biểu hiện của trí tuệ. Cũng như các thái độ khác, định kiến là một thành
tố của nhận thức, tức là chúng ta hiểu biết về con người nhờ sự tưởng
tượng hoặc bức tranh tinh thần; định kiến là một thành tố có ảnh hưởng,
nghĩa là nó khơi dậy tình cảm hoặc cảm xúc của con người; định kiến là
hành vi, nghĩa là chủ thể hướng hoặc thực hiện hành động của mình đối với
người bị định kiến”[20, tr. 176].
- Theo Vũ Dũng: “Định kiến là thái độ mang tính tiêu cực, bất hợp lý
đối với nhóm hoặc các thành viên của nhóm” [20, tr.176]
- Lã Thu Thủy thì cho rằng: “Định kiến xã hội là những thái độ tiêu cực
được nảy sinh trên cơ sở của những cảm nhận không có cơ sở chắc chắn,
những đặc điểm bề ngoài, những ấn tượng xấu...về một cá nhân, về một nhóm

người hay một cộng đồng người nào đó” [54, tr.51]

Cao học K2004-2007

19

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

- “Định kiến là sự khái quát mang tính tuyệt đối về một nhóm xã hội cụ
thể. Các đặc điểm của nhóm thường được mô tả một cách cứng nhắc và cố
định. Quan niệm định kiến do đó thường không phản ánh được sự đa dạng và
phong phú của các thành viên cũng như tiềm năng của cả nhóm” [2, tr. 3].
Nhìn chung, các tác giả khác nhau đều có những nhìn nhận giống nhau
một cách căn bản về định kiến, nổi lên một số đặc điểm sau:
+ Thứ nhất: Cái lõi của định kiến là nhận thức, nhưng những nhận thức
này lại thường là thiếu căn cứ, phiến diện, một chiều, bất hợp lý của chủ thể
mang định kiến, hoặc các quan niệm, niềm tin, biểu tượng có tính chất rập
khuôn và đơn giản hóa quá mức về những đặc điểm bề ngoài, thái độ và hành
vi ứng xử xã hội, những ấn tượng xấu... về một cá nhân, một nhóm người nào
đó tùy theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Sự khái quát mang tính tuyệt
đối về một nhóm xã hội khiến cho các đặc điểm về nhóm người đó thường
được mô tả một cách cứng nhắc và cố định, vì thế định kiến không phản ánh
được sự phong phú, đa dạng của những thành viên trong nhóm bị định kiến.
+ Thứ hai: Định kiến gắn chặt với thái độ. Sự mô tả này hướng tới cấu
trúc ba thành phần của thái độ là nhận thức, xúc cảm và xu hướng hành vi.
Yếu tố nhận thức trong định kiến mang tính rập khuôn, phiến diện. Yếu tố
tình cảm liên quan đến những cảm giác âm tính, những tình cảm mà cá nhân

mang định kiến trải nghiệm khi nhìn thấy, hoặc nghĩ tới người mà mình có
định kiến. Yếu tố hành vi bao gồm xu hướng hành động tiêu cực hoặc dự định
hành động tiêu cực với đối tượng bị định kiến. Tuy nhiên, có sự khác biệt
đáng kể giữa thái độ và định kiến. Thái độ thì có thể là tích cực hay tiêu cực,
nhưng định kiến thì thường là tiêu cực. Mặt khác, chúng ta đều có thể có một
số thái độ tiêu cực đối với cá nhân hoặc nhóm nào đó, nhưng không phải tất
cả các thái độ tiêu cực đều trở thành định kiến. Trong trường hợp này, nếu
xem định kiến là một dạng thái độ thì định kiến có thể hiểu là thái độ tiêu cực
mang tính bất hợp lý đối với nhóm hoặc các thành viên của một nhóm.
+ Thứ ba: Cuối cùng, định kiến được biểu hiện ra ngoài bởi những
hành vi, ứng xử (thường là tiêu cực) với đối tượng bị định kiến. Ở đây chúng

Cao học K2004-2007

20

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

tôi thiên về ý kiến cho rằng định kiến là sự phán xét, đánh giá. Nhận thức hay
thái độ có thể được bộc lộ ra hoặc không được bộc lộ ra, vì thế mang tính chất
“tĩnh”. Sự phán xét, đánh giá là một cách bày tỏ quan điểm, một cách bộc lộ
ra ngoài của định kiến, vì thế mang tính chất “động”.
Từ những phân tích trên đây, tôi xin đưa ra khái niệm định kiến như sau:
Định kiến là sự nhìn nhận, phán xét, đánh giá mang tính tiêu cực và bất
hợp lý được hình thành trên cơ sở những nhận thức thiếu căn cứ, phiến diện,
một chiều mà chủ thể mang định kiến áp đặt thành thuộc tính của đối tượng
bị định kiến.

1.2.2.2. Định kiến giới
a. Khái niệm định kiến giới.
Một cách chung nhất, định kiến giới có thể hiểu là định kiến xã hội dựa
trên cơ sở giới tính. Trong xã hội còn tồn tại những bất bình đẳng giới, đặc
biệt là đối với phụ nữ thì định kiến giới được hiểu ngầm ẩn là định kiến đối
với phụ nữ. Sau đây, tôi xin điểm lại một số cách hiểu về định kiến giới của
các tác giả khác nhau được đề cập đến trong một số sách, tài liệu về giới,
những bài báo nghiên cứu về định kiến giới. Cụ thể như sau:
- “Định kiến giới là suy nghĩ mà mọi người có về những gì mà phụ nữ
và nam giới có khả năng và loại hoạt động mà họ có thể làm” [66]. Điều này
có nghĩa là định kiến giới tồn tại trong tư tưởng, suy nghĩ về người nam hoặc
nữ. Nội dung của định kiến giới là việc phân biệt khả năng và phạm vi công
việc của hai giới. Trong cách hiểu này chưa nói lên được cách biểu hiện ra
ngoài của định kiến giới đó là sự phán xét, đánh giá, hoặc phân biệt đối xử.
Chỉ khi nào định kiến giới được thể hiện ra ngoài thì chúng ta mới có thể đo
đếm được. Mặt khác, trong khái niệm này chưa chỉ ra được cơ sở của định
kiến giới là những nhận thức thiếu căn cứ, nhận thức mang tính khuôn mẫu về
những đặc điểm bề ngoài, những ấn tượng xấu về nam giới hoặc phụ nữ.
- “Định kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, cộng
đồng cụ thể coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới (Ví dụ: Nội trợ
không phải là việc của đàn ông). Các định kiến giới thường không phản ánh

Cao học K2004-2007

21

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học


đúng khả năng thực tế của từng giới và thường giới hạn những gì mà xã hội
cho phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện ” [65, tr.4]. Ý thứ nhất của
cách hiểu này phù hợp với khái niệm khuôn mẫu giới hơn là khái niệm định
kiến giới. Nhận thức có tính khuôn mẫu là cơ sở của định kiến giới. Ý thứ
hai của định nghĩa đã nêu lên được những tác hại của định kiến giới: không
phản ánh đúng khả năng thực tế của từng giới, kìm hãm sự phát triển năng
lực của hai giới.
- “Định kiến giới là việc nhìn nhận không đúng về khả năng của nam
giới hoặc nữ giới, về tính cách mà nam hoặc nữ nên có, về loại hình hoạt
động, nghề nghiệp mà nam hoặc nữ có thể làm hoặc không thể làm” [14, tr.
44]. Quan niệm này khẳng định sự bất hợp lý của định kiến giới khi đánh giá
về khả năng, tính cách, nghề nghiệp...của nam giới và phụ nữ mà cơ sở của nó
là nhận thức không đúng. Đây là một khái niệm nói lên được bản chất và nội
dung của định kiến giới.
- “Định kiến giới là định kiến về năng lực của giới nữ, về sự phân công
công việc giữa nam và nữ có thể trở thành những trở ngại đối với phụ nữ
trong việc nắm bắt các cơ hội về học tập và việc làm, có thể hạn chế sự lựa
chọn độc lập của họ trong cuộc sống” [2, tr. 3]. Hay nói ngắn gọn hơn: “Định
kiến giới là sự khái quát mang tính tuyệt đối về một giới, nam hoặc nữ” [2,
tr.4]. Chúng tôi thiên về ý kiến định kiến giới được tạo ra dựa trên sự khái
quát hóa mang tính tuyệt đối hơn là ý kiến được đưa ra trong khái niệm này
rằng: bản thân sự khái quát hóa là định kiến giới. Sự khái quát hóa tuyệt đối
thường dẫn tới những suy nghĩ, những niềm tin sai lầm và sự đánh giá thiên
lệch hay nói cách khác là dẫn tới định kiến giới.
- Tác giả Trần Thị Minh Đức cho rằng: “Định kiến giới được hiểu là
những thái độ mang hàm ý tiêu cực về vị trí, vai trò, tính cách, năng lực, công
việc...của phụ nữ trong tương quan với nam giới” [15, tr.14]. Trong quan
niệm này, tác giả đã đặt nam – nữ trong mối tương quan mà ở đó có sự đánh
giá thiên lệch: phụ nữ bị đánh giá thấp, bị đánh giá tiêu cực hơn so với nam

giới trên tất cả các mặt: vị trí, vai trò, tính cách, năng lực, công việc,...Đây là

Cao học K2004-2007

22

Nguyễn Thị Thịnh


Luận văn thạc sĩ khoa học

một khái niệm thiên về định kiến đối với người phụ nữ, phù hợp với thực tế
đấu tranh tiến tới bình đẳng giới hiện nay. Đây là một cách nhìn khá khái
quát, cô đọng về định kiến giới. Tuy nhiên, định kiến giới không hoàn toàn
bao hàm tất cả những thái độ mang tính tiêu cực về giới, bởi: không phải tất
cả những thái độ mang tính tiêu cực đều trở thành định kiến giới mà chỉ
những thái độ tiêu cực mang tính bất hợp lý về giới mới trở thành định kiến
giới. Bởi vậy, khi đánh giá con người phải đánh giá từng cá nhân cụ thể, đánh
giá trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Từ những phân tích trên đây, ta thấy định kiến giới có một số đặc trưng sau:
+ Định kiến giới được hình thành trên cơ sở những nhận thức mang
tính khuôn mẫu giới, hoăc những nhận thức thiếu căn cứ, phiến diện, một
chiều, rập khuôn...về giới. Những nhận thức này thường là thiên lệch: người
phụ nữ thường bị coi là kém cỏi hơn so với nam giới.
+ Nội dung của định kiến giới: Là những định kiến về vị trí, vai trò,
tính cách, năng lực, công việc...của phụ nữ và nam giới trong gia đình và
xã hội.
+ Định kiến giới phải được thể hiện ra bên ngoài bằng những nhìn
nhận, phán xét, đánh giá đối với phụ nữ và nam giới. Ở mức độ cao hơn, định
kiến giới được thể hiện bằng những hành vi phân biệt đối xử theo giới (định

kiến trong hành động).
Từ những phân tích ở trên, tôi xin đưa ra một cách hiểu về định kiến
giới như sau:
Định kiến giới là sự nhìn nhận, phán xét, đánh giá mang tính tiêu cực
và bất hợp lý về đặc điểm, vị trí, vai trò, năng lực, công việc mà chủ thể áp
đặt thành thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới.
Từ đây ta có thể rút ra khái niệm về định kiến đối với người phụ
nữ như sau:
Định kiến đối với người phụ nữ là sự nhìn nhận, phán xét, đánh giá
mang tính tiêu cực và bất hợp lý về năng lực, phẩm chất của phụ nữ (thường
là kém cỏi hơn) so với nam giới.

Cao học K2004-2007

23

Nguyễn Thị Thịnh


×