Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: Luận văn ThS. Tâm lý học: 603104

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------***------------

TRẦN THÙY DƢƠNG

NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------***------------

TRẦN THÙY DƢƠNG

NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng. Những số liệu và kết quả
nghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế điều tra và có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu những thơng tin tơi cung cấp khơng chính xác, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm trước những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Thái Bình, ngày 6 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Trần Thùy Dƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý
học,Trường đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn đã tham gia giảng dạy và
cho em những ý kiến góp ý quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em để hoàn
thành tốt đề tài nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, đội ngũ cán bộ, nhân
viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, cũng như bệnh nhân và người
nhà bệnh đã hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho tơi hồn thành q
trình nghiên cứu một cách tốt nhất.
Tuy có nhiều cố gắng trong nghiêncứu, song luận văn khơng tránh khỏi

những sai sót, rất mong nhận được những sự nhận xét và góp ý của các thầy
cơ, bạn bè để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Bình, ngày 6 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Trần Thùy Dƣơng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ BỆNH NHÂN VÀ NHU CẦU
ĐƢỢC HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN .......................................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu được hỗ trợ của bệnh nhân ................. 5
1.1.1. Ở nước ngoài ........................................................................................... 5
1.1.2.Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................. 13
1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến BN và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý
của bệnh nhân .................................................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm Nhu cầu................................................................................ 16
1.2.2. Khái niệm Hỗ trợ tâm lý ....................................................................... 19
1.2.3. Khái niệm Bệnh nhân. ........................................................................... 21
1.2.4.Khái niệm Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân................................... 21
1.3. Một số đặc điểm tâm lý chung của bệnh nhân ......................................... 22
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân nội khoa ............................................. 25

1.3.2. Đặc điểm tâm lí của người mắc bệnh ung thư ...................................... 26
1.3.3. Đặc điểm tâm lý của người mắc bệnh tim mạch................................... 26
1.3.4. Đặc điểm tâm lí của người mắc bệnh tiểu đường ................................. 27
1.3.5. Đặc điểm tâm lý của người mắc bệnh dạ dày, tá tràng ......................... 27
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân27
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 30

iii


Chƣơng 2.TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 31
2.1. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 31
2.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................... 33
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 36
2.3.1.Nghiên cứu lý luận và xây dựng công cụ nghiên cứu ............................ 36
2.3.2. Điều tra thực trạng................................................................................. 36
2.4. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 37
2.5. Các tiêu chí đo lường ............................................................................... 38
2.5.1. Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân .......................................... 38
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân 38
2.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 39
2.6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 40
2.6.3. Phương pháp trắc nghiệm ..................................................................... 40
2.6.4. Phương pháp phỏng vấn sâu. ................................................................ 44
2.6.5. Phương pháp thống kê toán học ............................................................ 45
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 46
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 47
3.1.Thực trạng nhu cầu được hỗ trợ chung của bệnh nhân ............................. 47
3.1.1 Nhu cầu được hỗ trợ chung của bệnh nhân............................................ 47

3.1.2. Nhu cầu hỗ trợ về y tế ........................................................................... 48
3.1.3. Nhu cầu về hỗ trợ chăm sóc .................................................................. 51
3.1.4. Nhu cầu được hỗ trợ về đời sống hàng ngày ........................................ 52
3.1.5. Nhu cầu hỗ trợ về vấn đề tình dục ........................................................ 53
3.1.6. Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân .......................................... 54
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân59
3.2.1. Yếu tố nhân khẩu .................................................................................. 59
iv


3.2.2. Tương tác giữa bác sỹ, nhân viên y tế với BN...................................... 63
3.2.3. Nhận thức của bệnh nhân về hoạt động hỗ trợ tâm lý .......................... 65
3.2.4. Tình trạng bệnh ..................................................................................... 69
3.2.5. Ảnh hưởng của yếu tố lo âu, trầm cảm ................................................. 74
3.3. Mối tương quan giữa nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của BN với các yếu tố
ảnh hưởng ........................................................................................................ 81
3.3.1. Mối tương quan giữa giới tính và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của BN 81
3.3.2. Mối tương quan giữa tương tác của NVYT với BN và nhu cầu được hỗ
trợ tâm lý của BN ............................................................................................ 82
3.3.3. Mối tương quan giữa tình trạng bệnh và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của
bệnh nhân ........................................................................................................ 83
3.3.4. Mối tương quan giữa đánh giá của bệnh nhân về hoạt động hỗ trợ tâm
lý với nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ........................................... 83
3.3.5. Tương quan giữa tình trạng lo âu, trầm cảm với nhu cầu được hỗ trợ
tâm lý của bệnh nhân....................................................................................... 84
3.4. Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý
của bệnh nhân BVĐK tỉnh Thái Bình ............................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87
I. Kết luận ........................................................................................................ 87
II. Khuyến nghị ............................................................................................... 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CTXH: Công tác xã hội
BVĐK : Bệnh viện Đa khoa
BN: Bệnh nhân
BNUT: Bệnh nhân ung thư
HTTL: Hỗ trợ tâm lý
HADS:Hospital Anxiety and Depression Scale
NVYT: Nhân viên y tế
SCNS:Supportive Care Needs Survey Short form

vi


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của khách thể nghiên cứu ................................... 33
Bảng 2.2. Đặc điểm bệnh của khách thể ......................................................... 36
Bảng 2.3. So sánh hệ số Cronbach‟s Alpha của bộ câu hỏi SCNS – SF34 .... 41
ở một số nghiên cứu ........................................................................................ 41
Bảng 2.4. So sánh hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo HADS................... 43
ở một số nghiên cứu ........................................................................................ 43
Bảng 2.5. Điểm đánh giá thang đo HADS ...................................................... 44
Bảng 3.1:Thực trạng nhu cầu hỗ trợ chung của bệnh nhân ............................ 47
Bảng 3.2: Nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân với các hoạt động hỗ trợ y tế ......... 49
Bảng 3.3: Nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân với các hoạt động chăm sóc .......... 51

Bảng 3.4 : Nhu cầu của BN được hỗ trợ về đời sống hàng ngày.................... 53
Bảng 3.5: Nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân về vấn đề liên quan đến tình dục ... 54
Biểu đồ 3.1: Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý chung của bệnh nhân (%) .............. 55
Bảng 3.6: Nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân .................................... 55
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu đến nhu cầu được hỗ trợ ........... 59
tâm lý của bệnh nhân....................................................................................... 59
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhân viên y tế đến nhu cầu hỗ
trợ tâm lý của bệnh nhân ................................................................................. 63
Bảng 3.9: Hiểu biết của BN về phòng hỗ trợ tâm lý ở BVĐK tỉnh Thái Bình .......... 65
Bảng 3.10 :Đánh giá của bệnh nhân về sự cần thiết của hoạt động hỗ trợ tâm lý ....... 66
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của nhận thức với nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của ... 67
bệnh nhân ........................................................................................................ 67
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện ý định sử dụng dịch vụ tư vấn tâm lý và ......... 68
công tác xã hội của bệnh nhân ........................................................................ 68
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của loại bệnh đang điều trị đến nhu cầu được ........... 69
hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ............................................................................ 69
vii


Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến nhu cầu được hỗ trợ ..... 70
tâm lý của bệnh nhân....................................................................................... 70
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời gian nằm viện đến nhu cầu hỗ trợ ............... 72
tâm lý của bệnh nhân....................................................................................... 72
Bảng 3.15 : Ảnh hưởng của việc BN hiểu về bệnh của mình với nhu cầu ..... 73
hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ............................................................................ 73
Bảng 3.16: Thực trạng mức độ lo âu trầm cảm của bệnh nhân ...................... 74
Bảng 3.17: Tỷ lệ BN lo âu, trầm cảm theo giới tính ....................................... 75
Bảng 3.18: Tỷ lệ BN lo âu, trầm cảm theo thời gian mắc bệnh...................... 76
Bảng 3.19: Tỷ lệ bệnh nhân lo âu, trầm cảm theo bệnh mắc phải .................. 77
Bảng 3.20 : Mức độ lo âu, trầm cảm của BN theo bệnh mắc phải ................. 79

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của tình trạng lo âu, trầm cảm với nhu cầu được ...... 80
hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ............................................................................ 80
Bảng 3.22. Mối tương quan giữa nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của ................. 81
bệnh nhân với các yếu tố ảnh huởng ............................................................... 81
Bảng 3.23: Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu hỗ trợ tâm
lý của bệnh nhân.............................................................................................. 85

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi bị bệnh tâm lý người bệnh không thể không bị thay đổi.Sự thay đổi
tâm lý thể hiện trong mối quan hệ tương hỗ giữa hiện tượng tâm lý và bệnh tật
và mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và môi trường xung quanh. Tâm lý
của người bệnh lại vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lâu dài.
Từ lâu, y học, tâm lý học sức khỏe, tâm lý học lâm sàng đã tìm thấy
mối liên hệ giữa các bệnh thực thể:tim mạch, tiểu đường, dạ dày- tá tràng, ung
thư… với các khó khăn tâm lý.Theo MacHale S. (2002) có tới một phần ba số
bệnh nhân nội trú có triệu chứng nhẹ đến trung bình về trầm cảm. Họ có mức
độ hoạt động thấp hơn và tỷ lệ tử vong và tỷ lệtái phát bệnh cao hơn so với
những người có bệnh tương tự nhưng không trầm cảm [45]. Các bệnh thực
thể này tác động qua lại với các yếu tố tâm lý. Các yếu tố tâm lý có thể làm
nặng thêm mức độ, tần xuất, tỉ lệ tái phát của bệnh, khả năng phục hồi của
bệnh nhân. Các bệnh thực thể lại sinh ra các khó khăn tâm lý cho bệnh nhân
trong quá trình điều trị bệnh. Việc kết hợp điều trị các yếu tố tâm lý với điều
trị các bệnh thực thể là rất quan trọng, giúp cho việc điều trị bệnh thực thể đạt
hiệu quả cao.
Trên thế giới thì việc hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân được chú ý từ rất lâu
nhằm giúp đỡ bệnh nhân vượt qua những khó khăn đau đớn của bệnh tật giảm

bớt những căng thẳng về mặt cảm xúc. Tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam là ở
bệnh viện hầu như chưa có sự góp mặt của các chuyên gia tâm lý để hỗ trợ
tâm lý cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, qua thử nghiệm bướcđầu từ năm 2008
đến nay, mơ hình phịng Cơng tác xã hội (CTXH) với chức năng cung cấp các
dịch vụ về cơng tác xã hội trong đó có hỗ trợ tâm lý để hỗ trợ người bệnh
được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chăm sóc y tế và tâm lý – xã hội trong quá trình
khám, chữa bệnh tại bệnh viện đã được thành lập ở một số bệnh viện như
1


Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh,
Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy…. Chưa bàn đến vấn đề hiệu quả
của các phòng này mà mới bàn đến số lượng thì thực trạng cho thấy rằng, các
phịng này mới chỉ có ở những bệnh việntuyến Trung Ương và số lượng là
không nhiều, hoạt động chưa có hiệu quả cao. Riêng ở Bệnh viện Đa khoa
(BVĐK) tỉnh Thái Bình, hiện nay cũng đã thành lập phịng CTXH, trong đó
có chức năng hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân (BN). Tuy nhiên, các hoạt động hỗ
trợ tâm lý cho BN còn chưa cụ thể, rõ ràng và mới dừng lại ở mức độ thăm
hỏi động viện. BN cũng chưa được biết, chưa được tiếp cận nhiều với các
hoạt động trợ giúp tâm lý. Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu được trợ giúp tâm lý
của BNđang điều trị nội trú tại bệnh viện là rất cần thiết.
Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về nhu cầu của bệnh nhân với các
hoạt động tư vấn bệnh, cung cấp thơng tin, nhận thức, chăm sóc hỗ trợ… Tuy
nhiên, nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân cịn rất ít. Bệnh
nhân lại là những đối tượng thực sự gặp nhiều khó khăn trong q trình điều
trị bệnh, nhất là những bệnh mãn tính phải điều trị trong một thời gian dài. Do
đó, ý nghĩa của kết quả nghiên cứu cùng với phương pháp nghiên cứu sẽ góp
phần bổ sung hơn về mặt lý thuyết cũng như kết quả về nhu cầu hỗ trợ tâm lý
của bệnh nhân cho các nghiên cứu sau này.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình” nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh
nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ từ đó đưa ra những kiến
nghị đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nhằm đẩy mạnh cơng tác hỗ
trợ tâm lý cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân và những
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nhằm đẩy mạnh cơng tác hỗ trợ tâm lý cho bệnh
nhân.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhu cầu được nhận sự hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân đang điều trị bệnh
ung thư, tim mạch, tiểu đường, dạ dày- tá tràng tại BVĐK tỉnh Thái Bình.
4. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên 200 BN đang điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu
đường, dạ dày –tá tràng tại BVĐK tỉnh Thái Bình, trong đó:
-BN ung thư: 50 người
-BN tim mạch: 50 người
- BN tiểu đường: 50 người
-BN dạ dày-tá tràng: 50 người
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của BN đang điều trị các bệnh
ung thư, tim mạch, tiểu đường, dạ dày-tá tràng tại BVĐK tỉnh Thái Bình.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận vấn đề nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân.
6.2. Đo mức độ thực trạng nhu cầu chung của bệnh nhân khi nằm viện điều trị

bệnh mãn tính (ung thư, tim mạch, tiểu đường, dạ dày – tá tràng).
6.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân.
6.4.Đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác hỗ trợ tâm lý cho bệnh
nhân ở bệnh viện.

3


7.Giả thuyết khoa học
7.1. Phần lớn bệnh nhân đang điều trị các bệnh mãn tính ( ung thư, timmạch,
tiểu đường, dạ dày – tá tràng) ở BVĐK tỉnh Thái Bình đều có nhu cầu được
hỗ trợ nói chung và hỗ trợ tâm lý nói riêng.
7.2. Có sự khác nhau trong nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của các nhóm bệnh
nhân. Nhóm bệnh nhân ung thư có nhu cầu được nhận sự hỗ trợ tâm lýlớn
nhất.
7.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh
nhân, trong đó mức độ lo âu, trầm cảm của họ có ảnh hưởng mạnh nhất đến
nhu cầu này.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích văn bản, tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
Những phương pháp trên sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 2 của luận văn.

4



Chƣơng1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ BỆNH NHÂN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ
TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân
1.1.1. Ở nước ngoài
Vấn đề “Nhu cầu” là một trong những vấn đề được nhiều nhà tâm lý
học quan tâm nghiên cứu. Một trong những người nghiên cứu sâu về nhu cầu
là nhà tâm lý học người Mỹ, A. Maslow. Theo ông, các nhu cầu của con
người được sắp xếp theo một trìnhtựthứbậc từ thấp đến cao theo hình kim tự
tháp. Các nhu cầu càng ở bậc cao thì càng đặc trưng cho con người. Khi con
người được thỏa mãn những nhu cầu bậc thấp, thì nhu cầu bậc cao sẽ xuất
hiện và địi hỏi cần được thỏa mãn. Theo đó, nhu cầu an toàn – an ninh (safety
needs) là nhu cầu xuất hiện khi con người được đáp ứng các nhu cầu cơ bản
như ăn, mặc thì nhu cầu an tồn sẽ được hoạt hóa. Cá nhân mong muốn có sự
bảo vệ cho sự sống cịn của mình khỏi các nguy hiểm. Khi cá nhân thấy bất
ổn họ có thể tìm kiếm sự an tồn về mặt tinh thần từ sự che chở bởi các niềm
tin tôn giáo. Những người khác tìm đến các nhà tham vấn, chuyên gia tâm lý
đề được trợ giúp, hỗ trợ. Theo đó có thể hiểu: nhu cầu hỗ trợ tâm lý được sinh
ra khi con người tìm kiếm sự “an tồn” về mặt tinh thần. Không chỉ như thế.
Nhu cầu hỗ trợ tâm lý còn là biểu hiện của nhu cầu được quan tâm/yêu
thương; nhu cầu được tôn trọng và cả nhu cầu hiện thực hóa bản thân.
Trong những năm gần đây đã có khơng ít các nghiên cứu về nhu cầu
được hỗ trợ của bệnh nhân nói chung và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh
nhân nói riêng. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
từ những lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngành nghề lại có những nghiên cứu với
chủ đề, hướng tiếp cận và phương pháp khác nhau. Có thể thấy các nghiên
5


cứu đề cập đến các chủ đề cơ bản như: nhu cầu của bệnh nhân, đặc điểm tâm

lý của bệnh nhân khi nằm viện, hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ trong việc
giúp BN cải thiện sức khỏe, khắc phục khó khăn...Mặc dù, hướng tiếp cận và
chủ đề nghiên cứu là khác nhau song mục tiêu của các nghiên cứu này đều
hướng đến cung cấp cho người bệnh, gia đình, bệnh viện những cách thức hỗ
trợ, can thiệp hiệu quảnhất, giảm nhẹ đến mức tối đa các khó khăn đối với
bệnh nhân.
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu đặc điểm tâm lý của bệnh nhân và hiệu quả của
hoạt động hỗ trợ bệnh nhân
Những nghiên cứu về đặc điểm tâm lý hay hiệu quả của các hoạt động
chăm sóc, hỗ trợ cho BN, cũng gián tiếp đề cập đến nhu cầu của nhóm đối
tượng này trong đó có cả nhu cầu hỗ trợ tâm lý. Nhóm chủ đề liên quan đến
nhu cầu của BN cũng không tách rời các nghiên cứu về tâm lý xã hội.
Kết quả nghiên cứuvề “Nhu cầu chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân và căng
thẳng tâm lý ở bệnh nhân ung thư vú ở Nhật Bản” của tác giả Megumi Uchida,
Tatsuo Akechi, Toru Okuyama, Ryuichi Sagawa, Tomohoro Nakaguchi,
Chiharu Endo, Hiroko Yamashita, Tatsuya Toyama, Toshiaki A.Furukawa
(2010) cho thấy, nhu cầu tâm lý xã hội có liên quan chặt chẽ với căng thẳng
tâm lý và chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống và căng thẳng tâm lý
có thể được cải thiện nếu có sự đáp ứng nhu cầu chưa được thỏa mãn, đặc biệt
là nhu cầu được cung cấp thông tin ở bệnh nhân ung thư [55].
Nghiên

cứu

của

tác

giảRainbirdK., PerkinsJ., Sanson-


FisherR., RolfeI., AnselineP.(2009) nghiên cứu trên 246 BNung thư giai đoạn
cuối ở Úc cho thấy, 95% BN có nhu cầu cần được hỗ trợ, 39-40% BN có nhu
cầu cao về hỗ trợ tâm lý [61].
Nghiên cứu gần đây tại Hong Kong của nhóm tác giả Li W. W., Lam
W.W., AuA.H., Ye M., Law W.L., Poon J., Kwong A., Suen D., Tsang
6


J., Girgis A., Fielding R. (2012) trên 2 nhóm bệnh nhân ung thư (BNUT) vú
và BNUT đại trực tràng có mục đích là tìm hiểu sự khác biệt giữa nhu cầu
chăm sóc hỗ trợ ở các nhóm bệnh nhân ung thư, từ đó tối ưu hóa các hoạt
động dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho BN.Kết quả nghiên cứuđã chỉ ra nhu cầu
chăm sóc hỗ trợ ở các nhóm bệnh nhân ung thư khơng có sự khác biệt, trong
đó nhu cầu được hỗ trợ tâm lý là cao nhất [51].
Liao Y.C., Liao W.Y., Shun S.C., Yu C.J., Yang P.C., Lai Y.H. (2011)
đã nghiên cứu trên 152 bệnh nhân ung thư phổi tại một trung tâm y tế ở Đài
Loan đểđánh giá các triệu chứng tâm lý và những nhu cầu hỗ trợ chưa được
đáp ứng trong năm lĩnh vực chăm sóc chính. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy,
bệnh nhân có triệu chứng tâm lý căng thẳng từ nhẹ đến trung bình vàtỷ lệ bị
căng thẳng rất cao. Bất kể tình trạng điều trị của họ ra sao nhu cầu chăm sóc
hỗ trợ của BNđều cao. Ba lĩnh vực có nhu cầu cao hàng đầu là:thơng tin,
tâmlý, chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân. Nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp ứng
phó với tâm lý căng thẳng của bệnh nhân là can thiệp quản lý triệu chứng, tư
vấn tiếp tụcvà chuẩn bị cho q trình chuyển đổi điều trị tích cực cho các giai
đoạn tiếp theo là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc [52].
Khơng chỉ bệnh nhân có nhu cầu hỗ trợ, liên quan tới bệnh nhân là
những người chăm sóc, gắn bó nhiều với bệnh nhân thì nhu cầu hỗ trợ của
người chăm sóc bệnh nhân cũng được quan tâm.
Nỗi đau mà bệnh tật mang lại khơng chỉ người bệnh phải chịu đựng, mà
chính người chăm sóc cũng phải trải nghiệm, đặc biệt với người chăm sóc gia

đình. Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đau khổ tâm lý của bệnh nhân ung thư
và những người chăm sóc họ” (Đại học Mancheste, 1992) đã chỉ ra rằng, các
bệnh nhân và người chăm sóc đã khơng có kinh nghiệm đáng kể nhiều hơn
hoặc ít hơn về những đau khổ tâm lý so với người kia. Bằng chứng sơ bộ của

7


nghiên cứu cho thấy can thiệp sớm với bệnh nhân và người chăm sóc của họ
có thể ngăn chặn sự phát triển sau này của đau khổ tâm lý ở cả hai thành viên.
Trong nghiên cứu của Ferrell B.R.,Rhiner M., Cohen M.Z. (1991) mô
tả đau ung thư từ quan điểm của những người chăm sóc trong gia đình. Đau
mãn tính, được liên kết với bệnh ác tính, tạo ra một gánh nặng căng thẳng trên
bệnh nhân cũng như trên toàn bộ gia đình. Nghiên cứu định tính này bao gồm
85 người chăm sóc trong gia đình của bệnh nhân với cơn đau ung thư. Dữ liệu
được thu thập bằng cách sử dụng phỏng vấn và phân tích. Nghiên cứu này
chứng minh vai trò quan trọng của các thành viên trong gia đình đối với
việcđiều trị ung thư. Nếu số lượng bệnh nhân được chăm sóc tại nhà bởi các
thành viên trong gia đình tiếp tục phát triển, vai trị này sẽ trở nên quan trọng
hơn [39].
Một nghiên cứu của Đại học New York tiến hành vào năm 2010 đã đề
cập đến “Chăm sóc tâm lý xã hội cho bệnh nhân và gia đình của họ là khơng
thể thiếu để chăm sóc hỗ trợ trong bệnh ung thư”. Nghiên cứu đã đánh giá
mối quan tâm về tâm lý xã hội và nhu cầu của bệnh nhân ung thư trong tất cả
các giai đoạnliên tục của bệnh, từ chẩn đoán đến chết hoặc sống sót. Vai trị
của văn hóa, tâm linh và tôn giáo được xem xét như là một phần của chăm sóc
tâm lý xã hội. Nghiên cứu kêu gọi sự thay đổi sang một mơ hình mới về chăm
sóc thơng qua tiếp cận tích hợp để xác định và đáp ứng nhu cầu tâm lý xã hội
của bệnh nhân ung thư và những người phục hồi sau điều trị ung thư như một
phần của chăm sóc hỗ trợ trên tồn thế giới.

Tóm lại, các nghiên cứu ở nhóm chủ đề này đều chỉ ra sự phổ biến của
các nhu cầu chưa được đáp ứng ở bệnh nhân, người chăm sóc, trong đó nhu
cầu chưa được đáp ứng trong lĩnh vực tâm lý và y khoa truyền thông/thông tin
là lớn nhất.

8


Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhu cầu hỗ trợ cho bệnh nhân là rất
cần thiết nó làm giảm các tình trạng rối loạn căng thẳng, lo âu, trầm cảm ở
bệnh nhân. Một số nghiên cứu đồng thời cũng đưa ra các mơ hình chăm sóc
hỗ trợ. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn hạn hẹp trên các nhóm bệnh nhân,ung
thư là nhóm bệnh được tiến hành nghiên cứu nhiều nhất.
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu các rối loạn tâm lý ở bệnh nhân
Như chúng ta đã biết con người là một tổ hợp tâm sinh lý. Thể chất là
sự phóng chiếu của tinh thần ra bình diện vật chất. Tinh thần là sự tiềm ẩn nội
tại của thể chất. Sự tương quan giữa thể chất và tinh thần là mối tương quan
gắn bó giữa hai mặt thể hiện của cùng một thực thể, trong đó tinh thần giữ vai
trị quyết định tình trạng thể chất và trạng thái của thể chất cũng có ảnh hưởng
và tác động đến tinh thần. Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý BN, tác động qua
lại giữa thể chất và tâm lý cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu.
Với mục đích dự báo trầm cảm và lo âu trong khoảng thời gian 12
tháng ở những người sống sót sau đột quỵ, một nghiên cứu tại Australia đã
tiến hành nghiên cứu trên 134 bệnh nhân trong 12 tháng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy,lo âu chiếm47%, phổ biến hơn so với trầm cảm là 22%. Điểm số lo
âu (không kèm theo trầm cảm) được cải thiện theo thời gian. Các yếu tố dự
báo sự khởi đầu của bệnh trầm cảm (nếu không bị trầm cảm ở mức cơ bản) là
thiếu sự tham gia của cộng đồng và mức độ tàn tật.Yếu tố duy nhất dự báo sự
suy giảm của trầm cảm sau đột quỵ là được tăng cường hỗ trợ xã hội [70].
Nghiên cứu trên cũng đưa ra kết luận rằng các chương trình lâm sàng

nên đánh giá sự lo âu và trầm cảm đối với những bệnh nhân sống sót sau đột
quỵ.Nó giống như một cách giải quyết các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh, cung
cấp các hướng điều trị cho những người được xác định có lo âu, trầm cảm,đặc
biệt là sự hỗ trợ xã hội và sự tham gia của xã hội. Phục hồi chức năng tâm lý
sau đột quỵ là một sự bền bỉ. Thiết lập mục tiêu với bệnh nhân, thúc đẩy sự
9


tham gia của xã hội và cộng đồng có thể hỗ trợ trong việc quản lý tỷ lệ mắc
bệnh về tâm lý ở bệnh nhân sống sót sau đột quỵ,đồng thời đưa ra khuyến
nghị rằng sự thay đổi theo hướng đẩy mạnh giám sát dài hạn và quản lý
những người sống sót sau đột quỵ phải được thực hiện và nên xem xét các
yếu tố hỗ trợ bệnh tâm lý cho bệnh nhân.
Nghiên

cứu

của

tác giảErnstmann

N., Neumann

M., Ommen

O., Galushko M., Wirtz M., Voltz R., Hallek M., Pfaff H.(2009) tại Trung
tâm Y tế nghiên cứu Cologne, Đại học Cologne, Đức về “Các yếu tố quyết
định và ý nghĩa của nhu cầu tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư” đã nhấn
mạnh rằng, bệnh nhân ung thư thường bị đau khổ. Tuy nhiên, đa số BNUT
mới được chẩn đốn sẽ dần dần thích ứng với khủng hoảng. Các tác giả nhận

định rằng khi triệu chứng lo âu kéo dài nhiều tháng, bệnh nhân cần được hỗ
trợ tâm lý xã hội [37].
Nghiên cứu gần đây của GoodwinR.A., GaleaS., JacobiF. (2013) điều
tra trên 4181 người Đức tuổi từ 18-79, dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV
cho thấy, trong vòng 12 thángngười lớn bị viêm loét dạ dày có tỷ lệ các rối
loạn tâm thần cao hơn đáng kể so với nhóm người khơng bị viêm loét dạ dày:
rối loạn lo âu (27% so với 15,3%), cơn hoảng loạn (10,3 so với 4,5%), ám sợ
xã hội (17,2% so với 8,1%), rối loạn cảm xúc (21,3% so với 11,5%) và trầm
cảm nặng (20,1% so với 10,5%). Các mối liên quan giữa viêm dạ dày và rối
loạn cảm xúc, lo âu ở nam giới mạnh hơn so với phụ nữ, dù sự khác biệt là
khơng đáng kể. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, có sự liên kết quan trọng
giữa chẩn đoán viêm loét dạ dày với sự tăng khả năng rối loạn cảm xúc/lo âu
[41].
Kết quả nghiên cứu của một nhóm tác giả trên 332 BN suy tim và bị
bệnh động mạch vành tại Ba Lancho thấy, BN có triệu chứng đau thắt ngựccó

10


lo âu nhiều hơn là trầm cảm, trong khi bệnh nhân bị suy tim khó thở phản ứng
với bệnh trầm cảm nhiều hơn là các triệu chứng lo âu. Nghiên cứu cũng chỉ
ra, trong các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim và với bệnh động mạch vành ổn
định, kỹ thuật hành vi nhận thức có thể là hữu ích để nhanh chóng làm giảm
mức độ lo âu, trong khi bệnh nhân bị suy tim thì cần điều trị hỗ trợ lâu dài để
làm giảm nguy cơ của các triệu chứng trầm cảm [56].
Các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của bệnh nhân khi nằm viện nhìn
chung đã chỉ ra các triệu chứng lo âu, trầm cảm, căng thẳng xuất hiện ở những
bệnh nhân đang điều trị các bệnh nặng, bệnh mãn tính. Những thách thức, khó
khăn trong thời gian nằm viện dẫn đến các triệu chứng tâm lý lo âu, trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu về chủ đề này cũng đồng thời chỉ ra tính cần thiết, hiệu quả

của các can thiệp, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.
1.1.1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động chăm sóc, hỗ trợ đối với
việc hồi phục của người bệnh
Cũng giống các nhóm nghiên cứu trên, những nghiên cứu nàyln đề
cập đến nhu cầu hỗ trợ, đặc điểm tâm lý của BN.
Một nghiên cứu tại trường đại học Queen's University Belfast, Vương
quốc Anh đã tiến hành đánh giá hiệu quả của các can thiệp tâm lý xã hội
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và căng thẳng tâm lý nói chung cho BN
trong giai đoạn 12 tháng sau khi được chẩn đoán ung thư. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, người bệnh ung thư được chẩn đốn có thể dẫn tới sự căng thẳng
tâm lý lên đến 75%. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự thay đổi đáng kể được quan
sát thấy ở những người tham gia đánh giá. Đi đến một kết luận vững chắc về
hiệu quả của các can thiệp tâm lý cho bệnh nhân ung thư. Nó cũng thể hiện
rằng sự can thiệp của các y tá bao gồm cung cấp thông tin kết hợp với sự quan
tâm hỗ trợ có thểtác động có lợi đối với tâm trạng và tình hình của những
người mới được chẩn đốn bệnh ung thư [42].
11


Hai tác giả Michael A. Harris và Patrick J. Lustman (1998) cho thấy,
nhà tâm lý học có thể điều trị để phát triển các hành vi lành mạnh mới, tăng
cường các hành vi lành mạnh hiện có và dập tắt các hành vi không lành mạnh
liên quan đến việc kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Sự khơng tn thủ điều trị cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý
nghiêm trọng hơn chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn ăn
uống. Những vấn đề này có thể được điều trị hiệu quả bằng tâm lý trị liệu
hoặc thuốc hướng thần [54].
Tác giả Frank Hu (2011) trong nghiên cứu “Trầm cảm/tiểu đường:
nguy cơ tử vong tăng gấp đôi” cho rằng, bệnh nhân tiểu đường bị trầm cảm sẽ
làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong. Bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi bất kỳ

triệu chứng trầm cảm hoặc dấu hiệu nào và cũng nên nhận được hỗ trợ tâm lý
xã hội để giúp họ giảm căng thẳng liên quan đến quản lý bệnh tiểu đường và
những người bị trầm cảm cần phải theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu
của họ [38].
Theo kết quả nghiên cứu về “Trầm cảm và lo âu trong bệnh tim mạch”
của tác giả Christopher M. Celano, Christine Shapter, Rima Styra,Maureen
Czick (2016), tâm lý trị liệu là một lựa chọn rất hấp dẫn cho việc quản lý rối
loạn trầm cảm và lo âu ở những bệnh nhân có bệnh tim. Liệu pháp nhận thức
hành vi là hình thức tâm lý trị liệu tốt nhất ở bệnh nhân bệnh động mạch vành
hoặc suy timvà những liệu pháp này có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu
chứng trầm cảm. Tuy nhiên, liệu pháp nhận thức hành vi đã không chứng
minh được việc giảm nhập viện hoặc giảm tỷ lệ tử vong. Việc sử dụng liệu
pháp nhận thức hành vi nên được dành cho những bệnh nhân có thể cam kết
tham dự các khóa tâm lý trị liệu lâu dài [34].
Nghiên cứu của tác giả Elizabeth D.E. Papathanassoglou (2010) về hỗ
trợ tâm lý cho bệnh nhân ICU (bệnh nhân ở khoa hồi sức tích cực) kết
12


quảnghiên cứu cho thấy bệnh nhân ICU có những cải thiện đáng kể trong tiến
trình điều trị :cải thiện các dấu hiệu sống còn, giảm mức độ đau, lo âu, tỷ lệ
biến chứng và thời gian ở lại bệnh viện, giấc ngủ được cải thiện và sự hài lòng
của bệnh nhân cũng tăng lên [36].
Nhiều nghiên cứu về hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ cho BN cũng
đã đưa ra những khuyến nghị đối với việc hỗ trợ tâm lý cho BN đồng thời
cũng chỉ ra tính hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho quá trình hồi
phục của bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy mặc dù có một số can thiệp có hiệu
quả để cải thiện tình trạng tâm lý như phác đồ nhận thức, can thiệp tâm lý xã
hội đa dạng và can thiệp hỗ trợ,cũng như điều trị bằng thuốc, nhưng những
can thiệp này không phải lúc nào cũng dễ dàng được cung cấp trong các cơ sở

điều trị bệnh bận rộn. Do đó, các can thiệp ngắn và hiệu quả là cần thiết đối
với bệnh nhân [66]. Các can thiệp trực tiếp cho thấy lợi ích hơn so với
phương pháp tiếp cận trên điện thoại [67].
Các nghiên cứu về vai trò của các hoạt động chăm sóc hỗ trợ trong đó
có hỗ trợ tâm lý xã hội đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giúp đỡ
các bệnh nhân và gia đình họ vượt qua nhiều những thách thức phát sinh
trong quá trình điều trị bệnh. Việc can thiệp tâm lý của các bác sĩ và tình
nguyện viên khơng chun trong việc giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu ở
những người có bệnh lý mãn tính là có hiệu quả, nhất là đối với bệnh ung thư.
Giải quyết nhu cầu tâm lý xã hội là một khía cạnh thiết yếu của bất kỳ một mơ
hình điều trị, chăm sóc ung thư nào. Việc thực hiện các can thiệp dựa vào
cộng đồng để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm và lo
âu ở những người có bệnh mãn tính là hồn tồn khả thi.
1.1.2.Các nghiên cứu tại Việt Nam
Hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân cũng là một phần trong chăm sóc giảm
nhẹ. Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam mới chỉ được đề cập lẻ tẻ ở các bài
13


báo, tạp chí và bài viết tại hội thảo khoa học, chưa có các nghiên cứu chính
thức và quy mơ. Tuy vậy mơ hình chăm sóc giảm nhẹ ít nhiều cũng đã được
đề cập đến trong cuốn sách: “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người
bệnh ung thư và AIDS” Nguyễn Thị Xuyến (2006). Cuốn sách được coi là
cẩm nang hướng dẫn cách thức thực hành chăm sóc người bệnh theo mơ hình
chăm sóc giảm nhẹ. Nội dung chủ yếu của Chương 1 và Chương 2 là những
chỉ dẫn y học về cách thức kiểm soát đau và xử lý triệu chứng cho bệnh nhân.
Điều đáng chú là là cuốn sách dành hẳn Chương 3 để đề cập đến “Chăm sóc
tâm lý xã hội cho người bệnh và người chăm sóc”. Đây là những hướng dẫn
cụ thể về cách thức hỗ trợ tâm lý xã hội cho nhóm đối tượng này[1].
Theo “Báo cáo lượng giá dự án hỗ trợ bệnh nhi bị khủng hoảng tâm lý

tại Bệnh viện Nhi Đồng I” của tác giả Chu Dũng (2014), trẻ được sinh hoạt
(tiếp cận các hoạt động nâng đỡ tâm lý cho bệnh nhi) trở nên vui vẻ, quên
đau, ít buồn chán khi ở bệnh viện, tâm lý ổn định hơn. Trong số 22 em được
phỏng vấn, có 20 em (90,9%) cho rằng có bớt lo sợ, căng thẳng. Mức độ giảm
lo sợ, căng thẳng như sau: nhiều là 27,3% (6/22), vừa 59,1% (13/22) và ít là
13,6% (3/22). Các em cho biết đã giảm lo hãi khi chờ mổ hay thay băng là do
được kể chuyện, trấn an bằng cử chỉ, lời nói nhẹ nhàng. Kết quả hoạt động
tham vấn tâm lý cá nhân cho bệnh nhi và thân nhân, cho thấy trẻ hợp tác hơn
trong điều trị. Mối quan hệ của trẻ và phụ huynh tốt hơn. Ví dụ khoa Bỏng,
cha mẹ trẻ không được thường xuyên vào thăm, trẻ có tâm lý bị bỏ rơi. Việc
tham vấn giúp các em hiểu tại sao bố mẹ không vào thường xuyên được, giúp
ổn định tâm lý của các em. Kết quả báo cáo đưa tới kết luận rằng, bệnh nhi,
thân nhân bệnh nhi có vấn đề tâm lý được tiếp cận các hoạt động nâng đỡ tâm
lý, tham vấn tâm lý đều cho kết quả điều trị ổn định, hợp tác hơn trong điều
trị. Rõ ràng hoạt động hỗ trợ tâm lý tác động tích cực đến q trình điều trị và
phục hồi bệnh [4].
14


Tác giả Lê Thị Kim Oanh, Đoàn Xuân Trường, Trần Thị Kim Phương,
Võ Văn Phương (2014) với đề tài “Đánh giá nhu cầu chăm sóc bệnh nhân
ung thư phổi điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh” đã cho
thấy,nhu cầu chăm sóc điều dưỡng của người bệnh ung thư phổi điều trị hóa
chất là rất lớn: 100% BN cần chăm sóc, tư vấn về tinh thần tâm lý [23].
Kết quả nghiên cứu về “Đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ trên
bệnh nhân ung thư tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu – bệnh viện
Bạch Mai” cho thấy, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ(CSGN) ở BNUT là rất lớn,
với các đặc điểm: 100% cần tư vấn về bệnh, 90% cần hỗ trợ tâm lý, 89% cần
điều trị, chăm sóc triệu chứng:đau, nơn, khó thở ..., 88%BN có nhu cầu tư vấn
về dinh dưỡng. Có thể thấy nhu cầu cần hỗ trợ về tâm lý cho nhóm bệnh nhân

ung thư là rất cao [20].
Kết quả nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi ở
Huế, cho thấy nhu cầu được điều trị bằng thuốc là 76,5%, nhu cầu được hỗ trợ
tư vấn về cách chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ là 75,3%, nhu cầu được hỗ
trợ tư vấn về cách ứng phó với các triệu chứng hành vi, tâm thần của bệnh
nhân sa sút trí tuệ là 63,5%. Các nhu cầu về tâm lý trị liệu chiếm 42,4%, nhu
cầu về hoạt động và thể dục trị liệu chiếm gần 30%[74].
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về nhu cầu hỗ trợ cho bệnh nhân
mắc một số bệnh mãn tính từ góc độ Tâm lý học ở Việt Nam. Chính vì vậy,
nghiên cứu này muốn đi sâu tìm hiểu trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại,
những người bệnh nói chung và bệnh nhân nhóm bệnh ung thư, bệnh tim
mạch, tiểu đường, bệnh dạ dày– tá tràng, có những nhu cầu hỗ trợ gì? Và họ
có nhu cầu cần được hỗ trợ tâm lý hay khơng, nếu có thì nhu cầu cần được hỗ
trợ tâm lý biểu hiện như thế nào? Kết quả nghiên cứu về những vấn đề trên có
thể giúp các nhân viên xã hội nói chung và các chuyên gia tâm lý nói riêng
trong việc hỗ trợ tâm lý cho nhóm đối tượng này.
15


×