Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tình trạng di cư sang Trung Quốc lao động của người dân hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HUYỀN

TÌNH TRẠNG DI CƢ SANG TRUNG QUỐC LAO
ĐỘNG CỦA NGƢỜI DÂN HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Hoằng Trƣờng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HUYỀN

TÌNH TRẠNG DI CƢ SANG TRUNG QUỐC LAO ĐỘNG CỦA
NGƢỜI DÂN HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60310301
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG

Xác nhận của chủ tịch hội đồng

GS. Đặng Nguyên Anh


Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thị Như Trang

Hà Nội - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2018
Học viên

Lê Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang, người đã động viên, hướng dẫn và
giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Xã hội học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn các cán bộ xã và người dân tại Hoằng Trường.
Ngoài ra, tôi dành những lời cảm ơn tới các bạn học viên lớp Xã hội học khóa

2016 đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - những người thân yêu đã luôn bên tôi,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập..
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Học viên

Lê Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Mục đích, nghiên cứu .................................................................................... 9
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10
7. Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 11
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 13
1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm di cư ..................................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm lao động ............................................................................... 14
1.1.3. Khái niệm lao động di cư ...................................................................... 14
1.2. Lý thuyết áp dụng .................................................................................. 15
1.2.1. Lý thuyết lao động di cư của Ernest Ravenstein ................................... 15
1.2.2. Lý thuyết di cư của Everrett S.Lee ........................................................ 15

1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội.................................................................... 16
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................... 17
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SANG TRUNG QUỐC TÌM VIỆC LÀM
CỦA NGƢỜI DÂN XÃ HOẰNG TRƢỜNG .............................................. 21
2.1. Mức độ phổ biến của ngƣời dân địa phƣơng sang Trung Quốc tìm
việc làm ........................................................................................................... 22
2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời sang Trung Quốc tìm việc làm ...... 25
2.3. Một số yếu tố tác động đến việc sang Trung Quốc tìm việc làm của
ngƣời dân địa phƣơng ................................................................................... 35
2.3.1. Động cơ ................................................................................................. 35
2.3.2.Mạng lưới xã hội và việc sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm ............. 39
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 44


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN ĐỊA
PHƢƠNG TẠI TRUNG QUỐC .................................................................. 45
3.1. Công việc ................................................................................................. 45
3.2. Thu nhập ................................................................................................. 50
3.3. Điều kiện làm việc .................................................................................. 52
3.4. Một số khó khăn của ngƣời dân khi làm việc tại Trung Quốc .......... 59
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng lao động tham gia vào các lĩnh vực (người) ................... 18

Bảng 2.2: Mức sống của người dân địa phương hiện nay ( đơn vị:%) ........... 34
Bảng 2.3. Mối quan hệ tương quan giữa tình trạng hôn nhân với lý do đi của
người dân sang Trung Quốc lao động. (Đơn vị : %) ...................................... 38
Bảng 2.4:Những người cùng đi sang Trung Quốc lao động ........................... 40
Bảng 2.5: Người ảnh hưởng tới quyết định sang Trung Quốc tìm việc của
người dân địa phương ( Đon vị:%) ................................................................. 42
Bảng 2.6: Những người giúp đỡ người dân khi làm việc ở Trung Quốc........ 43
Bảng 3.1. Lý do hài lòng với công việc tại Trung Quốc (Đơn vị:%) ............. 49
Bảng 3.2: Hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của người dân khi sang Trung
Quốc lao động. ................................................................................................ 57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mối quan hệ giữa người dân và những người lao động sang
Trung Quốc tìm kiếm việc làm mà họ quen biết ............................................ 24
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nam nữ sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm (Đơn vị:%) 27
Biểu đồ 2.3. Độ tuổi của lao động di cư sang Trung Quốc làm việc ( Đơn vị: %).... 29
Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của lao động sang Trung Quốc (Đơn vị: %)............ 33
Biểu đồ 2.5: Lý do di cư sang Trung Quốc làm việc của người dân ( Đơn vị:%)..... 37
Biểu đồ 3.1: Công việc khi người dân đi sang Trung Quốc làm việc ( đơn vị :%) ... 45
Biểu đồ 3.2: Thời hạn lao động của người dân khi di cư sang Trung Quốc (
Đơn vị: %) ....................................................................................................... 47
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hài lòng với công việc tại Trung Quốc ............................. 48
Biểu đồ 3.4. Thu nhập trung bình hàng tháng khi làm việc tại Trung Quốc
(Đơn vị: %) ...................................................................................................... 50
Biểu đồ 3.5: Đánh giá về điều kiện sinh hoạt tại Trung Quốc của người dân
khi làm việc .................................................................................................... 54
Biểu đồ 3.6: Hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của người dân khi làm việc
tại Trung Quốc (Đơn vị : %) ........................................................................... 58

Biểu đồ 3.7: Tình trạng hôn nhân của các lao động đi sang Trung Quốc lao
động (Đơn vị : %)............................................................................................ 60


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, di cư quốc tế đã trở thành
một trong số những vấn đề lớn của thời đại. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử
nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Theo ước tính của Tổ
chức Di cư quốc tế (IOM), có gần 215 triệu người đang sống và làm việc
ngoài đất nước của mình, chiếm khoảng 3,3% dân số toàn cầu. Di cư quốc tế
đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với
nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận thức được vai trò của di cư, các nước ngày
càng quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và an sinh xã hội đối với
bản thân người di cư và gia đình họ. Quy luật cung – cầu về sức lao động,
dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã
hội… đã thúc đẩy các luồng di cư sang nhiều quốc gia khác nhau [11, tr. 1]
Sự chuyển dịch lao động ở các nước kém phát triển và đang phát triển
sang các nước phát triển đã dần hình thành và phát triển. Theo số liệu thống
kê từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong 3 năm
2014- 2016 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt gần 350.000 người.
Riêng trong năm 2016, có hơn 126.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài,
trong đó, tới Đài Loan (Trung Quốc) trên 68.000 lao động, Nhật Bản gần
40.000, Hàn quốc trên 8.000 và Ả rập Xê út có trên 4.000 lao động. Cùng với
quá trình hội nhập nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng nguồn lao động nước ngoài
có trình độ chuyên môn ngày càng cao nhằm đáp ứng sự phát triển của kinh tế
hiện nay[52].
Theo số liệu Thống kê từ sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh Thanh
Hóa, trong nhiều năm qua, Thanh Hóa luôn là tỉnh có số người đi xuất khẩu
lao động đông nhất so với các tỉnh trong cả nước. Kết quả đó đã góp phần

không nhỏ giúp hàng trăm ngàn người dân thoát được nghèo và vươn lên làm
giàu từ xuất khẩu lao động. Năm 2016, mặc dù trong điều kiện khó khăn

1


chung về công tác xuất khẩu lao động, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo
quyết liệt của Bộ LĐ-TB&XH, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc
của các cấp, ban, ngành nên toàn tỉnh đã đưa được 10.018 người lao động đi
làm việc có thời hạn nước ngoài đạt (100,18% kế hoạch). Từ thống kê của
công an huyện Hoằng Hóa, đầu năm 2016 trên địa bàn có 606 người đi xuất
khẩu lao động sang các nước. Đặc biệt nhiều nhất là ở Đài Loan và Nhật Bản.
Và ở Hoằng Trường số lượng đi theo hình thức xuất khẩu lao động chỉ có 30
người và một số người dân đi theo đường tự phát. ( Nguồn: Báo cáo kinh tế
xã hội của xã Hoằng Trường, năm 2016).
Việt Nam là một quốc gia có nguồn lao động trẻ dồi dào và thường biết
đến với cụm từ “ xuất khẩu lao động”. Các nghiên cứu trước đây hầu hết tập
trung vào đề tài lao động xuất khẩu tại các nước Đài loan, Nhật bản và Hàn
quốc theo lối di cư chính thức được Nhà Nước hỗ trợ và khuyến khích. Bởi
vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu, phác họa đời sống người lao động di cư theo
hình thức phi chính thức tại Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Với những lí
do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Tình trạng di cư sang Trung Quốc lao
động của người dân (Nghiên cứu trường hợp tại xã Hoằng Trường, huyện
Hoằng hóa, tỉnh Thanh hóa)” để tìm hiểu, nghiên cứu. Qua đó, để làm rõ
những điểm cần lưu tâm để có những chính sách phù hợp, đảm bảo nguồn
nhân lực và các yếu tố liên quan đến di cư, góp phần phục vụ công cuộc đổi
mới tại địa phương.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về vấn đề di cư
* Một số nghiên cứu trên thế giới

Di cư là vấn đề xã hội có ở nhiều nước trên thế giới, do đó đã trở thành
chủ đề nghiên cứu của nhiều nước. Các nghiên cứu của các nước đều khẳng
định di cư là hiện tượng xã hội có từ lâu đời và hiện tượng đó càng phát triển
trong thời kỳ CNH – HĐH. Di cư vừa có tác dụng tích cực đến phát triển kinh
tế, nhưng vừa có những mặt tiêu cựu.
2


Vào thập kỉ 60 đến thập kỉ 80 thế kỉ XX, nghiên cứu về di dân thực sự
phát triển ở nước Mỹ. Các tác giả đều là những nhà khoa học, những giáo sư,
những nhà nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu địa lý, viện
nghiên cứu kinh tế, một số người trong đó: Norris Robert Eart, …Trên cơ sở
thực tiễn các nhà khoa học đưa ra lý thuyết có giá trị trong nghiên cứu di dân.
Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: Phân loại di dân( Norris Robert
Eart, Corugean); Phân tích tổ hợp những hành vi di cư và tìm hiểu chi tiết
không gian sự di chuyển(C. Curtis Rosema); Đo lường và giải thích sự dịch
chuyển (tác giả: U.A.V.Clark, E.C.Moore) (Xã hội học, 2005).
Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy
người di cư của Châu Á có lợi thế hơn người ở Mỹ: “ Người Châu Á chiếm
36% số người nhập cư vào Mỹ trong năm 2010, so với 31% người nhập cư
gốc Tây Ban Nha”. Bà ElaineChao – Cựu Bộ trưởng Lao động Mỹ đã đưa
nhận xét rằng: “ Đối với một nền kinh tế đòi hỏi kỹ năng cao hơn, người Mỹ
gốc Á có lợi thế. Cứ 10 người nhập cư vào Mỹ từ Châu Á thì hơn 6 người có
bằng cử nhân, tỷ lệ này cao gấp đôi so với người nhập cư từ các châu lục
khác”. Ông Paul Taylor – Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết:
“Trên thực tế, những thành tích của người nhập cư Châu Á dường như là đã
thay đổi cách mà nhiều người Mỹ nghĩ về tình trạng di dân, đặc biệt là về nỗ
lực làm việc của họ với hi vọng các thế hệ con cháu sẽ có đời sống tốt đẹp và
thành đạt hơn ở Mỹ”[16].
Nghiên cứu về “Di cư phụ nữ Việt Nam sang các nước Châu Á: Trải

nghiệm, quyền và tư cách công dân”, tác giả cho thấy: “ Các nghiên cứu sẵn
có cho rằng có nhiều người từ vùng nông thôn nghèo của Việt Nam di cư
sang các nước Châu Á để làm việc hoặc kết hôn. Những người này rất dễ bị
lừa gạt, lạm dụng và buôn bán. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng di cư
quốc tế có thúc đẩy phát triển, chủ yếu là vì những đồng tiền và sản phẩm xã
hội được gửi về nhà một cách ổn định. Phụ nữ chiếm đa số những người di cư
và rất dễ gặp rủi ro vì hầu hết trong số họ sống biệt lập trong nhà (những
3


người này làm lao động giúp việc hay “ cô dâu”). ( TS.Daineele Belangen và
TS. Lê Bạch Dương, TS. Khuất Thị Hồng, Di cư phụ nữ Việt Nam sang các
nước Châu Á: Trải nghiệm, quyền và tư cách công dân, 2008).
Theo báo cáo của Action Aid, lực lượng di cư đang có xu hướng nữ
hóa, 81% lao động di cư từ Indonesia ( năm 2004), 72% lao động di cư từ
Philippin (năm 2006) và 45% lao động di cư từ Việt Nam (năm 2006) là lao
động nữ. Tỉ lệ lao động nữ ở những nước tiếp nhận lao động nhập cư tăng lên
( ở Đông Nam Á) từ 47,5% - 51,5% năm 2005. Các lao động xuất khẩu nữ,
nhất là lao động phổ thông phần lớn bị phân biệt đối xử và lạm dụng[32].
Công trình nghiên cứu Di cư nông thôn- đô thị và tăng trưởng kinh tế ở
các nước đang phát triển (“Rural- urban Migration and Economic Growth in
Developing Countries”) do D. Sirinn Saracoglu, Terry L. Roe (chủ biên) thực
hiện dưới sự hỗ trợ của Hội phát triển kinh tế xã hội và Nghiên cứu kinh tế
Zimmermam vào năm 2004. Nghiên cứu cho thấy rằng, di cư từ nông thôn ra
đô thị từ lâu đã gắn với quá trình phát triển kinh tế và tăng trưởng trong các
tài liệu kinh tế. Đặc biệt, Todaro và Harris đã đưa ra các mô hình di cư để
kiểm tra tỷ lệ di cư tập trung giữa các khu vực với tỷ lệ chênh lệch mức lương
trong thị trường lao động nông thôn và thành thị. Nghiên cứu cũng chỉ rõ sự
chênh lệch giữa chi phí sống và thu nhập của người di cư ở cả nơi đi và nơi
đến. Trong đó, đa phần di cư đi làm ăn ở các trung tâm và thành phố lớn,

thường có chi phí và thu nhập cao hơn so với những người lao động nông
thôn thuần túy. Chi phí tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày lớn, buộc những
người di cư phải tích góp, tiết kiệm và làm thêm rất nhiều công việc phụ,
đồng thời phải làm tăng ca để có thêm thu nhập mưu sinh ở các thành phố
lớn. Nghiên cứu cho thấy, đa phần người di cư đều nhận định rằng cuộc sống
tuy vất vả nhưng họ không bao giờ từ bỏ ý định trở về quê hương lập nghiệp.
Vận dụng nghiên cứu vào luận văn, sẽ góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân
thúc đẩy di cư lao động rời quê hương đi làm ăn các nước khác.

4


*Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc di cư diễn ra từ rất sớm, “ đối với cá nhân và gia
đình, di cư là rời quê hương cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong lịch
sử là việc phát triển vùng sinh sống, mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có”
(Đặng Thu, 1994), Trong cuốn “ Di dân của ngườiViệt Nam từ thế kỉ X đến
thế kỉ XIX”, nguyên nhân di cư được đề cập đến là do đời sống cơ cực.
Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động
Việt Nam, vấn đề di cư đang trở nên phổ biến và thành một xu thế tất yếu tại
Việt Nam. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao
động di cư, có tới 2/3 lao động trẻ (15 – 19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm
việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống[2].
Báo cáo “ Tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra
nước ngoài” (2011) do Liên minh Châu Âu, Cục Lãnh sự (Bộ ngoại giao) và
Tổ chức di cư quốc tế thực hiện. Trên cơ sở xác định, thu thập, xử lý và phân
tích các số liệu di cư từ nhiều nguồn khác nhau, báo cáo đã xây dựng lên bức
tranh tổng quan về di cư, phân tích, đánh giá các loại hình di cư chủ yếu của
công dân Việt Nam ra nước ngoài, từ đó thúc đẩy quá trình xây dựng, phát
triển, tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam

về di cư. Báo cáo đưa ra một số bài học kinh nghiệm, một số khuyến nghị
nhằm phát huy vai trò của di cư quốc tế vì mục tiêu hội nhập và phát triển,
hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân Việt Nam ở nước ngoài [6].
Theo tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo về “ Di dân và giảm
nghèo ở nông thôn – Một số vấn đề và chính sách” cho rằng: “Di dân ở Việt
Nam là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành gắn
liền với quá trình phát triển. Di dân thực tế là sự dịch chuyển của dân số đến
nơi đất lành chim đậu. Thông qua khối lượng hàng, tiền mà người lao động
mang, chuyển, gửi về cho gia đình, di cư đang góp phần điều chỉnh lại sự
chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện công
5


bằng xã hội, cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia
đình của người di cư, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông
thôn”( Đặng Nguyên Anh , Di dân và giảm nghèo ở nông thôn – Một số vấn
đề và chính sách – 2011).
Theo kết quả nghiên cứu điều tra mẫu nhỏ của TS. Vũ Mạnh Lợi – Viện
Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy: Tại 15 xã, phường thuộc 5 tỉnh Hưng Yên,
Nghệ An, Quảng Ngãi, Tây Ninh, An Giang ( đại diện cho các vùng địa lý sinh
thái có nhiều người di cư thuộc 3 vùng Bắc – Trung – Nam với hơn 600 hộ gia
đình có người di cư) cho thấy: “ 82.0% di cư tăng thu nhập cho gia đình, 52% do
thiếu việc làm ở địa phương, 32% là để tạo nhiều nguồn thu nhập. Theo đó công
việc chính của họ là làm thuê 41.0%, lao động tự do 22.0%, buôn bán dịch vụ
18%, nông nghiệp 5.0%, công nhân viên chức 5.0%..”.
Theo luận văn thạc sỹ công tác xã hội, Nguyễn Minh Hoàng nghiên
cứu về người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương và nhu cầu về
dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng có nêu rằng “ Qúa trình toàn cầu
hóa góp phần cho lượng di cư, cả hợp pháp và bất hợp pháp ngày một gia

tăng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh nguyên
nhân chiến tranh và tị nạn chính trị thì di cư vì lý do kinh tế là nguyên
nhân cơ bản của hoạt động di cư. Việc đi lại thuận tiện hơn cùng với sự
chuyên nghiệp và tinh vi của các đường dây đưa người xuyên quốc gia
cũng góp phần làm gia tăng hoạt động di cư trái phép. Người ta di cư từ
các vùng có điều kiện sống thấp kém hơn tới các vùng có điều kiện sống tốt
hơn, dễ kiếm được việc làm hơn và phúc lợi xã hội tốt hơn…”. Như vậy,
trong luận văn tác giả có nhấn mạnh rằng hiện nay yếu tố kinh tế là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di cư bất hợp pháp ở người dân. (Nguồn:
Luận văn thạc sĩ công tác xã hội – Nguyễn Minh Hoàng, năm 2015, Đại
học quốc gia Hà Nội).
Trong Luận án Tiến Sĩ, Lương Thị Trang “ Di cư lao động xuyên
biên giới của người Ngái ở Lục Ngạn, Bắc Giang”, có nêu ra rằng “… Lựa
6


chọn di cư tìm việc làm được xem như một chiến lược sinh tồn mới của nhiều
hộ gia đình. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh trong loại hình di cư lao động tự
do…”. Vì vậy, di cư sang Trung Quốc làm thuê đang là một trào lưu khá phổ
biến, nó không còn chỉ đơn thuần một người sang Trung Quốc lao động bằng
con đường di cư qua biên giới mà nó kéo theo cả một nhóm người trong xã
hội cùng tham gia. Những mối quan hệ họ hàng, người quen đã mở ra cho
người dân những cơ hội tìm kiếm nhiều việc làm tại Trung Quốc.
Bài viết “ Về vai trò của di cư nông thôn- đô thị trong sự nghiệp phát
triển nông thôn hiện nay” của Đặng Nguyên Anh (tạp chí Xã Hội Học
số4(60),1997). Bài viết đã khai thác thêm một khía cạnh của bức tranh lao
động di cư từ nông thôn ra thành thị, nêu bật tầm quan trọng di cư trong sự
nghiệp phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay. Đó là xu thế tất
yếu ở nước ta hay bất kỳ ở một quốc gia nào khác trên đường hiện đại hóa,
bởi vì di cư là một trong những đặc trưng cơ bản của quá trình phát triển. Bài

viết nêu lên được những đặc điểm, vai trò cũng như định hướng chính sách
cho lao động di cư nông thôn –đô thị hiện nay[9].
Đặng Nguyên Anh có bài viết “Vai trò của mạng lưới xã hội trong
quá trình di cư” trên tạp chí Xã Hội Học số 2-1998. Bài viết làm rõ vai trò
của của mạng lưới di cư trong tiến trình di cư từ nông thôn ra thành thị, đặc
biệt là nêu bật được nguyên nhân, xu hướng di cư và sự hòa nhập của cư dân
tại nơi chuyển đến. Với những khác biệt rõ rệt giữa vai trò nam và nữ trong xã
hội nông nghiệp hiện nay. Tác giả cho rằng chuẩn mực xã hội đã ăn sâu vào
các giá trị truyền thống, đã dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn của nữ giới vào
mạng lưới di cư. Đồng thời qua các kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra
những khuyến nghị cho chính sách di cư của Việt Nam[12].
Tác giả Trần Trọng Hựu có bài viết “ Di dân tự do – một số vấn đề
pháp lí” dưới cách nhìn luật học, bài viết đi vào tìm hiểu thực trạng di dân
cùng với chức năng quản lí của nhà nước bằng pháp luật, nêu rõ quyền tự do
và nghĩa vụ của công dân khi họ di cư lao động. Qua đó nhằm nâng cao hiệu
7


lực, hiệu quả quản lý của nhà nước về di dân tự do, đề xuất cần có một văn
bản pháp lí cao cho việc phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn cả nước
để phục vụ tốt nhất sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tháng 6/2010 phòng nghiên cứu Phụ Nữ, Viện Gia Đình Giới công bố
báo cáo đề tài cấp bộ “ Sự thích ứng của người dân di cư tự do từ nông thôn
vào các thành phố và các vùng phụ cận – Nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội”.
Công trình nghiên cứu nhằm mô tả về quá trình thích ứng của người dân di
cư, cuộc sống và sự vận động của họ trên mỗi hành trình di cư để cố gắng đạt
được các mục tiêu di cư đã định, sự khác biệt giữa nam và nữ trong tiến trình
di cư từ nông thôn tới đô thị. Báo cáo cho thấy được hình ảnh đơn độc của
những người di cư tự do khi còn gặp nhiều quyết sách gây cản trở, qua đó đề
xuất và kiến nghị phù hợp.

Báo cáo “Rủi ro của lao động di cư và một số kiến nghị” của tác giả
Nguyễn Huyền Lê – Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2013, nêu bật những
rủi ro mà lao động di cư phải đối mặt hiện nay. Tác giả chỉ ra 6 nhóm nguy cơ
phổ biến là bị lạm dụng, lừa gạt; khó khăn về nhà ở; nguy cơ dễ bị tiêm nhiễm
các tệ nạn xã hội; rủi ro trong suy giảm sức khỏe; khó khăn trong tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản và an sinh việc làm thấp. Từ đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp nhằm quản lý và hỗ trợ cho người lao động.
Luận án Tiến sĩ “ Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự
chuyển cư của người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa- hiện
đại hóa” (2010) của Tống Văn Chung đã khái quát và đưa ra bức tranh đa
dạng về di chuyển của cư dân dưới những hình thức khác nhau trong giai
đoạn 1986 – 2010 ở nông thôn Việt Nam, đóng góp vào việc nhận thức đúng
về động thái chuyển cư ở nông thôn. Luận án lần đầu tiên hướng đến việc hệ
thống hóa những nhân tố kinh tế- xã hội chính tác động lên sự chuyển cư
nông thôn theo các hướng khác nhau dưới góc nhìn xã hội học trong giai đoạn
đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

8


Qua việc tổng quan tài liệu, có thể thấy, vấn đề di cư đã được chú ý
đến từ rất lâu và được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu. Tuy nhiên, các sách, các báo cáo nghiên cứu, và các bài báo trên tạp chí
chuyên ngành Xã hội học đề cập đến vấn đề di cư nói chung. Vấn đề đời
sống, việc làm, thu nhập đối với những người dân di cư phi chính thức vẫn
chưa được nghiên cứu cụ thể. Những thiếu hụt này đòi hỏi những nghiên cứu
cụ thể.
3. Mục đích, nghiên cứu
-


Mô tả thực trạng sang Trung Quốc lao động của người dân tại địa

phương, mức độ , đặc điểm nhân khẩu xã hội của người đi và quá trình họ đi
sang Trung Quốc ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Tìm hiểu việc làm và thu nhập của người dân khi sang Trung Quốc làm
việc.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình trạng di cư sang Trung Quốc
lao động của người dân.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Những người dân từng sang Trung Quốc lao động và đã về; những
người dân có người thân đi sang Trung Quốc lao động.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Người dân sinh sống tại xã Hoằng Trường, huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 6/ 2017 đến tháng 7/ 2018
Nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về nguồn lực và thời gian, đề tài tập
trung vào tìm hiểu nội dung chủ yếu sau:
- Mức độ và đặc điểm nhân khẩu xã hội của người dân sang Trung Quốc
tìm kiếm việc làm
- Việc làm và thu nhập của người người dân khi sang Trung Quốc lao động
9


- Mạng lưới xã hội của người dân khi sang Trung Quốc làm việc
- Giới hạn khách thể nghiên cứu: do điều kiện tiếp cận lao động sang
Trung quốc lao động không thuận lợi, nên đề tài chỉ khảo sát nhóm lao động
đã từng sang Trung Quốc và đã về; những người dân có người thân đi sang
Trung Quốc lao động.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ và đặc điểm cơ cấu, nhân khẩu học của nhóm người đi sang
Trung Quốc tìm việc làm tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh
Hóa như thế nào?
- Việc làm và thu nhập của lao động khi làm việc tại Trung Quốc ra sao?
- Mạng lưới xã hội có vai trò gì trong quá trình làm việc tại đó?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Trong rất nhiều các yếu tố như: gia đình, kinh tế, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp…thì yếu tố kinh tế là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc người dân
tại xã Hoằng Trường di cư sang Trung Quốc lao động.
- Họ đi với mong muốn có được cuộc sống tốt hơn và dễ kiếm tiền để gửi
về giúp đỡ bố mẹ.
- Gia đình đóng vai trò không quá quan trọng trong quyết định đi của cá nhân.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên
quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua nghiên cứu về di cư nói
chung, người dân sang Trung Quốc lao động nói riêng. Đồng thời so sánh, đối
chiếu làm phong phú nội dung đang tiến hành tìm hiểu.
6.2. Phỏng vấn sâu
Là phương pháp định lượng, nhằm thu thập thông tin sâu và cụ thể từ
người được hỏi.
Phỏng vấn sâu: 10 người di cư sang Trung Quốc và đã về địa phương
10


6.3. Phiếu điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu sâu về quyết định sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm một
cách phi chính thức, cũng như công việc và các khó khăn trong quá trình làm

việc phi chính thức tại Trung Quốc của người dân địa phương. Nghiên cứu
này tập trung khảo sát những người đã từng sang Trung Quốc tìm kiếm việc
làm với lượng mẫu là 100 người. Do vấn đề này vẫn được coi là tương đối
nhạy cảm nên không thể dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên. Vì vậy, phương
pháp chọn cho nghiên cứu này là quả bóng tuyết (snowball), từ một số người
mà nghiên cứu có cơ hội tiếp cận ban đầu, nghiên cứu nhờ họ giới thiệu tiếp
tới những người khác. Cứ như vậy cho đến khi có đủ 100 mẫu. Vì cách chọn
mẫu phi ngẫu nhiên này, kết quả nghiên cứu chỉ có thể mô tả được cho nhóm
khách thể khảo sát, không có tính khái quát hóa lên địa bàn nghiên cứu.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái
niệm, lý thuyết như lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết liên kết khác biệt và
lý thuyết xã hội hóa, khái niệm di cư, khái niệm di cư ra nước ngoài, các loại
hình di cư,.. để tìm hiểu và giải thích những hành vi của người dân xã Hoằng
Trường đi sang Trung Quốc lao động như : mức độ người dân sang Trung
Quốc lao động tại địa phương, lý do và động cơ, các hình thức đi và hệ
quả…Đồng thời đề tài được coi như là một luận chứng góp phần làm sáng tỏ
hơn những lý thuyết đó.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu thực hiện nhằm góp phần phác họa tình trạng di cư sang
Trung Quốc lao động của người dân xã Hoằng Trường. Những kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ
chức quan tâm khi nghiên cứu về di cư.

11


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 2

chương có nội dung như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả luận văn đưa ra các khái niệm di cư, tổng quan
nghiên cứu về di cư sang nước ngoài lao động. Lý thuyết về di cư được áp
dụng trong đề tài cũng được phân tích ở chương này. Cuối chương là tổng
quan về địa bàn nghiên cứu của đề tài luận văn. Chƣơng 2: Thực trạng sang
Trung Quốc tìm việc làm của người dân xã Hoằng Trường. Trong chương
này, tác giả luận văn đưa ra các bảng phỏng vấn sâu kết hợp với số liệu định
lượng để phân tích mức độ và chân dung cuộc sống của người dân. Cũng như
sự gắn kết của gia đình có người di cư. Chƣơng 3: Thực trạng việc làm của
người dân tại Trung Quốc. Trong chương này, tác giả muốn phân tích rõ hơn
về những công việc và thu nhập của người dân khi sang Trung Quốc làm.

12


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm di cư
Hiện nay di cư còn được gọi theo nhiều cách khác nhau như di cư, di
dân, di trú và chuyển cư. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về di cư.
Trong từ điển Tiếng Việt phổ thông, nhà xuất bản giáo dục năm 1998
có một số khái niệm liên quan đến di cư.
Di cư: “ Dời đến ở một miền quê hay một nước khác để sinh sống”.
Di dân: “Dời dân đến ở nơi khác để sinh sống”.
Di chuyển: “Dời đi nơi khác, di chuyển đến chỗ ở mới”.( Từ điển
Tiếng Việt thông dụng, NXB Giao dục, Hà Nội 1998, Tr 223).
Theo dân số học thì đưa ra khái niệm về di cư như sau: “ Di dân là
hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị địa lý hành
chính này đến một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường
xuyên trong một khoảng thời gian nhất định”(Liên Hiệp Quốc – 1958).

Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc đã loại ra những trường hợp người
sống lang thang, dân du mục, di dân theo mùa vụ và di dân theo kiểu con lắc
( đi về hàng ngày). Nhìn chung ở đa số các nước dân cư di chuyển ra khỏi
giới hạn hành chính của một thành phố, tỉnh, huyện trong một khoảng thời
gian xác định được xem là di dân.
Do có nhiều cách hiểu khác nhau về di cư nên phân loại di cư cũng rất
đa dạng. Phân loại di cư dựa vào các tiêu chí phổ biến hiện nay như: Theo địa
lý (di cư nội địa, di cư quốc tế, di cư đô thị, di cư nông thôn…);Theo thời
gian cư trú( di cư ngắn hạn, di cư dài hạn); Theo tính tổ chức (di cư tổ chức
và di cư tự do);Theo số lượng (di cư tập thể, di cư hộ gia đình, di cư cá
nhân,..);Theo lý do (lý do kinh tế, lý do hôn nhân, lý do lao động – việc làm,
lý do học tập) [24,tr.2].
Trong cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định
nghĩa là những người từ 15 – 59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang
13


quận/huyện khác trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên
địa bàn điều tra từ một tháng trở lên. Một người di cư từ quận này sang quận
khác trong nội thành phố trong khoảng thời gian 5 năm trước điều tra được
xem là người không di cư. Những người 15 – 59 tuổi sống tại cùng
quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư
( TCTK và UNFPA, 2005).
“Di dân (migration) là một hình thức di chuyển trong không gian của
con người từ một đơn vị địa lý hành chính này đến một đơn vị hành chính
khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng thời gian di dân
xác định” (Liên hợp quốc, 1958).
Theo tổ chức di cư quốc tế (ILO) định nghĩa di cư là sự dịch chuyển
dân số bao gồm bất kỳ sự dịch chuyển nào của một người hay một nhóm
người kể cả qua biên giới quốc gia hay trong một quốc gia. Là một sự di

chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân bao
gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và người di
cư vì mục đích khác (trong đó có đoàn tụ gia đình). [35,tr.73]
1.1.2. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các
vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình.
Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối
tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người.
Thực chất là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật
chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và
tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Có
thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.
1.1.3. Khái niệm lao động di cư
“Lao động di cư là người rời quê hương đi tìm việc làm ở những thành
phố lớn hay nước ngoài với mong muốn thu nhập khá hơn, có cuộc sống tốt
hơn” [41]. Hay “Lao động di cư là một loại hình di cư, trong đó các cá nhân
14


hay cộng đồng thực hiện sự di chuyển ra khỏi nơi cư trú của họ với mục đích
tìm kiếm việc làm thu nhập” [24, tr.4]. Lao động di cư cũng chia làm nhiều
loại hình như lao động di cư ra nước ngoài và lao động di cư trong nước, lao
động di cư dài hạn và lao động di cư ngắn hạn, lao động di cư có tổ chức và
lao động di cư tự do, lao động di cư hợp pháp và lao động di cư bất hợp pháp
[24, tr.4].
Vậy, lao động di cư có thể hiểu những người hoặc cộng đồng người ra
đi tìm kiếm việc làm hoặc lập nghiệp tại một vùng đất mới trong một khoảng
thời gian nhất định nhằm cải thiện cuộc sống.
1.2. Lý thuyết áp dụng
1.2.1. Lý thuyết lao động di cư của Ernest Ravenstein

Lý thuyết Ravestein là một trong những lí thuyết di cư sớm nhất của
trường phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỷ 19 ở Châu Âu. Ngay từ năm
1989, Ravestein đưa một số nhận định đáng chú ý trong bài viết “Luật lệ di
cư” in trên tạp chí of Royal Statistical Society. Theo đó, Ravestein khẳng định
di cư xảy ra sự khác biệt về trình độ phát triển, bởi tiến trình công nghiệp hóa
và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia. Và quan trọng
nhất là di cư bị quyết định bởi những ước muốn của con người về một đời
dống tốt vật chất tốt đẹp hơn. Lý thuyết Ravenstein chú trọng vào yếu tố kinh
tế, xem đây là nguyên nhân chính khiến con người quyết định đến lập nghiệp
tại vùng đất mới [40, tr.5]. Qua quan điểm lý thuyết của Ravestein sẽ tìm hiểu
nguyên do người dân di cư sang Trung Quốc lao động, yếu tố nào ảnh hưởng
tới quá trình di cư lao động của họ.
1.2.2. Lý thuyết di cư của Everrett S. Lee
Trong tác phẩm “ A general theory of migration” năm 1966, Lee đã
khái quát tất cả những yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định di cư của các cá
nhân trong hai phạm trù “ lực đẩy và lực hút”. Lực đẩy bao gồm những yếu tố
tiêu cực như sự nghèo đói, thiếu các cơ hội kinh tế, thiếu đất đai canh tác và
mức sống thấp nơi quê nhà (nơi đi). Trong khi đó lực hút( của nơi đến) bao
15


gồm tính các yếu tố tích cực như sự giàu có, thịnh vượng, triển vọng, cơ hội,
các công việc sẵn có và mức sống. Theo Lee, những yếu tố tiêu cực có
khuynh hướng “ đẩy” hay bắt buộc người ta rời bỏ nơi sinh sống và những
yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến. Lee khẳng định thông tin,
nhận thức, sự thông minh và hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm của
bản thân hay qua các kênh thông tin từ đài báo hay từ họ hàng và bạn bè về
các điều kiện của một khu vực nhất định cũng đóng vai trò đáng kể trong quá
trình quyết định di cư của cá nhân. Thậm chí ông còn cho rằng, trên thực tế,
những yếu tố điều kiện thực tế của nơi đến, hay nơi đi thậm chí không quan

trọng bằng nhận thức của người di cư tiềm năng về chính nơi đi hay nơi đến
của họ. Di cư cũng phụ thuộc vào việc tính toán của cá nhân giữa cái “ được”
và cái “mất” ở nơi đi và nơi đến, và những người di cư thường hay tính toán
về cái gọi là “ mức thu nhập mong ước” hơn là tính toán đến những chênh
lệch thực sự về mức thu nhập giữa các thành phố và các vùng nông thôn [40,
tr 6]. Qua lí thuyết của Everrett S.Lee có thể nhìn nhận và giải thích được
động lực chi phối hành vi di cư của người dân xã Hoằng Trường.
1.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội là cấu trúc xã hội được hình thành bởi những cá nhân
(hay những tổ chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông
qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao đổi tài
chính, quan hệ tình dục, những mối quan hệ niềm tin kiến thức và uy tín.
Đơn giản hơn, mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá
nhân hay giữa các nhóm dân cư nhất định. Thông qua sự tiềm ẩn trong những
mối liên hệ, cũng như quyền lợi và trách nhiệm chi phối các mối liên hệ đó.
Mạng lưới xã hội được sử dụng nhằm mục đích nhất định [1, tr.16].
Đồ thị những mối quan hệ xác định, các nút thắt gắn kết cá nhân với
xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. Mạng lưới xã
hội có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội – giá trị mà các cá nhân có được từ
mạng lưới xã hội.
16


Lý thuyết về mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận liên quan đến các
nghiên cứu về xã hội học, nhân khẩu và nhiều chuyên ngành khoa học xã hội.
Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận mới với công cụ nghiên cứu được xây
dựng trên 4 định đề cơ bản:
- Các cá nhân cá thể hóa trong các mối quan hệ
- Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các hệ thống các
mối quan hệ

- Các mối quan hệ quyết định một phần các kinh nghiệm thực tế và các
biểu hiện của nó
- Nghiên cứu các mối quan hệ giúp ta hiểu được các hiện tượng xã hội
Theo Antony Giddens, tác giả biểu trưng cho trường phái lý thuyết tái cấu
trúc cho rằng mạng lưới xã hội: là khuôn khổ các quan hệ xã hội trong một
tập hợp dân số của các chủ thể hành động xã hội.
Áp dụng lý thuyết mạng lưới xã hội, chúng ta có thể biết việc tổ chức
quá trình di cư nằm trong mạng lưới chính thức hay phi chính thức, các mối
quan hệ giữa các lao động người Việt với nhau hay là với các lao động khác,
sự hỗ trợ giữa các lao động di cư với nhau hình thành nên mạng lưới phi
chính thức.
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa. Hoằng Trường là xã vùng đồng bằng ven biển của huyện
Hoằng Hóa. Xã này có 11,148 số khẩu, có 11 thôn, 2,522 hộ gia đình. Ngành
nghề chủ yếu trong xã bao gồm sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, lạc, ngô,…),
đánh bắt hải sản, buôn bán nhỏ.

17


×