Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.84 KB, 29 trang )

. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRONG NƯỚC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ.
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Khái quát về Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải

Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một Doanh nghiệp Nhà nước thành lập
theo Quyết định QĐ191/2003/GD-BCH ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.
Trụ sở : 25 Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tên giao dịch : HAIHACO
Mã số thuế : 01001009
Tài khoản ngân hàng : 770A0009, tại Ngân hàng công thương Thanh xuân –
Hà Nội. Từ khi thành lập, Công ty đã trải qua 40 năm hoạt động với những khó
khăn và thành công đạt được. Những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh của
mình, Công ty đã khẳng định vị trí của mình trở thành Công ty sản xuất bánh kẹo
lớn nhất trong cả nước, với những ưu thế về trang thiết bị mới, đội ngũ cán bộ kỹ
thuật có trình độ và đội ngũ công nhân lành nghề lâu năm.
Quá trình hình thành của Công ty đã trải qua các giai đoạn.
* Giai đoạn 1960-1970.
Tháng 11/1959: Tổng Công ty Thổ sản Miền Bắc trực thuộc Bộ nội thương đã
cho xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu, sau đó thực hiện
chủ trương của Tổng công ty Thổ sản Miền Bắc thì cơ sở bắt đầu nghiên cứu mặt
hàng sản xuất miến. Đến tháng 4/1960, công trình nghiên cứu đã thành công.
Ngày 25/12/1960, xưởng miến Hoàng Mai chính thức ra đời và đi vào hoạt
động, đánh dấu cho sự ra đời của Công ty. Xưởng miến bắt đầu đi vào hoạt động
những bước đầu với những máy móc còn thô sơ, công nhân còn hạn chế về số
lượng lẫn tay nghề, nên sản phẩm tạo ra chỉ đơn sơ gồm : Miến, nước chấm, mạch
nha.
Đến năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
quản lý. Thời kỳ này, tuy vẫn còn thô sơ về mọi mặt nhưng xí nghiệp đã thành
công trong thí nghiệm bước đầu, đã đưa vào sản xuất những mặt hàng khác nữa


như : Dỗu, tinh bột ngô.
Đến năm 1966, xí nghiệp đã đổi tên thành “ Nhà máy thực nghiệm thực phẩm
Hải Hà” Đến thời kỳ này thì nhà máy đã được đầu tư thêm trang thiết bị máy móc,
tuy vẫn còn thô sơ, nhưng cũng làm cho nhà máy sản xuất ra được những mặt hàng
khác làm tăng thêm mặt hàng sản phẩm.
Trong giai đoạn này, nhà máy mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và số
lượng sản phẩm. Tháng 6/1970, nhà máy thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực và
thực phẩm, tiếp nhận thêm một xưởng kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất
900tấn/năm và nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha. Với công việc hiện tại của nhà
máy thì ban lãnh đạo đã quyết định đổi tên thành “ Nhà máy thực phẩm Hải Hà”
cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Tại thời điểm này, nguồn CBCNV trong nhà máy
đã đạt tới 558 người, được phân bổ cho các phòng ban và chủ yếu ở dưới xưởng
sản xuất.
* Giai đoạn 1970 – 1985.
Nền kinh tế nước ta giai đoạn này là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp, do vậy từ việc mua nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm của nhà
máy để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giai đoạn 1981 – 1983 tình hình
hoạt động của nhà máy gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất bị ứ đọng, sản phẩm sản
xuất ra kém phẩm chất, nguyên nhân chủ yếu do trình độ quản lý kém, nặng nề về
hình thức, sản xuất theo chỉ tieu của Nhà nước giao, công nghệ sản xuất lạc hậu, cũ
kỹ. Tuy nhiên, Nhà máy vẫn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho Nhà máy không ngừng cải tiến kỹ thuật,
từng bước mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hoá sản phẩm.
* Giai đoạn 1986 đến nay.
Giai đoạn này mở đầu cho công cuộc đổi mới từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế thị trường. Vơi sự chuyển mình của nền kinh tế đất nước như
vậy, Nhà máy cũng có những thay đổi mới để phù hợp vơi xu thế mới. Theo quyết
định 379 của Bộ Công nghiệp nhẹ ngày 15/4/1994, Nhà máy đổi tên thành Công ty
bánh kẹo Hải Hà, là một Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn và quản
lý. Công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh độc lập

Trong quá trình hoạt động, Công ty đã liên doanh với Công ty nước ngoài.
+ Năm 1993, Công ty liên doanh với Công ty KOTOBUKI ( Nhật Bản) thành
lập liên doanh Hải Hà - Kotobuki. Với tỷ lệ góp vốn như : Bên Việt Nam 30%
(12tỷ đồng). Bên Nhật Bản 70% ( 28 tỷ đồng).
+ Năm 1995 : Thành lập liên doanh MIWON ( Đài Loan) tại Việt trì, Công ty
góp vốn là 11 tỷ đồng.
+ Năm 1996, thành lập liên doanh Hải Hà - KAMEDA tại Nam Định với số
vốn góp của Công ty là 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 1998, do hoạt động không có
hiệu quả nên đã giải thể liêndoanh Hải Hà - KAMEDA.
Ngày 1/1/2004, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã quyết định cổ phần hoá và mang
tên Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà với.
Vốn điều lệ : 36.500.000.000 (VNĐ)
Tổng số cán bộ công nhân viên: 2000
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước : 51%
Nguồn vốn cổ phần : 49%
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
1.2.1. Chức năng:
Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà được thành lập chuyên sản xuất, kinh
doanh sản phẩm bánh kẹo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần dành
cho xuất khẩu.
1.2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt chức năng trên, nhiệm vụ được đặt ra cho Công ty trong thời
kỳ này là :
+ Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm
mở rộng thị trường từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước đến thị trường nước
ngoài, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, phát triển các loại mặt
hàng mới nhất là các loại mặt hàng có chất lượng cao.
+ Xây dựng chiến lược công nghệ sản xuất bánh kẹo và một số sản phẩm khác
đến năm 2001-2020. Tăng cường công tác cải tiến đổi mới công nghệ nâng cao

chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh.
+ Xác định rõ thị trường chính, thị trường phụ, tập trung nghiên cứu mở rộng
thêm thị trường mới, phải chú trọng hơn nưa đến thị trường xuất khẩu, đặc biệt là
thị trường các nước láng giềng.
+ Nghiên cứu sắp xếp lại bộ máy sản xuất cơ cấu và các bộ phận trong doanh
nghiệp. Hoàn thành bộ máy quản lý từ trên xuống dưới vận hành nhanh thông suốt.
+ Không ngừng nâng cao công tác quy hoạch đào tạo cán bộ thông qua các
cuộc thi tay nghề và cử đi học các lớp trong và ngoài nước.
+ Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp. Phấn đầu tổ
Đảng, chi bộ Đảng và Đảng bộ vững mạnh và tổ chức Đảng phải thực sự lãnh đạo
kiểm tra được các hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho việc thực hiện đúng các
đường lối của Đảng, chủ trương và chính sách của Nhà nước.
+ Quản lý và sử dụng nguồn vốn Nhà nước giao có hiệu quả, không ngừng
phát triển nguồn vốn này, tiến tới tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước: nộp ngân sách đầy đủ, tham gia
các công tác xã hội.
+ Không ngừng chăm lo đời sống vật chất tinh thần và đảm bảo phúc lợi xã
hội cho cán bộ, công nhân viên của công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý trong Công ty.
Sơ đồ 1
Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC TRƯỞNG, PHÓ PHÒNG, BAN ĐỘI, TRẠM
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH
Phòng tài vụ
Phòng phục vụ sản xuất

Văn phòng
Phòng kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng kinh doanh
XN thực phẩm Việt TrìXN bánh XN Kẹo
XN phù trợ XN bột dinh dưỡng Nam Định
XN kẹo Chew
Sơ đồ 2
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
2. Một số đặc điểm của Công ty.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp sản xuất hàng công
nghiệp thực phẩm chuyên sản xuất các sản phẩm về bánh kẹo. Với chiến lược đa
dạng hoá sản phẩm như vậy Công ty đã đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp khách
hàng khác nhau với những đặc điểm tiêu dùng khác nhau.
Hiện nay, Công ty đang cung cấp 134 chủng loại bánh kẹo khác nhau từ bình
dân đến cao cấp.
* Nếu căn cứ vào đặc tính sản phẩm : 3 chủng loại.
+ Chủng loại bánh gồm 3 mặt hàng : bánh kem xốp, bánh mặt, biscuit.
+ Chủng loại kẹo gồm 3 mặt hàng: Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo.
* Nếu căn cứ vào chất lượng và giá trị sản phẩm.
+ Sản phẩm chất lượng cao : Bánh kem xốp phủ sôcôla, kem xốp thỏi, bánh
Dạ Lan Hương, Kẹo Caramen.
+ Sản phẩm có chất lượng trung bình: Một số kẹo cứng, kẹo mềm, bánh
biscuit, bánh mặn.
+ Sản phẩm có chất lượng thấp: bánh quy vỡ đóng cân, kẹo cân.
* Nếu căn cứ vào tính chất bao bì : loại đóng hộp ( hộp kim loại, nhựa, bìa
cứng…) loại đóng túi ( các sản phẩm gói bằng giấy tráng bạc, giấy thường).
* Nếu căn cứ vào hương vị : các loại kẹo bánh hương vị trái cây, cà phê, ca

cao, sữa.
* Căn cứ vào trọng lượng sản phẩm: Các loại từ 50 – 500 g

Chủng loại sản phẩm Số loại sản phẩm Tỷ trọng (%)
1. Bánh kem xốp 12 8,95
2. Bánh mặn 10 7,46
3. Bánh biscuit 17 12,68
4. Bánh hộp 12 8,95
5. Bánh Jelly 14 10,44
6. Kẹo caramen 9 6,72
7. Kẹo cứng có nhân 25 18,6
8. Kẹo mền 21 15,67
9. Kẹo Chew 8 5,97
10 Kẹo cân 6 4,47
11. Tổng 134 100
2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực.
+ Về mặt số lượng : Từ 1 xí nghiệp có 9 cán bộ CNV thì đến nay, lực lượng
lao động của toàn Công ty là 2000 người, với mức thu nhập bình quân là
1.000.000đ/ người/ tháng.
+ Về mặt chiến lược: Với chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì
số CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nhiều. Trong Công ty, số
người có trình độ Đại học, Cao đẳng là 500 người, Trung học công nhân là 780
người, còn lại là công nhân lành nghề có bậc thợ 4/7. Nhằm nâng cao tay nghề kếin
thức chuyên môn cho công nhân, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, nâng cấp
và nâng bậc cho công nhân cán bộ quản lý, kỹ thuật hầu hết có trình độ đại học,
đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển của Công ty.
+ Về mặt cơ cấu: Do đặc điểm sản xuất của Công ty cần sự khéo léo nên lao
động nữ trong Công ty chiếm chủ yếu, khoảng 70 – 80% số lao động toàn Công ty.
Lượng lao động này chủ yếu tập trung ở khâu gói và đóng hộp.
Cơ cấu lao động trong Công ty được bố trí như sau:

Xí nghiệp
Chức năng
XN kẹo XN
bánh kẹo
XN
phụ trợ
XN
Nam Định
XN
Việt Trì
I. – Lao động gián tiếp 80 70 17 21 57
- Nghiệp vụ kế toán 15 16 2 5 20
- Nghiệp vụ kỹ thuật 28 26 14 5 28
- Phục vụ vệ sinh cơ khí 37 28 1 11 9
II. Lao động trực tiếp 615 149 67 45 665
Tổng số 695 219 84 66 722
Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ Đại học, Cao đẳng Trung cấp
Nghiệp vụ kinh tế 200 300
Nghiệp vụ kỹ thuật 110 200
Nghiệp vụ chính 80 157
Nghiệp vụ khác 97 121
Bán bộ lãnh đạo 6 -
Trưởng phòng 7 2
Tổng 500 780
2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Sản phẩm của Công ty là bánh kẹo, do vậy nguyên vật liệu sử dụng để sản
xuất sản phẩm là rất đa dạng, phong phú với hàng trăm loại khác nhau. Nguyên vật
liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
giá thành sản phẩm : Kẹo cứng chiếm 73,4%, kẹo mềm 71,2%, bánh 65%, vứoi

lượng lớn : đường Glucozơ, sữa béo, váng sữa, bột mỳ, cà phê, bơ, hương liệu…
Nguồn nguyên liệu này một phần do Công ty khai thác trong nước, còn lại chủ yếu
là nhập ngoại. Chính vì lý do như vậy nên giá thành của một sản phẩm của Công ty
còn tương đối cao. Nguyên liệu hầu hết khó bảo quản, dễ hư hỏng, tham gia sử
dụng yếu, giá cả thị trường cung ứng không ổn định, nên Công ty thường gặp
nhiều khó khăn, dễ lâm vào thế bị động. Để khắc phục tình hình trên, Công ty đã
tính toán mua sắm nguyên vật liệu để luôn có lượng dự trữ phù hợp nhằm đảm bảo
sản xuất được tiến hành liên tục, không bị ngưng trệ do có sự cố từ phía nhà cung
ứng. Công ty đã sử dụng nguyên liệu thay thế để giảm bớt chi phí sản xuất mà chất
lượng vẫn đảm bảo như dùng váng sữa thay cho sữa để chất lượng kẹo vẫn cao,
nhưng giá thành lại hạ. Công ty đã xây dựng được hệ thống mức nguyên liệu, cố
gắng đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm và giảm tối đa chi phí cần thiết.
2.4. Đặc điểm về kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Mặt hàng chính của Công ty là bánh và kẹo. Trong đó xí nghiệp kẹo gồm 3
phân xưởng: Phân xưởng kẹo cứng, phân xưởng kẹo mềm, phân xưởng kẹo gôm.
Xí nghiệp bánh gồm 3 phân xưởng : phân xưởng bánh biscuit, phân xưởng
bánh kem xốp, phân xưởng bánh bột gạo.
Trước đây, máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là lạc hậu, năng suất thấp,
tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, sản phẩm làm ra kém chất lượng. Nhưng mấy năm
gần đây, trước thách thức của cơ chế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đổi
mới trang thiết bị công nghệ. Công ty đã nhập các dây chuyền hiện đại đưa vào sản
xuất đó là :
+ Năm 1993, Công ty ký hợp đồng nhập một dây chuyền sản xuất bánh
biscuit của Đan Mạch trị giá 1.000.000 USD.
+ Năm 1994, nhập 1 dây chuyền sản xuất bánh Cracker của Ý trị giá 950.000
USD
+ Năm 1995, nhập 2 máy gói kẹo mềm trị giá 400.000 USD và 2 máy gọi kẹo
của Đài Loan vào sản xuất kẹo cứng.

×