Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Lịch sử 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.27 KB, 11 trang )

Nh÷ng kinh nghiÖm vÒ ®æi míi sö dông TBDH trong gi¶ng d¹y m«n LÞch sö - líp 7
I/ SƠ YẾU LÍ LỊCH:
Họ và tên: Doãn Đức Hải
Ngày sinh: 14/08/1975
Năm vào nghành: 1996
Chức vụ-Đơn vị công tác: Tổ phó tổ chuyên môn, Giáo viên
Trường THCS Hồng Minh-Phú Xuyên-Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Đại Học
Hệ đào tạo: Chính Quy
Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn 8; Lịch sử 7
Ngoại ngữ:
Trình độ chính trị: Sơ cấp
Khen thưởng: Giáo viên giỏi cấp huyện
II/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai
chương trình, Sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi
mới phương pháp dạy học vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp
ứng yêu cầu này, phương tiện dạy học – thiết bị dạy học phải tạo điều kiện
1
Nh÷ng kinh nghiÖm vÒ ®æi míi sö dông TBDH trong gi¶ng d¹y m«n LÞch sö - líp 7
thuân lợi nhất cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức của môn học, nhất là môn lịch sử đối với học sinh nói
chung và học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận
Căn cứ vào đặc điểm của qúa trình nhận thức : Con đường nhận thức tri
thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn mà thiết bị dạy học là phương tiện trực quan sinh động nhất là
tranh, ảnh, lược đồ – bản đồ… trong giảng dạy lịch sử là đồ dùng trực quan
sinh động để tái hiện sự kiện lịch sử.


Quán triệt mục tiêu giáo dục của nước ta, luật giáo dục năm 2005 đã
xách định mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta là: “ Đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ về
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.”
Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của môn học lịch sử ở trường phổ thông:
Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ
của xã hội, để hiểu về hiện tại và chuẩn bi cho tương lai. Khác với giới tự
nhiên, lịch sử xã hội loài người không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể
khôi phục lại diễn biến lịch sử trong phòng thí nghiệm. Mặt khác, lịch sử là
những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, tồn tại một cách khách
quan, không thể thông qua “phán đoán”, “suy luận”…để biết lịch sử.
Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của môn lịch sử ở trường phổ thông là
tái tạo lịch sử – tức là cho học sinh tiếp xúc với những vật chứng, những dấu
vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động chính xác
2
Nh÷ng kinh nghiÖm vÒ ®æi míi sö dông TBDH trong gi¶ng d¹y m«n LÞch sö - líp 7
vè các sự kiện, hiện tượng lịch sử; những biểu tượng về con người và hoạt
động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định với những điều
kiện lịch sử cụ thể.
Cơ sở thực tiễn
Những năm qua, việc dạy học lịch sử đã có nhiều tiến bộ đáng kể góp
phần vào sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng
thắn, khách quan, chúng ta thấy việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông còn
rất nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi. Tình trạng
dạy chay, lối thuyêt trình đơn điệu… còn phổ biến. Điều đó làm cho hiệu quả
dạy học lịch sử còn nhiều hạn chế; học sinh không hứng thú, say mê học tập
bộ môn, chất lượng dạy học lịch sử được đánh giá qua các kỳ thi thấp; tình
trạng “ dân ta không biết sử ta” đang có chiều hướng ra tăng.

Hơn nữa, chất lượng phương tiện – thiết bị dạy học trong những năm
gần đây đã được quan tâm đầu tư đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu đổi mới, thiếu về chủng loại và kém hiệu quả sử dụng.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử “dạy hướng vào
người học”, trong đó để người học chủ động tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức
thông qua việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học (đồ dùng dạy học trực
quan) là một khâu quan trọng của quá trình dạy học lịch sử. Đặc biệt với đối
tượng học sinh tuổi từ 10 đến 15 ở bậc THCS – tuổi hiếu động ưa thích điều
mới, ham khám phá học hỏi, thích độc lập.
Vì những lí do trên nên tôi chọn thực hiện:
VIỆC ĐỔI MỚI, SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Năm học 2009-2010,tôi được nhà trường phân công dạy môn lịch sử ở
ba lớp 7 (7A - 7B - 7C) . Tôi đã suy nghĩ và vận dụng tích cực việc sử dụng
phương tiện – thiết bị để dạy học nhằm thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của
3
Nh÷ng kinh nghiÖm vÒ ®æi míi sö dông TBDH trong gi¶ng d¹y m«n LÞch sö - líp 7
nghành về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới việc dạy học
lịch sử nói riêng và đã đạt được những kết quả khả quan như sau
1.Đổi mới việc sử dụng thiết bị dạy học lịch sử
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi được đổi mới cả về thiết bị
dạy học và phương pháp sử dụng
1.1 Thực trạng việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn
lịch sử ở trường THCS Hồng Minh.
Trường THCS Hồng Minh là trường thuộc xã Miền tây của huyện Phú Xuyên
và thuần nông, thực hiện qui chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định
số 41/2000 /QĐ/BGD&ĐT ngày 24 tháng 3 năm 2000 qui định:
- Thực hiện đầy đủ những bài thực hành qui định trong chương trình và
sách giáo khoa
- Sử dụng thành thạo thiết bị giáo dục theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của

nhà sản xuất, nhà cung ứng
- Có kế hoạch chuẩn bị trước thiết bị theo danh mục thiết bị tối thiểu
- Mua vật liệu tiêu hao, tự sưu tầm, tự làm thiết bị cần thiết
- Nghiên cứu làm thử thiết bị cần thiết trước khi lên lớp
Thiết bị dạy học môn lịch sử rất đa dạng, phong phú: Tranh , ảnh, lược
đồ. Mẫu vật , băng hình… ở đây tôi quan tâm đến việc sử dụng lược đồ – loại
thiết bị thường được sử dụng trong việc giảng dạy lịch sử
Thiết bị dạy học tuy phong phú về chủng loại nhưng thực tế ở trường
tôi, thiết bị dạy học môn lịch sử được sử dụng chủ yếu là các loại bản đồ và
lược đồ lịch sử. Song số lượng thiếu nhiều, hình thức chưa đảm bảo thẩm mĩ;
Một thực tế: Việc sử dụng thiết bị dạy học do có nhiều lí do khác nhau nên
chưa trở thành nhu cầu thường xuyên. Do vậy ngay sau khi nhận chuyên môn,
4
Nh÷ng kinh nghiÖm vÒ ®æi míi sö dông TBDH trong gi¶ng d¹y m«n LÞch sö - líp 7
tôi đã liên hệ với bộ phận phụ trách thiết bị để nắm vững, phân loại danh mục
thiết bị hiện có để có kế hoạch chuẩn bị , sử dụng
Cụ thể:
Bảng danh mục lược đồ môn lịch sử lớp 7 ( được cấp )
STT Tên thiết bị Dùng cho bài dạy
1
Lược đồ các cổ đại phương đông phương tây Bài 1:SGK T3
Bài 4:SGK T10
Bài 5:SGK T15
2
Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1(981) Bài 11: SGK T38
3
Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2( 1076-
1077)
Bài 11: SGK T46
4

Cuộc kháng chiến lần 1 chống quân xâm lược
Mông Cổ (1258)
Bài 14: SGK T55
5
Cuộc kháng chiến lần 2 chống quân xâm lược
Nguyên (1285)
Bài 14: SGK T58
6
Cuộc kháng chiến lần 3 chống quân xâm lược
Nguyên (1287-1288) và chiến thắng Bạch
Đằng lịch sử ( 1288)
Bài 14: SGK T62,64
7
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) Bài 19: SGK T82
8
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động (1426) Bài 19: SGK T89
9
Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang(1427) Bài 19: SGK T92
10
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789) Bài 25: SGK T129
Như vậy lược đồ để giảng dạy còn thiếu rất nhiều. Vì vậy tôi đã có kế
hoạch phối hợp với các đồng chí giảng dạy cùng bộ môn, phân công cho học
sinh vẽ phóng to các lược đồ có trong sách giáo khoa để bảo đảm có lược đồ
dạy học. Trước khi giao cho học sinh vẽ giáo viên cần quán triệt các yêu cầu:
- Về kích thước (theo kích thước khổ A0)
- Về màu sắc
- Về chữ viết, kí hiệu (phần chú giải)
Lược đồ phải đảm bảo về cả tính thẩm mĩ và hiệu quả sử dụng.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×