Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

skkn rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.84 KB, 30 trang )

=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu của nước ta đặt ra từ nay đến năm 2020, về cơ bản hoàn thành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cải tiến nước ta từ một nước nông nghiệp trở
thành một nước công nghiệp. Với yêu cầu của nền kinh tế xã hội đó đòi hỏi phải có
một lực lượng sản xuất phù hợp, lực lượng lao động có tri thức và có những phẩm
chất: Tự chủ, linh hoạt, năng động, sáng tạo.
Nhìn từ góc độ thiết thực nhất thì lực lượng sản xuất và lực lượng lao động
phù hợp với nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá ấy lại chính là sản phẩm của ngành
giáo dục.
Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho quá trình phát triển toàn diện nhân cách
con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa. Giáo dục Tiểu học nhằm giúp các em hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản thông qua quá trình học tập các môn học.
Tiếng Việt là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học.
Phân môn Tập đọc trong môn Tiếng Việt có ba nhiệm vụ: nhiệm vụ rèn luyện
kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hay); nhiệm vụ trau dồi kiến thức ngôn ngữ,
kiến thức văn học, kiến thức đời sống; nhiệm vụ giáo dục tình cảm và mĩ cảm, giáo
dục kĩ năng sống. Trong đó nhiệm vụ chính là rèn luyện kĩ năng đọc.
Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 5 so với lớp 2, 3,4: Các bài tập
đọc ở lớp 5 có số lượng từ nhiều hơn. Việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu
cảm.
Thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 5, giáo viên đã tích cực
đổi mới phương pháp. Chất lượng dạy đọc ngày một đi lên. Song thực tế cho thấy
việc dạy đọc bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế: học sinh đọc chưa được
như mong muốn, kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được với yêu cầu của
việc hình thành kĩ năng đọc.
Trước thực tế chất lượng của học sinh về phân môn Tập đọc, tôi đã nghiên
cứu và viết kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5


trong dạy học Tập đọc”.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài này nhằm mục đích tìm ra biện pháp tốt nhất để rèn kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 5 trong phân môn Tập đọc theo chương trình sách giáo khoa.
Để thực hiện yêu cầu của đề tài này tôi có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề
sau:
1- Nghiên cứu cơ sở lý luận, quan điểm xây dựng chương trình môn Tập đọc lớp 5.
2- Khảo sát thực tế về sự tiếp thu, học tập phân môn Tập đọc của học sinh lớp 5.

-1-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
3- Dạy thực nghiệm và khảo sát, đối chứng kết quả thực nghiệm
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa, chương trình phân môn tập đọc lớp 5.
- Các tài liệu hướng dẫn, sách giáo viên tiếng Việt 5.
- Năng lực đọc của học sinh lớp 5.
IV. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5A, 5B, 5C năm học 2013-2014
V. Các phương pháp nghiên cứu
1- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các sách tham khảo: đọc tài liệu giáo trình có
liên quan đến đề tài.
2. Phương pháp quan sát, điều tra:
- Dự giờ trao đổi với giáo viên.
- Khảo sát chất lượng học sinh.
3. Phương pháp thực nghiệm:
- Dạy thực nghiệm lớp 5C - Đối chứng lớp 5B, 5A.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ
cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 5 dạng hoạt động,
tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết. Như vậy đọc là một dạng
hoạt động ngôn ngữ. Đó là hoạt động nhận tin. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người
đọc nắm được chữ viết. Đọc là dùng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các kí hiệu
chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ (vang lên trong không khí
hoặc trong đầu). Sau đó
dùng các thao tác tư duy để người đọc thông hiểu nội dung văn bản.
Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau,
là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện, thứ nhất, đó là quá trình vận động
của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự
ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là
sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ
giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu
được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu.
Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các
kí hiệu văn tự thành kí hiệu âm thanh. Vì vậy chất lượng của đọc thành tiếng trước
hết là được đo bằng hai phẩm chất: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó

-2-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
cũng chính là hai kĩ năng đầu tiên của đọc. Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là
làm rõ nghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và đích thông báo của văn bản. Lúc này quá
trình đọc không chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn
là sự vận động của trí tuệ. Vì vậy, đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc,
trở thành một kĩ năng của đọc. Đó là kĩ năng đọc hiểu.
Giao tiếp có hai bình diện: tiếp nhận và sản sinh. Đọc hiểu là tiếp nhận, đọc
cho mình. Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhận

nhằm cho mình mà còn là hoạt động nhằm làm cho người khác cũng tiếp nhận được
văn bản giống mình. Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc đã tham gia vào quá
trình tái sinh văn bản. Lúc này, người đọc còn có nhiệm vụ truyền cảm xúc của văn
bản mà mình đã tiếp nhận được đến người nghe. Chính vì vậy, Đọc hay- đọc diễn
cảm là một yêu cầu cần có của đọc thành tiếng và trở thành một yêu cầu của kĩ năng
đọc.
Như vậy, đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của
các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc.
Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kĩ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những
mặt riêng lẻ này của quá trình đọc. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao
nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác và biểu cảm bấy nhiêu.
Kĩ năng đọc rất phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình luyện tập lâu dài. Đối với
lớp 5, yêu cầu đọc phải rõ ràng mạch lạc, giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc
hơn so với lớp 1, 2, 3,4. Do vậy, việc đọc ngày càng nâng cao ở các lớp sau, khi đó
người đọc cần chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn bản (nội dung, cấu trúc. chủ đề...)
Việc hình thành kĩ năng đọc và kĩ năng làm việc với văn bản có mối quan hệ
quy định lẫn nhau. Chỉ có thể xem em học sinh biết đọc khi em đó thông hiểu những
gì được đọc. Quá trình hiểu văn bản gồm các bước:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ.
- Hiểu nghĩa các câu.
- Hiểu ý các đoạn.
- Hiểu nội dung cả bài.
Tuy nhiên học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5 không phải bao giờ
cũng dễ dàng hiểu được những điều đang đọc. Do vậy việc dạy tập đọc phải đi dần
từng bước từ đơn giản đến phức tạp. Đó là đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, thông qua
nhiều hoạt động trong tiết dạy Tập đọc.
II. Thực trạng:
1- Thuận lợi, khó khăn:
a. Thuận lợi:


-3-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Năm học 2013 - 2014 là năm học thứ 13 ngành giáo dục thực hiện triển khai
chương trình sách giáo khoa mới ở Tiểu học. Nội dung chương trình mới kéo theo
phải đổi mới phương pháp dạy học. Những năm qua, do ngày càng nhận thức được
tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục,
các cấp quản lý giáo dục đã liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp dạy
học.
b. Khó khăn:
Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học này chủ yếu chỉ được thể hiện
trong những tiết hội giảng, những buổi dành cho tổ chức chuyên đề còn thực trạng
chúng ta phải thừa nhận việc đổi mới diễn ra rất chậm chưa đồng đều trong đội ngũ
giáo viên. Việc đổi mới phương pháp vẫn chưa vượt qua quỹ đạo của phương pháp
dạy học truyền thống đã hình thành từ hàng trăm năm trước, là hướng vào hoạt động
của người dạy, tạo ra sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học của học sinh.
2. Thành công, hạn chế:
a. Thành công:
Các đợt hội giảng - hội thảo được tổ chức thường xuyên, động viên
được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên Tiểu học và thu hút được sự
tham gia của nhiều giáo viên Tiểu học. Qua đó các phương pháp giảng dạy truyền
thống như giảng giải, đàm thoại, trực quan, thực hành... được cải tiến vận dụng theo
hướng phát huy tính tích cực của người học.
b. Hạn chế:
Giáo viên giảng dạy kiến thức đã được ổn định trong chương trình sách giáo
khoa chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải còn học sinh thụ động tiếp
thu kiến thức. Đôi khi cô có đàm thoại hay dùng dụng cụ trực quan... thì cũng chỉ
nhằm cho trò hiểu được, nhớ lời cô giảng để làm được bài tập cô ra. Trong giờ học,

cô cũng đã tổ chức cho học sinh các hoạt động: thảo luận nhóm, quan sát, tự bộc lộ...
song đó chỉ là hoạt động mang tính hình thức chứ chưa thiết thực đối với học sinh,
tính hiệu quả của việc tổ chức những hoạt động này chưa cao.
Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào chương trình và tài liệu có sẵn được
thiết kế chung cho mọi học sinh. Hoạt động của thầy và trò chỉ giới hạn trong 4 bức
tường, lấy bàn giáo viên và bảng đen làm trọng tâm để thu hút mọi sự chú ý của học
sinh. Giáo viên chưa mạnh dạn tổ chức các hình thức hoạt động cho học sinh một
cách sáng tạo.
3. Mặt mạnh, mặt yếu:
a. Mặt mạnh:

-4-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới cả về cách đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Để thực hiện đổi mới về cách đánh giá, giáo viên cũng đã
tổ chức cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
b. Mặt yếu:
Bên cạnh mặt mạnh, khả năng đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau của học sinh
còn kém. Tiêu chuẩn đánh giá của trò chỉ là ghi nhớ, tái hiện đúng những điều thầy
đã giảng qua sách giáo khoa. Như vậy học sinh học tập thụ động, tư duy không được
vận hành để chủ động nắm lấy tri thức nên tri thức đã tiếp thu được không bền vững.
4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
a. Về phía giáo viên
Nhiệm vụ hàng đầu của phân môn Tập đọc là rèn luyện kĩ năng đọc: kĩ năng
đọc thành tiếng, đọc thầm, kĩ năng đọc hiểu văn bản kết hợp rèn luyện kĩ năng nghe
nói, đọc hay. Muốn rèn cho học sinh được những kĩ năng này, giáo viên phải dành
nhiều thời lượng cho học sinh hoạt động thực hành rèn luyện. Song thực tại giáo viên
khi dạy Tập đọc do đề cao quá mức yêu cầu cảm thụ văn học đã biến giờ Tập đọc

thành giờ giảng văn, cô giảng là chính, trò chỉ còn nghe, ít có thì giờ luyện đọc. Hậu
quả là sau ba, bốn năm học ở Tiểu học, có học sinh lớp 5 vẫn chưa đọc thông. Lại có
khuynh hướng biến việc đọc với giọng phù hợp nội dung văn bản thành cách đọc uốn
éo giọng không gắn với nội dung và không thể hiện được cảm xúc.
Việc thực hiện đổi mới phương pháp trong tiết Tập đọc của một số giáo viên
còn mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh.
Chẳng hạn:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là giáo viên phải phát huy tính tích
cực, sáng tạo của học sinh. Trong tiết dạy Tập đọc, ở bước luyện đọc đúng, giáo viên
cũng đã phát huy tính tích cực của học sinh bằng việc giáo viên đã cho các em tự
phát hiện bạn đọc phát âm sai nhưng không có biện pháp định hướng cụ thể, học
sinh tìm lan man, không có trọng tâm, sau đó giáo viên lại giải quyết tình huống
không triệt để nên hiệu quả việc rèn đọc không cao.
Nói chung, vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên.
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho chất lượng dạy Tập đọc chưa tốt cũng chính là
ở những hạn chế của giáo viên. Nhìn chung, hiện nay giáo viên của chúng ta vẫn còn
thiếu hụt các kĩ năng đọc, vì vậy, không làm chủ được các nội dung dạy học Tập đọc.
Nhiều giáo viên không đọc đúng chính âm, đọc không hay, hiểu không đúng những
điều được đọc từ cấp độ từ đến câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn
văn bản. Nhiều giáo viên không biết chữa lỗi phát âm cho học sinh, không có biện
pháp làm cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc hay.

-5-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
b. Về phía học sinh :
Chất lượng rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc lớp 5 còn nhiều hạn chế,
thể hiện tập trung ở một số khía cạnh sau:
- Học sinh nhiều vùng miền tập trung trên địa bàn Buôn Ma Thuột nên nhiều

học sinh trong lớp còn đọc ngọng, nhất là giữa phụ âm l /n, s/x; thanh hỏi và thanh
ngã-nặng; vần có âm cuối n/ng, c/t,...
- Số học sinh đọc lưu loát, đọc hay còn rất hạn chế. Một số học sinh
đọc nhanh nhưng việc ngắt nghỉ hơi chưa đúng, chưa thể hiện cảm xúc trong bài
đọc.
- Vẫn còn một số em học sinh đọc chậm, đặc biệt còn có em khi đọc phải
đánh vần.
Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2013 -2014 của 3 lớp 5A
, 5B và 5C :
Lớp

Sĩ số HS

5A

Đọc hay

Đọc đúng, đọc hiểu

Đọc chậm

SL

%

SL

%

SL


%

33

4

12,12

22

66,66

7

21,21

5B

32

4

12,50

21

65,63

7


21,87

5C

31

4

12,90

20

64,52

7

22,58

Qua bảng thống kê, tôi thấy chất lượng đọc của 3 lớp 5A, 5B và 5C là tương
đương nhau. Tôi chọn lớp 5C làm thực nghiệm, Lớp 5A, 5B làm đối chứng để cuối
năm so sánh kết quả dạy thực nghiệm.
III. Các giải pháp, biện pháp
1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Như chúng ta đã thấy, năng lực đọc được cụ thể hoá thành các kĩ năng đọc chỉ
được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc: “ Đọc thành tiếng” và “
Đọc thầm”. Chỉ khi nào các em đọc thành thạo hai kĩ năng này mới gọi là biết đọc.
Vì vậy tổ chức dạy Tập đọc cho các em học sinh chính là quá trình làm việc của thầy
và trò. Trong một lớp học, hai hình thức: “ Đọc thành tiếng” và “ Đọc thầm” được
thực hiện đồng thời. Trong lúc giáo viên hay một bạn “ Đọc thành tiếng” thì các bạn

học sinh khác “ Đọc thầm”, để trả lời câu hỏi của cô giáo và các bạn đặt ra, nên các
em phải “ Đọc thầm” từng câu - từng đoạn.
Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 kĩ năng: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc
hiểu và đọc hay. Chất lượng “ Đọc thầm” chỉ gồm 3 kĩ năng: Đọc đúng, đọc nhanh,
đọc hiểu. Tuy nhiên “ Đọc thành tiếng” không thể tách rời việc đọc hiểu những gì
mình đã đọc, hay “Đọc thầm” cũng không thể tách rời việc đọc đúng. Như vậy 2
hình thức đọc này gắn bó chặt chẽ với nhau, liên tục trong tiết Tập đọc. Trong một số
tài liệu dạy học, việc tổ chức dạy “ Đọc thành tiếng” gọi là luyện đọc. Trong khi đó “

-6-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Đọc thầm” có ưu thế hơn, là tốc độ đọc phải nhanh hơn “ Đọc thành tiếng” để tiếp
nhận thông hiểu nội dung văn bản. Vì vậy càng lên lớp trên hình thức đọc thầm càng
được chú trọng. Nhưng đối với học sinh lớp 5 cần rèn luyện cả hai hình thức để đạt
được 4 chức năng: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc hay.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
2.1. Tổ chức rèn kĩ năng đọc cho học sinh:
2.1.1. Chuẩn bị tâm thế đọc:
Muốn học sinh đọc tốt, giáo viên phải tạo cho học sinh tâm thế đọc tốt. GV
hướng dẫn học sinh muốn chuẩn bị tâm thế đọc bằng cách: khi ngồi đọc cần ngồi
ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách là từ 30 cm đến 35 cm, cổ và đầu thẳng; ở
lớp khi được cô giáo gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin không hấp tấp đọc ngay.
Trước khi đọc GV thường nêu rõ tiêu chí, cường độ và tư thế khi đọc. Tức là
đọc to, rõ ràng, biết ngừng, nghỉ đúng dấu câu... Nếu các em đứng đọc tư thế phải
đĩnh đạc, thoải mái, sách được mở rộng, cầm sách bằng hai tay: tay trái cầm đỡ sách
phía dưới, tay phải giữ và lật trang.
2.1.2. Rèn kĩ năng đọc thầm:
Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng của mỗi cá nhân. Đọc thầm có

ưu thế giúp người đọc tiếp nhận thông tin. Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả
cao (nắm bắt đúng và đủ thông tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật) là mục
đích yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói chung. Mặt khác đọc thầm tốt giúp các
em đọc thành tiếng tốt. Với vai trò như vậy nên đọc thầm là một khâu không thể
thiếu được trong một giờ dạy Tập đọc.
Giáo viên có thể dùng các biện pháp như sau:
+ Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh
(đọc câu nào, đoạn nào, đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng, đọc để trả
lời cho câu hỏi nào...)
Chẳng hạn:
Khi dạy bài: Chuyện một khu vườn nhỏ ( Tiết 21 – Tuần 11).
GV yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi: Bé Thu thích ra ban
công để làm gì? ( Bé Thu thích ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông kể chuyện,
giảng giải về từng loài cây ở ban công ).
Hoặc trong bài: Hộp thư mật ( Tiết 48 – Tuần 24).
GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn để trả lời cho câu hỏi:
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú
Hai Long?

-7-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
( Một tay giả cầm bu-gi sửa xe, mắt liếc tìm dấu hiệu thư......, sau đó chú lại
để tài liệu báo cáo dưới hòn đá hoặc dưới vỏ bao thuốc....)
+ GV quy định thời gian để tăng tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực
hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc cho học sinh và tăng dần độ
khó của nhiệm vụ (đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong 2
phút, 1 phút, đọc lướt để chia các đoạn trong bài, đọc lướt để nêu nội dung chính của
đoạn, của bài trong 2 phút, 1 phút.)

Chẳng hạn: Dạy bài: Cửa sông.
Ở ngay bước luyện đọc, giáo viên ra yêu cầu : “Đọc lướt toàn bài trong một
phút, cho biết bài thơ có mấy khổ thơ?” ( 6 khổ thơ ).
Giáo viên ra yêu cầu: Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ nào được lặp lại
trong bài? Việc lặp lại nhiều lần từ ấy nói lên điều gì? (từ “nơi” được lặp lại nhiều
lần nói lên Cửa sông là nơi hội tụ của nhiều sự việc, nói lên vai trò quan trọng của
Cửa sông).
Muốn thao tác đọc thầm của học sinh có hiệu quả, GV phải kiểm soát hoạt
động đọc thầm của các em bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn,
từng bài.
VD: Khi có lệnh “đọc thầm” giáo viên yêu cầu học sinh đều phải tập trung
vào bài đọc và đọc bằng mắt đầy đủ các tiếng, các từ, các câu trong bài . Khi các em
đọc thầm, giáo viên thường quy định: “Em nào đọc xong báo cho cô giáo biết bằng
cách giơ tay lên” để giáo viên biết, đồng thời cũng nhằm thông báo cho các em đọc
chưa xong phải cố gắng đọc cho hoàn thành.
2.1.3. Rèn đọc to:
Để giao tiếp bằng lời có hiệu quả đồng thời cũng để tôn trọng người nghe thì
người nói phải làm chủ âm lượng giọng nói của mình sao cho tất cả người nghe cùng
nghe rõ.
Đối với học sinh, giáo viên phải làm cho các em hiểu rằng: các bạn đọc không
phải cho mình cô giáo mà cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe nên cần đọc với
giọng đủ lớn cho mọi người nghe rõ. Mặt khác, các em đọc to sẽ làm cho các bạn và
cô giáo dễ theo dõi để nhận xét đánh giá và sửa lỗi chính xác hơn; bên cạnh đó giúp
các em tự tin hơn khi giao tiếp.
Việc học sinh đọc quá nhỏ có thể là do một trong những lý do sau đây:
+ Vì các em thiếu tự tin do chưa quen giao tiếp với nhiều người.
+ Vì các em chưa biết cách làm thế nào để đọc to.
* Các biện pháp rèn đọc to:

-8-



=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Đối với các em do thiếu tự tin mà đọc nhỏ, giáo viên cần động viên, khuyến
khích dạy cho các em biết cư xử đàng hoàng, tự nhiên, tự tin trước tập thể lớp.
Những em này, giáo viên cần thường xuyên gọi các em đứng trước lớp đọc. Để luyện
cho những học sinh đọc quá nhỏ, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào các
bạn xa nhất trong lớp nghe thấy được mới thôi. Từ đó, các em sẽ quen đọc to, dõng
dạc.
Đối với các em đọc nhỏ do chưa biết cách đọc to, giáo viên cần hướng dẫn
học sinh biết cách nâng giọng cao hơn để đọc to hơn hoặc cần luyện cho học sinh thở
sâu và lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc, khi đọc nên mở khẩu miệng to.
Lưu ý: Đọc to cũng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Giáo viên cần
điều chỉnh cho các em đọc nhỏ lại bằng việc đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của
giọng như thế nào là vừa phải.
2.1.4. Rèn kĩ năng đọc đúng:
a) Đọc đúng: Là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không
có lỗi. Đọc đúng là không được đọc thừa, không đọc thiếu âm, thiếu vần, bỏ sót
tiếng. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, các thanh (đúng các âm vị), đọc
đúng trọng âm, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
b) Biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh:
Muốn nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh, giáo viên phải có biện
pháp rèn tốt các nội dung sau:
* Luyện đọc chính âm:
* Rèn đọc đúng các phụ âm đầu. Đặc biệt là các phụ âm có lỗi phát âm sai
của địa phương các tỉnh miền Bắc l/ n, s/x, ch/tr; v/d của địa phương các tỉnh phía
Nam.
Trong thực tế, đại đa số học sinh của các tỉnh miền Bắc ( thậm chí còn nhiều
giáo viên) nói, đọc lệch chuẩn l / n, s/x, ch/tr; các em của các tỉnh phía Nam thường
nói và đọc lệch chuẩn tiếng có âm v/d.

Chẳng hạn:
+ Hôm lay, bố em đi làm. ( B)
+ Núa nếp bị xâu cắn nhiều nắm. ( B )
+ Bạn Hà làm dội dàng nên kết quả bài toán đã bị sai. ( N )
Lỗi ngọng l/n, s/x, hỏi/ngã, ươn/ương, uc/ut, ăc/ăt,... của các tỉnh là do ảnh
hưởng từ bao đời nay của lối phát âm địa phương. Các em luôn được giao tiếp với
cha mẹ, anh chị em, bạn bè... Những người xung quanh các em nói ngọng một cách
vô thức. Bởi vậy trẻ rất khó phát âm chuẩn mặc dù các em đã là học sinh lớp 5. Đặc
biệt ở tỉnh ĐakLak là nơi tập trung dân cư từ nhiều vùng về đây sinh sống , trong lớp

-9-


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
có nhiều đối tượng học sinh vùng miền. Cho nên giáo viên luôn phải quan tâm đến
việc rèn đọc đúng ngay trong giờ tập đọc bằng các bước như sau:
Bước 1: Định hướng cho học sinh biết tìm, lựa chọn những từ có phụ âm l/n, s/x;
ch/tr, v/d,... để luyện đọc.
Chẳng hạn:
- Hãy tìm những tiếng, từ khó phát âm trong bài.
Hoặc:
- Những từ, tiếng nào khi phát âm thường mắc lỗi ngọng?
Bước 2: Học sinh luyện phát âm:
Giáo viên gọi lần lượt một số học sinh phát âm trong đó có em phát âm chuẩn
để học sinh khác bắt chước phát âm cho thật đúng.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh biết lắng nghe và tự đánh giá lẫn nhau:
Khi cho mỗi cá nhân học sinh luyện phát âm, giáo viên gọi học sinh khác
nhận xét.
Học sinh tự đánh giá mình đọc các tiếng, từ có phụ âm l hay n , tiếng có thanh
v/d,... đã khó song việc nghe và đánh giá bạn đọc đúng hay sai còn khó hơn. Nhiều

học sinh chưa phân biệt được bạn đọc đúng hay sai nên việc nhận xét sẽ thiếu sự
chính xác. Lúc này , giáo viên cần kiểm soát chặt chẽ sự phát âm và lời nhận xét của
học sinh, giúp các em sửa lỗi phát âm cho thật chuẩn. Để kiểm soát được vấn đề này,
giáo viên phải biết cách nghe để phân biệt:
- Luồng hơi khi đọc các tiếng có phụ âm l sẽ không bị cản: long lanh, lẳng
lặng,...
- Luồng hơi khi đọc các tiếng có phụ âm n bị cản hoàn toàn: non nước, no nê,
...
- Khi đọc tiếng có âm đầu v: hàm răng trên bậm vào môi dưới và bật ra âm
thanh: vội vàng, vui vẻ, vuông vắn,...
- Khi đọc tiếng có âm dầu d: hai hàm răng bậm vào nhau và bật ra âm thanh:
dong dỏng, dần dần, du dương,...
Giáo viên phải thường xuyên cho các em biết lắng nghe và biết tự đánh giá
lẫn nhau để phát hiện cái sai của bạn khi phát âm. Đặc biệt đối với những em tiếp thu
chậm, giáo viên có khi phải làm mẫu nhiều lần và phải hết sức kiên trì rèn luyện cho
các em để khi lên lớp 5 các em không còn mắc lỗi đọc ngọng.
* Rèn đọc đúng vần.
Khi đọc bài, có một số vần học sinh thường hay mắc. Đặc biệt những tiếng có
vần “ươu” như: rượu, khướu, hươu...,do thói quen, học sinh thường đọc thành: riệu,
khiếu, hiêu... Các em của các tỉnh phía Nam thường nói và đọc lệch chuẩn tiếng có

- 10 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
âm cuối ng/n, c/t, Giáo viên phải hết sức chú ý đến lỗi sai này để luyện phát âm đúng
bằng cách cho các em nghe phát âm chuẩn (tròn môi) của giáo viên hoặc của học
sinh có phát âm chuẩn.
+ Mẹ em đang hái rau ngoài vường.
+ Mỗi ngày em học ở trườn từ 7 giờ đến 10 giờ 30 phúc.

+ Sau khi ngủ dậy, em đánh răng, rửa mặc.
+ Con hiêu cao cổ.
- Khẩu miệng khi đọc các tiếng có âm cuối c mở to: thắc mắc, ăn mặc,...
- Khẩu miệng khi đọc các tiếng có âm cuối t mở nhỏ, đầu lưỡi bật lên vòm
họng trên: mắt lá, nhặt rau, cắt cỏ,....
- Khẩu miệng khi đọc các tiếng có âm cuối ng mở to: tình thương, quê hương,
xếp hàng, ....
- Khẩu miệng khi đọc các tiếng có âm cuối n mở nhỏ, đầu lưỡi bật lên vòm
họng trên: vườn rau, sườn núi, miên man,...
- Khi đọc tiếng có vần ươu: kết thúc tiếng thì tròn môi, cong mạnh đầu lưỡi:
rượu, cái bướu, chim khướu,...
- Khi đọc tiếng có vần iêu : kết thúc tiếng hơi dẹt môi, đầu lưỡi hơi cong nhẹ:
biếu quà, tiêu biểu, phiêu lưu,....
* Rèn đọc đúng các dấu thanh do địa phương hay do ngọng thành thói
quen.
Lỗi đọc sai ở đây là học sinh đọc tiếng, từ có “thanh ngã” thành “thanh sắc”,
“thanh hỏi” thành “thanh nặng” , “ thanh hỏi” thành “ thanh ngã”,..của đa số các em
học sinh các tỉnh miền Trung
Chẳng hạn: Học sinh đọc “lủng lẳng thành “lụng lặng, “ dũng cảm thành
“dúng cạm, “hung dữ thành “hung dứ, “ nghỉ ngơi” thành “nghĩ ngơi”,...
Đến lớp 5 số học sinh mắc lỗi này không nhiều song sửa cho các em cũng
không phải dễ chút nào. Giáo viên luôn phải quan tâm và có biện pháp rèn đọc đúng
bằng phương pháp luyện theo mẫu: cho các em nghe giọng đọc rồi đọc theo. Trong
quá trình phát âm, các em sẽ có sự tự điều chỉnh nhất định theo mẫu.
* Rèn kĩ năng ngắt giọng, nghỉ hơi đúng khi đọc:
Đọc đúng còn bao gồm cả đọc đúng tiết tấu, đúng ngữ điệu của câu. Muốn
đọc đúng, cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, các từ, các
cụm từ để ngắt, nghỉ hơi cho đúng. Dựa vào quan hệ cú pháp, học sinh phải biết ngắt
hơi đúng ranh giới của cụm từ, ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu
phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở câu hỏi, hạ

giọng ở cuối câu kể.

- 11 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Trong thực tế, khi dạy những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt
giọng ở những câu dài, có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay cả ở những câu ngắn
vì các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp các từ. Các em ngắt nghỉ hơi một cách
tuỳ tiện( gọi là ngắt giọng sinh lý) mà không tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt
giọng lô gíc.
Ví dụ: Dưới đáy rừng rực lên/ những chùm thảo quả đỏ chon chót / như chứa lửa,
chứa nắng.
(Bài : Mùa thảo quả - TV5 - tập 1)
Hoặc một số bài thơ học sinh hay mắc lỗi ngắt nhịp do không tính đến nghĩa
mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ (Tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng
câu thơ) nên đã ngắt nhịp sai:
Là cửa nhưng/ không then khóa
Cũng không khép/ lại baogiờ
Mênh mông một/ vùng sóng nước
Mở ra bao/ nỗi đợi chờ...
( Bài: Cửa sông –TV5 - Tập2)
Trên thực tế, ngay cả một số giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc xác định
chỗ ngắt giọng trong một số câu văn hay trong một số câu thơ.
Để giúp học sinh ngắt giọng, ngắt nhịp đúng, trước khi dạy một bài Tập đọc
cụ thể, phải nghiên cứu kĩ cách đọc và dự tính những tình huống học sinh hay ngắt
giọng sai để rèn luyện cho các em ngắt giọng, ngắt nhịp đúng.
Để hướng dẫn học sinh đọc đúng, giáo viên nên viết sẵn câu văn đó lên bảng
phụ treo trước lớp. Giáo viên đọc mẫu câu văn cho các em nhận xét cách đọc của cô.
Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, GV gọi một HS khá giỏi đọc

mẫu câu văn trên, HS dưới lớp nhận xét cách đọc. Nếu HS đọc đúng thì gọi những
em khác đọc lại. Nếu HS đọc sai, GV phải linh hoạt sửa ngay cho các em đọc đúng.
Ví dụ:
Dưới đáy rừng /rực lên những chùm thảo quả /đỏ chon chót như chứa lửa/,
chứa nắng./
(Bài : Mùa thảo quả - TV5 - tập 1)
Ngoài ra khi đọc thơ ta phải ngắt nhịp cho đúng để hiểu được nội dung và cái
hay cái đẹp của thơ ca Việt Nam.
Ví dụ khổ thơ sau đây GV cần hướng dẫn các em ngắt nhịp như sau:
Là cửa/ nhưng không then khóa
Cũng không khép lại/ baogiờ
Mênh mông/ một vùng sóng nước
Mở ra/bao nỗi đợi chờ...

- 12 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
( Bài: Cửa sông –TV5 - Tập 2)
Hoặc như:
Bầy ong /rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh /nối liền mùa hoa
Nối rừng xanh /với đảo xa
Đất nơi đâu /cũng tìm ra ngọt ngào…
( Bài: Hành trình của bầy ong – TV5 – Tâp 1
Muốn hướng dẫn học sinh ngắt giọng, ngắt nhịp đúng chỗ mỗi giáo viên
chúng ta cần chú ý những điểm sau:
-Đọc không được tách một từ (hoặc một cụm từ) ra làm 2.
-Không tách các từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm.
-Không tách giới từ với danh từ đi sau nó.

-Không ngắt giọng sau một hư từ, biết giữ hơi để khỏi ngắt quãng giữa
các âm tiết.
Ngoài việc ngắt giọng, nghỉ hơi cho phù hợp với dấu câu, ta cần đọc lên giọng
ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể. Với câu cầu khiến cần phải nhấn giọng cho
phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Như vậy đọc đúng cũng đã
bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm – đọc hay.
* Trình tự và biện pháp luyện đọc đúng
- Để giúp các em có thể đọc đúng toàn bài, GV thường tổ chức luyện đọc
đúng cho các em thông qua nhiều bước, từ cao tới thấp, từ đơn giản đến phức tạp:
- Luyện đọc “từ ngữ” khó.
- Luyện đọc câu “liên câu”.
- Luyện đọc đoạn.
Trong mỗi tiết Tập đọc, thời gian luyện đọc từ khó chỉ có giới hạn nhất định.
Vì vậy không nên luyện đọc tràn lan mà nên phân loại: Từ khó đọc phần âm, từ khó
đọc phần vần để định hướng cho các em khi phát hiện từ khó đọc, hoặc trong một bài
cần luyện đọc phân biệt các âm đầu :l/n, ch /tr, r/d và gi, ăc/ăt, ươn/ương... thì cũng
chỉ nên đọc các từ điển hình, giúp các em phân biệt nắm vững cách đọc.
Ví dụ: Trong bài: Mùa thảo quả - TV5 - tập 1.
GV sẽ hướng dẫn các em luyện đọc các từ sau: lướt thướt, Chin San, Đản
Khao, khép lại.
Ngoài ra, khi học sinh đọc, GV phải luôn theo dõi phát hiện những từ, tiếng
đọc sai để rèn đọc cho phù hợp.
Tương tự như vậy khi luyện ngắt giọng, GV thường chọn hoặc để học sinh tự
đề xuất những câu văn dài để đọc đúng.

- 13 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Đồng thời GV cần hướng dẫn các em đọc nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi

cảm để toát lên nội dung của câu, đoạn.
Ví dụ:
Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi
(Cửa sông – TV5 - tập2).
Để rèn đọc đúng trong các tiết dạy Tập đọc, GV thường dùng hình thức “đọc
thành tiếng” là chủ yếu. Vì hình thức này giáo viên dễ theo dõi, dễ uốn nắn kĩ năng
đọc đúng cho các em.
Ngoài ra GV còn tổ chức linh hoạt các hình thức luyện đọc từ, luyện đọc câu,
luyện đọc đoạn, luyện đọc toàn bài cho phù hợp nhằm phát huy tính năng động, sáng
tạo của các em, gây hứng thú thích đọc tốt.
2.1.5. Rèn đọc nhanh:
a) Đọc nhanh:
Là đọc lưu loát, đọc rõ ràng trôi chảy. Đọc nhanh trước hết là phải đọc đúng
đọc trơn. Tốc độ đọc phải đi song song với sự tiếp nhận có ý thức về bài đọc. Đọc
nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Tốc độ
đọc nhanh được chấp nhận khi người nghe hiểu được nội dung đoạn vừa đọc.
b) Biện pháp rèn đọc nhanh:
Muốn đọc nhanh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phải làm chủ tốc độ đọc
bằng cách: Đọc mẫu để học sinh theo tốc độ đã định. Đơn vị để luyện đọc nhanh là
cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng các lệnh “ Đọc nhanh
hơn”, “ Đọc chậm lại’, xác định tốc độ đọc bằng cách đếm số tiếng có trong bài rồi
tính xem bài đọc trong bao lâu.
Việc rèn đọc nhanh phải được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc.
Nếu có em nào đọc còn chậm giáo viên cần quan tâm để các em được luyện đọc
nhiều.
2.1.6. Rèn luyện năng lực đọc hiểu:
a) Đọc hiểu: hay còn gọi là khả năng thông hiểu văn bản đọc. Ở đây nói đến

kĩ năng làm việc với văn bản. chiếm lĩnh được văn bản ở các mức độ khác nhau. Như
nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề...Cụ thể đối với lớp 5, các em phải nắm được
các nhân vật ( số lượng, tên địa điểm), tình tiết của câu chuyện, nghĩa đen, nghĩa
bóng dễ nhận ra ở các câu văn ( câu thơ ), nắm được ý nghĩa của bài học. Khi dạy

- 14 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
luyện đọc đúng chủ yếu sử dụng biện pháp đọc thành tiếng thì khi dạy đọc hiểu chủ
yếu sử dụng biện pháp đọc thầm.
Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản.
Tuy nhiên để hiểu những gì được đọc, học sinh cần hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu.
Từ đó học sinh hiểu được nội dung của cả đoạn, rồi cả bài. Việc chọn từ nào để giải
thích, để giảng cần phải phụ thuộc vào đối tượng học sinh. Nên việc đầu tiên là giáo
viên cần nắm vững đối tượng học sinh của lớp mình để lựa chọn từ để giải thích cho
phù hợp .( Ví dụ có những từ khó đối với học sinh miền Bắc nhưng không khó đối
với học sinh miền Nam và ngược lại).
Hiểu từ là bước quan trọng trong việc dạy đọc – hiểu. Phần lớn những từ khó
trong bài đọc được chú giải trong SGK. Tuy nhiên sử dụng phần chú giải trong SGK
như thế nào để cho phù hợp?
Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK, biện pháp thực hiện là tổ
chức cho HS đọc thầm nội dung chú thích trong SGK rồi trình bày lại.
- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK mà HS vẫn chưa nắm
chắc nghĩa hoặc những từ ngữ trong bài còn khó hiểu GV thực hiện theo biện pháp
dưới đây.
b) Các dạng từ và biện pháp tổ chức cho học sinh nắm nghĩa của từ:
Để giúp học sinh chủ động nắm nghĩa của từ., giáo viên nên phân loại các
dạng từ cần giảng trong mỗi bài Tập đọc lớp 5. Dựa vào mối liên hệ của từ với ngữ
cảnh và kinh nghiệm học của học sinh, giáo viên có thể phân loại như sau:

* Từ không thể hiểu bằng ngữ cảnh: là những từ đề cập đến sản vật của địa
phương, hiện tượng vật chất, địa danh...
Ví dụ, các từ ngữ: Chin San, Đản Khao (Bài: Mùa thảo quả - TV5-tập 1), đầm
( Bài: Trồng rừng ngập mặn – TV5 – Tập 1), dây thừng ( Bài: Người gác rừng tí hon
– TV5 – Tập 1),....
Để giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ thuộc dạng này, GV dùng tranh ảnh, vật
thật, phim ảnh hoặc lời giải thích ngắn gọn cụ thể để HS hiểu từ đó.
* Từ có thể hiểu bằng ngữ cảnh (từ có liên quan đến trạng thái, tinh thần, cảm
xúc).
Ví dụ các từ: hoảng hốt, khiếp sợ, bàng hoàng (Bài: Một vụ dắm tàu –TV5 –
Tập 2),
Đối với dạng từ này, GV có thể đưa lời nói giải thích để HS hiểu được nghĩa
của từ với văn bản đọc.
Ví dụ: Hoảng hốt: là sợ và luống cuống
Khiếp sợ: Sợ đến mức mất tinh thần

- 15 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Bàng hoàng: Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững
sờ, tâm thần tạm thời bất định
GV có thể cho HS đặt câu với từ đó:
Ví dụ: đặt câu với từ “ Hoảng hốt”
Bạn An vô cùng hoảng hốt khi nhìn thấy con rắn bò phía sau.
* Từ có thể hiểu bằng ngữ cảnh mà HS ít nhiều đã có trải nghiệm:
VD: dũng cảm, siêng năng, thật thà, sợ sệt,...
GV tổ chức cho HS nêu ví dụ thể hiện ngữ cảnh sử dụng từ đó. Với cách này
GV tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kinh nghiệm của mình để hiểu ý câu chứa từ
ấy. Hoặc cho học sinh đặt câu với từ ấy rồi đề nghị các em nói ý của câu chứa từ đó.

Một số từ thể hiện động tác như: miệng phập phồng (Bài Lập làng giữ biển –
TV5 – Tập 2). GV hoặc học sinh có thể làm động tác cử chỉ, các biểu hiện lời nói để
thể hiện ý nghĩa của chúng.
Ngoài ra GV có thể giúp HS tự hiểu từ bằng cách đoán nghĩa của từ.
Chẳng hạn: Em hiểu thế nào là phập phồng? (phồng lên, xẹp xuống một cách
liên tiếp)
Đoán nghĩa của từ là kĩ năng then chốt của quá trình đọc hiểu một văn bản.
Mỗi lần đọc để hiểu thông tin mới là một lần HS phải đương đầu với từ mới chưa
biết. Lúc này kĩ năng đoán nghĩa để nắm ý câu, ý của đoạn của bài là điều tất yếu mà
người đọc cần sử dụng. Việc rèn cho HS kĩ năng đoán nghĩa từ, tạo điều kiện cho các
em trở thành người độc lập và thông minh cũng như nâng cao khả năng suy nghĩ linh
hoạt, logic cho các em.
Tóm lại dù hướng dẫn học sinh hiểu bằng cách nào thì GV cũng phải chú ý:
- Gắn nghĩa của từ với văn cảnh đọc (Câu, đoạn, bài chứa từ ấy)
- Lượng từ giải nghĩa vừa phải (không quá nhiều).
- Linh hoạt lựa chọn cách giải thích:
+ Dùng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ thông dụng ở địa phương để giải
thích từ ngữ đó.
+ Đặt câu với từ ngữ đó.
+ Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên
bằng từ ngữ đó.
- Việc tăng cường dạy đọc hiểu không có nghĩa là tăng thời gian tìm hiểu bài,
giảm thời gian luyện đọc mà là coi trọng chất lượng đọc, tạo ra sự gắn bó hữu cơ
giữa hiểu và đọc thành tiếng, sao cho kĩ năng làm việc với văn bản, việc hiểu bài đọc
sẽ hoàn thiện kĩ năng đọc thành tiếng, hướng đến đọc có ý thức bài đọc.
2.1.7. Rèn đọc hay ( đọc diễn cảm )

- 16 -



=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
a) Đọc hay - diễn cảm:
Đọc diễn cảm là hình thức đọc có tính đặc thù. Đây là hình thức đọc nghệ
thuật. Người đọc chuyển các văn bản viết (thường là các văn bản nghệ thuật, chính
luận...) thành văn bản âm thanh nhằm truyền đến tai người nghe không chỉ nội dung
thông tin mà cả cảm xúc chủ quan của mình về giá trị nghệ thuật của văn bản. Đối
với người đọc, đọc diễn cảm vừa là hoạt động nhận tin, vừa là hoạt động phát tin
trong đó mặt phát tin có phần nổi trội hơn. Người đọc trở thành nhân vật môi giới nối
liền tác phẩm (văn học, chính luận...) với người nghe.
Đối với người nghe, đọc diễn cảm vừa tác động tới lí trí, vừa tác động tới cảm
xúc.
Đọc diễn cảm tốt tức là truyền đạt được một phần nội dung và cảm xúc tới
người nghe mà chưa cần giảng giải. Để luyện tập kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh,
GV cần luyện cho HS các kĩ năng sau:
+ Luyện giọng đọc cho phù hợp nội dung bài văn. Đây là kết quả tổng hợp
của việc hiểu và cảm bài văn phối hợp với kĩ thuật đọc. Xét về mặt kĩ thuật đọc, để
có giọng đọc (hay còn gọi là ngữ điệu đọc) bài văn, bài thơ diễn cảm, người đọc phải
nắm được cách điều chỉnh sắc thái và nhịp độ của giọng đọc, cách ngắt nghỉ giọng
khi đọc. Cần xuất phát từ nội dung bài văn, bài thơ để xác định giọng đọc (vui tươi,
nhí nhảnh hay trang trọng, trong sáng, nhẹ nhàng hay hóm hỉnh, gay gắt, châm biếm
hay buồn rầu, bực tức hay tự hào thiết tha...) để lựa chọn cách ngắt giọng (theo trọng
âm lôgic, theo cảm xúc nội tại bài văn); để chọn đúng nhịp đọc (nhanh hay chậm,
khẩn trương hay vừa phải); để biết cách nhấn giọng (hoặc đọc to với cường độ mạnh
hơn, hoặc đọc nhỏ hơn, dịu dàng, gây ấn tượng đặc biệt...) và chỗ nhấn giọng.
+ Luyện đọc tổng hợp thể hiện sự diễn cảm. Lúc này cần huy động toàn bộ
năng lực đọc (kể cả sự phụ trợ của nét mặt, cử chỉ...).
+ Luyện đọc bài văn có sự phân biệt: lời kể, lời nhân vật, lời các nhân vật với
nhau, biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm.
b) Biện pháp tổ chức dạy đọc hay - diễn cảm:
Bước 1: Xác định giọng đọc toàn bài, hoặc một đoạn bài...

Muốn đọc hay - diễn cảm một văn bản, người đọc phải lựa chọn giọng đọc
phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân
vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả của văn
bản.
Để xác định nhanh giọng đọc toàn bài, hay một đoạn bài bằng hướng phát
huy tính tích cực của học sinh, GV yêu cầu một học sinh khá giỏi đọc thật tốt bài đọc
nhằm thăm dò khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh.

- 17 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
Nếu học sinh đọc chưa thể hiện đúng, GV có thể đọc lại thật chuẩn. Sau đó, GV dẫn
dắt, gợi ý để học sinh tìm ra giọng đọc của bài đọc hay của đoạn bài như: nhanh,
chậm rãi, thong thả, nhẹ nhàng, giọng tự hào, trầm lắng, vui tươi, nhí nhảnh, trang
trọng, châm biến, buồn rầu...
Cách dẫn dắt, gợi ý:
+ GV đặt câu hỏi: bài văn (đoạn văn) đọc với giọng như thế nào? (Đối với bài
giọng đọc dễ xác định).
+ Đưa ra tình huống lựa chọn (đối với bài có giọng đọc tương đối khó xác
định). Cách này, GV đưa ra một số phương án đọc, học sinh lựa chọn một phương án
đọc phù hợp.
Chẳng hạn bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng (TV5- tập II)
GV đưa ra 3 phương án chọn cách đọc phù hợp:
 Giọng cảm hứng ca ngợi, kính trọng
 Giọng trầm buồn
 Giọng căng thẳng, bất ngờ.
Bước 2: Xác định được những từ ngữ quan trọng trong đoạn văn, đoạn thơ:
(Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ “chìa khoá” làm nổi bật ý chính...)
Ở lớp 5, yêu cầu cơ bản mới chỉ đặt ra và chỉ ở mức độ ban đầu là đọc diễn

cảm – đọc hay một bài văn, đoạn thơ. Vì vậy trong tiết Tập đọc, giáo viên nên cho
học sinh tự đề xuất một đoạn thơ, đoạn văn em thích nhất.
Khi học sinh đề xuất đoạn văn, đoạn thơ, giáo viên cho học sinh đọc thể hiện
giọng đọc đoạn đó. Qua kết quả đọc, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy
những ưu điểm, khắc phục những mặt hạn chế và tự tìm ra những từ ngữ cần đọc
nhấn giọng sao cho hợp lý:
(Ví dụ: Đoạn văn vừa rồi được đọc với giọng vui hay buồn? Để nêu được đặc
điểm nhân vật, em chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Lời nói của nhân vật cần
đọc với thái độ như thế nào?)
Để trực quan hơn, giáo viên có thể chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn một vài đoạn
văn, đoạn thơ để việc hướng dẫn học sinh tìm ra cách đọc dễ dàng hơn.
Bước 3: Xác định cách thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ,
cường độ, trường độ ... ) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu
khiến)
Thường khi đọc, nhiều học sinh và ngay cả giáo viên không chú ý đến dấu
câu nên không đọc đúng kiểu câu do đó không thể hiện đúng nghĩa, cảm xúc cần có.
Cách thể hiện ngữ điệu:

- 18 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
- Ngữ điệu yếu (đọc nhỏ và lơi giọng) thường xuất hiện ở cuối ngữ đoạn lời
nói chưa kết thúc, còn bỏ lửng.
Chẳng hạn:
“ ...thì ra là một thương binh...”
(Tiếng rao đêm - TV5 - tập 2)
- Ngữ điệu mạnh (đọc to hoặc nhấn giọng)
Câu cảm, câu cầu khiến yêu cầu mạnh biểu thị cuối câu bằng dấu chấm cảm
sẽ đọc với ngữ điệu mạnh

Ví dụ:
“A! Chữ! Chữ cô giáo.” (Bài : Buôn Chư Lênh đón cô giáo – TV5 - Tập I)
Loại câu cầu khiến mời mọc, đề nghị nhẹ nhàng biểu thị cuối câu bằng dấu
chấm sẽ được đọc với giọng nhẹ hơn, ví dụ: “ Mời em vào nhà chơi.”
Những câu có hình thức là câu hỏi mà đích thông báo thực chất là câu mệnh
lệnh cũng đọc với ngữ điệu mạnh, ví dụ: “ Cậu có im đi không ?”
Ngữ điệu xuống (hạ giọng) dùng để kết thúc câu tường thuật hoặc những bộ
phận giải thích trong câu.
Ngữ điệu lên là ngữ điệu có giọng đọc cao lên ở cuối câu. Ngữ điệu này
thường dùng sau dấu hỏi, nhất là câu hỏi không có từ để hỏi, những câu cảm thán,
những câu mệnh lệnh có yêu cầu mạnh.
Bước 4: Phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật, lời của nhân vật này với
lời của nhân vật khác trong bài.
Muốn làm điều này, GV phải cho học sinh xác định đúng giọng điệu của từng
nhân vật. Biết thể hiện lời của nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi và
tính cách của từng nhân vật (Người già, trẻ em... Người tốt, kẻ xấu...).
* Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm:
Đối với học sinh lớp 5, để dạy cho học sinh làm quen và từng bước hình thành
kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên thường thông qua biện pháp đọc mẫu (có tính định
hướng), giúp cho học sinh thực hành luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý
nghĩa của bài qua từng giọng đọc. Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về
cách đọc, mỗi cá nhân có thể có những cách cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn
cảm bộc lộ những khía cạnh sáng tạo đáng được tôn trọng. Do vậy để phát huy tính
tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình tập đọc diễn cảm – đọc hay, cách tốt
nhất là giáo viên cho học sinh luyện tập “ tự bộc lộ” (trên cơ sở đọc mẫu của GV và
kết quả của việc tìm hiểu bài), qua đó chỉ dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho học sinh,
tránh thiên về tìm hiểu, phân tích quá chi tiết về cách đọc (VD: xác định chỗ ngắt
hơi, cao giọng, thấp giọng,...) rồi sau đó mới tập đọc thể hiện theo cách giống nhau.

- 19 -



=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
3.1. Giáo viên:
3.1.1. Chuẩn bị giờ dạy:
* GV đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc và trả lời
các câu hỏi hội ý sau:
- Trong bài tập đọc (dự tính) học sinh có thể mắc những lỗi nào? (Về phát âm,
những chỗ ngắt giọng, ở những câu dài).
- Giọng điệu đọc của cả bài như thế nào? từ nào cần nhấn giọng? câu nào cần
đọc diễn cảm? cần bộc lộ cảm xúc gì?
- Bài cần đọc trong thời gian bao lâu? (Xác định tốc độ đọc?).
- Từ ngữ nào cần được truyền thụ? Cách dạy như thế nào để giúp cho học sinh
nắm được nghĩa của từ (Qua đó phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh).
* Xác định nội dung cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Những nội dung vừa xác định ở trên có thể đánh dấu bằng kí hiệu:
VD: Dấu “/” dùng để đánh dấu chỗ ngắt giọng.
Dấu “//” dùng để chỉ sự nghỉ ngơi.
Dấu “” để lên giọng.
Dấu “” để xuống giọng.
Gạch dưới từ cần nhấn mạnh
Hay những câu, từ, cụm từ, cần khai thác nên đánh ký hiệu trên bài Tập đọc.
GV cần xem xét hệ thống câu hỏi trong SGK học sinh để có sự điều chỉnh cho
phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Có thể chọn bổ sung hay chẻ nhỏ
những câu hỏi nếu cần.
Xác định đồ dùng chuẩn bị cho tiết dạy. Sau đó tiến hành soạn giáo án để tổ
chức tiết học.
3.1.2. Tổ chức tiết dạy Tập đọc lớp 5:
Tiết Tập đọc lớp 5 theo chương trình mới được tổ chức theo các bước sau:

A- Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra 2 em đọc bài tập đọc hay học thuộc lòng đã học tiết trước
kết hợp trả lời câu hỏi nội dung đoạn bài đã học.
B-Bài mới:
1) Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài( có thể dùng tranh ảnh hay đặt câu hỏi
nêu vấn đề) tạo hứng thú cho học sinh.
2) Luyện đọc:
* Bước 1: Đọc mẫu : GV gọi một hoặc hai HS khá giỏi đọc rõ ràng rành mạch
trước lớp và yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- 20 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
* Bước 2: Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn:
+ Lần 1: Đọc nối tiếp, kết hợp luyện đọc từ khó.
Để phát huy tính tích cực của HS và tránh áp đặt trong dạy học, GV nên để
học sinh suy nghĩ tự phát hiện từ khó đọc trong bài (Các từ có âm, vần dễ lẫn. Đặc
biệt tiếng, từ có âm đầu n/l, s/x, v/d; vần ươn/ương, uyết/iêc;..... ).
Hướng dẫn đọc: không nhất thiết từ nào GV cũng phải hướng dẫn cả lớp mà
chỉ hướng dẫn cả lớp những từ đọc khó đối với đa số các em. Các từ khó đối với các
HS cá biệt (HS ngọng) thì GV sửa phát âm riêng cho từng em.
Ngoài việc luyện đọc các từ khó trong bài học sinh cần phải biết cách ngắt
nghỉ đúng ở những câu văn dài.
+ Lần 2: Đọc nối tiếp kết hợp yêu cầu học sinh nêu nghĩa từ (Chú giải SGK)
có trong đoạn văn vừa đọc. Cho HS tìm thêm từ khó hiểu trong bài mà chưa được
chú giải.
+ Lần 3: HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn cho tốt hơn. GV nhận xét chung.

+ GV đọc mẫu: GV đọc diễn cảm toàn bài.
3) Tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài, phát hiện từ khó, từ mới, hình
ảnh về nghệ thuật, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu được nội dung của đoạn, của bài.
4) Đọc hay - diễn cảm:
- Tổ chức học sinh đọc hay - diễn cảm nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn học sinh đọc hay - diễn cảm một đoạn.
- HS thi đọc hay - diễn cảm (có thể cho học sinh thi đọc giữa các cá nhân hay
đọc phân vai). Yêu cầu chính của câu này là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt
nghỉ hơi đúng chỗ, tiến tới đọc hay, thể hiện giọng điệu của từng nhân vật, thể hiện
tình cảm của tác giả.
5) Củng cố và dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh chốt lại ý chính hoặc nêu ý nghĩa.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.
3.2. Học sinh:
- Chuẩn bị tốt bài ở nhà: Ôn đọc lại và trả lời bài cũ đã học; đọc to cho mọi
người trong gia đình nghe; nhờ cha mẹ, anh chị nhận xét đánh giá giọng đọc và mức
độ hiểu bài của bản thân
- Đọc trước bài mới , tìm hiểu giọng đọc và nội dung bài mới

- 21 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======
3.3. Phụ huynh:
- Thường xuyên tham gia, nhắc nhở con em học bài
- Thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để biết sự tiến bộ
của con em mình.
- Cùng tham gia quá trình nhận xét, đánh giá học sinh học ở nhà.

4. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp:
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò góp phần vào thành công của kết quả
học tập của các em, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình
tập đọc diễn cảm – đọc hay, qua đó chỉ dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho học sinh
song vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên.
* Mô tả tiết dạy, khảo sát chất lượng ở lớp dạy thực nghiệm
Bài: Tiếng rao đêm – TV5 - tập 2.
I.Mục đích yêu cầu:
a. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Luyện cho học sinh đọc đúng các từ: lom khom, sập xuống, tĩnh mịch, khập
khiễng…
- Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn:
Khi trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ .
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu văn dài, đọc trôi chảy toàn bài, giọng thán
phục.
b. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: té quỵ, rầm, thất thần, thảng thốt, tung tích
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của anh
thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đinh thoát nạn
c.Giáo dục thái độ:
- Biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn
- Trách nhiệm công dân của mỗi con người trong cuộc sống?
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết câu văn dài, đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
5’

Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

1.Bài mới: Đọc bài Trí dũng song toàn
và trả lời câu hỏi trong sgk
-3 hs
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách
nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “ góp giỗ
Liễu Thăng”?
- Nêu nội dung bài văn
GV: Nhận xét , tuyên dương và nêu

- 22 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======

1’

hướng khắc phục cho HS
2/ Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
Bài học hơm nay Giới thiệu với các em
một câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm
của một anh thương binh nghèo, dũng
cảm xơng vào đám cháy cứu một gia

8’

đình thốt nạn
HĐ1: Luyện đọc:

- 1HS khá đọc tồn bài
GV hướng dẫn chia đoạn: 4 đoạn
Đ1: Từ đầu đến....buồn não ruột

-1 HS đọc tồn bài, cả lớp đọc
thầm
-HS dùng bút chì đánh dấu trong
SGK.

Đ2: Tiếp đến....mịt mù
Đ3: Tiếp đến.... cái chân gỗ
Đ4: Phần còn lại
-Hs đọc nối tiếp, GV kết hợp sửa lỗi
cho HS. Cho HS tìm thêm từ khó đọc

- Hướng dẫn ngắt nhịp ở câu dài.
-HS nối tiếp đọc đoạn lần 1.
-1 HS đọc chú giải
- Cho học sinh nắm chắc nghĩa bằng - HS nối tiếp đọc đoạn lần 2.
-1 HS đọc chú giải trong SGK.
cách: cho HS đặt câu với từ: té quỵ.
Ví dụ: Khi bước lên cầu thang, em bị
vấp chân té quỵ xuống đất.
-HS luyện đọc theo nhóm
- Cho HS tìm thêm từ khó hiểu

12’

-GV đánh giá cách đọc của HS
-GV đọc mẫu .

HĐ2 : Tìm hiểu bài
- u cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2,
lần lượt trả lời câu hỏi:
H: Tác giả nghe thấy tiếng rao của
người bán bánh giò vào lúc nào?
H: Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác
thế nào?
H: Đám cháy được miêu tả vào lúc nào?

-Mỗi nhóm 4 em, mỗi em đọc 1
đoạn
- Đại diện 1 nhóm đọc nối tiếp cả
bài
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi,
HS khác bổ sung
+Vào các đêm khuya tĩnh mịch
+Buồn não ruột

+ Vàolúc nửa đêm. Ngơi nhà bốc
lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu
H: Ý đoạn 1 và 2
thảm thiết, khung cửa sập
xuống, khói bụi mù mịt
- u cầu HS đọc 2 đoạn còn lại và trả

- 23 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======

lời câu hỏi
+ HS trả lời: Thời gian và diễn
H: Người đã dũng cảm cứu em bé là
biến xảy ra đám cháy
ai? Con người và hành động của anh -1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả
có gì đặc biệt?
lời câu hỏi:
+ Người bán bánh giò là một
thương binh nặng, chỉ còn một
chân. Là người bán bánh giò
bình thường nhưng anh có hành
động cao đẹp, dũng cảm: anh
H: Chi tiết nào trong bài gây bất ngờ
không chỉ báo cháy mà còn xả
cho người đọc ?
thânlao vàođám cháy cứu người.
+ Người ta cấp cứu cho một người
đàn ông, bất ngờ phát hiện ra
anh có một cái chân gỗ, kiểm tra
giấy tờ thì biết anh là một
thương binh. Để ý chiếc xe mớ
*Anh thương bình là một người bình
biết anh là người bán bánh giò
thường nhưng có hành động thật cao cả,
hàng đêm.
phi thường.
H: ý đoạn 3 và 4?

8’


H: Câu chuyện trên gợi cho em suy + HS trả lời: Hành đọng dũng cảm
cứu người của anh thương binh
nghĩ gì về trách nhiệm công dân của
+ Mỗi công dân cần có ý thức giúp
mỗi người trong cuộc sống?
đỡ mọi người, cứu người khi
hoạn nạn,...
-GV nhận xét các câu trả lời của HS và
bổ sung thêm ( Nếu cần)
H: Nội dung chính của câu chuyện là
gì ?
Nội dung: Ca ngợi hành động xả
- GV ghi bảng nội dung chính của bài.
thân cao thượng của anh thương
-Em đã giúp đỡ ai bao giờ chưa? Trong binh nghèo , dũng cảm xông vào
đám cháy cứu một gia đình thoát
trường hợp nào?
nạn.
HĐ 3:Luyện đọc lần 2- đọc hay:
+Một số HS liên hệ thực tế
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc toàn bài
H: Nêu giọng đọc của mỗi đoạn
-GV treo bảng phụ có đoạn văn cần
- HS nêu theo ý hiểu của mình, lớp
luyện đọc và hướng dẫn HS đọc dieãn
bổ sung
caûm – đọc hay, biết bộc lộ cảm xúc. (
đoạn 3): Giọng căng thẳng ở những
câu đầu, giọng thảng thốt, ngạc nhiên
ở những câu cuối: Ô....này!; nhấn

giọng ở những từ: cao, gầy,khập
khiễng, phóng thẳng, té quỵ, sập
xuống, xô đến, bàng hoàng, đen
nhẽm, thất thần, thảng thốt kêu, giơ
lên, chân gỗ

- 24 -


=======Đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Năm=======

2’

-GV đọc mẫu đoạn văn.
-HS luyện đọc theo cặp
-Tổ chức cho HS thi đọc hay.
-GV nhận xét, đánh giá, biểu dương và
nêu hướng khắc phục thêm
3/. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện cho chúng ta bài học gì
trong cuộc sống ?
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn đọc bài
văn. Đọc trước bài: Lập làng giữ biển

- HS theo dõi GV đọc mẫu
- HS ngồi cùng bàn luyện đọc
- 3 - 5 HS thi đọc, cả lớp theo dõi
và bình chọn bạn đọc hay nhất.


- Một số HS nêu, lớp nhận xét và
bổ sung thêm

5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài:
Qua nghiên cứu đề tài , dạy khảo ngiệm trên lớp rồi so sánh với lớp không dạy
theo đề tài này tôi thấy có kết quả rõ rệt, sự tiến bộ của học sinh trong việc rèn đọc
được nâng lên. Nhiều học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Khi giao tiếp,
các em đã biết thể hiện ngữ điệu theo từng văn cảnh cụ thể. Sau khi thực hiện đề tài,
nhiều giáo viên đã có hướng nhìn tích cực hơn, tâm huyết hơn trong việc rèn đọc cho
học sinh lớp mình đang dạy.
6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm:
1) Kết quả:
Qua quá trình dạy thực nghiệm ở lớp 5C theo biện pháp trên, đến cuối năm
, tôi khảo sát chất lượng 3 lớp: 5A , 5B và 5C và đã thu thập đươc kết quả như sau:
Kết quả đầu năm:
Lớp

Sĩ số HS

5A

Đọc hay

Đọc đúng, đọc hiểu

Đọc chậm

SL

%


SL

%

SL

%

33

4

12,12

22

66,66

7

21,21

5B

32

4

12,50


21

65,63

7

21,87

5C

31

4

12,90

20

64,52

7

22,58

Kết quả cuối năm:
Lớp

Sĩ số HS


5A

Đọc hay

Đọc đúng, đọc hiểu

Đọc chậm

SL

%

SL

%

SL

%

33

7

21,21

21

63,64


5

15,15

5B

32

6

18,75

21

65,63

5

15,62

5C

31

12

38,71

18


58,06

1

3,23

2) Lời bình:

- 25 -


×