GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN.
1. Thông tin chung và lịch sử hình thành Viện chiến lược phát triển.
1.1. Thông tin chung
Tên tổ chức: VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
Tên tiếng Anh: DEVELOPMENT STRATEGY INSTITUTE
OF MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
Tên viết tắt: DSJ
Trụ sở: Viện chiến lược phát triển tầng 5 và 6 toà nhà Bộ Kế
hoạch và Đầu tư 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: 04.844.8431848
Fax: 844-8452209
1.2. Lịch sử hình thành
Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền
thân hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
đó là Vụ Tổng hợp kế hoạch Kinh tế Quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân
vùng kinh tế. Hai Vụ này được thành lập theo Quyết định số 47- CP ngày
09/03/1964 của Hội đồng chính phủ. Quá trình hình thành và phát triển hai
Vụ nêu trên thành Viện chiến lược phát triển thể hiện như sau:
- Năm 1974: Thành lập Viện phân vùng và quy hoạch.
- Năm 1983: Thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn
- Năm 1986: Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện Phân
bố lực lượng sản xuất.
1
- Năm 1988: Sáp nhập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện
phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân
bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước.
- Năm 1994: Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng
sản xuất thành Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương
tổng cục loại I).
2. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban phân vùng
kinh tế Trung ương trước đây và của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện
nay, cùng với sự phấn đấu liên tục của nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ nghiên
cứu khoa học và nhân viên phục vụ, Viện chiến lược phát triển đã hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
Viện có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham mưu về
lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước và các
vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5
năm và hàng năm.
Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước, quy hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển
các vùng. Tham gia xây dựng quy hoạch các ngành, tỉnh, thành phố, các
chương trình phát triển, các dự án lớn của Nhà nước và thẩm định các quy
hoạch, dự án; tham gia xây dựng định hướng kế hoạch 5 năm. Nghiên cứu
lập báo cáo Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam, tổng hợp
phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, dân số, lao động, cơ
cấu kinh tế.... Đồng thời Viện cũng tổ chức nhiều cuộc sinh hoạt khoa học về
các lĩnh vực kinh tế- xã hội với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và
ngoài nước, cử nhiều lượt cán bộ tham gia giảng dạy, báo cáo khoa học tại
2
tại các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các cơ quan Trung ương và địa
phương để thông tin và trao đổi các kết quả nghiên cứu đã đạt được.
Trực tiếp chủ trì một số dự án quy hoạch và dự án hợp tác quốc tế phù
hợp với chức năng của Viện. Tổ chức việc phân tích và nghiên cứu dự báo
phát triển kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế phục vụ cho nghiên cứu và
quản lý kinh tế. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận và phương pháp
xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ phù hợp
với chức năng của Viện, nổi bật là:
- Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70A, nghiên cứu
cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông, đô thị, dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng.
- Tham gia soạn thảo Văn kiện các Đại hội của Đảng và một số hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Nghiên cứu xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và
tham gia triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược này.
- Chủ trì phối hợp cùng các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
với các nghành Trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng kinh tế
trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển. Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển
công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996- 2010, quy hoạch các khu công
nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực nghiên cứu chiến lược, chính sách. quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách ,
quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991-2000. Giúp
Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xây dựng quy
3
hoạch tỉnh Khăm Muội, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước Lào
đên năm 2020, và xây dựng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam- Lào
đến năm 2010. Để đáp ứng các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn phát
triển mới và nhằm học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến
lược và quy hoạch phát triển, Viện chiến lược phát triển đã mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan và Viện nghiên cứu của các nước ASEAN,
Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế
khác. Viện đã chủ trì tổ chức thực hiện 14 dự án nghiên cứu do nước ngoài
tài trợ.
4
3. Cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển.
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của viện chiến lược phát triển
5
HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC
VIỆN TRƯỞNG
CÁC VIỆN PHÓ
Trung tâm
thông tin
tư liệu,
đào tạo và
tư vấn
phát triển
Trung
tâm
nghiên
cứu kinh
tế miền
Nam
Ban
nghiên
cứu phát
triển hạ
tầng
Ban
nghiên cứu
phát triển
vùng:
Ban
công
nghiệp,
thương
mại và
dịch vụ
Ban
vùng
và
lãnh
thổ
Ban
phân
tích và
dự báo
kinh
tế vĩ
mô
Ban
tổng
hợp
CÁC BAN NGHIÊN CỨU
Tæ chøc, tiÒm lùc
Viện có hội đồng khoa học và 10 ban nghiên cứu: Văn phòng viện; tổng hợp;
dự báo; ban nghiên cứu và phát triển các ngành sản xuất; ban nghiên cứu và phát
triển các ngành dịch vụ; nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã
hội; nghiên cứu phát triển vùng; nghiên cứu phát triển hạ tầng; trung tâm nghiên
cứu kinh tế miền Nam; trung tâm thông tin, tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển.
Hiện nay Viện có 02 phó giáo sư,25 tiến sỹ, 10 thạc sỹ và 60 cử nhân.
Nhiệm vụ chủ yếu của các Ban và văn phòng viện như sau:
Hội đồng khoa học:
Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương
trình khoa học, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên
cưú khoa học của Viện.
Ban Tổng hợp:
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các báo cáo về
chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nghiên cứu dự báo
kinh tế.
Văn phòng Viện:
Đảm bảo các điều kiện vất chất và tài chính cho Viện hoạt động. Thực hiện
các công tác hành chính văn thư, lưu trữ , tổ chức cán bộ và đào tạo. Xử lý thông
tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo dõi, quản lý hoạt động
khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế.
Ban dự báo:
Phân tích tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ, môi trường, liên
kết quốc tế của thế giới và các biến động kinh tế- xã hội, trong nước phục vụ
nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam.
6
Ban nghiên cứu phát triển các nghành sản xuất:
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển các nghành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp trên
phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp, tham mưu những vấn đề
liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch các nghành sản xuất.
Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ.
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối
tổng hợp, tham mưu về các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác
quy hoạch các ngành dịch vụ.
Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả
nước và trên các vùng lãnh thổ; xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện chiến
lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Đầu
mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công
tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Ban nghiên cứu phát triển vùng:
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến
lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất các vùng
lãnh thổ (trong đó có các vùng kinh tế- xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các
vùng khó khăn, vùng ven biển và hải đảo). Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn
đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng, lãnh thổ, tỉnh.
Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng:
Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tham mưu
7