Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.34 KB, 19 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
ĐỐNG ĐA
3.1. Định hướng hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong thời gian tới
3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng từ môi
trường bên ngoài nhiều nhất. Vì vậy, công tác dự báo các yếu tố tác động của môi
trường sẽ giúp Chi nhánh NHCT Đống Đa chủ động hơn và hd hiệu quả hơn. Một
số dự báo của Chi nhánh về những vấn đề mà hoạt động của Ngân hàng sẽ phải đối
mặt trong thời gian tới như sau:
Nguy cơ sản xuất trong nước chịu sự cạnh tranh lớn
Trong khoảng 2 hay 3 năm sắp tới, nước ta thực hiện ra nhập tổ chức WTO.
Khi đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ bình đẳng với các doanh nghiệp nước
ngoài, nguy cơ sụt giảm xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước là
rất lớn, thể hiện rõ nhất là việc chủng loại hàng hoá của chúng ta rất giống so với
Trung Quốc, trong khi giá cả của chúng ta thường cao hơn. Ngoài ra, xuất
khẩu có nguy cơ tăng trưởng chậm lại và sụt giảm do sự đi xuống của nền kinh tế
thế giới, ảnh hưởng của sự kiện chính trị, khủng bố, bệnh dịch…
Môi trường kinh tế xã hội ổn định
Chỉ tiêu Chính phủ đề ra trong năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP phải đạt
tốc độ 8,5%, đó là chỉ tiêu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước, nước
ta là một trong những nước có nền kinh tế phát triển và tình hình chính trị xã hội
ổn định nhất trong khu vực. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang có rất nhiều thuận lợi,
được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, đó là trở thành thành viên của
AFTA, hiệp định thương mại Việt _ Mỹ có hiệu lực sẽ mở ra cho chúng ta nhiều
cơ hội phát triển hơn nữa. Bộ luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ tạo ra cơ chế thoáng
cho hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biẹt là các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Đây là cơ hội cho Chi nhánh NHCT Đống Đa mở rộng đối tượng cho vay,
tăng trưởng tổng dư nợ.
Chính sách ưu tiên đẩy mạnh xuất khấu của Chính phủ .


Ngày 10.9.2001, Chính phủ đã ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
QĐ 133/2001-TTg, Chính phủ đã giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư…
Do đó, đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Ngân hàng như thuỷ sản, sản
xuất chế biến… đều nằm trong danh mục vay vốn được ưu đãi. Nhưng bản thân
Chi nhánh cũng phải đối với sự chuyển dời vốn vay sang Quỹ hỗ trợ và phát triển,
nguy cơ giảm bớt phần thị trường rất cao.
Nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao
Do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai, nên Chi nhánh NHCT
Đống Đa sẽ có rất nhiều cơ hội để cho vay, với các ngành kinh tế mũi nhọn như
giao thông vận tải, điện, viễn thông…đang triển khai những dự án lớn và rất cẩn
sự hỗ trợ của cả ngành ngân hàng. Khu vực kinh tế tư nhân sẽ là khu vực kinh tế
phát triển năng động nhất trong nền kinh tế, nhu cầu vốn rất lớn để phát triển sản
xuất.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ diễn ra gay gắt Hiện
tại, các NHTM đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tín dụng, một thị trường đầy
tiềm năng với trên 80 triệu dân, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao, do vậy nhu cầu vốn
phát triển sản xuất rất lớn. Sắp tới, sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ hiệu lực,
đấy là lúc các ngân hàng nước ngoài sẽ tham gia thị trường tài chính ở Việt Nam,
hàng rào bảo hộ đối với các ngân hàng trong nước bị xoá bỏ. Chi nhánh Ngân hàng
Công Thương Đống Đa cũng như các ngân hàng khác sẽ phải đối mặt với các đối
thủ cạnh tranh hơn chúng ta về mọi mặt như về vốn, trình độ quản trị, kinh nghiệm
trong cạnh tranh quốc tế, chất lượng của sản phẩm dịch vụ, phong cách kinh doanh
chuyên nghiệp…Những ngân hàng vẫn còn lợi thế là theo Hiệp định thương mại
Việt Mỹ, các NHTM Hoa Kỳ trong 8 năm đầu không được huy động tiền gửi VND
của các pháp nhân VIệt Nam mà các Chi nhánh không có quan hệ tín dụng ở một
tỷ lệ tối thiểu nhất định so với vốn pháp định, cụ thể trong 8 năm là 50%, 100%,
250%, 400%, 600%, 700%, 900% và đén năm thứ 8 là đối xử quốc gia đầy đủ. Yêu
cầu trong khoảng thời gian 8 năm này Chi nhánh NHCT Đống Đa cần phải nâng
cao năng lực tài chính, tỷ lệ an toàn vốn tồi thiểu, nguồn vốn huy động và tăng
trưởng dư nợ an toàn hiệu quả.

Tóm lại, trong thời gian tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống
Đa sẽ chịu nhiều tác động, nó chứa đựng nhiều cơ hội phát triển cũng như rủi ro,
thách thức.
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong
thời gian sắp tới
Mục tiêu của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong năm 2005 là phải bám sát
mục tiêu phát triển của hệ thống Ngân hàng Công Thương, có sự vận dụng sáng
tạo vào tình hình và khả năng phát triển của Ngân hàng.
Mục tiêu chính của hệ thống Ngân hàng Công Thương trong thời gian sắp
tới là triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu, đây là một đề án mang tính tổng hợp,
khắc phục những tồn tại, yếu kém đề ra định hướng phát triển trong từng giai đoạn
cụ thể. Chi nhánh NHCT Đống Đa sẽ triển khai các nhiệm vụ công tác sau đây:
* Triển khai đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương
Giai đoạn đầu tiên từ năm 2002 đến năm 2007 cần phải triển khai được
những công việc như sau:
- Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý theo hướng nâng cao tính
chủ động, linh hoạt, thống nhất của từng bộ phận, đảm bảo tính kỷ cương trong
công tác quản trị điều hành, thiết lập và nâng cao thiết chế dưới sự quản lý của Uỷ
ban quản lý nơ và phòng ngừa rủi ro.
- Đổi mới phương thức kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính độc lập, là cánh tay
phải của cán bộ lãnh đạo trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
- Xây dựng nền móng cho việc phát triển và mở rộng một số loại hình dịch
vụ mới, đa dạng hoá danh mục sản phẩm
* Đẩy mạnh công tác huy động vốn
Để thích nghi với môi trường cạnh tranh, Ngân hàng tiếp tục thực hiện đa
dạng hoá danh mục các sản phẩm huy động vốn như trả lãi trước, có dự thưởng, có
khuyến mại, bổ sung các loại kỳ hạn, áp dụng lãi suất linh hoạt… nhằm mở rộng
quy mô nguồn vốn, đặc biệt là VND.
Bên cạnh đó, chú trọng mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh, các
phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế và khu vực đông dân cư của quận Đống

Đa
* Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín
dụng
Chi nhánh sẽ chủ dộng tìm những khách hàng, những dự án lớn, khả thi,
không phân biệt loại hình sở hữu. Bên cạnh đó, bám sát vào các dự án lớn, các
chương trình kinh tế trọng điểm, các tổng công ty có vai trò quan trọng…đẩy mạnh
cho vay nhằm đẩy manh tốc độ tăng trưởng tín dụng, phục vụ tốt hơn sự nghiệp
phát triển kinh tế của đất nước.
Nâng cao chất lượng tín dụng, cải tiến phương pháp quản lý rủi ro tín dụng,
duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức của ngành, hoàn thiện hệ thồng phân loại các
khoản vay.
Tăng năng lực tài chính bằng các phương án ngoài vốn ngân sách của Nhà
nước, gắn với đẩy nhanh công tác xử lý xấu theo nguyên tắc kiên trì và quyết liệt.
Đẩy nhanh hoạt động ngân hàng bán buôn, hoạt động đại lý uỷ thác, thuê
mua tài chính, các dịch vụ tư vấn…thông qua thị trường chứng khoán tạo thêm vốn
phục vụ cho đầu tư phát triển.
* Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng
Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thồng, đặc
biệt là những khách hàng chiến lược trong mục tiêu phát triển của Chi nhánh trong
từng thời kỳ. Đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
thương mại dịch vụ và xây dựng.
Triển khai thành cồng dự án Hiện đại hoá ngân hàng, phát triển các ứng
dụng đồng bộ với dự án Hiện đại hoá tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ cho khách
hàng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động cho ngân hàng.
* Phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, có chiều sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển của ngân hàng trong thời kỳ mới.
Hoàn thiện hơn nữa chế độ lương bổng, kiến nghị với cơ quan cấp trên có cơ
chế giá tiền lương thích hợp nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy
tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, gắn bó với công việc

Những chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của Chi nhánh năm 2005
- Nguồn vốn huy động : 3.620 tỷ đồng
- Tổng dư nợ : 2.200 tỷ đồng
- Doanh thu dịch vụ Ngân hàng : 6 tỷ đồng
- Lợi nhuận hạch toán : 85 tỷ đồng (chưa trích dự phòng)
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro có tác động mạnh nhất và nguy hiểm nhất đến
hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như sự ổn định của nền kinh tế ở Việt Nam
, trong bối cảnh tình hình cạnh tranh khắc nghiệt theo sự tiến triển của Hiệp định
thương mại Việt_Mỹ. Những tồn tại trong chất lượng tín dụng của Chi nhánh
NHCT Đống Đa như tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi, VTC quá thấp để có thể
phòng chống rủi ro, cơ cấu đầu tư quá tập trung, nguồn vốn hoạt động mất cân đối
cần được giải quyết, điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
Có rất nhiều giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và xử lý rủi ro, song trong
phạm vi của chuyên đề này, em xin chỉ nêu các biện pháp thực sự cần thiết với
ngân hàng.
3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng
Số nợ xấu hiện đang vẫn ở trong mức tiêu chuẩn của hệ thồng Ngân hàng
Công Thương, nhưng nó vẫn làm xấu đi bảng tổng kết tài sản, giảm uy tín của
ngân hàng mà còn gây ra những khó khăn trong hoạt động của ngân hàng khi phải
cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong tương lai.
* Xin trợ cấp từ Ngân hàng nhà nước
Đối với số nợ của Ngân hàng nhà nước và nợ không có TSĐB Chi nhánh
NHCT Đống Đa cần làm việc với Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước để tìm cách
giải quyết sớm. Cách tốt nhất là Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng
Công thương Việt Nam cấp nguồn cho Chi nhánh để xoá nợ, nếu không Chính phủ
có thể cho phép ngân hàng tiếp tục hạch toán nợ vào chi phí hoạt động. Hoặc đòi
hỏi Chi nhánh phải tiếp tục nỗ lực cao để hoạt động kinh doanh có lãi, để có thể rút
ngắn thời gian thu hồi nợ để có thể hạch toán vào chi phí mà vẫn có thể duy trì
được lợi nhuận.

* Thu nợ trực tiếp từ khách hàng.
Đây là biện pháp cơ bản để giải quyết tận gốc các khoản nợ tồn đọng, tuy
nhiên biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với các doanh nghiệp còn hoạt động và
còn khả năng trả nợ. Cách nhanh chóng nhất để thu hồi nợ vay là Chi nhánh miễn
giảm một phần nợ lãi cho khách hàng và động viên doanh nghiệp bán bớt một phần
tài sản không cần thiết để trả nợ.
Cách thứ hai, ngân hàng thay đổi lại kế hoạch trả nợ cho doanh nghiệp, cùng
doanh nghiệp xem xét lại kế hoạch kinh doanh, dùng biện pháp mềm mỏng hỗ trợ
doanh nghiệp khôi phục lạ hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho
ngân hàng đồng thời hạ bớt lãi suất, giảm chi phí dịch vụ. Chi nhánh NHCT Đống
Đa cần phối hợp với doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân dẫn đến khó khăn của
doanh nghiệp, từ đó có hướng khai thác thích hợp, chẳng hạn doanh nghiệp gặp
khó khăn trên thị trường đầu ra, cần có các biện pháp cắt giảm chi phí , giải phóng
hàng tồn kho, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thay đổi phương thức bán
hàng… Doanh nghiệp gặp khó khăn do vốn bị chiếm dụng quá nhiều thì cần phải
tháo gỡ từ các khách hàng mua chịu của doanh nghiệp…Nguyên nhân dẫn đến rủi
ro cho doanh nghiệp rất nhiều bởi vậy, cách thức giải quyết vấn đề của từng doanh
nghiệp cũng phải khác nhau.
* Thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản
Hiện nay thị trường bất động sản đang có chiều hướng có lợi cho ngân hàng,
bên cạnh đó thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BTC-BCA-TCĐC
cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ
vay, bởi vây ngân hàng nên đẩy nhanh công tác phát mại tài sản, mặc dù giá bán
chưa thể bù đắp được tổn thất do khoản nợ gây ra, nhưng nhanh thu hồi vốn, tránh
trường hợp tài sản bị xuống cấp, hư hỏng, lấn chiếm…
* Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ
Đây là cách thức cuối cùng mà bản thân ngân hàng không muốn, song là cơ
quan kinh doanh Chi nhánh NHCT Đống Đa cần kiên quyết khởi kiện ra toà án đối
với các con nợ không có thiện chí hợp tác với ngân hàng để có thể nhanh chóng
thu hồi nợ.

×