BÀI 3:
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
I. KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Khái niệm.
Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế này
là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân
biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Ðồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân,
người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên để
tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799 thuế thu nhập cá nhân được đưa vào
thực hiện như một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống
Pháp và được chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước tư bản phát triển khác cũng
áp dụng thuế này như: ở Nhật năm 1887, Ðức 1899, Mỹ 1903, pháp 1916 và Liên Xô năm 1922.
Hiện nay trên thế giới có 02 phương pháp đánh thuế: Có nước tính thuế vào từng khoản thu
nhập thực tế của mỗi cá nhân, có nước tính thuế trên tổng thu nhập của cả hộ gia đình:
•
Cách thứ nhất được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Ðiển, các nước Châu
Phi, Liên Xô, Hunggari, Tiệp khắc...Ưu điểm của cách này là đơn giản, dễ thực
hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa
đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu qủa và
đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều khẩu ăn
theo.
•
Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan...Các chuyên gia cho rằng cách này
công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều có
ít nhất hai người trở lên. Ðã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau,
do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với
nơi phát sinh thu nhập, vì có nhiều phức tạp nên rất ít quốc gia áp dụng cách thứ hai.
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá
nhân.
Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế thu nhập cá
nhân nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962 và sau đó được cải cách vào năm
1972.
Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao (Income Tax on high - Income earner) và đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội
thông qua. Ðể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước, từ đó đến nay đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/3/1992, lần thứ hai vào ngày 1/6/1994, lần thứ ba vào
ngày 6/2/1997, lần thứ 4 vào ngày 30/6/1999 và lần thứ năm vào ngày 13/6/2001( có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2001).
2. Chức năng, vai trò của thuế thu nhập cá nhân.
Mục tiêu của việc ban hành và áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao là:
•
Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:
Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu
nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế
nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó
thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
•
Góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu
nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và
gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng
thêm. Ơớ nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã
hội.
Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân
cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá
nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một
số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang
lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương
diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng,
do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực
hiện chính sách công bằng xã hội.
II. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN
1. Ðối tượng nộp thuế.
Các cá nhân là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài, cá
nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập đến mức phải chịu thuế theo quy định của pháp luật
đều là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân khác định cư tại Việt Nam là người không
mang quốc tịch Việt Nam, nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam; người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
2. Ðối tượng chịu thuế và không chịu thuế.
2.1 Ðối tượng chịu thuế.
Ðối tượng chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bao gồm thu nhập thường xuyên
và thu nhập không thường xuyên.
•
Thu nhập thường xuyên: được hiểu là các khoản thu nhập phát sinh thường xuyên, có
tính chất đều đặn và ổn định trong năm và có thể dự tính được, gao gồm: Các khoản
thu nhập dưới các hình thức: tiền lương, tiền công, tiền thù lao; Các khoản thu nhập
dưới hình thức là các khoản thưởng mang tính chất tiền lương, tiền công bằng tiền,
bằng hiện vật từ các nguồn khác nhau của người lao động làm việc tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Các khoản thu nhập của các cá nhân do tham
gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị; Các khoản thu nhập của các cá nhân do
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp;
Riêng cá nhân người nước ngoài có các khoản thu nhập được chi trả hộ về tiền nhà, điện,
nước được xác định với một số trường hợp như sau:
· Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập trả trực tiếp bằng tiền cho người nước ngoài về tiền
nhà, điện, nước để cá nhân tự lo nhà ở, tiền điện nước thì khoản thu nhập bằng tiền này phải
cộng vào thu nhập để tính thu nhập chịu thuế.
· Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập chi trả hộ cho cá nhân về tiền nhà, điện, nước thì
khoản chi trả hộ phải cộng vào thu nhập chịu thuế. Riêng khoản tiền nhà tính theo số thực chi
trả hộ, nhưng không qúa 15 % tổng số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao.
· Trường hợp cá nhân được cơ quan cấp nhà ở cùng trụ sở làm việc thì xác định khoản thu
nhập chịu thuế như sau:
- Ðối với nhà cơ quan đi thuê thì căn cứ vào diện tích sử dụng và giá bình quân 1m 2 đi thuê; -
Ðối với nhà do cơ quan tự xây thì căn cứ vào diện tích sử dụng và khấu hao thực tế bình quân
1m 2.
•
Thu nhập không thường xuyên: là các khoản thu nhập phát sinh theo từng lần, từng
đợt riêng lẻ, không có tính chất đều đặn, bao gồm:
· Thu nhập nhập về chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng như: Chuyển giao quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; chuyển giao thông qua việc mua,
bán, cung cấp bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa, thực hiện các
dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, chuyển giao việc sử dụng hoặc quyền sử dụng các thiết
bị công nghiệp, thương nghiệp hoặc khoa học.
· Thu nhập về quà biếu, qùa tặng bằng hiện vật do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về
cho cá nhân Việt Nam dưới mọi hình thức.
· Thu nhập về tiền bản quyền các tác phẩm văn học nghệ thuật; thu nhập về thiết kế kỹ thuật
xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp và dịch vụ khác.
· Trúng thưởng xổ số.
2.2 Ðối tượng không chịu thuế.
Các khoản thu nhập sau đây sẽ không thuộc diện chịu thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao:
•
Phụ cấp làm đêm (không bao gồm lương ca ba)
•
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện
độc hại, nguy hiểm như hầm lò, giàn khoan ngoài biển...
•
Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với một số đảo xa và vùng
biên giới.
•
Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang.
•
Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề: pháp y, mổ.
•
Các khoản phụ cấp của công chức Nhà nước và các khoản phụ cấp khác có nguồn chi
từ ngân sách Nhà nước; phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước
năm 1945.
•
Tiền công tác phí.
•
Tiền ăn định lượng của một số ngành nghề đặc biệt, bữa ăn tại chổ.
•
Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội.
•
Trợ cấp thôi việc một lần của các cán bộ, công nhân viên nhà nước.
•
Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước.
•
Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản.
•
Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thưởng quốc gia, quốc
tế.
•
Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng như Giáo sư, Nhà giáo
nhân dân, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
•
Thu nhập là qùa biếu, qùa tặng là công nghệ chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
•
Thu nhập thường xuyên phát sinh tại Việt Nam của người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam dưới 30 ngày trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.
•
Thu nhập của hộ kinh doanh cá thể đã thuộc diện chiụ thuế thu nhập doanh nghiệp (
thu nhập của họ không được tinh vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế).
•
Tiền thu về do bán tài sản thuộc sở hữu cá nhân.
•
Thu về thừa kế tài sản.
Ngoài các khoản thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế
kể trên, còn một số khoản được coi là thu nhập đặc biệt và tạm thời chưa đưa vào đối tượng chiụ
thuế, bao gồm:
· Các khoản thu nhập về lãi gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi mua tín phiếu, trái
phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định.
· Thu nhập về qùa biếu, quà tặng bằng tiền do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về cho
cá nhân Việt Nam.
III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân là thu nhập chịu thuế và thuế suất được quy định tuỳ thuộc
vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng thu nhập, yêu cầu điều tiết trong từng
điều kiện cụ thể.
1. Thu nhập chịu thuế.
1.1 Thu nhập thường xuyên.
Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân bình quân tháng trong
năm nằm trong giới hạn phải nộp thuế do biểu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy
định (đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam thu nhập bình quân
tháng trong năm là trên 3.000.000 đồng; trên 8.000.000 đối với người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài). Thu nhập thường xuyên chịu thuế
được tính như sau:
•
Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài, cá nhân
khác định cư tại Việt Nam: lấy tổng thu nhập nhận được trong năm kể cả thu nhập
phát sinh ở nước ngoài chia 12 tháng (theo năm dương lịch).
•
Người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở
lên: lấy tổng thu nhập nhận được trong năm bao gồm thu nhập phát sinh tại Việt Nam
và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam chia cho 12 tháng.
•
Người nước ngoài ở tại Việt Nam từ 30 ngày đến 182 ngày thì được coi là không cứ
trú ở Việt Nam, trong trường hợp này thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu
nhập phát sinh tại Việt Nam trong thời gian đó.
1.2 Thu nhập không thường xuyên.
Thu nhập không thường chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân trong từng lần phát sinh
thu nhập nằm trong mức giới hạn phải nộp thuế thu nhập do biểu thuế quy định.
2. Thuế suất.
1.1 Ðối với thu nhập thường xuyên.
Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên được áp dụng biểu thuế suất lũy tiến từng phần
có phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Biểu thuế chia thành các nhóm sau:
•
Ðối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, thuế thu nhập theo
biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Bậc Thu nhập bình quân tháng/ người Thuế suất (%) Số thuế thu nhập phải nộp
1
2
3
4
5
6
Ðến 3 triệu đồng
Trên 3 triệu đến 6 triệu.
Trên 6 triệu đến 9 triệu.
Trên 9 triệu đến 15 triệu đồng.
Trên 6 triệu đến 8 triệu đồng.
Trên 8 triệu đến 10 triệu đồng.
0
10
20
30
40
50
0
TNCT x 10% - 300
TNCT x 20% - 900
TNCT x 30% - 1.800
TNCT x 40% - 3.000
TNCT x 50% - 4.500
Công dân Việt Nam ở trong nước và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, nếu sau khi đã
nộp thuế theo biểu thuế nói trên mà thu nhập còn lại bình quân trên 15 triệu đồng/ tháng thì phải
nộp thuế thu nhập bổ sung theo thuế suất 30% cho phần thu nhập lớn hơn 15 triệu đồng đó.
•
Ðối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công
tác ở nước ngoài, thuế thu nhập theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Ðơn vị tính: 1000 đồng
Bậc Thu nhập bình quân
tháng/người
Thuế suất
(%).
Số thuế thu nhập phải nộp
1
2
3
Ðến 8 triệu đồng
Trên 8 triệu đến 20 triệu.
Trên 20 triệu đến 50 triệu.
0
10
20
0
TNCT x 10% - 800
TNCT x 20% - 2.800