Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhập môn Thuế_ Bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.45 KB, 12 trang )

BÀI 2:
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1. Vì sao cần phải có thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế . Hiện
nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế
cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác
nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu
nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra
đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân
phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà
nước.
2. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh
nghiệp.
Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho
Luật thuế lợi tức.
Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy
nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù
hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban
hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.



Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức
năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền
tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có
tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận
được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn
chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà
nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu
nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được
công bằng, hợp lý.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh,
hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh
lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế
được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng
mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông
qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược,
phát triển toàn diện của Nhà nước.
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh
vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất
định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà
nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế
của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp,
chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước
ngoài.
II. PHẠM VI, ÐỐI TƯỢNG ÐIỀU CHỈNH CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP.
1. Phạm vi điều chỉnh.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của
thuế thu nhập doanh nghiệp phải có hai điều kiện: thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp
pháp và phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Khác với thuế lợi tức
trước kia, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi mở rộng hơn. Nó bao gồm cả tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ gia đình, cá
nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy sản có giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên mức
tối thiểu do Chính phủ quy định.
2. Ðối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
· Doanh nghiệp Nhà nước.
· Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
· Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
· Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
· Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và
các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
· Hợp tác xã, tổ hợp tác.
· Doanh nghiệp tư nhân.
· Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.


Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
· Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.
· Hộ cá thể.
· Cá nhân hành nghề độc lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ
và những người hành nghề độc lập khác.
· Cá nhân cho thuê tài sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài
sản khác.
· Hộ gia đình, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, có đầy đũ 2 điều kiện: giá
trị sản phẩm hàng hóa trên 90 triệu đồng/năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập trên 36 triệu đồng/năm.

Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt
Nam.
· Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua
cơ sở này công ty nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của
mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam
bao gồm các hình thức sau:
+ Công ty đó có tại Việt Nam: chi nhánh, trụ sở điều hành, văn phòng (trừ văn phòng đại diện
thương mại không được phép kinh doanh theo pháp luật Việt Nam), nhà máy, xưởng sản xuất,
kho giao nhận hàng hoá, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò
hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài
nguyên thiên nhiên.
+ Công ty đó có tại Việt Nam: địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp;
các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
+ Công ty đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thông qua nhân viên của công ty hay
một đối tượng khác được công ty ủy nhiệm thực hiện dịch vụ cho một dự án hay nhiều dự án.
+ Công ty đó có tại Việt Nam đại lý môi giới, đại lý hưởng hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào
khác.
+ Công ty đó ủy nhiệm cho một đối tượng tại Việt Nam có thẩm quyền ký kết các hợp đồng
đứng tên công ty hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên công ty nhưng có quyền

thường xuyên đại diện cho công ty giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt
Nam.
3. Ðối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá
đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/ năm.
III. CĂN CỨ TÍNH THUẾ
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế
suất.

1. Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập
chịu thuế khác.
1.1 Doanh thu tính thuế.

Ðối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là toàn bộ tiền bán
hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh
doanh được hưởng. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương thức trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập bao gồm cả
thuế giá trị gia tăng.

Ðối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là doanh thu của hàng hóa bán tính
theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm.


Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng thì doanh thu tính thuế theo giá
bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao
đổi, biếu, tặng.

Ðối với sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất
ra sản phẩm đó.

Ðối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công,
nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi tiết khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.

Ðối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu được từng kỳ theo hợp đồng
thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều tháng, nhiều năm thì doanh thu là
toàn bộ số tiền thu được.

Ðối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay thực thu được trong kỳ tính thuế.

Ðối với hoạt động khác do Bộ tài chính quy định.
1.2 Chi phí.

Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao tài sản
cố định do Bộ tài chính quy định.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ,
được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.

Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho
người lao động, tiền ăn giữa ca:
· Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người
lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định hiện hành.

· Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người
lao động trong các cơ sở kinh doanh khác theo hợp đồng lao động. Nếu chưa thực hiện chế
độ hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền
công phải trả cho người lao động dược tính vào chi phí để tính thu nhập chịu thuế căn cứ vào
mức tiền lương, tiền công bình quân của ngành nghề tại địa phương.
Không được tính vào chi phí tiền lương, tiền công các khoản chi phí sau:
+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
+ Tiền lương, tiền công của sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều
hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
· Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động.

Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến cải tiến, bảo vệ môi trường, tài trợ
cho giáo dục, y tế, đào tạo lao động trong nội bộ doanh nghiệp.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, tài sản cố định, tiền thuế tài sản cố
định, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng
chế, giấp phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật.

Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật, chi bảo hộ lao động, bảo
vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp qũy bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn theo chế độ quy định.

Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho ngân hàng, các tổ chức tín
dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực
tế, nhưng tối đa không qúa mức lãi suất trần do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định cho các tổ chức tín dụng.

Trích các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các loại chứng khoán
trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó đòi.


Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Chi về chi tiêu hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi đóng gói, vận chuyển, bốc vác, thuê
kho, bãi, bảo hành sản phẩm.

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7 %
tổng số chi phí. Ðối với hoạt động thương nghiệp tổng chi phí để xác định mức khống
chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra.

Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×