Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Dạy học theo chủ đề Văn nghị luận Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.83 KB, 13 trang )

Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

Tên chuyên đề: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. Mô tả chuyên đề
1. Các bài học liên quan
- Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (Đọc thêm)
- Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tiết 97: Ý nghĩa văn chương
Đây là bốn văn bản nằm trong chương trình Ngữ Văn 7 tập 2, viết về ba chủ đề khác
nhau nhưng đều sử dụng phương thức biểu đạt: nghị luận.
Trong SGK, bốn văn bản được dạy liền nhau nhưng riêng rẽ, chưa có sự kết hợp giữa
các bài. Kết hợp lại thành chuyên đề, học sinh sẽ dễ dàng tìm hiểu văn bản dựa trên đặc trưng
của thể loại; từ đó, hiểu rõ hơn về đặc điểm của văn nghị luận và biết cách làm dạng văn này.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
Chuyên đề được triển khai theo ba phần:
- Phần 1: Đọc - tìm hiểu chung
- Phần 2: Nội dung, nghệ thuật của các văn bản nghị luận
- Phần 3: Mở rộng, liên hệ
Và được tổ chức thành các hoạt động, ứng với phân bố thời gian cụ thể như sau:
- Đọc - tìm hiểu chung (15 phút - tiết 1)
- Thảo luận nhóm về nội dung của văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên (30 phút - tiết 1)
-Tìm hiểu kĩ về nội dung của văn bản, chuẩn bị thuyết trình (làm việc ở nhà)
- Thuyết trình về nội dung, nghệ thuật của các văn bản (tiết 2, 3). Trong đó:
+ Tiết 2: Văn bản 1,2 (+ ghi chép những kiến thức cần nhớ dưới sự chuẩn hóa kiến thức, chốt
của giáo viên).
+ Tiết 3: Văn bản 3,4 ( + ghi chép những kiến thức cần nhớ dưới sự chuẩn hóa kiến thức,
chốt của giáo viên)
- Tìm hiểu thêm một số văn bản nghị luận tương tự; tự viết một văn bản nghị luận (có cùng
chủ đề với các văn bản đã học hoặc chọn chủ đề khác) (làm việc ở nhà)


- Củng cố kiến thức bằng phiếu bài tập, trò chơi... (15p - tiết 4)
- Mở rộng, liên hệ (30p - tiết 4)
3. Thời lượng: 04 tiết trên lớp và thời gian HS chuẩn bị ở nhà
III. Bảng ma trận mục tiêu
Nội dung
Các mức độ nhận biết
Các KN/NL cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
thấp
cao
Đọc
- Đọc được - Nêu được - Đọc diễn cảm
văn
bản cảm
nhận - Cảm nhận nhanh
bằng
một ban đầu về
giọng đọc văn bản đã
phù hợp
đọc


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

Tìm
hiểu - Nêu được
chung
về khái niệm

tùy bút
văn
nghị
luận và các
đặc
trưng
của văn nghị
luận
Tìm hiểu về - Nêu được
nội
dung, chủ đề, nội
nghệ thuật dung,
ý
của bốn văn nghĩa
của
bản
các văn bản

- Nhận biết
được
một
văn
bản
nghị luận

Mở
rộng,
liên hệ

- Tìm được

một văn bản
nghị luận

- Trả
được
câu hỏi
hiểu
quan
văn bản

lời
các
đọc
liên
đến

- Đọc - hiểu
- Tự học

- Phân tích
được cái hay
của các văn
bản
- Sử dụng
được CNTT
để hỗ trợ
cho
bài
thuyết trình
- Viết được

một
đoạn/bài văn
ngắn, chủ đề
tự chọn theo
phương thức
nghị luận

- Đọc - hiểu
- Phân tích, cảm
nhận
- Sử dụng CNTT
- Thuyết trình
- Nhận xét, đánh giá

- Tạo lập văn bản
- Sáng tạo

III. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV đưa ra một số vấn đề để hs suy nghĩ, đưa ra cái nhìn ngắn gọn:
? Thế nào là yêu nước?
? Vì sao phải học Văn?
? Vì sao phải yêu tiếng Việt?
(Có thể chọn ra hai đội, bốc thăm vấn đề và trả lời nhanh)
- GV dẫn dắt: Chúng ta đang được làm quen với một thể văn mới: văn nghị luận. Để các con
hiểu hơn về thể văn này và cùng đến với những vấn đề thú vị, giàu ý nghĩa trêm, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu về bốn văn bản nghị luận...
 GV giới thiệu thêm về trình tự các hoạt động, thời điểm hs phải chuẩn bị những nội dung
cụ thể.


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung 1: Đọc


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

- GV yêu cầu hs đọc bốn văn bản nghị luận trong SGK.
(Để tránh nhàm chán, có thể tìm thêm những bức ảnh gợi ý liên quan đến từng văn bản; trích
dẫn một số đoạn để hs nhớ lại đoạn văn đó thuộc văn bản nào)
- GV yêu cầu hs nói nhanh cảm xúc, suy nghĩ của mình về những văn bản đã đọc bằng một
câu ngắn gọn.
Nội dung 2: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Gv yêu cầu hs nhắc lại đặc điểm của văn nghị luận.
- Hs thảo luận cặp đôi và chỉ ra vấn đề được mang ra nghị luận ở bốn văn bản được học.
Chốt:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Chứng minh lòng yêu nước - truyền thống quý báu của
dân tộc.
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt: Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều
phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ: Nói về sự giản dị của Bác trong đời sống, trong quan hệ với
mọi người, trong lời nói và bài viết.
- Ý nghĩa văn chương: Nói về nguồn gốc, ý nghĩa của văn chương.
 Các văn bản nghị luận được học trong chương trình Ngữ Văn 7, tập 2 đều mang đậm tính
chất chứng minh. Vấn đề nghị luận thường được thể hiện rất rõ ở nhan đề.
Nội dung 3: Tìm hiểu về đặc trưng của văn nghị luận qua một số văn bản
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm. Yêu cầu hoạt động nhóm:
- Trong khoảng thời gian còn lại của tiết học: Thảo luận về các nội dung cần tìm hiểu; phân
chia công việc; trao đổi với giáo viên; bước đầu đưa ra ý tưởng thuyết trình
- Về nhà: làm việc theo sự phận công.

GV: Yêu cầu các nhóm trình bày lại kết quả thảo luận. GV chốt và nhắc nhở công việc cần
thực hiện về nhà.
* Lưu ý: Các nhóm tìm câu hỏi để tổ chức thảo luận cho văn bản của nhóm mình; các nhóm
còn lại cũng tìm những câu hỏi để phản biện, nêu ra những thắc mắc của mình. Tránh thuyết
trình theo kiểu nói/đọc - nghe
(Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2)
Bước 2: GV yêu cầu các nhóm lên trình bày. Yêu cầu:
- Đọc lại văn bản bằng một giọng phù hợp, truyền cảm
- Khái quát được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Trình bày, cảm nhận được nội dung, nghệ thuật của văn bản dựa trên đặc trưng của văn nghị
luận
- Nêu được cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của nhóm
Trong tiết 2: Nhóm làm về văn bản 1, 2 lên thuyết trình.
GV hỏi, chốt kiến thức.
* Tham khảo hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học
Nội dung cần đạt


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

sinh
A. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm
- GV yêu cầu hs nhắc lại những hiểu - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Bài văn trích
biết của mình về tác giả Hồ Chí trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nêu hoàn cảnh sáng tác và bố Minh, được đọc tại Đại hội lần thứ hai của

cục của văn bản.
Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hs thảo luận, đọc lại phần chú - Bố cục: 3 phần:
thích và trả lời.
+ Đoạn 1: Giới thiệu truyền thống yêu nước
- GV chốt
của nhân dân ta
+ Đoạn 2, 3: Chứng minh tinh thần yêu nước
của nhân dân ta từ xưa đến nay.
+ Đoạn 4: Đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu đối với
mỗi người dân

- Yêu cầu hs đọc đoạn 1 và trả lời
các câu hỏi:
? Vấn đề chủ chốt mà tác giả nêu ra
để nghị luận là gì?
? Nhận xét về cách nêu vấn đề của
tác giả?
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật
được sử dụng trong phần này?

? Để chứng minh tinh thần yêu nước
của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã
đưa ra những luận cứ nào?
? Nhận xét về cách nêu dẫn chứng,
giọng văn của tác giả?
? Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của
tác giả được thể hiện trong phần

II. Đọc - hiểu chi tiết

1. Nêu vấn đề
- Tác giả đã mở ra vấn đề nghị luận: Truyền
thống yêu nước của nhân dân ta.
- Bằng cách so sánh tinh thần yêu nước như
một làn sóng cùng cách sử dụng các động từ
mạnh: lướt, nhấn chìm  tác giả đã giúp người
đọc hình dung được sức mạnh to lớn, vô tận
của lòng yêu nước trong công cuộc chống
ngoại xâm.
 Đoạn văn mở đầu vừa giới thiệu ngắn gọn
được về vấn đề nghị luận, vừa có lối diễn đạt
lôi cuốn, vừa truyền cho người đọc không khí
rất đỗi hào hùng của truyền thống yêu nước.
 Vấn đề mà tác giả đưa ra được khẳng định
như một chân lí.
2. Giải quyết vấn đề
- Để chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước, tác giả đã đưa ra hai ý lớn: lịch sử từ
xưa và ngày nay.
+ Trong lịch sử xưa, tác giả liệt kê ngắn gọn
tên của một số anh hùng dân tộc. Sở dĩ không
cần nhắc đến chiến công của họ, vì với mỗi


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

này?

người dân yêu nước, hình ảnh của họ, chiến

công của họ vốn không có gì là xa lạ. Tác giả
cũng nhấn mạnh: chúng ta phải ghi nhớ công
lao của họ.
+ Ngày nay: tác giả khẳng định đồng bào ta rất
xứng đáng với cha ông ta ngày trước  lập luận
sắc bén.
Luận cứ được tác giả sử dụng rất tiêu biểu,
chính xác và đã sắp xếp theo một trình tự rất
hợp lí: chọn những đối tượng như cụ già, trẻ
thơ, kiểu bào, đồng bào ở vùng tạm chiếm,
nhân dân miền ngược, miền xuôi...  vừa có
tính chất đại diện lại vừa bao quát tất cả mọi
người.
 Tác giả đã sử dụng một cách hiệu quả thủ
pháp liệt kê. Từ đó, chứng minh một cách
thuyết phục tinh thần yêu nước của nhân dân
ta. Không chỉ có vậy, còn truyền được tinh thần
ấy đến đông đảo người nghe, người đọc. Thấp
thoáng trong từng câu văn là niềm tự hào về
những con người yêu nước, hi sinh hết mình vì
tổ quốc.
? Vì sao trước khi đề ra nhiệm vụ, 3. Kết thúc vấn đề
Bác lại phân tích sâu hon những - Tác giả so sánh tinh thần yêu nước như một
biểu hiện khác nhau của tinh thần thứ của quý để khẳng định những biểu hiện
yêu nước?
khác nhau của tinh thần yêu nước:
+ Thứ của quý được trưng bày trong tủ kính 
Tinh thần yêu nước được thể hiện rõ.
+ Thứ của quý được cất trong rương  tình yêu
nước chưa được thể hiện bằng hành động.

 Đó là cách so sánh khéo léo, tinh tế và sâu
sắc để khẳng định: ai cũng có lòng yêu nước.
- Từ đó, tác giả kêu gọi mọi người phải đem
lòng yêu nước ấy ra, thực hành vào công việc
kháng chiến.
 Rút ra kết luận một cách tự nhiên, sâu sắc,
hợp lí, giàu sức thuyết phục.
? Khái quát nội dung, nghệ thuật của III. Tổng kết
văn bản
* Ghi nhớ (SGK - 27)
B. Văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

- GV yêu cầu hs nêu những hiểu biết
của mình về tác giả, nêu hoàn cảnh
sáng tác và bố cục của văn bản.
- Hs thảo luận, đọc lại phần chú
thích và trả lời.
- GV chốt

? Yêu cầu hs vẽ sơ đồ lập luận của
văn bản
- Hs dựa vào sơ đồ SGK - tr 30,
tham khảo và vẽ sơ đồ lập luận của
bài.
? Khái quát nội dung, ý nghĩa của
văn bản.

(Lưu ý: Theo PPCT, đây là tiết đọc
thêm,vì vậy, không cần phân tích
quá sâu, chỉ cần để hs hiểu được
trình tự lập luận, nội dung, nghệ
thuật của văn bản.)
? Yêu cầu hs tìm thêm những văn
bản ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng
Việt.
Gợi ý: Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Đặng Thai Mai - nhà văn, nhà
nghiên cứu văn học nổi tiếng.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Bài văn là đoạn trích ở phần đầu của
bài nghiên cứu: “Tiếng Việt, một biểu hiện
hùng hồn của sức sống dân tộc”.
- Bố cục: 3 phần:
+ Từ đầu đến “thời kì lịch sử”: nêu luận đề và
luận điểm chủ đạo.
+ Tiếp theo đến “kĩ thuật, văn nghệ”: chứng
minh luận điểm đã nêu ở phần mở đầu.
+ Kết bài: Sơ bộ kết luận về sức sống của
Tiếng Việt.
II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Nêu vấn đề
- Khẳng định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp,
một thứ tiếng hay.
- Cụ thể:
+ hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu

+ tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
+ đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm
của người Việt
+ thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa
2. Giải quyết vấn đề
- Tiếng Việt rất đẹp:
+ Nhận xét của người ngoại quốc
+ Trích lời của một giáo sĩ nước ngoài
 Tác giả đã đưa ra hai dẫn chứng khách quan
mà rất tiêu biểu
+ Tiếp theo, tác giả chứng minh và giải thích
vẻ đẹp của tiếng Việt ở nhiều phương diện:
-- Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú
-- Giàu thanh điệu
-- Từ vựng dồi dào cả về ba mặt: thơ, nhạc, học
- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay:
+ Khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ cũng như
hình thức diễn đạt:
-- Từ vựng tăng ngày một nhiều.
-- Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

-- Không ngừng đặt ra những từ ngữ mới,
những cách nói mới.
3. Kết thúc vấn đề:
Khẳng định sức sống mạnh mẽ và lâu bền của
tiếng Việt.

* Ghi nhớ: Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt
chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự
giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều
phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và
giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát
triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng sức
sống của dân tộc.
 Tự hào về tiếng nói của dân tộc cũng là một
biểu hiện của lòng yêu lòng nước, lòng tự hào
dân tộc.
(Hết tiết 2, chuyển sang tiết 3)
- GV yêu cầu hs nhắc lại nội dung cần nhớ trong hai văn bản đã học ở tiết 2.
- Trong tiết 3: Nhóm làm về văn bản 3, 4 lên thuyết trình.
GV hỏi, chốt kiến thức.
* Tham khảo hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học
Nội dung cần đạt
sinh
C. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906 - 2000), nhà
cách mạng nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn.
- GV yêu cầu hs nhắc lại những hiểu 2. Tác phẩm
biết của mình về tác giả, nêu hoàn - Xuất xứ: Bài văn trích từ bài “Chủ tịch Hồ
cảnh sáng tác và bố cục của văn bản. Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc,
- Hs thảo luận, đọc lại phần chú lương tâm của thời đại” - diễn văn trong lễ kỉ
thích và trả lời.
niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
- GV chốt

(1970).
? Hỏi thêm: Bố cục của văn bản có - Bố cục: 2 phần:
gì đặc biệt? Với bố cục thiếu phần + Đoạn 1,2: (nêu vấn đề) Cuộc sống vô cùng
kết như vậy, văn bản có phải là một giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.
văn bản hoàn chỉnh nữa không?
+ Đoạn 3: (giải quyết vấn đề) Những dẫn
Chốt: Vì văn bản là một đoạn trích; chứng và lí lẽ chứng minh điều đó.


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

tuy nhiên, nó vẫn là một văn bản
hoàn chỉnh vì đã chứng minh được
một cách đầy đủ, thuyết phục vấn đề
nêu ra ở phần mở bài.
? Nếu được bổ sung phần kết bài,
em sẽ viết gì?
- Hs suy nghĩ, trả lời
- GV nhấn mạnh: Trong quá trình
viết văn bản nghị luận, cần lưu ý
viết đủ bố cục ba phần.

? Vấn đề mà tác giả nêu ra ở đây là
gì?
? Có ý kiến cho rằng chỉ cần đoạn
văn - câu văn đầu tiên đã nêu ra
được vấn đề. Vậy, mục đích, ý nghĩa
của đoạn văn thứ hai là gì?
- Hs thảo luận, trả lời câu hỏi.


- Yêu cầu hs tái hiện chân dung của
Bác, kể những câu chuyện về cuộc
sống giản dị của Bác.
? Trong văn Bác, đời sống giản dị
của Bác được chứng minh qua
những luận điểm nào?

? Trong đoạn văn “Nhưng chớ hiểu
lầm rằng...” tác giả đã sử dụng dẫn
chứng hay lí lẽ? Tác dụng của cách
viết này là gì?

II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Đặt vấn đề
- Tác giả vừa nêu vấn đề vừa nhấn mạnh: sự
hài hòa và thống nhất giữa hai phẩm chất: vĩ
đại và giản dị; chính trị và đạo đức trong con
người, trong lối sống và tính cách của Bác.
- Đoạn văn thứ hai đã nhấn mạnh, giải thích
phẩm chất ấy luôn nguyên vẹn trước 60 năm
của một cuộc đời đầy sóng gió, vì một mục
đích duy nhất và vô cùng cao đẹp: tất cả vì
nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn của dân tộc.
 Đoạn văn là một lời ngợi ca, đầy trân trọng,
tự hào về Bác, về những người chiến sĩ cách
mạng.
2. Giải quyết vấn đề
- Câu đầu của đoạn khái quát luận đề thành ba
luận điểm: Đời sống giản dị của chủ tịch Hồ

Chí Minh được thể hiện qua: Bữa cơm và đồ
dùng; cái nhà; lối sống. Và từ đó, tác giả lần
lượt chứng minh qua từng khía cạnh.
+ Bữa ăn đạm bạc, giản dị, tiết kiệm, từ món
ăn đến cách ăn chậm rãi và cẩn trọng  quý
trọng biết bao kết quả sản xuất của con người
và kính trọng như thế nào người phục vụ.
+ Cái nhà: nhà sàn gỗ tao nhã, thoáng mát.
+ Lối sống: tự mình làm việc
- Tác giả sử dụng lí lẽ để giải thích, bình luận,
phân biệt lối sống giản dị nhưng vẫn sôi nổi và
phong phú của Bác với lối sống khắc khổ của
nhà tu hành, lối sống thanh tao, cô độc của nhà


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

- GV yêu cầu hs khái quát nội dung,
nghệ thuật của văn bản; đọc phần
ghi nhớ. Liên hệ: đức tính giản dị
của Bác giúp em có được suy nghĩ,
bài học gì cho chính bản thân mình?

hiền triết và bậc ẩn dật  đánh giá cao lối sống
giản dị mà giàu ý nghĩa của Bác.
- Đức tính giản dị của Bác còn được thể hiện
trong lời nói và bài viết: những chân lí sâu sắc
cũng được Bác lựa chọn từ ngữ và diễn đạt rất
giản dị.

 Bằng lối viết giản dị, giàu dẫn chứng, chân
thực, sinh động, tác giả đã làm nổi bật lối sống
giản dị của Bác và gửi gắm và đó tình yêu, sự
kính trọng, ngưỡng mộ, tự hào dành cho vị
lãnh tụ của dân tộc.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK - tr55)

D. Văn bản “Ý nghĩa văn chương”

- GV yêu cầu hs nhắc lại những hiểu
biết của mình về tác giả, nêu hoàn
cảnh sáng tác và bố cục của văn bản.
- Hs thảo luận, đọc lại phần chú
thích và trả lời.
- GV chốt; chiếu ảnh Hoài Thanh và
cuốn Thi nhân Việt Nam.
Nói thêm: Vì đây là một đoạn trích
nên không có phần kết luận hoàn
chỉnh.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982), là một
nhà phê bình văn học xuất sắc.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Bài văn được in trong “Bình luận
văn chương” (1988); có lần in lại đã đổi nhan
đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn
chương.
- Bố cục: 2 phần:

+ Đoạn 1,2: (nêu vấn đề) Nguồn gốc cốt yếu
của văn chương
+ Còn lại: Phân tích, chứng minh ý nghĩa của
văn chương đối với cuộc sống con người.

- GV nêu ra một số câu hỏi gợi ý; hs
thảo luận, trả lời
? So sánh cách nêu vấn đề của văn
bản này với các văn bản đã học
(Hoặc: tác giả kể chuyện nhà thi sĩ
Ấn Độ để làm gì?)
? Từ đó, em hiểu gì về nguồn gốc
của văn chương? Nguồn gốc ấy giúp
em hiểu gì về ý nghĩa của nó?
? Theo em, quan niệm trên có chính
xác không? Thử tìm dẫn chứng để
chứng minh.

II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Nêu vấn đề
- Cách vào đề của Hoài Thanh bất ngờ mà rất
tự nhiên, hấp dẫn và xúc động: Ông kể một câu
chuyện về tình yêu thương của thi sĩ với chú
chim sắp chết và đưa ra kết luận: Tiếng khóc
đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca
 Thi ca bắt nguồn từ tình yêu, sự cảm thương
trước cuộc sống, trước những nỗi bi thương
của vạn vật muôn loài.
 Cách vào đề lôi cuốn, hấp dẫn, giàu cảm xúc
này là phong cách nghị luận độc đáo của Hoài



Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

? Vậy, văn chương có những ý
nghĩa, công dụng nào? Lấy thêm ví
dụ để chứng minh.
? Nhận xét về cách lập luận của
Hoài Thanh trong phần này.

Thanh.
2. Bàn về ý nghĩa và công dụng của văn
chương
- Ý nghĩa và công dụng:
+ Văn chương là hình dung của cuộc sống
muôn hình vạn trạng: phản ánh cuộc sống của
con người, thế giới tâm hồn của con người và
vạn vật xung quanh. Ví dụ: Ca dao, tục ngữ
giúp ta hiểu về đời sống lam lũ, nhọc nhằn và
tâm tư, tình cảm của nhân dân.
+ Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: nhà văn
sáng tạo ra những thế giới riêng, độc đáo, mới
lạ: thế giới loàiv ật trong Dế Mèn phiêu lưu
kí...
+ Khơi gợi tình cảm, lòng vị tha: con người sẽ
không còn vị kỉ, sẽ biết buồn, biết vui từ những
cuộc sống khác trên trang sách.
 Cuộc đời trở nên thâm trầm và rộng rãi đến
trăm nghìn lần.

- Để khẳng định ý nghĩa và công dụng ấy, tác
giả đã nêu ra luận chứng vô cùng thuyết phục
và giàu cảm xúc:
+ Nhờ có thi sĩ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp.
+ Nhờ có thi sĩ, tiếng suối, tiếng chim nghe
mới hay.
+ Nếu không có các thi nhân, văn nhân, cảnh
tượng cuộc sống sẽ trở nên nghèo nàn.
 Thêm một lần nữa đề cao ý nghĩa và công
dụng của văn chương.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ (SGK - tr63)

- GV yêu cầu hs tổng kết, khái quát
nội dung, nghệ thuật của văn bản
* Dặn dò:
Hs về nhà, tìm thêm các văn bản nghị luận; tự tìm các vấn đề nghị luận và suy nghĩ về hệ
thống lập luận.
(Hết tiết 3, chuyển sang tiết 4)
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức bằng phiếu bài tập.
- GV phát phiếu bài tập; Hs làm nhanh trong 10p để củng cố kiến thức
PHIẾU BÀI TẬP
Chuyên đề: Văn bản nghị luận


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

Thời gian: 10 phút
Câu 1. Nối tên văn bản và tên tác giả tương ứng:

Văn bản
Tác giả
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hoài Thanh
Đức tỉnh giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương.
Đặng Thai Mai
Câu 2. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết vào thời kì nào?
A. Trước cách mạng tháng 8/1945
B. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp 1946- 1954
C. Thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ 1954 - 1975
D. Thời kì thống nhất đất nước sau 1975
Câu 3. Những dẫn chứng chủ yếu nào được đưa ra để chứng tỏ lòng yêu nước của nhân
dân ta trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
A. Các cuộc kháng chiến đánh giặc ngoại xâm trong lịch sử
B. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Những hành động, việc làm của mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc kháng
chiến chống Pháp
D. Công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh trong lịch sử
Câu 4. Nội dung chính của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” được thể hiện rõ nhất ở
câu nào sau đây:
A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
B. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những
âm giai trong bản nhạc trầm bổng.
C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ
cũng như về hình thức diễn đạt.
D. Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với

hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói tren đây, là một chwgns cứ khá rõ về sức
sống của nó.
Câu 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống
sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân
dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với
những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự
văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.”
1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai?
2. Khái quát luận điểm của đoạn văn trên bằng một câu văn.
3. Đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào với luận điểm đó?
A. Bộc lộ cảm xúc
B. Bình luận nâng cao
C. Bình luận kết hợp biểu cảm
D. Giải thích kết hợp bình luận


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn chương
trên những phương diện nào?
A. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
B. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ của văn chương
C. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương
D. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng và giá trị của văn chương
Câu 7. Nội dung nào không có trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Ngợi ca Bác Hồ, một người Việt Nam giản dị.
B. Đưa ra những chứng cứ rất cụ thể về đức tính giản dị của Bác Hồ.

C. Đưa ra những nhận xét sâu sắc và chân thành của Bác Hồ.
D. Ngợi ca ý chí vượt lên trên mọi khó khăn của Bác Hồ.
Câu 8. Dẫn chứng trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và
sắp xếp theo trình tự nào?
A. Từ hiện tại trở về quá khứ
B. Từ hiện tại đến tương lai
C. Từ quá khứ đến hiện tại
D. Từ quá khứ đến hiện tại rồi tới tương lai
- GV yêu cầu trao đổi phiếu, chấm chéo; GV chữa.
Câu 6.

* Đáp án:
Câu 1:
Văn bản
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đức tỉnh giản dị của Bác Hồ
Ý nghĩa văn chương.
Câu 2. C
Câu 6. B

Câu 3.C
Câu 7.D

Tác giả
Hồ Chí Minh
Hoài Thanh
Phạm Văn Đồng
Đặng Thai Mai


Câu 4.A Câu 5. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm
Câu 8. C Văn Đồng; Luận điểm: Đức tính giản dị của Bác.3. B


Mã số: 1301/VPP-AS
Số:…………./AS/ISO

Hoạt động 2: Mở rộng, luyện tập
- GV yêu cầu hs chia sẻ về văn bản nghị luận mà mình tìm được. Một số hs tổ chức hoạt
động thảo luận: Nêu một vấn đề nghị luận, các bạn khác tìm các luận điểm.
- GV chốt lại nội dung của toàn bộ chuyên đề.



×