Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.69 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
1. Đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ.
Vị thế cạnh tranh của một công ty so với các đối thủ được thể hiện qua
thị phần và năng lực phân biệt riêng có của công ty.
Thị phần càng lớn công ty càng mạnh – xét ở vị thế cạnh tranh. Mặt khác, vị thế cạnh
tranh càng vững chắc hơn nếu công ty có năng lực đặc biệt về nghiên cứu và phát triển,
Marketing, hiểu biết thị trường, tạo được uy tín nhãn hiệu – những thế mạnh vượt trội mà các
đối thủ không có được. Nói chung, công ty có thị phần lớn nhất với năng lực cạnh tranh mạnh
nhất, độc đáo nhất sẽ có vị thế cạnh tranh tốt nhất.
Năng lực riêng biệt, hay còn được biết như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện
thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các
đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của
mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ
chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác
cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu
những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so
sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên
năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của
mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục
tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả
những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế
về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy
tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng.
Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh
vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công
nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực
hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng.
Thị trường bất động sản là một thị trường có tỉ suất lợi nhuận cao, các doanh nghiệp


trong ngành đều có những lợi thế riêng biệt so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.Những
doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả trên
trong ngành bất động sản như công ty Sacomreal, đất xanh, công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Bình Chánh, Saigon Land, Vạn Phát Hưng,Hòa Bình, Homecare,...Chúng em xin đánh về
vị thế cạnh tranh của một số đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần và đầu tư xây dựng Bình
Chánh như là công ty Vạn Phát Hưng, công ty Hòa bình.
CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN PHÁT HƯNG.
Vị thế cạnh tranh của công ty.
Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực đầu
tu và kinh doanh địa ốc tại Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các
dự án kinh doanh nhà ở, các khu đô thị mới. Trong hơn 10 năm hoạt động, công ty đã đầu tư và
kinh doanh thành công nhiều dự án địa ốc lớn trên địa bàn Tp.Hcm như dự án khu dân cư Phú
Thuận, dự án Tân Kiểng, khu dự án cao cấp Phú Mỹ...
So với các công ty khác thì công ty cổ phần Vạn Phát Hưng có nhiều lợi thế về số lượng,
các dự án địa ốc được triển khai tại các địa bàn và khu vực có tiềm năng phát triển tốt trong
một vài năm tới như quận 7, quận 2 và huyện Nhà Bè. Bên cạnh đó, để đầu tư cho chất lượng
của các dự án địa ốc của mình và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã
thuê các nhà thiết kế chuyên nghiệp và có uy tín của nước ngoài, mời các nhà thầu xây dựng
nước ngoài có chất lượng và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng các dự án bất động
sản trên thế giới.
Uy tín: Theo kết quả nghiên cứu hành vi khách hàng được tổ chức mỗi 6 tháng
tại Vạn Phát Hưng, có đến 95% khách hàng được phỏng vấn cho biết rằng họ đã quan tâm và
chọn mua sản phẩm công ty vì sự tin tưởng vào uy tin của công ty thể hiện qua việc thực hiện
đúng các cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, tiến độ thực hiện. Uy tín Vạn Phát
Hưng đã được khách hàng khảng định niềm tin trong nhiều năm qua.
Thương hiệu sinh lợi: Các sản phẩm do Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư là các
sản phẩm có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho khách hàng, để thực hiện được điều này, bên
cạnh việc đầu tư vào thiết kế, chất lương thị công, các tiện ích trong các dự án, công ty còn xác
lập những kế hoạch kinh doanh và bán hàng có quan tâm lợi ích khách hàng.
Am hiểu thị trường và mong muốn của khách hàng Việt Nam: Với 10 năm hoạt

động trong lĩnh vực bất động sản, những thành viên sáng lập và đội ngũ nhân viên Vạn Phát
Hưng đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu về thị trường, các mong muốn của
khách hàng, nhà đầu tư cũng như văn hóa người Việt Nam thể hiện qua không gian sống và
nhu cầu cụ thể trong ngôi nhà mới của mình. Đây là thế mạnh cạnh trang giúp cho VPH thiết
kế và bán hàng rất tốt. Nó cũng giúp cho đội ngũ nhân viên bán hàng có cách tiếp cân hài hòa
và thuyết phục khách hàng nhanh hơn.
Trách nhiệm với cộng đồng xã hội: Một trong những chiến lược định hướng
của VPH là mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng thể hiện qua việc xây dựng các khu dân cư
mới, hiện đại góp phần vào sự phát triển xã hội. Công tác chăm lo đời sống của những thành
phần xã hội gặp khó khăn bằng các hình thức từ thiện đã và đang được công ty thực hiện trong
nhiều năm qua. Nhờ những nổ lực này mà công ty đã gặt hái được nhiều thành tích tiêu biểu
nhất là bằng khien giấy chứng nhận cho các đóng góp xã hội và cách giải thưởng do người tiêu
dung bình chọn. Hình ảnh công ty trước công chúng ngày càng đẹp, hài lòng khách hàng.
Nguồn nhân lực chuyên nghiệp và vững chuyên môn: VPH là một tập thể
những nhà quản lý chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm, có tâm huyết hướng đến việc nâng cao
chất lượng cuộc sống cho các cư dân đô thị tại VN. Nguồn nhân lực tại công ty làm việc với tất
cả năng lực,sự trung thực và hết mình cống hiến cho các dịch vụ xã hội. Công ty thường xuyên
giáo dục nhân viên biết tự rèn luyện ngày càng giỏi hơn, đoàn kết hơn để xuất sắc hoàn thành
công việc được giao
Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Luôn luôn đưa ra
những thiết kế mới, độc đáo đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này được chứng minh qua các
dự án của VPH, điển hình như dự án khu công nghiệp Phú Mỹ
: công ty sử dụng thiết kế của Singapore, mang lại cho dân cư một cách sống mới, hưởng thụ
nhiều tiện ích như những dự án nhà ở tại Singapore. Công tác chăm sóc tư vấn và giải quyết
khiếu nại của khách hàng cũng được công ty quan tâm đầy đủ, kịp thời, có chiều sâu. Khách
hàng cảm thấy tự hào khi ở tại căn nhà, căn hộ do VPH đầu tư. Họ tiếp tục mua và giới thiệu
cho bạn bẻ gần xa…đón mua những sản phẩm của VPH. Sau năm 2010, VPH sẽ phát triển các
địa ốc khác như văn phòng cho thuê, thương mại, bệnh viện, trường học, các trung tâm giải trí,
thể dục thể thao.
Như vậy trên thị trường bất động sản, VPH đã đươc thừa nhận là một thương hiệu phát triển

địa ốc có tiếng nhờ vào thiết kế ưu việt, dự án chất lượng cao, môi trường sống tốt và đảm bào
tiến độ xây dựng, giao hàng
CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA
BÌNH.
Vị thế cạnh tranh của Công ty
Mặc dù mới chính thức thành lập từ tháng 12 năm 2000 nhưng Hòa Bình đã khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường. Công ty là một trong những doanh nghiệp có sức cạnh
tranh và hoạt động tương đối hiệu quả trong ngành xây dựng. Theo số liệu từ thống kê, Trong
năm 2005, doanh thu của Hòa Bình là 133,3 tỷ (tăng 36,3% so với năm 2004), và gấp gần 10
lần so với mức bình quân ngành.
Về uy tín: Trong ngành xây dựng, có thể khẳng định Hòa Bình là một trong
những công ty rất có uy tín . Thương hiệu Hòa Bình có thể chưa được nhiều người biết bằng
một số tổng công ty xây dựng lớn của Nhà nước nhưng Hòa Bình được xã hội đánh giá rất cao
bởi sự tín nhiệm của rất đông đảo khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có yêu cầu khắt
khe nhất về chất lượng kỹ mỹ thuật, tốc độ thi công, mức độ an toàn và sự yên tâm về chi phí
đầu tư cho công trình điều này được thể hiện qua sự khen ngợicủa những khách hàng giành cho
Hòa Bình như: DANAO International Holdings Ltd, TECASIN Business Center, RIVERSIDE,
WESTMOUNT CO. LTD, FISHERIES ENGINEERING Co.,Ltd., TRANSFIELD, TOA
Corporation, FUJITA Corporation, DELTA JUICE Company Vietnam Ltd, POSEC – Posco
Engineering & Construction Co.,Ltd, HUHTAMAKI (Vietnam) Ltd., Tổng Công Ty Xây Dựng
Hà Nội, Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn, v.v… Chính uy tín này đã đem lại cho Hòa Bình ưu
thế trong công tác đấu thầu các công trình xây dựng lớn, đặc biệt là của các chủ đầu tư nước
ngoài.
Về khách hàng: Hòa Bình đã trở thành đối tác tin cậy và tín nhiệm của nhiều
công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh địa ốc đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài
như: Công ty Liên Doanh KTOM (Liên doanh của bốn tập đoàn xây dựng lớn của Nhật gồm:
Kajima, Taisei, Obayashi, Maeda ), Công ty Sino – Pacific , Indochina Resort, Công ty Posco
Engineering & Construction,
Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng v.v…
Về quản lý: Song song với kinh nghiệm thực tế làm việc với các đối tác nước

ngoài, ngay từ thời kỳ đầu hoạt động, Hòa Bình cũng đã rất tích cực nghiên cứu học hỏi nâng
cao trình độ quản lý, áp dụng hệ thống quản lý khoa học, tiên tiến và có tính chuyên nghiệp cao
mà điển hình là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000. Hàng năm các báo cáo tài chính
của Hòa Bình đều được kiểm tra đánh giá bởi các nhà kiểm toán chuyên nghiệp được Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước công nhận. Hòa Bình luôn bảo đảm tình hình tài chính lành mạnh và
khả năng thanh toán của mình, chính vì vậy mà Hòa Bình đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đánh giá cao và xếp loại DOANH NGHIỆP A* (là
hạng cao nhất về uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng và là doanh nghiệp xây dựng duy
nhất được ngân hàng xếp hạng này). Về nguồn nhân lực: Hòa Bình là một công ty xây dựng có
ban lãnh đạo uy tín, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm và giỏi
ngoại ngữ; đội ngũ công nhân có tay nghề cao; lực lượng thầu phụ hùng hậu ở tất cả các ngành
nghề chuyên môn đã gắn bó với công ty qua nhiều năm hoạt động. Sự tập trung và thống nhất
quản lý nguồn nhân lực này là một lợi thế khá
lớn của Hòa Bình so với các công ty xây dựng khác. Bằng môi trường làm việc tốt và chế độ
đãi ngộ nhân tài phù hợp, nhiều năm qua Hòa Bình không bị hiện tượng chảy máu chất xám mà
ngược lại thu hút nhiều nhân tài đến với Công ty. Với nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm và tràn
đầy nhiệt huyết này, Hòa Bình
Hoàn toàn có thể triển khai những chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của mình một
cách toàn diện và thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình.
Về công nghệ: Hầu hết những khách hàng và đối tác của Hòa Bình là các nhà
đầu tư, các nhà thầu chính, các nhà tư vấn, thiết kế đến từ khắp năm châu. Qua thực tế làm việc
với các đối tác nước ngoài đó, Hòa Bình đã nắm bắt được những công nghệ và phương thức
quản lý xây dựng tiên tiến của nhiều nước trên thế giới như công nghệ Top – down, Diagram
Wall v.v... Có thể nói, hiện Hòa Bình đang nắm vững những công nghệ thi công tiên tiến nhất
từ công tác nền móng, kết cấu bêtông cốt thép đến các công tác hoàn thiện và thi công điện
nước, trang trí nội thất cũng như nắm vững quy trình thi công lắp đặt các vật liệu kỹ thuật như
vật liệu chống thấm, vật liệu cách âm, cách nhiệt, chống trượt...
Về văn hóa doanh nghiệp: Là một công ty có bề dày lịch sử trong việc xây
dựng một nền văn hóa doanh nghiệp mang tính nhân bản cao, Hòa Bình đã xây dựng được một
môi trường làm việc vui vẻ, trong sạch, lành mạnh, có tính tự giác và kỷ luật cao. Mọi thành

viên của Hòa Bình đều xem trọng đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm cao
đối với cộng đồng. Trong suốt 19 năm hoạt động, Hòa Bình nổi tiếng là lò luyện nhân tài và để
tiếp tục phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong các lĩnh vực đang hoạt động Hòa Bình bảo
đảm thực hiện thật tốt những sứ mệnh, chính sách, mục tiêu cũng như hoàn thiện các cơ chế,
chính sách đào tạo và đãi ngộ nhân tài của mình, tiếp tục xây dựng một nền văn hoá doanh
nghiệp kết hợp một cách hài hòa tinh hoa, kiến thức của nhân loại, văn hoá dân tộc và cả
truyền thống tốt đẹp của gia đình (của những cổ đông sáng lập). Văn hóa Hòa Bình có nhiều
điểm đặc sắc và có thể nói đã thấm sâu vào máu thịt của từng CBCNV. Về nguồn cung cấp vật
liệu:
Bên cạnh khoảng 100 nhà cung cấp chiến lược Hòa Bình còn có danh sách trên 1000 nhà cung
cấp các sản phẩm xây dựng bao gồm vật liệu và máy móc thiết bị thi công trong đó có cả
những nhà xản xuất mà Hòa Bình có thể mua trực tiếp với những ưu đãi về giá cả và các điều
kiện thanh toán.Năm nay thì Hoà Bình đã xếp vị trí 307 trên 500 doanh nghiệp tư nhân có
doanh thu cao nhất Việt Nam.
2. Dự đoán biện pháp cạnh tranh
Sau khi xác định vị thế cạnh tranh của các đối thủ, ta sẽ dự đoán những biện pháp cạnh
tranh của những đối thủ ấy. Việc này vô cùng quan trọng, vì thế nên chúng ta cần làm thật thận
trọng. Nếu dự đóan sai thì chiến lược tiếp theo của chúng ta cũng sẽ không chính xác, điều này
có thể dẫn đến thất bại cho công ty.
Những mục tiêu và các mặt mạnh/ yếu của một đối thủ cạnh tranh góp
phần rất lớn vào việc chỉ rõ những biện pháp và phản ứng của họ đối với những
biện pháp của công ty như giảm giá tăng cường khuyến mại hay tung ra sản phẩm mới. Ngoài
ra, mỗi đối thủ cạnh tranh còn có một triết lý nhất định về việc kinh doanh, một nề nếp văn hóa
nội bộ nhất định và một số niềm tin chủ đạo nhất định. Cần phải hiểu một cách sâu sắc toàn bộ
ý đồ của một đối thủ cạnh tranh nhất định thì mới có thể dự đoán được cách đối thủ có thể
hành động.
Sau đây là những cách phản ứng phổ biến của các đối thủ cạnh tranh:
1. Đối thủ cạnh tranh điềm tĩnh:
Một số đối thủ cạnh tranh không phản ứng nhanh hay mạnh đối với biện pháp của một
đối thủ nhất định. Họ có thể cảm thấy khách hàng của mình là những người trung thành; họ có

thể vắt sữa doanh nghiệp; họ có thể chậm phát hiện ra biện pháp đó; họ có thể thiếu kinh phí để
phản ứng. Công ty phải cố gắng đánh giá những lý do tại sao đối thủ lại có hành vi điềm tĩnh.
2. Đối thủ cạnh tranh kén chọn:
Đối thủ cạnh tranh có thể chỉ phản ứng với những kiểu tấn công nhất định mà không có
phản ứng gì với những kiểu tấn công khác. Họ có thể phản ứng với việc tăng chi phí quảng
cáo, vì nghĩ rằng nó ít đe dọa. Khi biết được những phản ứng của một đối thủ cạnh tranh chủ
chốt thì công ty sẽ có những căn cứ để hoạch định hướng tấn công khả thi nhất.
3. Đối thủ cạnh tranh hung dữ:
Công ty này phản ứng mau lẹ và mạnh mẽ với mọi cuộc đột kích vào lãnh địa của mình.
Đối thủ cạnh tranh hung dữ luôn cảnh báo rằng, tốt nhất là các công ty khác đừng nên tấn công,
vì người phòng thủ sẽ chiến đấu đến cùng. Tấn công một con cừu bao giờ cũng tốt hơn là tấn
công một con cọp.
4. Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan:
Có một số đối thủ cạnh tranh không để lộ ra một cách phản ứng nào có thể đoán trước
được. Như đối thủ cạnh tranh có thể trả đũa hay không trả đũa trong một trường hợp cụ thể nào
đó, và không có cách nào đoán trước được điều đó căn cứ vào tình trạng kinh tế, quá trình lịch
sử, hay bất kỳ điều gì khác nữa.Hiểu rõ được những vấn đề này, kết hợp với việc phân tích
mục tiêu và mặt mạnh yếu của từng công ty, ta có thể dễ dàng hơn trong việc dự đoán những
phản ứng, biện pháp cạnh tranh, từ đó ta sẽ có thể đưa ra bước đi tiếp theo phù hợp.
* Cạnh tranh sản phẩm: là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm
thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với
công dụng của sản phẩm.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh
nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm cành cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu càng
cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng trong thắng thế trong cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơc khối lượng hàng hoá
tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm
bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh.
* Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi
phí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×