Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.16 KB, 24 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH
DU LỊCH
1.1 Những khái niệm cơ bản về du lịch.
1.1.1 Khái niệm về du lịch.
Ngày nay nền kinh tế thế giới đã phát triển ở mức độ cao, khoa học công
nghệ phát triển như vũ bão, mức sống dân cư trên thế giới được nâng lên nhiều
lần, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của
con người và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế
quan trọng của nhiều nước trong đó có cả các nước công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên cho đến nay không chỉ nước ta nhận thức về nội dung du lịch
vẫn chưa được thống nhất do hoàn cảnh ( thời gian, khu vực ) khác nhau. Đối
với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa. Theo
những quan điểm chung nhất thì du lịch có được hiểu là:
- Một hiện tượng xã hội.
- Một hoạt động kinh tế.
Tháng 6 năm 1999 Hội nghị quốc tế tại Ottawa Canada đã định nghĩa về
du lịch như sau:
“ Du lịch là một hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường
thường xuyên. Trong khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
trước, mục đích chuyến đi không chỉ là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền
trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2 Các loại hình du lịch chính.
1.1.2.1. Phân loại theo môi trường tài nguyên.
* Du lịch thiên nhiên.
Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu về với
thiên nhiên của con người, điểm đến của loại hình du lịch này là những nơi có
môi trường tự nhiên trong lành cảnh quan tự nhiên hấp dẫn.
* Du lịch văn hoá.


Du lịch văn hoá là loại hình du lịch mà ở đó con người được hưởng thụ
những sản phẩm văn hoá của nhân loại, của một quốc gia, của một vùng, một
dân tộc. Hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu ở môi trường nhân văn, hoặc tập
trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.
Theo Luật du lịch định nghĩa: “ Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa
vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.
1.1.2.2. Phân loại theo mục đích chuyến đi.
* Du lịch tham quan: Đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao sự hiểu biết
về thế giới xung quanh.
* Du lịch giải trí: Mục đích của chuyến đi là thư giãn sau những ngày làm
việc căng thẳng để phục hồi sức khoẻ.
* Du lịch nghỉ dưỡng: Do vậy du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng.
* Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thể dục thể
thao tăng cường sức khoẻ cho con người hoặc đi tham dự các hoạt động thể thao
lớn như thế vận hội...
* Du lịch khám phá: Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu khám
phá thế giới xung quanh của con người nhằm nâng cao tri thức cho con người.
* Du lịch lễ hội.
* Du lịch tôn giáo.
* Du lịch công vụ.
* Du lịch thăm hỏi.
* Du lịch nghiên cứu học tập.
1.1.3 Điểm – Tuyến du lịch.
1.1.3.1 Khái niệm và điều kiện hình thành điểm du lịch.
* Khái niệm: Điểm du lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà khách du lịch
thường đến và lưu trú. Điểm du lịch có thể là những chỗ không có dân cư. Đó là
theo nghĩa rộng của điểm du lịch.
Trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất

nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có những thay
đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây lên.
Theo Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Điểm du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.
* Những điều kiện cần phải thoả mãn để hình thành điểm du lịch bao gồm:
- Phải có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú độc đáo và có sức hấp
dẫn với du khách.
- Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết.
- Phải được xây dựng tốt, có lối đi thuận tiện và phải được duy trì tốt.
- Phải có cơ sở lưu trú như: khách sạn. motel, nhà nghỉ...
- Phải có cửa hàng và các quầy bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm.
- Phải được trang bị đa dạng và đầy đủ như: Trang thiết bị y tế, nơi chơi
thể thao, bể bơi...
Trong thực tế điểm du lịch đước hình thành dưới tác động của 3 nhóm
nhân tố:
- Nhóm thứ nhất: Gồm các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm
du lịch như: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, kinh tế, xã hội, chính trị. chính sách
của nhà nước, chất lượng dịch vụ...
- Nhóm thứ hai: Gồm các nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến
điểm du lịch.
- Nhóm thứ ba: Gồm những nhân tố liên quan đến việc đảm bảo cho
khách lưu trú tại điểm du lịch, đó là các cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú, các cơ sở
phục vụ vui chơi giải trí...
Theo Luật du lịch Việt Nam có điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa
phương.
1.1.3.2 Tuyến du lịch.
Theo luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Tuyến du lịch là lộ trình liên
kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với tuyến
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”.
Theo Luật du lịch việt Nam điều 24 quy định: có tuyến du lịch quốc gia

và tuyến du lịch địa phương.
1.2. Nhu cầu du lịch.
1.2.1. Khái niệm về nhu cầu du lịch.
Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người hay
nói cách khác nhu cầu chính là cái gây lên nội lực ở mỗi cá nhân, nhu cầu là
mầm sống là nguyên nhân của mọi hành động. Một nhu cầu nếu được thoả mãn
thì gây ra những tác động tích cực và ngược lại nếu không được thoả mãn thì nó
sẽ phản tác dụng. Vấn đề ở đây đặt ra là chúng ta phải nắm bắt nhu cầu của
khách để từ đó có các biện pháp nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu đó và tạo được
sự hài lòng đối với khách hàng.
1.2.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch.
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là
một đòi hỏi tất yếu của con người, du lịch trở thành nhu cầu mang tính toàn cầu.
Nhu cầu du lịch được khơi dậy và chịu ảnh hưởng của nền kinh tế.
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn, khát khao được rời khỏi nơi ở thường
xuyên của mình để đến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi tham
quan giải trí, khám phá của mình mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Nhu cầu
du lịch khác với các nhu cầu khác, vì nó là một loại nhu cầu đặc biệt ( cao cấp )
và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển dựa trên
nền tảng của nhu cầu sinh lý ( sự đi lại, ăn, ở...) và các nhu cầu tinh thần ( nhu
cầu an toàn, tự khẳng định...)
Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất và
trình độ xã hội. Sản xuất ngày một phát triển, thu nhập ngày một nâng cao, trình
độ xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch
của con người càng phát triển.
Khi muốn thực hiện được chuyến du lịch thì cần phải có 2 điều kiện là:
Thời gian rỗi và khả năng thanh toán.
Các nhu cầu chính đáng của khách du lịch cũng được thể hiện theo thứ
bậc từ thấp đến cao theo lý thuyết nhu cầu của Maslow.
Tháp nhu cầu của Maslow gồm có 5 bậc:

-Bậc 1: nhu cầu sinh học
-Bậc 2: nhu cầu an toàn
-Bậc 3: nhu cầu xã hội
-Bậc 4: nhu cầu tự trọng, được mọi người tôn trọng
-Bậc 5: nhu cầu tự thể hiện mình.
Theo Maslow, cá nhân chỉ phát sinh nhu cầu ở cấp độ cao khi các nhu cầu
ở cấp độ thấp được thoả mãn. Nghĩa là thoả mãn những nhu cầu sinh lý như: ăn
uống, đi lại, chỗ ở... thì con người mong muốn tiến đến những nhu cầu cao hơn.
Đây cũng chính là cơ chế nảy sinh nhu cầu của con người.
• Nhu cầu sinh học( nhu cầu thiết yếu).
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con
người. Đối với khách du lịch, những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống, ngủ, nghỉ
không ngừng đỏi hỏi phải thoả mãn một cách đầy đủ về mặt lượng mà còn đòi
hỏi đảm bảo về mặt chất. Nhìn chung ở mức độ chu cầu này thường có những
mong muốn.
- Thoát khỏi thói quen thường ngày.
- Thư giãn cả về tinh thần và thể xác.
- Tiếp xúc với thiên nhiên đặc biệt là thiên nhiên hoang dã.
- Tìm kiếm những cảm giác mới lạ.
• Nhu cầu an toàn.
Đối với khách du lịch là người đã rời nơi ở thường xuyên của mình đến
những nơi xa lạ, mới mẻ chưa thể dễ dàng thích ứng được ngay với môi trường
xung quanh nên mong muốn được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể với
họ càng cấp thiết hơn.
• Nhu cầu giao tiếp.
Những nhu cầu về sinh lý an toàn được thoả mãn cũng có nhiều ý nghĩa
về cảm giác cơ thể, con người luôn có nhu cầu sống trong một nhu cầu nào đó
và được người khác quan tâm đến.
Trong du lịch cũng vậy mỗi cuộc hành trình, các đối tượng trong đoàn
không phải khi nào cũng là người quen biết mà phần lớn họ không có quan hệ

quen biết. Do vậy trong suốt chuyến đi, khách du lịch phải sống với những
người hoàn toàn mới, gặp gỡ những người không cùng dân tộc, ngôn ngữ.
Chính vì thế ai cũng mong muốn có được người bạn đồng hành tin cậy, mở rộng
được quan hệ giao lưu và đặc biệt họ rất mong muốn được quan tâm chú ý.
• Nhu cầu được kính trọng.
Đối với khách du lịch thì chu cầu được kính trọng được thể hiện qua
những mong muốn như:
- Được phục vụ theo đúng hợp đồng.
- Được người khác tôn trọng.
- Được đối xử bình đẳng như mọi thành viên khác.
• Nhu cầu hoàn thiện bản thân.
Qua chuyến đi du khách được hiểu biết thêm về thế giới xung quanh
mình, qua đó để họ tự đánh giá tự kết luận, hoàn thiện cho bản thân và trân
trọng chững giá trị tinh thần, mong muốn được làm giàu kiến thức cho bản thân
mình. Do đó người làm du lịch phải là nơi cung cấp những giá trị về mặt tinh
thần và kiến thức mà họ mong muốn.
1.3 Tổng quan về lữ hành và kinh doanh lữ hành.
1.3.1 Khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành.
1.3.1.1 Khái niệm lữ hành.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động lữ hành và để phân biệt
chúng với du lịch, chúng ta có thể hiểu theo hai cách dưới đây:
Theo nghĩa rộng: Lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của
con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Theo cách
hiểu này thì hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất
cả các hoạt đông lữ hành đều là du lịch.
Theo nghĩa hẹp: Lữ hành bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến
việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch tức là trong hoạt động
du lịch bao gồm cả những hoạt động lữ hành.
Theo Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Lữ hành là việc xậy dựng, bán và
tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.”

1.3.1.2 Kinh doanh lữ hành.
Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam( TCDL _ Quy chế quản
lý lữ hành ngày 29/4/1995) thì “ Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt
động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần,
quảng cáo và bán chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua trung gian
hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch”.
Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới lữ hành.
Theo Tổng cục Du lịch Việt nam phân loại thì kinh doanh lữ hành bao
gồm hai loại là: kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa.
- Kinh doanh lữ hành quốc tế: là việc tổ chức đưa khách ra nước ngoài
hoặc đưa khách nước ngoài vào nước sở tại.
- Kinh doanh lữ hành nội địa: là việc tổ chức cho khách là công dân một
nước, những người cư trú tại một nước đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ nước đó.
Theo Luật du lịch Việt Nam điều 34 quy định:
“- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt nam ra nước ngoài du lịch”.
1.3.2 Phân loại kinh doanh lữ hành.
Khái niệm doanh nghiệp lữ hành: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bất cứ doanh
nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều
được gọi là doanh nghiệp lữ hành.
Tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của tài sản, hình thức
tổ chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh daonh lữ hành có các tên gọi
khác nhau: công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ
hành nội địa. Riêng ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ
hành có cách gọi phổ biến là các trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong

các công ty du lịch. Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác
nhau chủ yếu trên các phương diện:
- Quy mô và địa bàn hoạt động.
- Đối tượng khách.
- Mức độ tiếp xúc với khách du lịch.
- Mức độ tiếp xúc với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch.
1.3.2.1 Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm.
Có các loại: kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh du lịch lữ hành, kinh
doanh tổng hợp:
- Kinh doanh đại lý lữ hành: Hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian
tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ của các nhà sản xuất du lịch để
hưởng hoa hồng theo mức phần trăm của giá bán, không làm gia tăng giá trị của
sản phẩm trong quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng
du lịch. Loại hình kinh doanh du lich này thực hiện nhiệm vụ như là “ Chuyên gia
cho thuê” không phải chịu rủi ro. Các yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động
kinh doanh này là vị trí, hệ thống đăng ký và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao
tiếp và kỹ năng bán hàng của đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp thuần túy thực
hiện loại hình du lịch này được gọi là các đại lý lữ hành bán lẻ.
- Kinh doanh du lịch lữ hành: Là hoạt động buôn bán, hoạt động “sản
xuất” làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp để bán
cho khách. Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánh chịu rủi ro,
san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp thực
hiện kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các công ty du lịch lữ hành.
Cơ sở hoạt động này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà
cung cấp độc lập thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc bán với giá gộp cho
khách, đồng thời làm gia tăng giá trị của sản phẩm cho người tiêu dùng thông
qua sự liên kết tạo ra tính trội trong hệ thống ( 1+1>2) và thông qua sức lao
động của các chuyên gia marketing, điều hành hướng dẫn.
- Kinh doanh lữ hành tổng hợp: bao gồm tất cả các kinh doanh du lịch
đóng vai trò đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ( người cung cấp)

vùa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện
bán buôn, bán lẻ vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. Đây là kết quả
trong quá trình phát triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ
thể kinh doanh lữ hành trong ngành du lịch. Các doanh nghiệp thực hiện kinh
doanh lữ hành tổng hợp được gọi là các công ty du lịch.
1.3.2.2 Căn cứ và phương thức và phạm vi hoạt động.
Có các loại: Kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận
khách, kinh doanh lữ hành kết hợp:
- Kinh doanh lữ hành gửi khách: bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi
khách nội địa, là các loại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức
thu hút khách du lịch một cách trực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch nổi tiếng.
Loại hình kinh doanh lữ hành này thích hợp với nơi có cầu du lịch lớn. Các
doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành gửi khách gọi là công ty lữ hành gửi
khách.
- Kinh doanh lữ hành nhận khách: bao gồm cả nhận khách quốc tế và nội
địa, là loại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các chương
trình du lịch và tổ chức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua
các công ty lữ hành gửi khách. Loại hình kinh doanh này thích hợp với những
nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh
daonh lữ hành này gọi là các công ty lữ hành nhận khách.
- Kinh doanh lữ hành kết hợp: có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ
hành gửi khách và kinh daonh lữ hành nhận khách. Loại kinh doanh này thích
hợp với quy mô lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động gửi khách và
nhận khách. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành kết hợp
được gọi là các công ty du lịch tổng hợp hoặc các tập đoàn du lịch.
1.3.3 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành.
Khác với các ngành kinh doanh hàng hoá, ngành kinh doanh lữ hành
mang những đặc điểm sau:
- Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch, có thể xem giá trị
tài nguyên du lịch ở các điểm du lịch quyết định độ phong phú của chương trình

du lịch.
- Kinh doanh lữ hành phải có vốn tương đối lớn, do các chương trình du
lịch khi thực hiện cần phải đặt trước một khoản cho nhà cung cấp dịch vụ.
- Yêu cầu khắt khe về chất lượng, không có trường hợp làm thử. Do đó
cần có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
- Do tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành là rất lớn nên khi hoạt động

×