BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
CỦA CÔNG TY TNHH NPV ĐẾN NĂM 2015
3.1. Phương hướng phát triển các dịch vụ và dịch vụ logistics của Tp. Hồ
Chí Minh những năm tới.....................................................................................
3.1.1. Phương hướng phát triển các dịch vụ nói chung
Là trung tâm kinh tế của cả nước, những động thái phát triển của Tp Hồ Chí
Minh luôn được người dân cả nước quan tâm.
Với vai trò là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, Tp Hồ Chí Minh
cần phải phát triển bền vững để thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên. Và xu hướng phát
triển kinh tế của Tp Hồ Chí Minh tới đây: dịch vụ là lĩnh vực cần được coi trọng. Đối
với Tp Hồ Chí Minh, xu hướng trong vài ba năm tới sẽ phải chuyển từ dịch vụ nông
nghiệp sang dịch vụ công nghiệp. Nhiệm vụ hiện nay là lựa chọn ngành dịch vụ nào
có ý nghĩa rộng lớn, quan trọng để làm trọng tâm: có thể là ngân hàng, tài chính hay
đối ngoại...
Dịch vụ đối ngoại là lĩnh vực đang được đẩy mạnh, mặc dù là lĩnh vực còn rất
mới, nhưng nó rất cần thiết đối với Tp Hồ Chí Minh. Như thế thì thu nhập của người
dân sẽ được nâng cao. Đồng thời, cũng có một ý nghĩa lớn là tạo điều kiện cho người
dân tiếp cận với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những dịch vụ truyền
thống và có lợi thế như dịch vụ về du lịch, thương mại, đào tạo và chuyển giao công
nghệ vẫn cần được tiếp tục phát triển.
3.1.2. Phương hướng phát triển dịch vụ logistics
Qua những phân tích về thực trạng cũng như yếu tố ảnh hưởng tới logistics, ta
thấy rõ doanh nghiệp Việt Nam đã làm nhiều việc của dịch vụ logistics tuy sự liên hệ
giữa người giao nhận với khách hàng vẫn tiến hành như cũ, chưa hiện đại hoá, chưa
triển khai mạnh mẽ công nghệ thông tin, nhưng đã làm được những việc cốt lõi của
dịch vụ logistics, đã nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,
các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 1
1
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá. Nên xu hướng phát triển dịch
vụ logistics:
• Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và
sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics.
Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn
cầu. Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ
đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Xử lý đơn đặt
hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng
không ưng ý... là những nội dung của lĩnh vực hậu cần trong môi trường thương mại
điện tử. Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương thích với các qui trình của thương
mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ
thông tin là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Vì vậy, ứng dụng công
nghệ thông tin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung
ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến… đang ngày càng được áp
dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác
thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.
• Phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay
thế cho phương pháp quản lý Logistics đẩy (Push) theo truyền thống.
Quản lý hậu cần – hoặc dựa trên logistics kéo hoặc logistics đẩy – là rất cần
thiết nhằm cắt giảm chi phí. Trong các nền kinh tế dựa trên logistics đẩy trước đây,
cắt giảm chi phí được thực hiện thông qua sự hợp nhất, liên kết của nhiều công ty, sự
sắp xếp lại các nhà máy dựa trên sự nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thô và nhân
lực rẻ hơn, sự tự động hóa hoặc quá trình tái cơ cấu công nghệ, kỹ thuật trong các
nhà máy. Cùng với đó, những sự cải tiến này đã giúp các công ty tăng năng suất lao
động và cắt giảm chi phí hậu cần. Ngày nay, nguồn thu lợi nhuận từ quá trình nâng
cấp và cải tiến này đã được thực hiện trên qui mô lớn hơn trong hầu hết các khu vực
sản xuất chế tạo.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 2
2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Nền sản xuất dựa trên logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế logistics đẩy truyền
thống trước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung (supply - driven)
và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặt trước. Trong hệ
thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản phẩm hoàn thiện được “đẩy”
vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhà kho lưu trữ theo sự sắp sẵn của
công suất máy móc. Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa trên logistics đẩy không thực tế và
phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến sự dư thừa và lãng phí. Logistics kéo
là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là
dự đoán mức nhu cầu. Cơ chế “cần kéo” (logistics kéo) chỉ sản xuất những sản phẩm
đã được bán hoặc được khách hàng đặt hàng mua. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên
kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản
phẩm sản xuất. Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven)
nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng.
Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp,
nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức thành công
cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết. Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần
(demand data) bao gồm cá số lượng mua bàn cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ giữa
mức cung của người sản xuất với cầu của người tiêu dùng.
• Xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng
phổ biến.
Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra
đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt
hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ
thống Logistics như: Hawlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding
Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter &
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 3
3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ
phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ
thống Logistics toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL
Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea,… Để tối ưu
hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu
hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để
đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên
ngoài ngày càng trở nên phổ biến.
3.2. Các phương hướng hoạt động của công ty
3.2.1. Định hướng phát triển
- Trong điều kiện kinh tế hội nhập của nước ta hiện nay thì công ty cũng có nhiều cơ
hội để tăng cường hoạt động kinh doanh, mở rộng sang các thị trường lớn như: Châu
Âu, Trung Quốc… đó cũng là những cường quốc phát triển mạnh về Logistics. Do đó
công ty sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ, vì vậy công ty cần phải có những
kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, chiến lược giá cả phù
hợp, giao hàng đúng thời hạn…
- Đào tạo nâng cao kiến thức đội ngũ nhân viên.
- Công ty NPV không chỉ phấn đấu tăng quy mô khách hàng và doanh thu mà còn có
định hướng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang làm đại lý tàu biền để tiến tới mục tiêu
hình thành một công ty Logistics quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị
trường.
- Đồng thời, với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty, thiết lập mối
quan hệ chặt chẽ giữa công ty với nhân viên và tiến theo xu hướng phát triển của thị
trường, sau khi mở rộng quy mô hoạt động công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa cho
nhân viên tham gia vào góp vốn cổ phần.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 4
4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
3.2.2. Động thái phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty NPV
3.2.2.1 Các lĩnh vực hoạt động
• Dịch vụ giá trị gia tăng
NPV sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ giá trị gia
tăng (VAS) hữu ích, giúp hoàn thiện việc quản trị chuỗi cung ứng của quý
khách và đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng của quý khách:
- Kiểm kiện, phân loại, tuyển chọn, tái chế, lắp ráp, tu chỉnh, sửa
chữa, thử mẫu, đóng bao, dán nhãn sản phẩm, trao đổi hàng hoá, vệ sinh
công nghiệp, quản trị đơn hàng bán buôn và bán lẻ, thu hồi bao bì/ dụng cụ,
logistics thu hồi (reverse logistics), dịch vụ bảo hiểm... và các VAS khác.
• Vận tải, Dịch vụ Vận tải
- Nhất Phong Vận nhận vận tải, xếp dỡ các loại hàng hoá: hàng thông thường,
hàng bao, hàng máy thiết bị, sắt thép, hàng rời, hàng lỏng, hoá chất nguy hiểm,
container FCL/LCL…
- Vận tải đường ngắn, vận tải Bắc-Trung-Nam, vận tải quá cảnh và quốc tế
- Vận tải ôtô, biển, thuỷ nội địa, vận tải liên hợp (complex transport), vận tải đa
phương thức (MT), dịch vụ vận tải đường sắt, vận tải hàng không…
- Vận tải và giao nhận đường ngắn, door to door services…
- Đặc biệt dịch vụ thu gom hàng lẻ đóng container chung chủ đi các cảng trên
thế giới…
• Dịch vụ giao nhận vận tải và khai thác kho bãi:
Công ty cũng đang có kế hoạch đầu tư vào phát triển hệ thống kho bãi hiện đại
tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất giúp nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị
trường của Công ty trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 5
5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
3.2.2.2. Dịch vụ tư vấn khách hàng
- Tư vấn khách hàng về việc lựa chọn đối tác 3PL, 4PL trong chiến lược tăng cường
outsoursing.
- Một giải pháp hữu hiệu cho khách hàng trong chọn lựa đại lý vận tải cạnh tranh khi
Việt Nam gia nhập WTO.
- Tư vấn khách hàng về điều kiện sử dụng có hiệu quả các dịch vụ logistics của NPV:
logistics nguyên vật liệu đầu vào, logistics trong nhà máy, logistics phân phối sản
phẩm và các dịch vụ giá trị gia tăng.
- Tư vấn khách hàng về công nghệ tổ chức vận tải các mặt hàng có khối lượng lớn, tiết
kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh...
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Logistics của Tp Hồ
Chí Minh trong những năm tới...........................................................................
3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực
Về định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics là phát triển theo
hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn.
Trong chiến lược dài hạn, Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan
tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến việc phát
triển nguồn nhân lực cho ngành logistics.
- Mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại
thương. Nhằm đào tạo những nhân sự có kiến thức chuyên sâu về việc tổ chức khai
thác, kinh doanh, và quản lý trong lĩnh vực logistics ở mức độ quốc gia và quốc tế; có
kiến thức về kinh doanh và quản lý vận tải đa phương thức, sử dụng hiệu quả hệ
thống công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp; có kiến thức về
việc thiết kế mạng lưới logistics và xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, dự báo nhu
cầu khách hàng, phân tích và lập kế hoạch logistics cho các doanh nghiệp kinh doanh
và sản xuất;
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 6
6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
- Đồng thời các công ty cũng cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết
trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh
viên. Các công ty cần có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn
cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này.
- Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn
hạn trong và ngoài nước.
- Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính
phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.
- Nên tổ chức xuất bản một tờ tạp chí riêng (chẳng hạn tờ Việt Nam Logistics) hoặc
website chung để làm diễn đàn cho các hội viên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn
đề thuộc về ngành nghề của mình, có tiếng nói với chính phủ, các cơ quan quản lý và
hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành logistics
Việt Nam. Các chương trình đào tạo sẽ được thông báo rộng rãi đến các hội viên để
tích cực tham gia và tổ chức đào tạo, sẽ cung cấp các sách báo, tài liệu nghiệp vụ cho
các hội viên để tham khảo.
Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thông báo cho Hiệp hội về nhu cầu đào
tạo, các lĩnh vực quan tâm cũng như mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp hiện nay đang có kế hoạch đầu tư con người để đảm bảo cạnh
tranh thắng lợi và cung cấp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao hơn. Đào tạo và
chuyên môn hóa lực lượng lo thủ tục Hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế.
Xây dựng kế hoạch, cử người đi tham quan, học hỏi ở nước ngoài, có chính sách đãi
ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đào tạo và tái đào
tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng
chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập
nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 7
7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TS ĐỖ QUỐC DŨNG
- Các công ty cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn
hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty phải
có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn
sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này.
Về chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay, nên thực
hiện ở 3 cấp độ:
- Tại các cơ sở đào tạo chính thức
- Đào tạo theo chương trình hiệp hội
- Đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp.
3.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin
Thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong
thương mại/ khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin
nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu
cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.
Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và
ngành Logistics nói riêng còn nhiều bất cập. Các trang web của các cơ quan chuyên
ngành Logistics chưa thực sự mạnh, chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, dữ
liệu thông tin còn chưa phong phú, chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Nhiều trang web của nước ngoài còn chứa nhiều thông tin về Việt Nam hơn các trang
web trong nước. Đặc biệt các công ty trong nước thì chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về
công ty mình, những dịch vụ mình có. Những hệ thống dành cho khách hàng như hệ
thống tìm kiếm cơ sở dữ liệu của lô hàng hầu như khong doanh nghiệp nào làm được.
Phải xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, cơ sở dữ liệu phải mạnh để nó thực
sự giúp ích là cầu nối giữa cộng đồng Logistics Việt Nam và các doanh nghiệp xuất
khẩu.
SVTH: PHẠM THỊ THÙY UYÊN 8
8