Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

PHẦN TÓM TẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.87 KB, 1 trang )

PHẦN TÓM TẮT
Đề tài ứng dụng các cơ sở lý thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược với mục tiêu quan
trọng nhất là xây dựng một bản hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty Cổ
phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010-2015, trên cơ sở hạn chế khắc phục những điểm yếu và
phát huy các điểm mạnh hiện có, nhằm tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh. Để hoàn thành
mục tiêu này, nghiên cứu đã trình bày chi tiết từng bước trong quá trình phân tích nội bộ và
phân tích môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, nhận định về những
điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội, nguy cơ mà Xi măng Cần Thơ phải đối mặt. Điểm
mạnh nổi bật của Công ty hiện nay là: nguồn nguyên liệu ổn định; Khả năng huy động vốn cao;
Marketing mạnh; Hệ thống phân phối hiệu quả; Hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Tuy nhiên, bên
cạnh đó Công ty vẫn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục, đó là: chi phí sản xuất và vận chuyển
cao; công nghệ, trang thiết bị còn hạn chế. Xi măng Cần Thơ đang hoạt động trong ngành có
triển vọng phát triển tốt và khả năng tiếp cận công nghệ mới cao, nhu cầu sử dụng xi măng tại
các thị trường tiêu thụ truyền thống của công ty tiếp tục gia tăng, đây là các cơ hội cần nắm bắt
ngay. Bên cạnh đó đề tài còn nhận diện những đe dọa sẽ tiếp diễn trong tương lai: Chi phí đầu
vào sản xuất xi măng tiếp tục tăng; Áp lực cạnh tranh gia tăng tại thị trường ĐB SCL và cả nước;
Năm 2010 kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng. Từ những căn cứ này,
qua việc sử dụng các công cụ để xây dựng và lựa chọn các phương án chiến lược bao gồm:
lưới sự nhạy cảm về giá/Mức độ quan tâm đến sự khác biệt, ma trận số lượng lợi thế cạnh
tranh và giá trị của lợi thếcạnh tranh, ma trận SWOT, SPACE, IE, chiến lược chính và QSPM
đã cho thấy rằng Xi măng Cần Thơ nên lựa chọn áp dụng ba chiến lược sau :


Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại:
Thế mạnh kênh phân phối cùng với hoạt động marketing được thực hiện
mạnh và hiệu quả trong thời gian qua sẽ giúp cho Xi măng Cần Thơ nhận thấy rõ hơn
nữa tầm quan trọng của công tác marketing, từ đó có kế hoạch tập trung và đẩy mạnh
công tác này trên địa bàn hoạt động của mình để tận dụng tốt cơ hội khi nhu cầu tiêu
thụ xi măng ở ĐB SCL và cả nước đang tăng.

Chiến lược kết hợp ngược về phía sau:


Tận dụng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để liên kết với họ tạo lợi thế về
nguồn nguyên liệu ổn định, phong phú nhằm vượt qua những khó khăn về tăng giá nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất. Sự ổn định và chất lượng từ yếu tố đầu vào, là một trong những
điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Chiến lược chi phí thấp:
Chi phí vận chuyển là một yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm trong quá trình
kinh doanh do vị trí địa lí nằm khá xa các khu kinh tế lớn các vùng tiêu thụ chính. Giải pháp
thành lập kho trung chuyển hàng hóa tại những địa bàn làm sẽ trở nên hữu hiệu làm giảm chi
phí góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh các chiến lược được đề xuất, đề tài còn đưa ra một số giải pháp thực hiện, chủ yếu
là giải pháp về marketing, giải pháp về thiết bị công nghệ và giải pháp về hệ thống thông tin.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×