Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.54 KB, 9 trang )

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG
NGHIỆP HÀ NỘI
Sản xuất là một chức năng chính của mọi doanh nghiệp sản xuất, cho nên quản
lý sản xuất là được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp
đến đến kết quả hoạt động sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất và thời gian cung cấp sản phẩm bởi
quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoặch định, tổ chức điều hành và
kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đề
ra. Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất đặt ra là đảm bảo thoả mãn tối đa
nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất, để
thực hiện mục tiêu này quản trị sản xuất đề ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Tăng cường độ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm
- Rút ngắn thời gian sản xuất và cung cấp sản phẩm .
- Tăng tính linh hoạt của hệ thống sản xuất
- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra như chi
phí trả lương, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí tài chính,...
- Góp phần động viên khuyến khích người lao động để họ quan tâm đến kết quả
chung của doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghệp có độ linh hạot cao.
Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được các mục tiêu trên khi quản lý tốt hai nội dung
của quản trị sản xuất: thứ nhất là quản lý dòng sản xuất và thứ hai là quản lý kế
hoạch sản xuất hay cụ thể là các nội dung sau: dự báo nhu cầu sản xuất sản
phẩm; thiết kế sản xuất và quy trình công nghệ; quản trị công suất của doanh
nghiệp;xác định vị trí đặt doanh nghiệp; bố trí sản xuất trong doanh nghiệp; lập
kế hoạch các nguồn lực; điều độ sản xuất và kiểm soát hệ thống sản xuất.
1. Phân tích hệ thống sản xuất, mặt bằng sản xuất và vị trí của Công ty
Càng ngày khoa học công nghệ càng phát triển đã tạo điều kiện cho các nhà sản
xuất ngày càng có khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn nhiều lần trong
1
một khoảng thời gian như cũ, nhưng nó chỉ thật sự mang lại hiệu quả cao khi các
nhà quản lý có cách bố trí và phân bổ các nguồn lực hợp lý cho từng loại hình


sản xuất.
Quản trị sản xuất quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất lao động khoa học
hợp lý như quan tâm đến các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất các nguyên tắc
hình thành hệ thống sản xuất,... Đây là công việc rất quan trọng bởi nếu thực
hiện tốt nó sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực,... và do đó tiết kiệm chi phí
sản xuất.
a. Nguyên tắc hình thành hệ thống sản xuất trong công ty dệt vải công nghiệp Hà
Nội:
Vì mỗi xí nghiệp sản xuất của công ty có đặc thù riêng cho nên hệ thống sản
xuất cũgn được hình thành trên nguyên tắc phù hợp với đặc thù của nó.
* Tại xí nghiệp Mành hệ thống sản xuất được hình thành theo nguyên tắc
chuyên môn hoá công nghệ. Theo nguyên tắc này mỗi phân xưởng sẽ đảm nhận
một giai đoạn công nghệ nhất định trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
chính của mình. Cụ thể như sau: Sợi sau khi được xe sẽ chuyển sang công đoạn
dệt mành, vải mành sau khi dệt sẽ được chuyển vào kho bán thành phẩm và sản
phẩm chính hoàn thành sau khi vải mành được nhúng keo.
Ưu điểm của nguyên tắc này là công ty có khả năng thích ứng cao với sự biến
động về thị trường sản phẩm, công tác quản lý kỹ thuật chuyên môn đơn giản.
Nhưng với nguyên tắc này tổ chức phối hợp giữa các đơn vị sản xuất rất phức
tạp khi phải gia côngnhiều loại sản phẩm làm chi phí vận chuyển nội bộ tăng, dự
trữ vật tư bán thành phẩm trong snr xuất lớn và chu kỳ sản xuất kéo dài.
* Tại xí nghiệp May, xí nghiệp Vải không dệt: hệ thống sản xuất được hình
thành theo nguyên tắc chuyên môn hoá sản phẩm. Theo nguyên tắc này tổ chức
sản xuất trở nên đơn giản hơn, chu kỳ sản xuất ngắn, chuyên môn hoá lao động
sâu nên trình độ tay nghề của người lao động thấp nhưng năng suất lao động cao
cho phép công ty có thể tiết kiệm được chi phí tiên lương trực tiếp. Tuy nhiên
với nguyên tắc này quản lý kỹ thuật trở nên phức tạp, chi phí đầu tư, mua sắm
2
và lắp đặt máy móc thiết bị thường rất lớn vì các thiết bị chuyên dùng sản xuất
từng loại sản phẩm.

b. Nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất trong công ty:
Bố trí mặt bằng sản xuất là sự sắp xếp bố trí các yếu tố của hệ thống sản xuất
bao gồm các phân xưởng sản xuất chính, phụ, các bộ phận phục vụ mang tính
chất sản xuất trên một không gian diện tích nhất định đã được biến đổi thích
hợp. Công ty đã sắp xếp bố trí các phân xưởng sản xuất dựa trên nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc tuân thủ hành trình công nghệ gia công chế biến sản phẩm: tức là
các phân xưởng sản xuất được sắp xếp theo quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm. Sản phẩm trải qua phân xưởng nào trứơc thì phân xưởng đó được bố trí
gần kho nguyên liệu, phân xưởng cuối cùng sản phẩm trải qua sẽ nằm gần kho
thành phẩm, các phân xưởng có quan hệ trực tiếp với nhau thì sắp xếp gần nhau,
kho nguyên liệu thành phẩm được sắp xếp gần đường giao thông doanh nghiệp.
* Nguyên tắc đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất:
Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng sản lượng sản xuất hoặc đa dạng hoá
sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các laọi sản phẩm khác điều đó đòi
hỏi các công ty sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt
bằng sản xuất vì vậy ngay từ khi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất
người ta đã phải dự kiến khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai.
* Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động : Khi bố trí sản
xuát công ty luôn tính đến các yếu tố an toàn cho người lao động, cho máy móc
thiết bị đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi
cho người công nhân như chống ồn, trống bụi, chống rung chống cháy nổ, khả
năng thông gió chống nóng tự nhiên, thiết bị có khói hơi độc bức xạ phải xếp ở
cuối hướng gió chính và không gần khu vực dân cư.
* Nguyên tắc tiết kiệm đất đai: phải cân đối giữa mật độ xây dựng và mật độ sử
dụng diện tích.
c. Vị trí của của công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội: Trụ sở của công ty đặt tại số
93 đường Lĩnh Nam-phường Mai Động-Q. Hoàng Mai- Hà Nội. Nói chung vị trí
3
sản xuất của công ty khá thuận lợi thứ nhất thuận đường giao thông, thứ hai gần
các công ty thuộc Tổng công ty điều này giúp công ty dễ dàng cho việc trao đổi

thông tin cũng như thuận tiện cho việc trao đổi nguyên vật liệu.
Nhận xét chung: công tác bố trí sản xuất của công ty khá hợp lý, tuy nhiên có
một số hạn chế như sau: thứ nhất tại xí nghiệp vải mành tiếng ồn phát ra từ các
máy dệt lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động nên công ty cần sớm có
biện pháp khắc phục như lắp đặt các thiết bị chống ồn đồng thời trồng thêm
nhiều cây xanh cũng giúp giảm tiếng ồn và giảm lượng bụi đáng kể. Thứ hai là
công ty nên có sự bố trí sắp xếp hợp lý hơn giữa phân xưởng mành và phân
xưởng nhúng keo để giảm bớt chi phí vận chuyển nội bộ. Thứ ba việc bố trí
phân xưởng nhúng keo ở cuối hướng gió chính là rất hợp lý nhưng do mật độ
dân cư ngày càng đông nên cũng không tránh khỏi việc làm ảnh hưởng đến
người dân nên công ty cần có những giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
2. Phân tích công suất thiết kế và công suất sử dụng của công ty:
Công suất là khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ
của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. Công suất thiết kế là công suất tối
đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế, là giới
hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể đạt được. Công suất
hiệu quả là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được
trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm dịch vụ tuân thủ các quy trình
công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì bảo dưỡng định kỳ
máy móc, thiết bị và cân đối các hoạt động. Công suất thực tế là khối lượng sản
phẩm thực tế mà doanh nghiệp đạt được trong những điều kiện cụ thể. Sau đây
là chỉ tiêu sử dụng thiết bị trong hai năm vừa qua:

Chỉ tiêu Đ.v tính 2002 2003 Tỷ lệ % ('03/ '
02)
1. Thiết bị nhúng keo Máy 1 1 100
- Tỷ lệ huy động thiết bị % 50 52
- Sản lượng Tấn 838 900 107
- Hiệu suất sử dụng thiết bị % 85 87
2. Thiết bị dệt mành Máy 16 17 106

- Tỷ lệ huy động thiết bị % 100 100
4
- Sản lượng Tấn 840 900 107
- Hiệu suất sử dụng thiết bị % 85 87
3. Dây chuyền vải không dệt D.chuyền 1 1
- Tỷ lệ huy động thiết bị % 6 40
- Sản lượng m
2
624.018 4.000.000 641
- Hiệu suất sử dụng % 40
4. Số máy may Máy 330 400 121
- Tỷ lệ huy động thiết bị % 80 90 121
- Sản lượng 1000Sp 180 290 161
- Hiệu suất sử dụng thiết bị % 65 70 108
- Số chuyền sản xuất chuyền 6 9 150
Nhìn bảng trên ta thấy tỷ lệ huy động thiết bị vào sản xuất còn hạn chế tuy
năm sau có cao hơn năm trước nhưng nói chung còn thấp nhất là đối với thiết bị
nhúng keo mới chỉ huy động 50% vào sản xuất và chỉ đạt hiệu suất 85% năm
2002 và 87% năm 2003. Đối với vải không dệt do đây là dây chuyền còn mới
mẻ mới bắt đầu đưa vào hoạt động từ quý IV năm 2002 nên vẫn đang trong giai
đoạn hoàn thiện việc tiếp thu công nghệ. Công suất thiết kế cuả dây chuyền này
lên tới 10.000.000 m
2
/năm nhưng trong năm vừa qua công ty mới chỉ đạt 9000
m
2
/năm, như vậy mức độ sử dụng mới chỉ đạt 39%. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới hiệu quả sản xuất hiện tại nên công ty cần phải nhanh chóng hoàn thiện
để tận dụng cơ hội hiện tại vì đây là mặt hàng lần đầu tiên được sản xuất trong
nước.

3. Công tác quản lý vật tư và tài sản cố định trong công ty:
a. Tình hình sử dụng tài sản cố định:
Tài sản cố định(TSCĐ) của công ty được hình thành từ ba nguồn chủ yếu:
nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp; nguồn vốn tự bổ xung và nguồn vốn vay
từ ngân hàng. Những máy móc thiết bị mới đầu tư của công ty hầu hết là vốn
vay. Theo quy định của nhà nước, TSCĐ của công ty được theo dõi trên hai chỉ
tiêu: nguyên giá và giá trị còn lại, trong đó:
Nguyên giá TSCĐ= Giá mua(chưa thuế) + Chi phí vận chuển, bốc rỡ, lắp đặt,..
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng hay khấu hao bình quân.
Thời gian trích khấu hao căn cứ vào từng loại TSCĐ, như máy móc thiết bị thời
5

×