Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.98 KB, 15 trang )

CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP
I-Lý luận chung về chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp:
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước mọi doanh nghiệp
phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác mỗi doanh
nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội
nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp
không chỉ chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh
doanh trong nước mà còn tính đến cả tác động tích cực cũng như tiêu cực của
môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế .Môi trường kinh doanh này càng
mở rộng, tính chất cạnh tranh và biến độngcủa môi trường ngày càng mạnh mẽ,
việc vạch hướng đi trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự
phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là công cụ định hướng
và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với
hoàn cảnh môi trường và do đó nó đóng vai trò quyết định sự thành, bại của
doanh nghiệp. Vậy chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh là một
bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được
cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó,chiến lược boa
hàm các mục tiêu dài hạn, các chính sách và các biện pháp chủ yếu để sản xuất
kinh doanh về vấn đề tài chính và vấn đề giải quyết nhân tố con người nhằm để
đưa doanh nghiệp đi lên một bước phát triển cao hơn về chất. Để hoạch định
chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp ta phải sử dụng các phương
pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp xác định chiến lược kinh doanh cuả doanh
nghiệp và từng bộ phận.Trong từng thời kỳ , giai đoạn chiến lược xác định.
Trong mỗi giai đoạn thời kỳ đó ta phải phân tích, tìm hiểu môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp để thấy được điểm mạnh điểm yếu cũng như những cơ
hội và những thách thức cần phải khắc phục. Môi trường kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp bao gồm :môi trường kinh tế quốc dân và môi trường nghành.
1. Môi trường kinh tế quốc dân: Môi trường kinh tế quốc dân là tổng thể
các yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác


động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các nhân tố cấu thành kinh doanh luôn luôn tác động theo chiều hướng
khác nhau, với các mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của từng doanh
nghiệp. Chính sự phức tạp đó mà doanh nghiệp cần phải phân tích, để tìm
hướng đi đúng cho mình để giảm thiểu các nguy cơ, khắc phục điểm yếu tận
dụng hết được những cơ hội và những thế mạnh của mình để bứt phá.
a) Môi trường kinh tế: Có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có
tính quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp.Khi
phân tích môi trường nền kinh tế quốc dân ta cần phân tích những vấn đề sau:
a,ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế: Nếu nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với
tốc độ cao tức thu nhập của người dân tăng, mức cầu về sản lượng hàng hoá và
dịch vụ tăng lên điều này sẽ kích thích sức sản xuất của doanh nghiệp, đầu tư
mở rộng kinh doanh,da dạng hoá sản phẩm từ đó tạo khả năng tích luỹ vốn
nhiều hơn ,tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh còn khi nền kinh tế quốc dân ổn
định các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng giữ ở mức ổn định.
Nếu nền kinh tế quốc dân rơi vào tình trạng suy thoái nó sẽ làm giảm sức cầu
giảm khả năng thanh toán của người tiêu dùng điều này kéo theo hậu quả xấu
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ gía hối đoái...cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp,
có thể gây bất lợi hoặc cũng có thể tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp.
b) Tác động của các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế:
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn
toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban
hành hệ thống pháp luật có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên
đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp
có cơ hội cạnh tranh lành mạnh.
Phân tích sự ổn định hay không ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp
doanh nghiệp sẽ phán đoán những cơ hội hay những nguy cơ sẽ xảy ra trong
tương lai. Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ
cấu...sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

c) Tác động của những nhân tố kỹ thuật công nghệ:
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật công nghệ
đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng
cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xu thế toàn càu hoá
nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ thuật - công
nghệ đều tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp liên
quan. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại ở nước ta hiệu quả của các hoạt
động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiẹp nước
tamuốn nhanh chóng vươn lên, tạo khả năng cạnh tranh để có thể tiếp tục đứng
vững trên thị trường trong nước và vươn ra thị trừơng khu vực và quốc tế sẽ
không thể không chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát
triển, không chỉ là chuyển giao làm chủ công nghệ ngoại nhập mà phải có khả
năng sáng tạo được kỹ thuật -côngnghệ tiên tiến Kỹ thuật công nghệ mới thúc
đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phat triển thoe hướng taưng
nhanh tốc độ, đảm bảo sự ổn định bền vững trong hoạt động kinh doanh và bảo
vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, cần chú ý rằng xu thế ảnh hưởng của nó đối
với các nghành, các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau nên phải phân tích tác
động trưc tiếp tac động của nó đến hoạt đông kinh doanhcủa doanh nghiệp
thuộc nghanh cụ thể nhất định.
d) Ảnh hưỏng của các nhân tố phân hoá xã hội.
Các vấn đề phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân tri tôn giáo tin
ngưỡng,... có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường nhân tố
này tác động mạnh mẽ đến viêc thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc.
Văn hoá xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hinh thành môi trương văn hoá
doanh nghiệp, văn hoá nhóm cũng như thai độ cư sử, ứng sử của các nha quản
trị, nhân viên tiếp xúc với các đối tác kinh doanh cũng như khách hàng,...
Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứ kỹ các nhân tố này để có sự quản lý
phù hợp đối với người lao động của mình nhằm khai thác được tối đa khả năng
của họ...

e) Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên
Cac nhân tố tự nhiên bao gồm các nguần lực tài nguyên thiên nhiên có thể
khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu... ở
trong nước cũng như ở từng khu vực. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ
khác nhau cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm
khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu cực.
2, Tác động của môi trường cạnh tranh ngành:
Trong ng nh à
Sự tranh đua của các DN hiện có
Các đối thủ cạnh canh
Sản phảm thay thế
Người cung cấp
Khách h ngà

Nguy cơ các đối thủ cạnh tranh mới
KN ép giá
khả năng ép giá


Nguy cơ bị các sản phẩm thay thế
a, Khách hàng:
Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm, dịch
vụ do doanh nghiệp cung cấp. Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ
là các khách hàng hiện tại mà phẩi tính đến cả những khách hàng tiềm ẩn.
Khách hàng là ngưòi tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp. Cầu
về sản phẩm và dịch vụ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một thời kỳ nhất định, số cầu vừa tác
động trực tiếp đến việc nghiên cứu quyết định cung của doanh nghiệp, lại vừa
tác động đến mức độ va cường độ canh tranh giữa các doanhnghiệp cùng ngành.
Thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất

lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng về giá cả,... đều tác động trức
tiếp có tính quyết định đến việc thiết kế sản phẩm. Doanh nghiệp đáp ứng đúng
các yêu cầu của khách hàng sẽ giành được thắng lợi trong kinh doanh. Nhu cầu
của khách hàng là một phạm trù không giới hạn, doanh nghiệp nào biết khai
thác và biến nhu cầu của họ thành cầu thì soa nh nghiệp đó nắm chắc phần
thắng trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào không chú ý đến điều này trước sau
cũng sẽ bị thất bại.
b, Các đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh
nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề cùng khu vực thị trường với ngành
nghề kinh doanh của doanh nghiệp . Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ
cạnh tranh trong một ngành tạo ra cung sản phẩm trên thị trường. Số lượng ,
quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh trạnh đều ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Có nhà kinh tế cho rằng những vấn đề sau ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh
tranh giữa các đối thủ:
1- Số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít ?
2- Mức độ tăng trưởng của ngành nhanh hay chậm ?
3- Chi phí lưu kho hay chi phí cố đnhj cao hay thấp ?
4- Các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách để khác biệt hoá sản phẩm hay
chuyển hướng kinh doanh không ?
5- Năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không và có tăng thì khả năng
tăng ở tốc độ nào?
6- Tính chất đa dạng sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh trnh ở mức độ
nào ?

×