Tải bản đầy đủ (.pptx) (69 trang)

Sử dụng thuốc ở TENCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 69 trang )

SỬ DỤNG THUỐC TRÊN ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

DS. NGUYỄN THỊ HẠNH
BỘ MÔN DƯỢC LÂM SÀNG


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1.Trình bày được những đặc điểm về dược động học và
nguyên tắc kê đơn ở trẻ em
2.Trình bày được những khác biệt về dược động học, dược
lực học và tình trạng đa bệnh lý ảnh hưởng lên người cao
tuổi.
3.Phân tích ảnh hưởng và phân loại mức độ an toàn của
thuốc dùng cho phụ nữ có thai
4.Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa và
nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú


SỬ DỤNG THUỐC TRÊN ĐỐI TƯỢNG
ĐẶC BIỆT
• Trẻ em
• Người cao tuổi
• Phụ nữ có thai
• Phụ nữ cho con bú


TRẺ EM
Chart of Growth and Development Stages


DƯỢC ĐỘNG HỌC


• Hấp thu thuốc
• Phân bố thuốc
• Chuyển hóa thuốc ở gan
• Đào thải thuốc qua thận


HẤP THU
• Đường uống: Trẻ nhỏ < 1 tuổi
Yếu tố
Acid dịch vị

Đặc điểm
pH dạ dày cao

Tốc độ làm rỗng
dạ dày
Nhu động ruột

Chậm hơn người
lớn
Trẻ nhỏ mạnh hơn
trẻ lớn

Hệ enzym phân
hủy thuốc

Chưa hoàn chỉnh

Hệ quả
Giảm hấp thu thuốc có tính

acid yếu: aspirin,
phenytoin, phenobarbital…
Thời gian thuốc lưu dạ dày
lâu
Giảm thời gian lưu của
thuốc tại ruột.
Khả năng hấp thu thuốc
TD kéo dài bị ảnh hưởng
Thuốc ở dạng ester hóa
(chloramphenicol palmitat)


HẤP THU
• Đường tiêm
– IM
•Hệ số cơ bắp thấp (Mcơ/Mcơ thể)
•Máu lưu thông qua cơ bắp giảm
Hấp thu thuốc giảm
và thất thường
– IV
•Ưu tiên hơn


HẤP THU
• Qua da
–Tỷ lệ diện tích da / cân nặng cao hơn.
–Da ẩm hơn, ít mỡ dưới da hơn.
–Lớp sừng và biểu bì mỏng hơn.
Hấp thu thuốc qua da mạnh hơn người lớn



HẤP THU
• Niêm mạc trực tràng
•Khi không dùng được đường uống: đang mổ, ói mửa, nhu
động ruột chậm hay tăng nhanh, hay đặt ống hút mũi-dạ
dày.
•Tránh được chuyển hóa qua gan phase 1
•Trẻ sơ sinh: chưa đủ dữ liệu hấp thu, gây chấn thương
khi cho thuốc
–Có ích trong nhiều trường hợp
•Hạ sốt: paracetamol
•An thần: Chloralhydrat


HẤP THU
•Niêm mạc mũi
–Niêm mạc rất mỏng, nhiều mạch máu
–Thuốc gây co mạch, hấp thu nhanh mạnh có thể
gây ngộ độc
–Các thuốc Naphazolin, Ephedrin,Pseudoephedrin:
không dùng trẻ < 2 tuổi


PHÂN BỐ
• Liên kết với protein huyết tương (Vd)
– Lượng protein huyết tương (albumin, globulin) kém hơn
người lớn
 tỷ lệ thuốc ở dạng tự do tăng phân tán đến các mô
 Tác dụng và độc tính của thuốc tăng.
Các thuốc ảnh hưởng: phenyltoin, diazepam…

• Não: trẻ sơ sinh tỷ lệ não/cơ thể lớn; chứa nhiều nước;
hàng rào chưa phát triển; lưu lượng máu não cao  thuốc
vào TKTW nhanh.


CHUYỂN HÓA

o Lượng máu tới gan thấp
o Hệ enzyme chuyển hóa thuốc ở gan chưa hoàn thiện.
Tốc độ chuyển hóa thuốc chậm
T1/2 của thuốc kéo dài hơn


thuốc tích trữ lâu hơn


CHUYỂN HÓA


THẢI TRỪ

Chức năng của thận chưa hoàn thiện (lọc, hấp thu,
bài xuất) ở trẻ dưới 1 tuổi  giảm và cách liều
thuốc khi điều trị.


TÍNH LIỀU Ở TRẺ EM

Tính liều
Tính từ liều người

lớn
Theo cân nặng
Theo tuổi

Áp dụng

Phổ biến nhất
Trường hợp cân nặng bị thay
đổi hay không được đo

Theo diện tích bề mặt Cần chính xác: thuốc trị ung
cơ thể
thư, thuốc có khoảng trị liệu
hẹp


TÍNH LIỀU Ở TRẺ EM
• Trẻ < 1 tuổi: (Fried)
–Liều = tuổi (tháng) x liều người lớn/ 150
• Trẻ > 1 tuổi: (Young)
–Liều = tuổi (năm) x liều người lớn/ (tuổi + 12)
• Trẻ > 2 tuổi: (Clark)
–Liều = cân nặng (kg) x liều người lớn/ 70
• Trẻ béo phì tính theo cân nặng lý tưởng (CNLT)
–CNLT = [chiều cao (cm)2 x 1,65]/ 1000
• Thuốc có khoảng trị liệu hẹp, tính theo diện tích da
–Liều = Diện tích da (m2) x liều người lớn/ 1,8


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN

“Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”
1. Sự cần thiết của điều trị
• Nhiễm virus, không cần dùng kháng sinh
• Nhiều bệnh trẻ em tự khỏi không cần điều trị


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN
2.

Lựa chọn thuốc thích hợp

– Trẻ sơ sinh
• Chloramphenicol độc cao trẻ sơ sinh, chỉ dùng trong những
trường hợp riêng biệt (viêm nắp thanh quản, màng não do
H. influenzae)
• Sulfamid gây vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh
• Camphor, menthol: liệt hô hấp
• Thuốc co mạch naphazolin, ephedrin: hạ huyết áp, vã mồ
hôi, tím tái


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN
2.

Lựa chọn thuốc thích hợp

– Trẻ < 2 tuổi
Không dùng
• Thuốc tiêu chảy: diphenoxylat, loperamid
• Thuốc chống nôn: metoclopramid (Primperan)

• Thuốc co mạch: Phenylpropanolamin,
ephedrin, pseudo- ephedrin.


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN
2.

Lựa chọn thuốc thích hợp

– Trẻ < 6 tuổi
Không dùng
• Tetracylin phá hủy men răng (< 7 tuổi)
• Aspirin hạ sốt gây hội chứng Reye (nên dùng
paracetamol)
• Codein, dẫn chất thuốc phiện (cồn anticholeric, paregoric).
• Không dùng bừa bãi cloramphenicol, sulfamid.


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN
3. Lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp
• Đường uống: lựa chọn đầu tiên
– Màu sắc, mùi vị
– Lắc đều các dạng hỗn dịch
• Tiêm bắp: gây đau cho trẻ


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN
3. Lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp
• Bôi da:
CORTICOID

– Có thể tương đương dùng toàn thân
– Ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận:
» Chậm lớn
» HC Cushing
»…


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN
3. Lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp
• Bôi da:
- Các loại tinh dầu, menthol, long não, methyl
salicylat…gây suy (liệt) hô hấp.


NGUYÊN TẮC KÊ ĐƠN
4. Tính liều lượng, số lần và thời gian dùng thuốc

• Tổng liều dùng trong ngày
• Số lần dùng trong ngày
• Điều chỉnh liều theo đáp ứng từng bệnh nhân
• Thời gian điều trị


LƯU Ý
• Những khác biệt về đáp ứng thuốc ở trẻ em
(thường ở trẻ < 1 tuổi)
–Hệ thần kinh trung ương
–Hệ tim mạch
–Hệ thống điều hòa thân nhiệt
–Dị ứng da



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×