Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DOANH THU _ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.07 KB, 7 trang )

DOANH THU _ LỢI NHUẬN
VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
I- DOANH THU
1. Khái niệm và nội dung của doanh thu :
a. Khái niệm : Tiêu thụ sản phẩm là quá trình DN xuất giao hàng cho bên mua và nhận
được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá
trình tiêu thụ DN có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của DN đó
là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của
DN.
b. Nội dung của doanh thu : bao gồm 2 bộ phận :
- Doanh thu bán hàng (thu nhập bán hàng) : doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa
thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ và
dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Doanh thu từ các hoạt động khác : bao gồm :
+ Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
+ Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như : thu về tiền gửi ngân
hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác.
+ Thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thu nhập bất thường như thu tiền phát, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào
thiệt hại.
+ Thu nhập từ các hoạt động khác : thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị các vật
tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền phát minh sáng chế, tiêu thụ
những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.
c. Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu :
- Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ
chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của DN. Có được doanh thu chứng toả DN đã sản
xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận về mặt khối lượng, giá trị sử dụng,
chất lượng và giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn để DN trang trải các khoản chi phí trong quá
trình sản xuất kinh doanh, trả lương, trả thưởng, trích BHXH, nộp các thuế theo luật
định.


- Thực hiện được doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình
luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau.
d. Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng :
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng.
- Kết cấu mặt hàng, mẫu mã càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì doanh thu
càng cao.
- Chất lượng sản phẩm : sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao. Nâng cao chất
lượng sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá
trị dịch vụ tạo điều kiện tiêu thụ được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng,
và tăng doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm : DN khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải
cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho
người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. Thông thường chỉ những sản
phẩm, những công trình có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì nhà
nước mới định giá, còn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định.
2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng : Có 2 phương pháp :
a. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu theo đơn đặt hàng của khách hàng :
Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch
doanh thu bán hàng hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ của DN. Lợi thế của phương pháp
này là đảm bảo sản phẩm của DN sản xuất ra sẽ tiêu thụ được hết. Tuy nhiên phương
pháp này khó thực hiện được nếu không có đơn đặt hàng trước của khách hàng.
b. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu căn cứ vào kế hoạch sản xuất của DN :
Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị
sản phẩm hoặc cước phí đơn vị. Công thức tính như sau :
DT : doanh thu về bán hàng kỳ kế hoạch.
STi : số lượng SP tiêu thụ của từng loại SP kỳ kế hoạch (dịch vụ cung ứng của từng
loại).
Gi : giá bán đơn vị sản phẩm hoặc cước phí đơn vị.
i : loại sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất

kỳ kế hoạch, số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch.
ST = Sđ + Sk - Sc Trong đó :
Sđ : số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch.
Sk : số lượng sản phẩm sản xuất (cung ứng dịch vụ) trong kỳ kế hoạch.
Sc : số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch.
Trong công thức trên :
* Số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch (Sđ) : Ở các DN sản xuất kinh
doanh hàng bán gồm 2 bộ phận :
- Số lượng sản phẩm còn lại trong kho đến ngày đầu năm kế hoạch.
- Số lượng sản phẩm gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ (chưa thu được tiền).
Vì kế hoạch lập quý vào quý 4 năm báo cáo nên sản lượng sản phẩm kết dư đầu kỳ kế
hoạch là con số dự tính theo công thức sau : Sđ = S3 + Sx4 - ST4. Trong đó :
S3 : Số lượng sản phẩm kết dư thực tế cuối quý 3 kỳ báo cáo.
Sx4 : Số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong quý 4 kỳ báo cáo.
ST4 : Số lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ trong quý 4 kỳ báo cáo.
* Số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch (Sc) : bao gồm 2 bộ phận :
- Số lượng sản phẩm dự tính tồn kho cuối kỳ hoạch, được tính theo định mức vồn
thành phẩm cuối quý 4 kỳ kế hoạch.
- Số lượng SP xuất ra nhưng chưa thu được tiền cuối kỳ kế hoạch, được xác định theo công thức:
Sbq4 : số lượng sản phẩm bình quân mỗi ngày quý 4 kỳ kế hoạch.
X3 : số lượng sản phẩm xuất ra kết dư bình quân quý 3 kỳ kế hoạch.
Sbq3 : số lượng sản phẩm sản xuất bình quân mỗi ngày quý 3 kỳ báo cáo.
Ở những DN cung ứng dịch vụ vì không có hàng hóa tồn kho nên số kết dư đầu kỳ kế
hoạch chỉ bao gồm số dịch vụ đã cung ứng nhưng chưa thu được tiền.
II- LỢI NHUẬN
1. Khái niệm và nội dung của lợi nhuận :
a. Khái niệm : Lợi nhuận của DN là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị vốn của
hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý. Nói cách khác lợi nhuận là số chênh lệch
giữa doanh thu với giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
b. Nội dung của lợi nhuận : Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, DN thường đầu tư

vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động
khác nhau :
- Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh : là lợi nhuận có được từ hoạt động sản
xuất kinh doanh theo đúng chức năng của DN.
- Lợi nhuận về nghiệp vụ hoạt động liên doanh liên kết.
- Lợi nhuận về hoạt động tài chính : thu lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu cho thuê
TSCĐ, thu đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.
- Lợi nhuận khác : lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường như thu tiền phạt,
tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà
trước đây đã chuyển vào thiệt hại, những khoản lợi nhuận bị ghi sót những năm trước
nay mới phát hiện.
c. Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận :
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi DN và trong nền kinh tế
quốc dân.
- Lợi nhuận là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN.
2. Phương pháp xác định lợi nhuận :
Hiện nay phương pháp phổ biến thường dùng để tính lợi nhuận là phương pháp trực
tiếp. Công thức tính như sau : P = DT - Ztt – Thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp. Trong đó :
P : lợi nhuận tiêu thụ hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế thu nhập DN (lợi
nhuận chịu thuế).
DT : doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch.
Ztt : giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Trong đó : Ztt = Zsx + Pl + PQ
Zsx : giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Pl : chi phí lưu thông (chi phí bán hàng).
PQ : chi phí quản lý.
* Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ :

Zsx = (Sđ x Zsx đơn vị SP năm BC) + (Sx - Sc) x ZSX đơn vị SP năm KH
Hoặc : ZSX = (Sđ x ZSX đơn vị SP năm BC) + (ST - Sđ) x ZSX đơn vị SP năm KH
- Thuế GTGT phải nộp = DT chịu thuế x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất thuế GTGT.
- Thuế thu nhập DN phải nộp = Lợi nhuận chịu thuế (lợi nhuận tiêu thụ) x thuế suất
thuế TNDN
- Lợi nhuận còn lại = Lợi nhuận tiêu thụ - Thuế TNDN
3. Tỷ suất lợi nhuận
Tổng số lợi nhuận không dùng để so sánh thành tích giữa các DN với nhau, mà còn phải tính đến quy mô
của DN về vốn, về chi phí, về doanh thu v.v...Cho nên để đánh giá chất lượng công tác
của DN người ta còn dùng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối tức là tỷ suất lợi nhuận. Các
loại tỷ suất lợi nhuận :
a. Tỷ suất lợi nhuận giá thành :
- P/Z : tỷ suất lợi nhuận giá thành.
- P : lợi nhuận tiêu thụ.
- Ztt : giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.
Chỉ tiêu này phản ánh sự ảnh hưởng của chỉ tiêu giá thành đến kết quả hoạt động của
DN.
b. Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh :
- P/V : tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh.
- Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ bao gồm VCĐ + VLĐ.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của DN.
c. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng :
- P/dt : tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận đạt
được trên cơ sở kết quả kinh doanh của DN. Ngoài ra do yêu cầu quản lý người ta còn
sử dụng một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận khác như tỷ suất lợi nhuận chi phí bán hàng,
tỷ suất lợi nhuận giá vốn hàng hóav.v...
4. Phương hướng tăng lợi nhuận :
Việc tăng thêm lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với DN và nhà nước, vì vậy các DN
thường xuyên tìm mọi biện pháp khai thác hết khả năng tiềm tàng trong DN nhằm đạt
mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất. Phương hướng chủ yếu :

a. Tăng doanh thu : biện pháp cụ thể là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ,
nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng và bao bì sản phẩm thích hợp thị hiếu
người tiêu dùng, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm của DN, thay
đổi kết cấu mặt hàng hoặc giá cả sản phẩm.
b. Hạ thấp giá thành sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán : biện pháp cụ thể là nâng cao
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng công suất máy móc thiết
bị, giảm các khoản chi phí thiệt hại cho sản xuất, tiết kiệm chi phí quản lý.
c. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh : cụ thể là nâng cao hiệu quả
sử dụng TSCĐ và hiệu suất luân chuyển vốn lưu động.
- Sử dụng có hiệu quả TSCĐ làm năng suất lao động được nâng cao, số lượng sản
phẩm sản xuất được nhiều, giảm bớt được tiền khấu hao trên một đơn vị SP, dẫn đến
giá thành hạ và lợi nhuận sẽ tăng.
- Nâng cao hiệu suất luân chuyển vốn lưu động có thể thúc đẩy sản xuất và cung tiêu
hợp lý, rút ngắn quá trình sản xuất và tiêu thụ, DN thực hiện được thu nhập bán hàng
nhanh, đồng thời tiết kiệm được phí tổn bảo quản, giảm bớt được tổn thất và giảm bớt
lãi vay ngân hàng.
III- PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA DN :
Chính sách phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với DN. Mỗi DN có những chính
sách riêng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Sự thay đổi trong
chính sách phân phối lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến thu nhập của các cổ đông.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phân phối lợi nhuận :
- Các quy định về mặt pháp lý của nhà nước.
- Khả năng thanh toán ngay cân đối với các khoản dự kiến đầu tư và chi trả lợi nhuận
cho các cổ đông.
- Các dự tính tăng trưởng vốn, tài sản của DN.
- Nhu cầu trả các khoản nợ đến hạn của DN.
- Xem xét đến khả năng thâm nhập thị trường vốn.
- Khi phân phối phải đảm bảo quyền kiểm soát của công ty.
- Xem xét đến nguồn thu nhập của các cổ đông với việc đóng thuế thu nhập cá nhân.

Hiện nay các DN sử dụng một số chính sách phân phối lợi nhuận như sau :
* Xác định tỷ lệ phân phối lợi nhuận : đối với DN có mức lợi nhuận ổn định thì xác định
một tỷ lệ phân phối ổn định dựa vào điều lệ hoạt động và khả năng tái đầu tư của DN.
* Đối với DN có mức lợi nhuận không ổn định có hai cách xử lý :
+ Tiền lời được chia phải có tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận.
+ Tiền lời được chia phải có tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận.
2. Các hình thức chi trả lợi nhuận :
- Trả bằng tiền mặt.
- Trả bằng cổ phiếu : DN sẽ trả lợi nhuận cho cổ đơng dưới hình thức cổ phiếu mới
phát hành. Hình thức này được xem như một cách để huy động tăng vốn của DN.
- Trả bằng tài sản : DN sẽ trả cho cổ đơng lợi nhuận bằng tài sản của cơng ty dưới
hình thức là sản phẩm hay các tài sản khác hiện có của cơng ty (hình thức này ít khi
sử dụng).
3. Các loại hình DN thực hiện phân phối lợi nhuận :
a. Đối với DN nhà nước :
Sơ đồ phân phối lợi nhuận
Phần lợi tức còn lại trích lập các quỹ của DN theo quy định của thơng tư 70 TC/TCDN
ngày 5/11/96 theo các tỷ lệ như sau :
- Quỹ đầu tư phát triển : trích từ 50% trở lên, khơng hạn chế mức tối đa.
- Quỹ dự phòng tài chính : trích 10%, Số dư của quỹ này khơng vượt q 25% vốn
điều lệ của Doanh nghiệp.
- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trích 5%, số dư của quỹ này khơng vượt q 6
tháng lương thực hiện của Doanh nghiệp.
- Số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ nói trên được trích lập quỹ khen thưởng
và phúc lợi theo quy định như sau :
* Được trích vào 2 quỹ này tối đa bằng 3 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận
thực hiện trên vốn Nhà nước năm nay khơng thấp hơn năm trước.
* Trường hợp tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn Nhà nước năm nay thấp hơn năm
trước thì chỉ được trích vào 2 quỹ này tối đa bằng 2 tháng lương thực hiện.
Tỷ lệ trích vào mỗi quỹ do hội đồng quản trị hoặc giám đốc quyết định sau khi tham

khảo ý kiến của cơng đồn DN. Trường hợp số dư các quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự
phòng mất việc làm đã đạt mức khống chế, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng đã trích
đủ theo mức quy định thì chuyển số lợi tức còn lại vào quỹ đầu tư phát triển.
b. Đối với các DN khác : về cơ bản cơ cấu phân phối gần giống như đối với DN nhà
nước.
Lợi nhuận đạt được
Từ sản xuất kinh doanh Lợi nhuận khác
Nộp
thuế
cho
ngân
sách
Nộp tiền
thu về sử
dụng vốn
ngân sách
nhà nước
Phần còn
lại để
trích lập
các quỹ
doanh
nghiệp
Trừ các
khoản lỗ
không trừ
vào lợi
tức trước
thuế
Khấu trừ

chi phí
bất hợp lệ
và các
khoản
tiền phạt

×