NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC
* Khái niệm quản trị học
Quản trị là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau, tuỳ từng tác giả
nghiên cứu. Chẳng hạn, theo như James H.Donnelly, James L.Gibson: « Quản
trị là một quá trình do một hoặc nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp những
hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động
riêng rẽ không thể nào đạt được »
Theo lý thuyết hành vi định nghĩa: « Quản trị là hoàn thành công việc
thông qua con người »
Có ý kiến lại cho rằng: « Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích
của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến
động »
Nói một cách tổng quát, Quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi
con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu
chung.
* Vai trò của quản trị
Để tồn tại và phát triển, con người không thể hoạt động riêng rẽ mà cần có
sự phối hợp của các cá nhân để đạt được những mục tiêu chung. Xuất phát từ
điều đó, quản trị đóng một vai trò to lớn trong việc đạt được những mục tiêu đó
trong tổ chức.
Quản trị giúp cho các thành viên thấy rõ được mục tiêu và hướng đi của
mỗi cá nhân, giúp cho tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình, đây là yếu tố
quan trọng nhất của một con người trong tổ chức.
Quản trị giúp cho tổ chức đối phó được với những cơ hội và thách thức từ
môi trường, tạo điều kiện cho tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt
được tốt hơn các cơ hội và giảm bớt được các tiêu cực mà môi trường ấy mang
lại.
Chính vì vai trò hết sức to lớn của hoạt động quản trị, mà nó đòi hỏi trong
bất cứ tổ chức nào cũng cần thiết phải có. Ví như câu nói của C.Mac: « Một
nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc thì phải cần có
người chỉ huy, người nhạc trưởng ».
1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp
* Sự cần thiết của việc lập kế hoạch
Khi nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Một câu nói nổi
tiếng của các nhà kinh tế, các nhà quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: "If
business fails to plan, it plans to fail" (Nếu doanh nghiệp không lập kế hoạch,
thì điều đó đồng nghĩa với lập kế hoạch cho sự thất bại). Câu nói này bao trùm
tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh. Nền kinh tế thị
trường với những biến đổi mạnh mẽ không ngừng, trong đó môi trường cạnh
tranh rất gay gắt, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ dẫn đến công nghệ sản
xuất nhanh chóng bị lạc hậu. Từ đó nó làm cho công tác quản lý doanh nghiệp
càng trở nên phần khó khăn, phức tạp. Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với
rủi ro của thị trường do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược và kế
hoạch để xác định những định hướng và mục tiêu trong tương lai.
Không ngoại lệ, nhận thức được điều đó, công ty TNHH Mê Công Thái
Lan cũng xây dựng cho mình một hệ thống kế hoạch cho mình.
1.1.1 . Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp và Quá trình xây dựng kế hoạch của
doanh nghiệp
* Cơ sở xây dựng kế hoạch của Công ty
- Xuất phát từ nhu cầu thị trường thông qua các hợp đồng ký kết với khách hàng.
- Năng lực hiện có của công ty: Tài chính, thiết bị, công nghệ, nhân lực.
- Mục tiêu của công ty
* Hệ thống kế hoạch của công ty
Dựa trên những cơ sở ấy, hệ thống kế hoạch của công ty TNHH Mê Công
Thái Lan được xây dựng bao gồm:
+ Kế hoạch tổ chức quản lý: Công ty hướng tới thiết lập một hệ thống tổ chức
quản lý có khoa học, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được sự giám sát có hiệu quả
và quản lý chặt chẽ từ ban lãng đạo đến các phòng ban.
+ Kế hoạch sản xuất: Sản phẩm mà công ty sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng,
đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra.
+ Kế hoạch Marketing: Sau năm năm đi vào hoạt động, công ty tiến hành kế
hoạch marketing nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, hình ảnh của công ty
được biết đến rộng rãi trong tâm trí khách hàng.
+ Kế hoạch tài chính: Công ty sử dụng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu nên công
tác lập kế hoạch tài chính rất quan trọng làm sao cho sử dụng hiệu quả nguồn
vốn. Nguồn vốn vay được sử dụng ngày càng nhiều do công ty mở rộng quy mô
sản xuất.
Dựa vào thời gian có thể phân chia ra thành các loại kế hoạch của công ty:
- Kế hoạch ngắn hạn: có thời gian thực hiện dưới 1 năm
- Kế hoạch trung hạn: có thời gian thực hiện từ 1 – 5 năm
- Kế hoạch dài hạn: có thời gian thực hiện trên 5 năm
* Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp
Công tác lập kế hoạch của công ty được thực hiện qua 6 bước:
+ Nghiên cứu và dự báo nhu cầu
+ Thiết lập các mục tiêu
+ Phân tích tiền đề
+ Xây dựng các phương án
+ Đánh giá các phương án
+ Lựa chọn phương án và ra quyết định
Nghiên cứu và dự báo nhu cầu
Thiết lập các mục tiêu
Phân tích tiền đề
Xây dựng các phương án
Đánh giá các phương án
Lựa chọn phương án và ra quyết định
Sơ đồ 1: Các bước lập kế hoạch của công ty
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo.
Nghiên cứu và dự báo là bước đầu tiên của công tác lập kế hoạch. Từ việc
nắm bắt được cơ hội kinh doanh, công ty cần tiến hành công tác dự báo về các
yếu tố tác động đến chính bản thân của công ty mình, vì thế dự báo là khâu quan
trọng nhất, nó giúp cho doanh nghiệp mình dự trù được những gì trong tương lai
mà doanh nghiệp ấy có thể gặp phải. Dự báo có tính chính xác càng cao sẽ giúp
cho doanh nghiệp có lợi thế càng lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại,
dự báo thiếu căn cứ dẫn tới thiếu tính chính xác sẽ khiến cho công ty xác định
sai lầm đường đi nước bước, không định hình rõ hoặc sai lệch đi so với ý muốn
và mục đích của công ty. Với công ty TNHH Mê Công Thái Lan, tiến hành
công tác nghiên cứu và dự báo về môi trường kinh doanh của mình nhằm biết
được:
- Nhu cầu của khách hàng.
- Giá cả.
- Đối thủ cạnh tranh trong vùng.
- Những chính sách mới có thể ảnh hưởng đến nghành nghề kinh doanh, ở đây là
kinh doanh trang thiết bị trường học phục vụ cho nền giáo dục nước nhà.
- Các yếu tố liên quan đến nguyên vật liệu đầu vào.
- ...
Ngoài ra công ty cũng phân tích những nguồn lực mình có để phân tìm ra
điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh nhằm phát
huy những điểm mạnh của mình từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu.
Sau khi thực hiện công tác nghiên cứu và dự bào, công ty tiến hành thực
hiện thiết lập các mục tiêu cho công ty mình. Có hai loại mục tiêu mà công ty
hướng tới bao gồm: mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Thông thường
mục tiêu định lượng thường rõ ràng và dễ thực hiện hơn bởi nó là những con số,
nhưng số liệu cụ thể. Công ty TNHH Mê Công Thái Lan đề ra mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận. Bên cạnh đó, với đặc thù sản xuất kinh doanh, công ty còn đưa ra
mục tiêu phục vụ cho công tác phát triển nền giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và các tỉnh thành lân cận.
Bước 3: Phát triển các tiền đề
Tiền đề là những cơ sở để việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời
đây cũng là nhân tố giúp cho kế hoạch được thực hiện, các tiền đề của công ty
thường là những yếu tố như: Qui mô của công ty, giá cả, sản phẩm, uy tín công
ty trên thị trường. Nếu doanh nghiệp hay bất cứ tổ chức nào có sự thống nhất,
đồng bọ trong việc phát triển các tiền đề sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển
nhanh, mạnh và bền vững trong tương lai.
Bước 4: Xây dựng các phương án
Ở bước xây dựng phương án, yêu cầu nhà quản trị cần phải nghiên cứu và
đưa ra các phương án hành động giúp cho công ty có thể hoàn thành các mục
tiêu đề ra. Ở mỗi phương án cần phải có hai phần sau: Thứ nhất, xác định được
giải pháp của kế hoạch là gì để trả lời cho câu hỏi làm gì để đạt được mục tiêu;
Thứ hai,ác định được các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu.
Mỗi phương án đều phải đề ra hướng đi, cách thức và phương thức thực hiện
các công việc để tổ chức đạt được những mục tiêu chung.