Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Những vấn đề thiết yếu đặt ra cho thư viện học việt nam hiện nay Tiểu luận chuyên đề những vấn đề lý luận thông tin thư viện hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.77 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
------

NHỮNG VẤN ĐỀ THIẾT YẾU ĐẶT RA CHO
THƯ VIỆN HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THÔNG - TIN THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt
Học viên thực hiện: Trần Dương
Lớp: Cao học Khoa học TT-V.K20

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................... 2
1. Khái quát lịch sử phát triển của thư viện ....................................................... 2
1.1. Khái quát lịch sử phát triển của thư viện trên Thế giới .............................. 2
1.2. Khái quát lịch sử phát triển của thư viện Việt Nam ................................... 2
2. Hệ thống các loại hình thư viện Việt Nam..................................................... 4
3. Những thành tựu của thư viện Việt Nam ....................................................... 5
4. Một số hạn chế của thư viện Việt Nam .......................................................... 6
5. Những vấn đề thiết yếu đặt ra cho thư viện học Việt Nam hiện nay ............. 7
5.1. Vốn tài liệu của thư viện ............................................................................. 8


5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................................ 9
5.3. Người dùng tin/ Người đoc ....................................................................... 11
5.4. Cán bộ thư viện (Người làm công tác thư viện)........................................ 11
5.5. Chính sách phát triển thư viện .................................................................. 12
5.6. Nguồn kinh phí .......................................................................................... 13
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 17


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực
có liên quan đến thông tin là một đặc trưng trong những năm gần đây. Không
chỉ hình thức và loại hình sản phẩm thông tin thay đổi mà còn thay đổi cả khái
niệm về vai trò và chức năng của nhiều cơ quan thông tin thư viện. Theo tiến sĩ
David Baker – Giám đốc Thư viện đại học East Anglia Nowich Anh Quốc thì: “
Trong xã hội thông tin các thư viện sẽ trở thành trung tâm chuyển giao tri thức
với các biện pháp và phương tiện của công nghệ thông tin.” Đồng thời nhu cầu
nắm bắt thông tin đầy đủ, nhanh chóng và chính xác đòi hỏi hoạt động thông tin
phát triển lên tầm cao mới. Vấn đề đặt ra đối với các nhà thông tin và thư viện là
làm thế nào để việc thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin một cách tốt
nhất. Hoạt động thông tin không chỉ dựa vào các hình thức cũ mà phải áp dụng
các thành tựu của công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan thông tin –
thư viện.
Mạng lưới các cơ quan Thông tin – Thư viện đặc biệt này đã và đang từng
bước khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự nghiệp phát triển chung của
đất nước. Cũng nhờ đó mà chúng đã dành dược sự quan tâm và đầu tư rất lớn
của Nhà nước và từ nhiều nguồn khác nhau ở trong và ngoài nước. Có thể thấy
rõ, các cơ quan này đang đối diện với những thách thức to lớn và phức tạp, đồng
thời cũng đang đứng trước các cơ hội vô cùng quý giá. Điều đó lại càng rõ rệt

khi các đổi mới sâu sắc và to lớn đang diễn ra trong công tác đào tạo và nghiên
cứu khoa học.
Thư viện thế kỷ XXI không chỉ là trung tâm tri thức, mà còn trở thành một
trung tâm thông tin, không thuần túy là thư viện truyền thống mà song song với
nó là thư viện điện tử/ thư viện số, ở đó không chỉ có sách, báo, tạp chí in trên
giấy mà còn có cả xuất bản phẩm dưới dạng điện tử, các bộ sưu tập số kết nối
mạng internet. Vì vậy, hình thức tổ chức và phương pháp hoạt động của các hệ
thống thư viện là sự kết hợp giữa giữa thư viện truyền thống và thư viện điện tử/
thư viện số. Trong đó, việc sử dụng máy tính điện tử để lưu giữ, khai thác thông
tin và xây dựng thư viện số là xu hướng quan trọng nhất trong việc phát triển tự
động hóa các thư viện – đó là “những vấn đề thiết yếu đặt ra cho thư viện học
Việt Nam hiện nay”.
1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát lịch sử phát triển của thư viện
1.1. Khái quát lịch sử phát triển của thư viện trên Thế giới
Theo các nguồn tài liệu sử học và khảo cổ học, thư viện trên thế giới đã
xuất hiện từ thời cổ đại, khoảng 2350 trước công nguyên, đó là thư viện của nhà
vua Sargon của Akkad Sargon, ở thành phố Akkad.
Vào thế kỷ VII (668 - 633) trước công nguyên, trong thư viện của nhà vua
Assyria tàng trữ 20.000 cuốn sách bằng đất sét. Nội dung kho sách của thư viện
rất phong phú, gồm biên niên sử, những sách khoa học đã ghi lại nhiều thành tựu
của người Sumer, người Babylon, người Assyria; Những sách văn học bao gồm
truyện cổ tích, truyện thần thoại, các bản anh hùng ca; Những tác phẩm thiên
văn học; Những cuốn từ điển Sumer - Babylon; tuyển tập giáo trình; Các bài tập
ngữ pháp. Thư viện còn tàng trữ nhiều cuốn sách quý về ngôn ngữ, lịch sử, đời
sống, tập quán, pháp luật của các dân tộc vùng Lưỡng Hà thời bấy giờ.
Thư viện Alexandria thành lập vào thế kỷ III trước công nguyên - là thư

viện công cộng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Kho sách thư viện gồm 90.000
tập, đa số là các tác phẩm của nền văn hóa Hy Lạp cổ đại và của các dân tộc
vùng Trung cận Đông. Ở đây có nhiều tác phẩm nổi tiếng như bi kịch của
Aeschylus, Sophocles, Euripides; hài kịch của Aristophanes...Các tác phẩm của
nhà sử học như: Herodotus, Polybius... tác phẩm triết học của Aristotle và nhiều
tác phẩm về khoa học tự nhiên, khoa học chính xác như: toán học, vật lý học,
hóa học, thiên văn học, y học, thực vật, địa lý...Tất cả các công dân được quyền
sử dụng thư viện, nhiều nhà bác học đã nghiên cứu và làm việc trong thư viện
như nhà toán học Euclid và Archimes, nhà vật lý học Hieron... Nhà bác học
Calimachus, đồng thời là người trông coi thư viện Alexandria đã tiến hành phân
loại sách trong thư viện, công trình này gồm 122 tập. Bộ phân loại sách này đến
nay không còn nữa [11].
1.2. Khái quát lịch sử phát triển của thư viện Việt Nam
Thư viện không phải là hiện tượng mới trong đời sống của người dân Việt
Nam. Thư viện xuất hiện vào thế kỷ XI, sau khi Việt Nam giành được chủ quyền
độc lập chế độ phong kiến tập quyền trung ương dần dần ổn định, bắt đầu phát
2


triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng trường học, mở các khoa thi, xây dựng
kho chứa sánh như: dựng nhà Tàng kinh Trần Phúc (1011), Tàng kinh Bác Giác
(1021), Tàng kinh đại hùng (1023), Tàng kinh Trung Hưng (1034).
Nếu tính từ khi triều đình nhà Lý cho xây dựng nhà tàng kinh Trấn Phúc để
làm nơi chứa bộ kinh Phật đầu tiên có được - kinh Tam Tạng vào năm 1011 và
các nhà tàng kinh Bát giác, nhà tàng kinh Đại Hưng (1023) ở kinh thành Thăng
Long đến nay thì sự nghiệp thư viện Việt Nam cũng đã có bề dày lịch sử 1000
năm tuổi. Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng các nhà tàng kinh nói trên chỉ là nơi
chứa kinh phật mà trong lòng nghi ngờ đó chưa phải là thư viện. Phải đến khi
triều đình xây dựng Quốc Tử Giám ở Văn Miếu, trường học cao cấp đầu tiên
của nước Đại Việt (1070) thì một thư viện chính thức ra đời với hai chức năng

chính là tàng trữ sách vở, phục vụ việc đọc sách của vua quan và sĩ tử [8].
Tháng 10 năm 1919, Thực dân Pháp xây dựng thư viện trung tâm của Đông
Dương (nay là thư viện Quốc gia Việt Nam). Vào năm 1921, Thực dân Pháp
giao cho thư viện thu lưu chiểu văn hóa phẩm đã in, xuất bản trên lãnh thổ Việt
Nam, Lào, Campuchia. Từ năm 1922 đến 1943, thư viện đã biên soạn và xuất
bản thư mục thống kê đăng ký quốc gia. Kho sách của thư viện lúc bấy giờ có
150.000 tập và 1.883 tên loại báo và tạp chí xuất bản ở Đông Dương, các nước
châu Á và Pháp...
Từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX, thư viện Việt Nam phát triển rất chậm,
kho sách thư viện bị nhiều tổn thất mất mát, có khi bị phá hủy vì các cuộc chiến
tranh của phong kiến và đế quốc nước ngoài, các cuộc nội chiến gây nên. Thư
viện Việt Nam xuất hiện với chức năng tàng trữ là chủ yếu, trong khi thần quyền
còn chiếm ưu thế trong ý thức của nhân dân, Phật giáo, Nho giáo giữ vai trò
quốc giáo trong xã hội, thì thư viện thường xuất hiện trong các cung điện nhà
vua, nhà chùa, nhà chung, nhà thờ, trong các trường học [11].
Từ năm 1945 cho đến nay, mục đích, phương hướng, nội dung hoạt động
của các loại hình thư viện thay đổi về cơ bản. Thư viện đã thiết thực phục vụ cho
nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người phát triển toàn diện.
Trong thời kỳ đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp cũng chỉ thành lập được 3
thư viện công cộng và một số thư viện tại các trường đại học, các viện nghiên
3


cứu, công sở của nước ta. Chỉ từ tháng 8 năm 1945 đến nay, sự nghiệp thư viện
nước ta mới có điều kiện để phát triển nhanh [10].
2. Hệ thống các loại hình thư viện ở Việt Nam
Kể từ cuối thập niên 1990 cùng với thời kỳ đổi mới đất nước, ngành thư
viện Việt Nam cũng bắt đầu chuyển mình để hội nhập với sự phát triển của
ngành thư viện - thông tin trên toàn thế giới. Đến nay, mọi loại hình thư viện đã
phát triển nở rộ trên mọi miền đất nước.

Thư viện là một thiết chế văn hóa, trong những năm gần đây ngành thư viện
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, và hệ thống thư viện Việt Nam đã và
đang phát trển mạnh mẽ với các loại hình:
Loại hình thứ nhất: Là Thư viện Quốc gia Việt Nam. Cộng đồng sinh hoạt
của thư viện Quốc gia là ở tầng lớp cao về tri thức và nghệ thuật. Để làm nổi bậc
hình ượng của mình giữa tầng lớp này, Thư viện Quốc gia với nguồn di sản văn
hóa của dân tộc và nguồn tinh hoa văn hóa nước ngoài phải đáp ứng được nhu
cầu nghiên cứu, sưu tầm của các học giả, văn nhân, nghệ sĩ. Thư viện Quốc gia
phải thu thập, tích lũy và trình bày được những nguồn tài liệu để giúp giảng dạy
học tập và làm thay đổi phương pháp giáo dục trong nhà trường.
Loại hình thứ hai: Là thư viện của các trường đại học, cao đẳng và thư
viện của các viện nghiên cứu. Thư viện của các viện nghiên cứu cũng như các
trung tâm khoa học và công nghệ sẽ làm nổi bậc hình tượng của mình bằng sự
đáp ứng nhu cầu sưu tầm, nghiên cứu của các học giả, viện sĩ, các giáo sư đại
học qua việc cung cấp các tài liệu phong phú trong các lĩnh vực khoa học tự
nhiên, kỹ thuật, xã hội, và nhân văn tùy theo chức năng của từng viện hay trung
tâm.
Loại hình thứ ba: Là các thư viện chuyên ngành. Đó là thư viện của các cơ
sở kinh doanh, tài chính, ngân hàng, của các xí nghiệp sản xuất như khai thác
mỏ, xây dựng, thủy lợi, các công nghiệp hóa chất, thực phẩm, luyện kim, công
nghệ đồ gốm, gỗ, da, bột giấy, dệt may, v.v…, cả hệ thống thư viện quân đội
cũng ở trong hệ cấp này. Nguồn tài liệu của các thư viện này là để đáp ứng nhu
cầu tham khảo, cải tiến,… cho các nhà quản trị, nhân viên, kỹ sư, công nhân,…
của các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy,… trong các hoạt động của mình; lãnh đạo và
chiến sĩ trong các đơn vị quân đội.
4


Loại hình thứ tư: Là các thư viện công cộng, nhiệm vụ của loại thư viện
này là truyền thông đại chúng. Hình tượng của loại thư viện này có nổi bậc

trong lòng quần chúng hay không là tùy theo cách phục vụ của nó đối với tính
chất của từng địa phương. Các thư viện công cộng ở vùng nông thôn như ở các
huyện lỵ hay thị trấn phải có đầy đủ để hỗ trợ và hướng dẫn nông dân trong việc
trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các loại phân bón, thực phẩm gia súc cách làm
chuồng trại, cơ giới hóa nông nghiệp với tài liệu về các loại máy móc nông cơ…
Các thư viện công cộng ở các vùng công nghiệp như các quận, thị xã hay thành
phố phải cung cấp đầy đủ tài liệu để giúp các kỹ thuật viên, công nhân tìm hiểu
về sản xuất chế biến, cơ khí, hóa chất, và các tài liệu về tiểu thủ công nghiệp
như đồ gốm, mây tre, đồ da, đồ mỹ nghệ v.v.
Loại hình thứ năm: Là thư viện của các trường phổ thông. Thư viện
trường học cần có một bộ sưu tập đầy đủ mỗi loại, phù hợp với các môn học
trong chương trình đào tạo, gồm sách giáo khoa, tài liệu phê bình, tham khảo,
các tài liệu với dụng cụ thính thị cùng hết thẩy các tài liệu khác cần thiết cho nền
giáo dục. Các tài liệu này phải hỗ trợ cho các giáo viên minh họa, thể nghiệm
bài giảng của mình và giúp cho học sinh tìm hiểu thêm rộng ra về những đề tài
đã học và có thể viết báo cáo, thuyết trình về những đề tài này [4].
3. Những thành tựu của thư viện Việt Nam
Sự nghiệp thư viện Việt Nam sau năm 1975 – nhất là từ khi đất nước ta
bước vào thời kỳ đổi mới 1986 – cho đến nay đã có những bước phát triển mạnh
mẽ. Hệ thống thư viện công cộng và hệ thống thư viện chuyên ngành, đa ngành
trong cả nước đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đã và đang
hoạt động có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1].
- Sự nghiệp thư viện trở thành sự quan tâm lớn của Đảng, là công việc hàng
ngày của Nhà nước và nhân dân ta.
- Thành lập được mạng lưới thư viện rộng khắp, từ trung ương tới cơ sở,
trong các ban ngành, đoàn thể, phù hợp với nơi ở và làm việc, học tập của người
dân với mục đích tạo những điều kiện thuận lợi cho họ sử dụng thư viện.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các thư viện được tăng cường đáng kể.

5


- Các thư viện nước ta xây dựng được nguồn lực thông tin khá lớn, có khả
năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong nghiên cứu, học tập, sản xuất và giải
trí của người dân.
- Hoạt động thư viện đã phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị, sản
xuất nghiên cứu khoa học, phát triển văn hóa, xã hội của đất nước, của địa
phương, của các cơ quan, xí nghiệp cũng như góp phần đắc lực nâng cao dân trí,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dân Việt Nam.
- Mức hưởng thụ sách báo của nhân dân tăng lên gấp hàng chục lần
- Quan hệ hợp tác quốc tế của ngành thư viện được mở rộng và có những
kết quả đáng khích lệ.
- Xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện yêu nghề, trung
thành với Đảng, nhiệt tình sáng tạo trong công tác, ngày càng được tăng cường,
phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Hình thành được các cơ quan ngôn luận của ngành.
- Hình thành một cách vững chắc cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống cơ
quan, hướng dẫn nghiệp vụ ngành thư viện [10].
4. Một số hạn chế của hoạt động thư viện Việt Nam
Bên cạnh những thành tích nổi bật, hệ thống thư viện Việt Nam thời gian
qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập và yếu kém:
Thứ nhất, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các khu vực trong cả
nước. Những năm qua, các thư viện các vùng đồng bằng, đô thị có điề kiện phát
triển nhanh, mạnh hơn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí, vốn sách báo
tài liệu; các thư viện ở miên núi và Tây Nguyên, Tây Nam Bộ vẫn còn nhiều khó
khăn, thiếu thốn: Trụ sở thư viện còn tạm bợ, chưa được xây mới, nhân lực vừa
thiếu, vừa yếu (nhất là tuyến huyện).
Thứ hai, việc đầu tư chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ (cơ sở vật chất,
kinh phí, đội ngũ cán bộ, …) của các thư viện. Nhiều địa phương do điều kiện

kinh tế khó khăn chưa quan tâm, đầu tư cho thư viện phát triển. Ví dụ: Hưng
Yên, Bình Phước, Bắc Cạn, Hà Nam, Hòa Bình,… đã thực hiện tách tỉnh từ 6 –
15 năm nay, mà hiện tại trụ sở thư viện tỉnh còn tạm bợ (hoặc nhà cấp bồn).
Thứ ba, chế độ chính sách (nhất là ở tầm vĩ mô) còn thiếu và chưa đồng bộ,
nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình phát triển thư viện ở Việt Nam.
6


Thứ tư, trình độ nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều nơi còn thiếu và yếu
(nhất là ở cấp huyện và cấp cơ sở; nhiều nhân lực thư viện thiếu năng động, sáng
tạo trong công việc). Đây cũng là nguyên nhân khách quan và chủ quan suốt
thời kỳ bao cấp, nhiều nhân lực thư viện thiếu năng động, còn ỷ lại, trông chờ
vào cấp trên, dựa vào cơ chế - xin cho là chính.
Thứ năm, văn hóa đọc hiện nay đang có nhều biến động. Bên cạnh đọc
truyền thống trong thư vện, qua sách, báo in, đã xuất hiện đối tượng đông đảo
độc giả đọc qua mạng internet, ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa đọc truyền
thống trong thư viện.
Đồng thời, chúng ta có thể nhận thấy thư viện Việt Nam đang đối mặt với
một số thách thức cơ bản sau đây: Thách thức về hiện đại hóa trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập. Bên cạch đó, thách thức về nguồn nhân lực (nhất là
chuyên môn, ngoại ngữ,…) cũng là một thách thức rất lớn đối với các thư viện ở
nước ta. Ngoài ra, khả năng tụt hậu thư viện Việt Nam so với các nước khu vực
và thế giới cũng là một điều đáng báo động [1].
5. Những vấn đề thiết yếu đặt ra cho thư viện học Việt Nam hiện nay
Từ ngàn xưa cho đến nay, thư viện vẫn luôn luôn được coi là tòa lâu đài trí
tuệ của nhân loại, nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của loài người, là
một bộ phận của nền văn hóa và mang thêm sắc thái mới - là trung tâm thông
tin, là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống thông tin - tư liệu của các
nước, là nơi thu thập và thảo mãn nhu cầu thông tin cho quảng đại quần chúng.
Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang phát triển mạnh

mạnh các lọai hình thư viện nhằm đáp ứng nguồn lực thông tin của người dùng
tin. Thư viện nước ta những năm gần đây luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm và đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
Tại Điều 1 trong Pháp lệnh thư viện được Ủy ban thường vụ Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 28/12/2000
đã quyết định: Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân
tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng vốn tài liệu trong xã hội
nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên
cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế,
7


văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Theo tôi, những vấn đề thiết yếu đặt ra cho thư viện học Việt Nam hiện nay
là vừa phát triển thư viện truyền thống song song với phát triển thư viện điện tử/
thư viện số. Trong thực tế cho thấy cho dù phát triển thư truyền thống hay thư
viện điện tử/ thư viện số bao giờ cũng hội tụ đủ các yếu tố: Vốn tài liệu, cán bộ
thư viện, bạn đọc và cơ sở vật chất. Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ và
không thể thiếu đi một yếu tố nào. Ngoài các yếu tố cấu thành thư viện còn có
một số yếu tố khác tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của thư viện như
chính sách phát triển, nguồn kinh phí.
5.1. Thứ nhất, Vốn tài liệu của thư viện
Tăng trưởng vốn tài liệu: Vốn tài liệu của một thư viện là một tài sản quý
giá, là tiềm lực, là sức mạnh và niềm tự hào của thư viện. Vốn tài liệu càng
phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn và do vậy có sức lôi cuốn
đối với bạn đọc. Ở bình diện Quốc gia vốn tài liệu là di sản văn hoá, là bộ nhớ
của dân tộc, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của mỗi Quốc gia, ở bình
diện Quốc tế, vốn tài liệu thư viện là bộ nhớ của toàn nhân loại.
Vốn tài liệu thư viện là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với

chức năng, loại hình và đặc điểm của từng thư viện, nhằm phục vụ cho người
đọc của thư viện. Để có được vốn tài liệu phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu
bạn đọc đòi hỏi công tác bổ sung tài liệu phải được quan tâm, đầu tư thường
xuyên.
Cho dù thư viện truyền thống hay thư viện điện tử/ thư viện số đều cần
phải có vốn tài liệu, vì nó nguồn lực, là sức mạnh của quốc gia, là công cụ giúp
cho dân tộc họ cạnh tranh được với các dân tộc khác. Tuy nhiên vốn tài liệu đó
phải luôn được cập nhật, bổ sung những tài liệu mới để đáp ứng tốt nhu cầu đọc
và thông tin ngày càng tăng và đa dạng của mỗi công dân, của từng tổ chức và
của cả cộng đồng, xã hội. Nhu cầu đó thay đổi hàng ngày phụ thuộc vào nhiệm
vụ chính trị, sản xuất, học tập của cá nhân, tổ chức, dân tộc trong từng thời điểm
nhất định. Kinh nghiệm của Việt Nam trong những năm 1980, với điều kiện
kinh tế cực kỳ khó khăn, cho thấy những thư viện nào thường xuyên có tài liệu
mới thì bạn đọc đến sử dụng đông và nhiều. Những thư viện nào không có tài
8


liệu mới thì bạn đọc đến ít dần và nếu tình [8]. Để xây dựng chính sách phát
triển vốn tài liệu của một cơ quan thông tin thư viện cần phải xác định những
điểm chủ yếu sau [2]:
- Ngân sách phát triển vốn tài liệu.
- Nhiệm vụ và mục đích.
- Đối tượng phục vụ.
- Lựa chọn tài liệu.
- Thanh lý tài liệu.
- Đánh giá và kiểm kê.
- Bộ sưu tập số (CSDL, e-book)
- Chia sẻ nguồn lực thông tin.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, để có được vốn
tài liệu (tài liệu giấy) cho thư viện truyền thống và bộ sưu tập số cho thư viện

điện tử/ thư viện số, thư viện cần phải có chính sách bổ sung chất lượng, phù
hợp và hiệu quả. Trong điều kiện ngân sách vừa phải, không gian hạn chế, để
phát triển được bộ sưu tập hữu ích, phù hợp, xác thực, gây cảm hứng, thu hút
người dùng tin trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão là một
thách thức không nhỏ với cán bộ bổ sung. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho người cán
bộ bổ sung phải có tâm và tầm trong việc tìm kiếm, tạo mối quan hệ với các nhà
cung cấp, các tác giả cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ
quan, các nhà xuất bản, trung tâm nghiên cứu, nhà nghiên cứu và các nhà hoa
học đầu ngành [2].
5.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
Cơ sở vật chất – kỹ thuật là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện. Khi
vốn tài liệu gia tăng, kéo theo nó là đòi hỏi phải tăng cường về cơ sở vật chất:
nhà cửa kho tàng, giá tủ để cất giữ tài liệu. Gia tăng cả trang thiết bị xử lý, bảo
quản tài liệu. Bởi vì nếu không gia tăng cơ sở vật chất thì tài liệu mới nhập về sẽ
để lên bất cứ giá đỡ, chỗ trống nào trong kho, thậm chí để cả xuống sàn nhà. Lúc
đó tài liệu sẽ bị ẩm mốc và có nguy cơ bị mối mọt. Mặt khác sẽ rất khó khăn
trong công tác phục vụ bạn đọc như: không thể tìm và lấy các tài liệu từ các
đống ra. Và như thế bao nhiêu công sức, tiền của bổ sung tài liệu về vứt xuống
sông, xuống biển cả. Sẽ có hai giải pháp (lối thoát) cho tình trạng này: ngừng bổ
9


sung sách mới và thanh lọc sớm các tài liệu nhập vào những năm trước. Cả hai
giải pháp này đều có hại cho thư viện. Nếu thư viện dừng bổ sung thì chắc chắn
vốn tài liệu sẽ bị thiếu những xuất bản phẩm mới mà sau này khi có tiền cũng
khó bổ sung lại được. Còn khi ngừng bổ sung lâu dài thì tương lai của thư viện
đã được đề cập tới ở trên. Trong trường hợp thư viện tiến hành thường xuyên
thanh lọc tài liệu cũ để phù hợp với số lượng tài liệu mới bổ sung thì dễ sảy ra
tình trạng nhiều tài liệu vẫn còn giá trị khoa học, thực tiễn vẫn bị loại ra khỏi
kho, kéo theo sự giảm sút chất lượng vốn tài liệu. Những năm gần đây ở Việt

Nam, bạn đọc là các nhà chuyên môn, nhà khoa học, sinh viên đã ít đọc tài liệu
trên giấy hơn mà bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các tài liệu điện tử, tài liệu trên
mạng. Nhiều thư viện lớn phát triển tài liệu điện tử, kết quả là giảm yêu cầu cho
đầu tư diện tích kho, giá tủ nhưng lại phải đầu tư cho mua trang thiết bị để lưu
giữ, bảo quản và khai thác các tài liệu hiện đại này [2].
Về trang thiết bị, đã có những bước nhảy vọt trong đổi mới công nghệ thư
viện, tiếp cận với xu hướng chung của thư viện hiện đại trên thế giới. Hiện nay,
hầu như thư viện lớn nào cũng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác của
mình. Thư viện điện tử/ thư viện số đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đưa diện
mạo của các hệ thống thư viện lên một tầm cao mới. Hàng nghìn máy tính đã
được sử dụng trong các thư viện cả nước. Hệ thống thư viện công cộng đã có
gần 1.000 máy tính. Nhưng chỉ riêng Trung tâm học liệu của Đại học Huế cũng
đã có gần 500 máy tính hiện đại. Đại học Đà Nẵng đã xây dựng và đưa vào sử
dụng Trung tâm Học liệu với 250 máy tính. Hầu hết các thư viện tạo được mạng
LAN và nối kết với Internet. Ngoài ra, các thư viện còn áp dụng các kỹ thuật
tiên tiến khác như công nghệ mã vạch, thẻ từ, cổng từ... trong việc quản lý.
Nhiều phần mềm tích hợp thư viện đã được đưa vào sử dụng ở các thư viện Việt
Nam như phàn mềm tích hợp Libol, Elip, Lạc Việt… Nhờ ứng dụng các công
nghệ đó mà các nhân viên thư viện và các thư viện đã có một hình ảnh mới trước
công chúng và những khả năng mới trong việc giải quyết các nhiệm vụ chuyên
môn cũng như trong việc cung cấp thông tin nhanh hơn, đầy đủ hơn, chất lượng
hơn do được tiếp cận tới các nguồn tin trong và ngoài nước[10].

10


5.3. Người dùng tin/ Người đọc
Trong thời đại bùng nổ thông tin, từ thư viện truyền thống hay thư viện
điện tử/ thư viện số phát triển thì mục đích và chức năng hướng tới của thư viện
vẫn là người đọc. Thực tế ở Việt Nam cho thấy việc gia tăng vốn tài liệu, đặc

biệt các tài liệu mới sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng bạn đọc, lượt bạn đọc. Nhờ
gia tăng vốn tài liệu, cơ sở vật chất mà thư viện có thể tăng số lượng phòng đọc,
phòng mượn. Tăng vốn tài liệu có thể giúp thư viện công cộng tổ chức luân
chuyển xuống cơ sở. Tài liệu điện tử giúp làm tăng lượt truy cập từ ngoài vào
thư viện. Và như thế số lượng bạn đọc thực ngay tại thư viện có thể tăng ít, thậm
chí không đến nhưng số lượng bạn đọc ảo tăng lên.
Người dùng tin/ người đọc gắn liền với công tác phục vụ người đọc. Công
tác phục vụ người đọc có vai trò hết sức quan trọng, là khâu cuối cùng trong
đường đi của sách. Nó là cơ sở giúp thư viện kiểm tra và đánh giá các hoạt động
khác và mọi hoạt động trước đó dù có làm tốt đến đâu mà không làm tốt công
tác phục vụ người đọc thì những hoạt động trước đó đều trở nên vô nghĩa. Và
cũng qua công tác phục vụ người đọc thư viện mới phát huy được vai trò xã hội
của mình.
Hiện nay, văn hóa đọc của người đọc là vấn đề đang được báo động và cần
được quan tâm. Vì vây, các hệ thống thư viện cần có các chính sách thu hút
người đọc đến thư viện. Thông qua văn hóa đọc, định hướng đọc giúp cho mọi
người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể
tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của
mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn,
đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc
luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng
cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định
mọi thành công. Thông qua số lượng người đọc có thể đánh giá được hoạt động
của thư viện phát triển hay không, đó là thước đo cho các hệ thống thư viện.
5.4. Cán bộ thư viện (Người làm công tác thư viện)
Cán bộ thư viện là “cầu nối” giữa người đọc và tài liệu. Vì vậy, họ không
chỉ là thuần túy vào kho lấy sách phục vụ mà hình ảnh cán bộ thư viện cần có sự
thay đổi một cách toàn diện với những kỹ năng nghề nghiệp trong các hệ thống
11



thư viện và loại hình thư viện. Các kỹ năng truyền thống cơ bản kết hợp với
chuyên môn thông tin như: các kỹ năng xử lý thông tin, các kỹ năng hướng dẫn
và phục vụ, các kỹ năng đánh giá và phục vụ khách hàng sẽ vẫn luôn là các kỹ
năng cơ bản.
Các hệ thống thư viện và loại hình thư viện cần quan tâm đến đội ngũ cán
bộ thư viện. Phải đào đào tạo đội ngũ cán bộ thư vện – thông tin học thật chyên
sâu, có đủ khả năng tổ chức sắp xếp, trình bày các nguồn tài liệu sao cho mỗi
khi người đọc cần tìm đến nguồn tài liệu nào phải sẵn sàng đáp ứng, nhất là các
dịch vụ thông tin – thư viện. Người cán bộ thư viện phải hỗ trợ tích cực cho
người sử dụng trong việc truy cập tài liệu, cung cấp thông tin cho người sử
dụng, hướng dẫn người sử dụng trong từng bước truy tìm thông tin và trình bày
cho người sử dụng các nguồn tài liệu để có thể thỏa mãn nhu cầu tin.
Hiện nay, các cán bộ thư viện đang đẩy mạnh xử lý thông tin ở dạng điện
tử bằng việc tạo ra các trang web để phục vụ các khách hàng ngoài thư viện và
chọn các hệ thống quản lý thư viện tự động. Trong thời đại thông tin bùng nổ
như hiện nay các kỹ năng trong tổ chức thông tin càng trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết. Các cán bộ thông tin và thư viện đóng vai trò chủ chốt trong giai đoạn
này. Ví dụ, các cán bộ thư viện có các kỹ năng về quản lý tri thức một cách hiệu
quả vì họ hiểu các khách hàng của họ cũng như các yêu cầu về tổ chức thông tin.
Tóm lại dù trước đây, hiện tại hay trong tương lai thì vai trò chính của cán bộ
thư viện vẫn là phục vụ độc giả, giúp họ tìm thông tin và cung cấp các công cụ
để họ truy cập và sử dụng.
5.5. Chính sách phát triển Thư viện
- Biến đổi về nhận thức, quan tâm của cơ quan cấp trên, xã hội về thư viện
và đọc sách
- Thay đổi về tổ chức sự nghiệp thư viện
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để biến đổi thư viện
- Thay đổi kỹ thuật nghiệp vụ
- Chia sẻ nguồn lực thông tin với các thư viện khác trong nước và thư viện

trong nước với thư viện các nước trên thế giới.

12


5.6. Nguồn kinh phí
Nghị định của Chính phủ Số: 72/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Thư viện năm 2002.
Chính sách đầu tư đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước:
1. Bảo đảm kinh phí cho các thư viện phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, từng bước thực hiện điện tử hóa, tự
động hóa, xây dựng thư viện điện tử và phát triển thư viện sử dụng kỹ thuật số,
mở rộng hoạt động thư viện; tạo cảnh quan, môi trường văn hóa nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ người đọc; tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu, thông tin
và các hoạt động khác của thư viện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đầu tư tập trung cho các thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng bao gồm
Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội (thuộc
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia), Thư viện Khoa học kỹ thuật
Trung ương (thuộc Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và Công nghệ Quốc
gia), Thư viện Quân đội, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Ưu tiên đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và vốn tài
liệu cho thư viện huyện thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Danh mục cụ thể của
những vùng này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Ưu tiên giao đất và tạo điều kiện thuận lợi cho các thư viện được xây
dựng ở nơi trung tâm văn hóa, hành chính, thuận tiện về giao thông, đáp ứng yêu
cầu về cảnh quan, môi trường văn hoá.
5. Xây dựng đội ngũ người làm công tác thư viện có đủ năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ thư viện; có chính sách ưu đãi về nghề nghiệp như chế độ độc
hại, phụ cấp phục vụ lưu động và các chế độ khác phù hợp với đặc thù nghề thư
viện.
6. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc viết, xuất bản các sách, báo dành
cho trẻ em, sách, báo bằng tiếng dân tộc thiểu số, tài liệu dành cho người khiếm
thị để phục vụ cho các đối tượng bạn đọc này.
13


Trên thực tế, nguồn kinh phí có ảnh hướng rất lớn đến chính sách phát triển
của thư viện. Hiện nay và tương lại hoạt động của thư viện sẽ tồn tại và phát
triển thư viện truyền thống và thư viện điện tử/ thư viện số. Và nguồn kinh phí
sẽ tác động rất lớn đến việc xây dựng vốn tài liệu, cơ sở vật chất – kỹ thuật, đào
tạo đội ngũ cán bộ, thu hút bạn đọc trong hoạt động thư viện. Điều dễ thấy ở các
thư viện có nguồn kinh phí và đầu tư lớn thì thư viện rất phát triển về mọi mặt
như các trung tâm học liệu: Trung tâm học liệu Đại học Huế, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Thái Nguyên .

14


C. KẾT LUẬN
Việt Nam đang phải đối diện với những thử thách trong cố gắng đạt tới mục
tiêu là sẵn sàng để tiến vào thiên niên kỷ mới này. Không có gì để phải nghi ngờ
là những thư viện của Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phát
triển đất nước. Các nhà lãnh đạo của hầu hết các quốc gia trên thế giới bây giờ
đang có chung một niềm tin vào tiềm năng đóng góp của thư viện vào công cuộc
phát triển quốc gia; "Thư viện, do đó đã là những định chế cần thiết cho các nhà
nông, các kỹ nghệ gia, và các khoa học gia, các nhà lập chương trình phát triển,
các cơ quan và nhân viên nhà nước, và tất cả mọi người, ở thôn quê cũng như

thành thị, họ đều là những người đã tham gia vào công cuộc phát triển đất nước"
(Tawete 1988). Để có thể đóng góp hữu hiệu vào công cuộc phát triển kinh tế
quốc gia, những cán bộ thư viện của Việt Nam cần phải có những trợ huấn cụ
thiết thực để tổ chức sắp xếp sư tập thư liệu của họ ngõ hầu có thể truy cập và
trao đổi chúng một cách hiệu quả. Quan điểm này không hẳn là mới mẻ gì đối
với các nhà lãnh đạo ngành thư viện Việt Nam, vì các tiến bộ của ngành này đã
được chuyên gia người Anh, đại diện Unesco, xác quyết trong cuộc thăm viếng
Việt Nam năm 1989: "Đặc biệt là, các quản thủ thư viện cao cấp, các nhân viên
ngành thông tin học, và những viên chức khác của Việt Nam, mà chúng tôi đã
gặp, đều mong muốn có những giao lưu quốc tế, và trở thành đồng bộ hoàn toàn
với những phát triển về thông tin trong bối cảnh quốc tế" (Vaughan, 1989). Để
cho tiến bộ này có thể xảy ra, việc chuẩn hoá thư viện là một khâu then chốt [7].
Có thể khẳng định, giáo dục nước ta những năm tới sẽ phát triển trong bối
cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011-2020 đã xác định một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Cùng với việc đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục nước nhà, cần đặc biệt quan tâm đầu tư và phát triển hệ thống
thư viện ở các loại hình thư viện. Đây chính là một trong những nhân tố góp
phần để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của đất nước hiện
nay và trong tương lai.
15


Trong thế kỷ 21, vai trò của nghề Thông tin – Thư viện là phải biến đổi cho
phù hợp với sự thay đổi của công nghệ, của môi trường thông tin và nhu cầu tin
của cộng đồng người dùng tin. Hiện nay và trong tương lai thư viện Việt Nam sẽ
tồn tại và phát triển song song thư viên truyền thống và thư viện điện tử/ thư

viện số. Để đáp ứng được yêu cầu đó đội ngũ cán bộ thư viện phải đáp ứng được
yêu cầu đó. Cán bộ thư viện phải là một chuyên gia Thông tin – Thư viện không
chỉ cung cấp dịch vụ thông tin truyền thống mà còn phải cả dịch vụ thông tin số
trực tuyến cho người dùng tin. Họ phải bắt kịp những kỳ vọng của người dùng
tin để có thể tồn tại và phục vụ người dùng tin. Chuyên gia Thông tin – Thư viện
phải trở thành người “hoa tiêu tri thức” để chiết xuất dữ liệu trở thành thông tin
hữu ích. Một nhân viên Thông tin – Thư viện phải là một chuyên gia thông tin,
am hiểu công nghệ thông tin, chuyên gia web, chuyên gia quản trị tri thức, người
hoa tiêu tri thức, chuyên gia giáo dục đào tạo, nhà tiếp thị thông tin, nhà cung
cấp dịch vụ thông tin.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Giới (2013), “Tổng quan chiến lược và quy hoạch phát triển
ngành thư viện Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020”, Tạp chí Thư viện Việt
Nam, Số 2 (40), tr. 3 – 7.
2. Đoàn Quang Hiếu, “Xây dụng chính sách phát triển vốn tài liệu tại Trung
tâm học liệu Đại học Cần Thơ”, Bản tin các Trung tâm học liệu, Số 13, Truy cập
website ngày 29 tháng 03 năm 2014, < />>.
3. Hoàng Hương, “Xu hướng xây dựng thư viện điện tử và giải pháp tích hợp
thông tin ngành”, Truy cập website ngày 14 tháng 03 năm 2014
<>.
4. Lê Ngọc Oánh (2007), “Các loại hình thư viện tại Việt Nam làm sao để
làm nổi bật hình tượng của mình trong phục vụ sinh hoạt cộng đồng”, Bản tin
Thư viện – Công nghệ thông tin, Số tháng 10/2007, tr.6 – 8.
5. Bùi Hà Phương (2012), “Những yếu tố hình thành xu hướng phát triển của
thư viện trên Thế giới và Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3 (35), tr.
18 – 21.

6. Nguyễn Trọng Phượng (2009), “Một số định hướng về hoạt động nghiệp
vụ đối với thư viện cấp huyện trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Thư viện Việt
Nam, Số 1 (17), tr. 35 – 39.
7. Lâm Vĩnh Thế. “Vấn đề phát triển thư viện tại Việt Nam: Chuẩn hóa là
điều cần thiết”, Truy cập website ngày 13 tháng 03 năm 2014 >.
8. Phạm Hồng Toàn (2013), “Triết lý cho sự phát triển thư viện hiện nay”,
Tạp chí Thư viện, Số 3 (41), tr. 39 – 42.
9. Lê Văn Viết. “Năng động là động lực phát triển thư viện”. Thư viện Quốc
gia Việt Nam, Truy cập website ngày 26 tháng 03 năm 2014 < >
10. Lê Văn Viết (2005), “Sáu mươi năm sự nghiệp thư viện Việt Nam”, Tạp
chí Thư viện, Số 5, Truy cập website ngày 13 tháng 03 năm 2014, <
>.
11.
17



×