Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Nghiên cứu lồng ghép biến đổi khí hậu trong chương trình giáo dục môi trường tại trường trung học cơ sở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN LINH VÂN

NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH HƢNG, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN LINH VÂN

NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CHƢƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
VĨNH HƢNG, HOÀNG MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ

HÀ NỘI – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, không sao chép
các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa
từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ
cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ,
trung thực và đúng qui cách.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Linh Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo GS.TSKH Nguyễn
Đức Ngữ, ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ, và chỉ bảo cho tôi khi chọn đề tài nghiên
cứu là truyền thông về biến đổi khí hậu – một đề tài mới lạ nhƣng cũng đầy
thách thức. Thầy luôn quan tâm và tận tình hƣớng dẫn, cung cấp tài liệu cũng
nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành bản luận văn dƣới đây.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo của
Khoa Sau đại học- Đại học Quốc gia Hà Nội đã đã tận tình giảng dạy, trang bị
cho chúng tôi những kiến thức nền tảng quý báu, để chúng tôi có đủ hành trang
thực hiện công tác nghiên cứu khoa học.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, ngƣời thân và sự chỉ dạy tận tình của các
giảng viên, chuyên gia.
Xin chân thành cảm ơn trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đã tạo điều kiện để tôi

thực hiện khảo sát và thí điểm nghiên cứu này trong chƣơng trình giáo dục của
nhà trƣờng.
Sau cùng, xin cảm ơn các anh chị, bạn bè K1, K2, K3 lớp Biến đổi khí
hậu- Trƣờng ĐHQG Hà Nội, những ngƣời ít nhiều đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên
tôi khi thực hiện đề tài này.
Hà nội, tháng 12/2015
Nguyễn Linh Vân

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
Danh mục các kí hiệu viết tắt .........................................................................................vi
Danh mục các hình ....................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3
2.1 Mục tiêu tổng quát ..............................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..............................................................4
4.1. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................4
4.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................4
5. Nội dung, đặc điểm và đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu .......................................5
5.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................5

5.2 Đặc điểm, đặc trƣng của đối tƣợng .....................................................................5
6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc.............................................................................................7
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................8
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ...........................................................................8
1.1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản...........................................................8
1.1.2 Biểu hiện và tác động của BĐKH.................................................................10
1.2 Tổng quan về GDMT và lồng ghép BĐKH ..........................................................15
1.2.1 Tổng quan về GDMT....................................................................................15
1.2.2 Những công trình nghiên cứu về lồng ghép BĐKH trong GDMT ...............22
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................27
2.1 Phƣơng pháp luận ...................................................................................................27

iii


2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................28
2.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................36
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ ..................................................................................................................................38
3.1 Các nguyên tắc và điều kiện của việc lồng ghép ....................................................38
3.1.1 Các nguyên tắc ..............................................................................................38
3.1.2 Các điều kiện lồng ghép ...............................................................................39
3.2. Thực trạng nhận thức về BĐKH của trƣờng THCS Vĩnh Hƣng ..........................39
32.1 Nhận thức của GV ........................................................................................40
3.2.2 Nhận thức của học sinh .................................................................................42
3.2.3 Mức quan tâm của học sinh và GV đối với BĐKH ......................................44
3.3 Những nội dung chủ yếu về BĐKH cần đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình GDMT
.......................................................................................................................................45

3.3.1 Khái niệm về BĐKH ....................................................................................45
3.3.2 Biểu hiện của BĐKH ....................................................................................46
3.3.3 Nguyên nhân biến đổi khí hậu ......................................................................47
3.3.4 Tác động của BĐKH ....................................................................................48
3.3.5 Ứng phó với BĐKH ......................................................................................51
3.3.6 Những hành động thiết thực của mỗi cá nhân ..............................................52
3.4 Đối tƣợng lồng ghép ..............................................................................................52
3.4.1 Đối tƣợng trong chƣơng trình GDMT chính khóa cần đƣợc lồng ghép .......52
3.4.2 Đối tƣợng trong chƣơng trình GDMT ngoại khóa cần đƣợc lồng ghép .......53
3.5 Phƣơng pháp và trình tự lồng ghép .......................................................................54
3.5.1 Phƣơng pháp lồng ghép BĐKH vào GDMT ở trƣờng THCS ......................54
3.5.2 Trình tự lồng ghép ........................................................................................55
3.6 Xây dựng mô hình lồng ghép BĐKH trong GDMT .............................................58
3.6.1 Lựa chọn đối tƣợng và nội dung lồng ghép trong chƣơng trình chính khóa 58
3.6.2 Lồng ghép trong chƣơng trình ngoại khóa ...................................................60
3.6.3 Mô hình lồng ghép BĐKH trong các môn học GDMT ................................61
3.6.4 Kết quả lồng ghép BĐKH vào các bài giảng từng môn học theo mô hình .65

iv


3.7 Thí điểm triển khai mô hình lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng tại
trƣờng Trung học cơ sở Vĩnh Hƣng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội ...................................69
3.7.1 Những hoạt động triển khai thí điểm mô hình ...............................................69
3.7.2 Đánh giá kết quả ............................................................................................71
3.7.3 Tổng kết và hoàn thiện mô hình ....................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................75
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số giáo án tích hợp
Phụ lục 2. Hoạt động ngoại khóa về BĐKH
Phụ lục 3. Các mẫu phiếu điều tra và bảng biểu thống kê kết quả điều tra
Phụ lục 4. Một số hình ảnh triển khai thí điểm mô hình lồng ghép BĐKH tại trƣờng
THCS Vĩnh Hƣng

v


Danh mục các kí hiệu viết tắt
BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
GDCD

Giáo dục công dân

GDMT

Giáo dục môi trƣờng

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

PPDH


Phƣơng pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

vi


Danh mục các hình
Hình 3.1

Hình 3.2

Hình 3.3

Hình 3.4

Thống kê nhận thức của GV trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về các khái
niệm cơ bản về BĐKH
Thống kê nhận thức của GV trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về các khái
niệm nâng cao về BĐKH
Thống kê nhận thức của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng trƣớc khi
triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT
Thống kê câu trả lời của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về BĐKH
trƣớc khi triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT


Hình 3.5

Chƣơng trình GDMT tại trƣờng THCS

Hình 3.6

Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH theo phƣơng pháp tích hợp

Hình 3.7

Hình 3.8

Hình 3.9

Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH theo phƣơng pháp truyền thông
nhóm nhỏ
Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH
theo phƣơng pháp truyền thông một chiều
Sơ đồ trình tự lồng ghép BĐKH
theo phƣơng pháp truyền thông nhóm lớn

Hình 3.10

Sơ đồ chung trình tự lồng ghép BĐKH trong GDMT

Hình 3.11

Mô hình chung lồng ghép BĐKH trong GDMT


Hình 3.12

Sơ đồ yêu cầu lồng ghép BĐKH trong một số môn học chính khóa

Hình 3.13

Mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT ở các môn học chính khóa

Hình 3.14

Mô hình lồng ghép BĐKH trong một số hoạt động ngoại khóa

Hình 3.15

Hình 3.16

Thống kê nhận thức của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng sau khi
triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT
Thống kê câu trả lời của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng về BĐKH
sau khi triển khai mô hình lồng ghép BĐKH vào GDMT

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề giáo dục về biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang đƣợc nhà nƣớc và
ngành giáo dục hết sức quan tâm và chỉ đạo từ các cấp Cao học, Đại học cho tới
tiểu học và mầm non. Theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐTTg ngày 02/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ, đến năm 2015, triển khai kế

hoạch nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục
đào tạo các cấp; Thực hiện việc tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các kế
hoạch phát triển giai đoạn 2010- 2020[1].
Giáo dục BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển
bền vững, giúp ngƣời học hiểu và biết đƣợc những tác động của hiện tƣợng
nóng lên toàn cầu; đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với biến
đổi khí hậu[16]. BĐKH toàn cầu đang và sẽ tiếp tục diễn ra lâu dài, không chỉ
ảnh hƣởng đến thế hệ hiện nay mả các thế hệ mai sau. Cơ sở khoa học của việc
lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình giáo dục môi trƣờng là “BĐKH hiện nay là
vấn đề môi trƣờng toàn cầu lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt, ứng phó”.
Bên cạnh đó việc lồng ghép vào môn học ở các trƣờng phổ thông nhƣ địa lý,
công nghệ, ... hay trong chính các hoạt động giáo dục môi trƣờng (GDMT)
chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh đối
với biến đổi khí hậu, hƣớng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực
hành động để chống biến đổi khí hậu.
Hiện nay, một số tổ chức phi chính phủ và một số sở, ban ngành đã lên kế
hoạch và bƣớc đầu xây dựng đƣợc một số tài liệu, giáo trình hay chƣơng trình về
GDMT và có nhắc tới yếu tố BĐKH. Tuy nhiên chƣa có một mô hình hay một
giáo trình cụ thể cho việc lồng ghép BĐKH vào các trƣờng trung học cơ sở
(THCS). Đây là một trong những hạn chế rất lớn trong giáo dục vể môi trƣờng

1


ở Việt Nam. Chính vì vậy việc đƣa BDKH vào chƣơng trình học theo hình thức
vừa giảng dạy kết hợp với vui chơi, tìm hiểu sẽ làm tăng hiệu quả giáo dục.
Đối tƣợng học sinh trung học, cụ thể là THCS là đối tƣợng có tâm lí muốn
khám phá, tìm hiểu và có tính sáng tạo rất cao. Các em cũng chỉ phải học một
buổi/ngày, do đó các em có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoại
khóa trong và ngoài nhà trƣờng.

Trƣờng THCS Vĩnh Hƣng là một ngôi trƣờng đã có 50 năm hoạt động và phát
triển và có nhiều thành tích trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trƣờng cũng là một trong những tập thể đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục.
Với những kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục ngoại khóa của nhà trƣờng,
việc lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình GDMT là một biện pháp khả thi và có
thể mang lại hiệu quả cao.
Theo những chỉ đạo, mục tiêu giáo dục nói riêng cũng nhƣ mục tiêu phát triển
quốc gia và thế giới nói chung, việc truyền thông bằng phƣơng pháp giáo dục về
BĐKH là một việc hết sức cần thiết và nhất định phải đƣợc thực hiện. Việc lồng
ghép BĐKH vào các trƣờng THCS đã đƣợc tổ chức thí điểm tại nƣớc ta từ năm
2013. Với một vài dự án, thí điểm đã thành công tại Thừa Thiên Huế, Cà Mau
và ngay cả ở Hà Nội việc đƣa BĐKH vào giáo dục THCS đã không còn nằm
trên giấy tờ hay công văn nữa. Tuy nhiên, các trƣờng đƣợc thí điểm đều là các
trƣờng tiểu học và THCS có đặc điểm đặc biệt nhƣ: Tại Huế, 5 trƣờng đƣợc
chọn thí điểm là những trƣờng thƣờng xuyên phải ứng phó với thiên tai, lũ lụt…
Đối với các trƣờng thuộc vùng đô thị nhƣ trƣờng THCS Vĩnh Hƣng, việc chịu
những ảnh hƣởng trực tiếp từ BĐKH là chƣa rõ rệt, tuy nhiên, những hiểu biết
cũng nhƣ mối quan tâm của các em học sinh tại trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đối
với vấn đề này là không hề nhỏ (nhƣ đã đƣợc nêu trên). Bên cạnh đó, việc
truyền thông, nâng cao nhận thức để nhằm mục đích thay đổi hành vi là một
trong những việc không thể thiếu và có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến
dịch ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững của nƣớc ta hiện nay. Lồng
ghép BĐKH vào giáo dục chính là một trong những biện pháp chính và có hiệu
2


quả cao vì các em HS là thế hệ kế cận, cần nhận thức rõ hiện trạng, nguyên
nhân, kết quả của BĐKH và phải thấy đƣợc vai trò của mình trong công cuộc
xây dựng đất nƣớc trong bối cảnh BĐKH. Mỗi một học sinh còn là một nhà
truyền thông rất hiệu quả cho chính những ngƣời xung quanh các em. Nâng cao

nhận thức của các em sẽ góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của
cả xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Giúp cho học sinh THCS nâng cao nhận thức về BĐKH và những ảnh hƣởng
(trƣớc mắt và tiềm tàng lâu dài) của chúng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời
sống, qua đó các em học sinh rèn luyện kỹ năng sống thân thiện với môi trƣờng,
biết tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng trƣớc những tác động của BĐKH,
sẵn sàng làm chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc trong xây dụng và bảo về tổ quốc.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đƣợc mô hình lồng ghép và một tài liệu khung hƣớng dẫn “lồng
ghép biến đổi khí hậu vào giáo dục môi trƣờng ở cấp THCS” và áp dụng thí
điểm thành công tại trƣờng THCS Vĩnh Hƣng, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Xây dựng đƣợc một bộ phân phối chƣơng trình có hƣớng dẫn lồng ghép
BĐKH vào từng bài học cụ thể và vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo
dục ngoài nhà trƣờng cho cấp THCS.
2.3 Dự kiến những đóng góp của đề tài
Kết quả 1: Góp phần truyền thông nâng cao nhận thức dẫn tới thay đổi
hành vi của học sinh THCS về BĐKH;
Kết quả 2: Cung cấp Bộ tài liệu cơ bản bao gồm mô hình lồng ghép và
hƣớng dẫn lồng ghép BĐKH vào giảng dạy môi trƣờng cho đối tƣợng học
sinh THCS, góp phần ứng phó với BĐKH và tiến tới phát triển bền vững;

3


Kết quả 3: Góp phần hoàn thiện tài liệu giáo dục Môi trƣờng ở bậc
THCS.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Mô hình và khung chƣơng trình lồng ghép BĐKH vào giáo dục môi trƣờng
tại trƣờng THCS.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trƣờng THCS Vĩnh Hƣng, bao gồm 18 lớp với các đối tƣợng HS từ khối 6
đến khối 9.
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Vấn đề nghiên cứu
Lồng ghép BĐKH vào giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS.
Bao gồm:
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc thực hiện lồng ghép BĐKH vào giáo
dục môi trƣờng ở trƣờng THCS;
- Những nội dung BĐKH cần lồng ghép, tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép và mô
hình lồng ghép;
- Đánh giá hiệu quả của việc lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng ở
trƣờng THCS Vĩnh Hƣng.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Có cơ sở khoa học vững chắc để khẳng định: “Cần và có thể lồng ghép
BĐKH trong giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS”.
- Việc lồng ghép BĐKH trong giáo dục môi trƣờng ở trƣờng THCS là hợp lý,
hiệu quả mà không làm nặng thêm chƣơng trình GDMT hiện nay, trái lại tạo
thêm sức hấp dẫn của môn học đối với học sinh. .
4


- Bộ tài liệu mô hình lồng ghép và hƣớng dẫn lồng ghép BĐKH trong giáo
dục môi trƣờng ở trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đƣợc xây dựng và thử nghiệm
thành công có thể nhân rộng ra các trƣờng THCS khác trong hệ thống giáo
dục hiện nay.
5. Nội dung, đặc điểm và đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra nhận thức và nhu cầu tìm hiểu về BĐKH của đối tƣợng giáo viên
(GV) và học sinh (HS) tại trƣờng THCS Vĩnh Hƣng
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam
- Nghiên cứu xác định nội dung lồng ghép.
- Xây dựng mô hình lồng ghép.
-

Biên soạn tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép truyền thông BĐKH vào chƣơng

trình GDMT ở cấp trung học cơ sở:
+ Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục chính khóa
+ Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Lồng ghép trong chƣơng trình giáo dục ngoài nhà trƣờng
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm lồng ghép.
- Đánh giá kết quả thực hiện để hoàn thiện mô hình lồng ghép BĐKH vào
GDMT ở trƣờng THCS
- Đề xuất giải pháp để phổ biến rộng rãi mô hình lồng ghép đã xây dựng.
5.2 Đặc điểm, đặc trƣng của đối tƣợng
Trƣờng THCS Vĩnh Hƣng là một trong 16 trƣờng THCS thuộc quận Hoàng
Mai, Hà Nội. Trƣờng có bề dày 50 năm hoạt động và đạt danh hiệu trƣờng
chuẩn Quốc gia từ năm 2011. Về cảnh quan sƣ phạm cũng nhƣ môi trƣờng giáo
dục, trƣờng đƣợc đánh giá cao và là một trong những trƣờng dẫn đầu của quận.
Là một trƣờng THCS tại vùng ven nội đô thành phố Hà Nội, trƣờng THCS Vĩnh

5


Hƣng đã là một trong những trƣờng tiếp cận và thực hiện sớm nhất các nghị
quyết và văn bản chỉ đạo về việc GDMT tại các trƣờng THCS.
Nề nếp học tập của HS trƣờng THCS Vĩnh Hƣng đƣợc hình thành và rèn

luyện qua nhiều năm đã đi vào ổn định. Nội dung chƣơng trình GDMT đã đƣợc
nhà trƣờng xây dựng và vẫn đang đƣợc bổ sung hoàn thiện qua từng năm học.
Trong những năm gần đây, nhà trƣờng đã xây dựng một chƣơng trình GDMT
với nhiều tâm huyết và đã đƣợc đánh giá cao trong các cuộc thi cũng nhƣ nhận
đƣợc phản hồi tích cực từ phía phụ huynh và học sinh toàn trƣờng.
Chƣơng trình GDMT tại THCS Vĩnh Hƣng đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở
việc lồng ghép GDMT trong hai khía cạnh chính:
- Giáo dục chính khóa: 100% các GV trong nhà trƣờng đều đã đƣợc phổ biến
về GDMT và đã thực hiện nhiều chủ đề, dạy thử cũng nhƣ áp dụng chính thức
nhiều giáo án có tích hợp GDMT. Nhờ đó, cá nhân các GV trong trƣờng cũng
đạt đƣợc một số thành quả tốt đẹp nhƣ: đồng chí (đ/c) Trƣơng Thị Mai Hƣơng –
giải nhì cấp Thành phố giáo án điện tử E- learning năm học 2011- 2012 với bài
giảng: Bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên (môn GDCD lớp 7); đ/c Đỗ
Thị Thanh Nhiên – giải nhì GVG cấp Quận năm học 2011- 2012 với bài giảng:
Sự nổi (môn Vật lí lớp 8); đ/c Nguyễn Thị Hồng Nhung – Đạt GVG cấp Quận
năm học 2014- 2015 với bài giảng: Sự biến dạng của lá (môn Sinh học lớp 6)…
- Giáo dục ngoài giờ lên lớp: Kể từ năm 2007 đến nay, mỗi năm, nhà trƣờng
đều tổ chức cho học sinh tham quan học tập ngoại khóa ít nhất mỗi năm 1 lần.
Ba năm 2012; 2013; 2014 mỗi năm 2 lần. Với những ngày nhƣ vậy, nhà trƣờng
luôn đặt tiêu chí đƣa học sinh đi để tham gia học tập thực tế, do đó các địa điểm
mà nhà trƣờng chọn lựa cũng góp phần giáo dục cho học sinh về thiên nhiên môi
trƣờng và việc bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra, nhà trƣờng còn thƣờng xuyên đƣa
nội dung GDMT vào các buổi sinh hoạt đầu tuần và các tiết sinh hoạt lớp.
Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu nhằm đƣa ra khung chƣơng trình
lồng ghép BĐKH - vấn đề môi trƣờng toàn cầu lớn nhất hiện nay - vào giáo
dục tại nhà trƣờng nhƣng có bổ sung thêm vấn đề giáo dục ngoài nhà trƣờng (xã
6


hội hóa), giúp các em học sinh có thêm kiến thức gắn liền với thực tiễn sinh

động, nóng bỏng đang diễn ra ở trên thế giới và ở Việt Nam .
6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc
- Xây dựng đƣợc mô hình lồng ghép truyền thông BĐKH vào chƣơng trình
GDMT ở cấp trung học cơ sở phù hợp với thực tiễn, đối tƣợng, đảm bảo hiệu
quả của việc lồng ghép.
- Biên soạn đƣợc bộ tài liệu hƣớng dẫn lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình
chính khóa theo phân phối của các môn học: Vật lí, Địa lí, Sinh học, Công
nghệ, Giáo dục công dân (GDCD).
- Đánh giá đƣợc hiệu quả của mô hình lồng ghép. Tìm ra ƣu, nhƣợc điểm của
mô hình thí điểm. Đề xuất đƣợc phƣơng án khắc phục những tồn tại hoặc một
phƣơng án thay thế có hiệu quả cao hơn.
- Đề xuất giải pháp để phổ biến rộng rãi mô hình lồng ghép đã xây dựng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu.
Chƣơng 3: Xây dựng mô hình lồng ghép BĐKH vào chƣơng trình
GDMT tại trƣờng THCS.

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản
- Biến đổi khí hậu (BĐKH): Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu là sự biến
đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về
trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một
thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi

trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và
những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự
biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống
khí hậu.
- Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính:
+ Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề
mặt Trái Đất, do các khí nhà kính có khả năng giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái
Đất và mây và phát lƣợng nhiệt đã giữ lại đó vào bầu khí quyển[23].
+ Khí nhà kính: Mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khí quyển nhƣng các khí nhà
kính lại có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt của khí quyển.
VD: H2O; CO2; CH4; N2O; CFC… Theo nguồn gốc phát sinh, khí nhà kính chia
làm 2 loại:
* Khí nhà kính tự nhiên chủ yếu vốn có trong khí quyển (H2O; CO2; CH4;
N2O) với nồng độ ổn định. Nhƣng sau thời kì tiền công nghiệp (1750) đến nay
nồng độ các chất này đã tăng lên. VD: Kể từ thế kỉ XIX cho đến nay, lƣợng khí
CO2 trong khí quyển đã tăng lên 1,35 lần. Năm 2005, nồng độ CO2 là 379 ppm;
Nồng độ CH4 trong khí quyển hiện nay (Thế kỉ 21) cao gấp khoảng 2,48 lần thời
kì trƣớc Cách mạng Công nghiệp [24].
* Khí nhà kính do con ngƣời tạo ra là các hợp chất Halocacbon [22] nhƣ
CFC, HFC, HCFC. Trong đó, CFC đƣợc con ngƣời sản xuất từ năm 1930 và sử
dụng rộng rãi trong kĩ thuật làm lạnh, các bình xịt mĩ phẩm…cho đến năm 1989,
8


chất này bị phát hiện làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tầng Ozon thì các nƣớc
mới bắt đầu cam kết kiểm soát và giảm sử dụng CFC. Từ năm 1995, nồng độ
CFC trong khí quyển có chiều hƣớng tăng chậm lại hoặc có xu hƣớng giảm. Tuy
nhiên, thời gian tồn tại của các hợp chất này có thể lên tới 1700 năm trong bầu
khí quyển và có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp hàng nghìn lần CO2
nên nó sẽ còn gây ra tác động kéo dài trong nhiều năm[22].

- Tính dễ bị tổn thương do BĐKH: là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên hay
xã hội) có thể bị tổn thƣơng do BĐKH hoặc không có khả năng thích ứng với
những tác động bất lợi của BĐKH. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song tính dễ bị
tổn thƣơng (vulnerability) của một đối tƣợng có thể tạm coi nhƣ hàm của ba yếu
tố chính: độ phơi lộ (exposure); độ nhạy (sensitive) và khả năng thích ứng
(adaptive capacity) [21]. Dựa trên những nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, đối
tƣợng trẻ em là một trong những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất với BĐKH và
những thiên tai bất thƣờng do BĐKH[15].
- Ứng phó với BĐKH: Bao gồm hai mảng: thích ứng và giảm nhẹ
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con
ngƣời để phù hợp với tác động hiện tại hoặc tƣơng lai của BĐKH, do đó làm
giảm tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi[10].
+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu : là các hoạt động để giảm bớt mức độ, cƣờng độ
hoặc không phát thải khí nhà kính[13], tăng bể hấp thụ khí nhà kính. Giảm nhẹ
có thể có nghĩa là sử dụng công nghệ mới và những năng lƣợng tái tạo, làm các
trang thiết bị cũ hoạt động hiệu quả hơn, hoặc thay đổi phƣơng thức quản lý và
thói quen của ngƣời tiêu dùng đề hạn chế phát thải khí nhà kính (UNEP).
- Kịch bản biến đổi khí hậu: là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về
sự tiến triển trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP,
phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Lƣu ý rằng,
kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đƣa
ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động[3].

9


- Lồng ghép biến đổi khí hậu: là việc đƣa những nội dung về BĐKH, giảm
nhẹ và thích ứng với BĐKH vào quá trình hoạch định các chiến lƣợc, chính
sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, nhằm bảo đảm phát triển
bền vững [14].

1.1.2 Biểu hiện và tác động của BĐKH
- Biểu hiện của BĐKH: BĐKH hiện nay đƣợc nhận biết thông qua sự gia tăng
của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tƣợng nóng lên toàn cầu.
Cụ thể, trong thời kỳ 1906- 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng
0,74oC[24].
+Trên Thế giới: Những năm đầu của thế kỉ XXI, nhiệt độ Trái đất tiếp tục
tăng. Nhƣ năm 2003, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,46 oC so với trung bình
thời kì 1971-2000 và là năm ấm thứ 3 kể từ sau năm 1861. Theo một phân tích
tổng hợp của Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO), nhiệt độ bề mặt trung bình
toàn cầu trong năm 2015 đã phá vỡ tất cả các kỷ lục trƣớc đó với biên độ là 0,76
± 0,1°C so với trung bình thời kì 1961-1990. Lần đầu tiên đƣợc ghi nhận, nhiệt
độ vào năm 2015 cao hơn khoảng 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp[33]. Cũng
theo thông cáo này, 15 trong 16 năm nóng kỷ lục đã thuộc thế kỷ này, với năm
2015 là ấm hơn so với nhiệt độ kỷ lục của năm 2014. Có thể thấy, xu hƣớng dài
hạn đó là trong các năm 2011-2015 là khoảng thời gian 5 năm nóng nhất trong
lịch sử.
Biểu hiện của BĐKH còn đƣợc thể hiện qua những biến động của lƣợng mƣa
tuy xu thế không rõ rệt nhƣ nhiệt độ. Trong thế kỉ XX, lƣợng mƣa trên lục địa ở
Bắc bán cầu tăng 5-10% và giảm ở một số nơi[10]. Tƣơng ứng với sự tăng nhiệt
độ toàn cầu là băng tan, sự dâng mực nƣớc biển, thiên tai và các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan, bất thƣờng, bão lũ, hạn hán và giá rét tăng lên…
Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nƣớc biển dâng cao. Nếu
khoảng thời gian 1962 - 2003, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu tăng
1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100
năm qua, mực nƣớc biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các
10


lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung
Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng

lên của các đại dƣơng toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực
nƣớc biển dâng cao[25].
Nhiệt độ kỷ lục trên cả mặt đất và bề mặt đại dƣơng vào năm 2015 tăng lên đã
kéo theo nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt nhƣ các đợt nóng, lũ lụt và hạn hán
nghiêm trọng.
Theo dự báo của IPCC đƣa ra trong bản báo cáo thứ 5: trong tƣơng lai gần
(2016- 2025) nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng 0,3 - 0,7oC và đến cuối thế
kỉ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng khoảng 0,3 - 4,8oC, mực nƣớc biển toàn cầu
sẽ tăng từ 0,43m - 0,73m[25].
+ Tại Việt Nam: Sự biến đổi của tần số fron lạnh qua Bắc Bộ (RLF), của tần số
xoáy thuận nhiệt đới, của nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cực trị hay của lƣợng
mƣa [10] đều cho thấy dấu hiệu của sự BĐKH trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo số liệu thời kì 1961 – 2000, biến đổi về tần số FRL trong thập kỉ 19611970 là 268 đợt. Sang tới thập kỉ 1971-1980 và 1981-1990 đều là 288 đợt. Tuy
nhiên, các thập kỉ gần đây, số fron lạnh qua Bắc Bộ chỉ còn 249, thấp hơn cả
thập kỉ 1961-1970. Có thể thấy xu thế giảm của tần số FRL bắt đầu từ những
năm 1971[10].
Số xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) năm có ảnh hƣởng tới Việt Nam trong
những năm 1961-1970 là 74, thấp hơn so với hai thập kỉ tiếp theo (76-77 cơn).
Xu thế giảm đi của XTNĐ Việt Nam bắt đầu từ thập kỉ 1972-1980 và rõ rệt hơn
trong những năm 1991-2000[10].
Biến đổi của nhiệt độ có nhiều biểu hiện rõ ràng hơn. Ở Hà Nội, nhiệt độ
trung bình năm trong 7 thập kỉ (từ 1931-2000) có xu thế tăng lên tƣơng đối rõ
với phƣơng trình xu thế dạng: Yx = 23,4 +0,0056x. Tƣơng tự nhƣ ở Hà Nội đó là
Tân Sơn Nhất với phƣơng trình xu thế của nhiệt độ trung bình năm trong 7 thập
kỉ là Yx = 26,8 + 0,010x. Ở Đà nẵng, xu thế này không thể hiện rõ lắm (3 thập kỉ

11


từ 1971-2000 nhiệt độ không đổi và thấp hơn thời kì 1961-1970) tuy nhiên

phƣơng trình xu thế vẫn là Yx = 23,4 +0,0038x[10].
Về lƣợng mƣa, theo số liệu theo dõi từ những năm 1911-2000, có thể thấy
trên từng địa phƣơng (Hà Nội, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất) xu thế biến đổi lƣợng
mƣa là không nhất quán: Có giai đoạn tăng lên, có giai đoạn giảm xuống. Trên
cả nƣớc, xu thế biến đổi lƣợng mƣa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.
- Tác động của BĐKH: Tác động của BĐKH thể hiện ở những điều chủ yếu
sau đây: mực nƣớc biển dâng dẫn đến xâm nhập mặn và mất diện tích sinh sống,
canh tác; băng hà lùi về hai cực; những đợt nắng nóng kéo dài hoặc đợt nóng
hoặc lạnh kỉ lục, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến thiên nhiên bất thƣờng; suy
thoái kinh tế; xung đột và chiến tranh; mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ
sinh thái.
Trên thế giới: Những minh chứng cho các tác động của BĐKH đƣợc biểu hiện
qua hàng loạt hiện tƣợng cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây nhƣ:
+ Năm 2007 khoảng 25 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á
(gồm Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Pakistan and Bangladesh)[17].
+ Trong thập kỉ này, Các nƣớc Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán
nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nƣớc Tây
Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nƣớc biển dâng cao
cũng nhƣ những đợt băng giá mùa đông khốc liệt[20].
+ Những trận bão lớn xẩy ra tại Mỹ (Tháng 10/2012, bão Sandy đổ bộ
vào Jamaica, Cuba, Bahamas, Haiti, bờ biển phía Đông nƣớc Mỹ và Đông
Canada; bão Katrina năm 2005) , Philipin (bão Fengshen năm 2008; siêu bão
Haiyan năm 2013)... là biểu hiện của tai biến thiên nhiên bất thƣờng.
+ Những dữ liệu thu đƣợc qua vệ tinh từng năm cho thấy số lƣợng các trận bão
không thay đổi, nhƣng số trận bão, lốc cƣờng độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng
lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dƣơng, Ân Độ Dƣơng, bắc Đại Tây
Dƣơng.

12



+ Các đợt nắng nóng kỉ lục nhƣ: Đợt nắng nóng ở Chicago vào năm 1995 khiến
739 ngƣời thiệt mạng[26]; Năm 2003, Châu Âu chứng kiến đợt nóng bất thƣờng
và Pháp là quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề nhất, 70.000 ngƣời dân Châu Âu đã
không qua khỏi mùa hè năm ấy [27]; Đợt nắng nóng 2010 đƣợc coi là đợt nóng
nhất tại Nga trong vòng 130 năm, Hơn 50.000 ngƣời chết vì các bệnh đƣờng hô
hấp và stress nhiệt trong thời gian đó [1]; Năm 2013, Trung Quốc phải hứng
chịu tháng Tám nắng nóng nhất trong vòng hơn 50 năm qua (Theo CMA); Ngày
02/6/2015: Bộ trƣởng Bộ Khoa học Trái đất của Ấn Độ đã đổ lỗi cho biến đổi
khí hậu là nguyên nhân gây nên một đợt nắng nóng đã giết chết 2.500 ngƣời
nƣớc này[29].
+ Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ ngƣời rơi
vào cảnh thiếu lƣơng thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Việt Nam là một trong năm nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của sự BĐKH
và dâng cao của nƣớc biển[15]. Nằm trong khu vực “ổ bão” Tây Bắc- Thái
Bình Dƣơng của thế giới, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc
chịu nhiều thiệt hại và dễ bị tổn thƣơng nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu.
Nằm ở hạ lƣu hai con sông quốc tế lớn là sông Hồng và sông Mê Kông,
nguồn tài nguyên nƣớc của Việt Nam chịu tác động không hề nhỏ từ BĐKH.
Theo tính toán của các nhà khoa học, đến năm 2070, các biến đổi về dòng chảy
năm và dòng chảy kiệt đều có giá trị âm nhiều hơn, trong khi đó dòng chảy lũ lại
có xu thế dƣơng nhiều hơn]. Điều này cho thấy lƣợng nƣớc sạch, nƣớc ngọt có
thể sử dụng đang ngày càng giảm do sự suy giảm dòng chảy của các con song
lớn và nguy cơ lũ lụt lại gia tăng. Không những thế, ở hạ lƣu các con sông này,
tài nguyên nƣớc còn có nguy cơ bị đe dọa do xâm nhập mặn gây ra.
BĐKH còn tác động trực tiếp tới nền nông nghiệp nƣớc ta. Do sự nóng lên
trên toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và cây
trồng á nhiệt đới thu hẹp[10]. Ngoài ra, BĐKH còn có khả năng gây ra các thiên
tai liên quan đến nhiệt độ và lƣợng mƣa nhƣ thời tiết khô nóng, hạn hán, ngập
úng làm sâu bệnh xuất hiện với tần suất cao hơn và bất thƣờng hơn. Chƣa kể đến

13


các đợt hạn hán, lũ lụt hay các đợt rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo dài đều gây
ảnh hƣởng tới cây trồng nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Năm 2015, tỉnh Ninh Thuận phải đối mặt với đợt hạn hán gay gắt nhất trong
10 năm trở lại đây. Từ vụ hè thu 2014 đến tháng 6/2015, hầu nhƣ không có mƣa,
dòng chảy trên các sông, suối đã cạn kiệt. Hơn 10.000 ha đất không thể gieo cấy
đƣợc vì không có nƣớc. Hạn hán kéo dài gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống
của nhân dân, đã có trên 50.000 ngƣời dân bị thiếu đói, thiếu nƣớc uống. Hoa
màu bị thiệt hại nặng nề, trong khi đó, hạn hán kéo dài ảnh hƣởng trực tiếp đến
hàng chục ngàn đàn gia súc thiếu nƣớc uống, gần 500 con bị chết do suy kiệt
(theo VTV New).
Ngoài ra, diện tích đồng bằng ở nƣớc ta đang đứng trƣớc đe dọa bị giảm
mạnh do nƣớc biển dâng. Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp,
trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nƣớc biển có thể dâng thêm
28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nƣớc biển dâng thêm từ 65 đến 100cm
so với thời kỳ 1980 – 1999[2]. Nếu nƣớc biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn
km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hằng năm, trong đó có 90% diện
tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập hầu nhƣ toàn bộ [3].
Không dừng lại ở đó, BĐKH còn tác động tới mọi mặt của nền kinh tế cũng
nhƣ xã hội nƣớc ta nhƣ nông - lâm - ngƣ nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải
và kể cả sức khỏe con ngƣời. Những đối tƣợng nhạy cảm có khả năng chống
chịu thấp nhƣ ngƣời già, trẻ em, ngƣời mắc bệnh tim mạch, huyết áp,… là
những đối tƣợng có nguy cơ phải gánh chịu ảnh hƣởng của BĐKH trƣớc tiên.
Tình trạng nóng lên và các đợt nắng nóng kéo dài hay rét đậm, rét hại kỉ lục làm
cho các mùa trong năm có sự biến động lớn về nhiệt độ, kéo theo nhịp sinh học
của con ngƣời thay đổi. Một số bệnh nhiệt đới nhƣ: sốt rét, sốt xuất huyết,…
một số loại côn trùng trung gian, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh có thể sinh sôi
và phát triển mạnh làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh và phát triển thành

dịch.
14


1.2 Tổng quan về GDMT và lồng ghép BĐKH
1.2.1 Tổng quan về GDMT
- Trên thế giới
Vào năm 1970, hiệp hội quốc tế về bảo vệ tự nhiên (IUCN) đã đƣa ra định
nghĩa: “GDMT là quá trình nhận biết các giá trị và làm sáng tỏ các khái niệm
nhằm phát triển các kĩ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá đƣợc sự
quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời, nền văn hóa, và thế giới vật chất bao quanh;
GDMT đồng thời cũng thực hiện quá trình đƣa ra nội bộ những quy tắc ứng xử
với những vấn đề liên quan tới đặc tính môi trƣờng”[27].
Tại hội nghị liên Chính Phủ về GDMT (năm 1977 tại Grudia) UNESCO đã
đƣa ra định nghĩa: “GDMT là một quá trình tạo dựng cho con ngƣời những nhận
thức và mối quan tâm đối với các vấn đề môi trƣờng, sao cho mỗi ngƣời đều có
đủ trình độ kiến thức, thái độ, kiến thức, kĩ năng để có thể phát triển trong tƣơng
lai”[27].
Trong giai đoạn hiện nay, GDMT đƣợc xem nhƣ một trong những nội dung
quan trọng của ngành giáo dục nƣớc ta. Các cấp học, bậc học và từng trƣờng học
cụ thể đều đã đƣợc phổ biến và triển khai chƣơng trình GDMT trong cả hoạt
động chính khóa cũng nhƣ ngoại khóa. Trải qua một quá trình, đến nay, mỗi
ngành học, cấp học nói chung và trƣờng học nói riêng lại có những chƣơng
trình GDMT riêng, phù hợp với đặc điểm và trình độ của đối tƣợng tiếp nhận.
Hình thức giáo dục cũng rất phong phú. Trong tình hình hiện nay, nhắc đến vấn
đề môi trƣờng, không thể không nói đến biến đổi khí hậu - một vấn đề môi
trƣờng toàn cầu lớn nhất ảnh hƣởng đến cuộc sống của toàn nhân loại . Việc
lồng ghép BĐKH vào các chƣơng trình giáo dục đã trở thành một trong những
mục tiêu cụ thể và là khía cạnh không thể thiếu của GDMT.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, GDMT đã đƣợc đƣa vào hệ thống

giáo dục của nhiều nƣớc: Liên Xô, Trung Quốc, Bỉ, Phần Lan, Đức, Nhật,
Mexixo, Mỹ … cho tới nay ở nhiều nƣớc, GDMT đã đƣợc đƣa vào giảng dạy
15


nhƣ một môn học chính khóa, cũng nhiều nơi đƣa vào nhƣ một môn học tự
chọn, nhều nơi vẫn đƣa vào theo kiểu tích hợp và lồng ghép trong các môn học
truyền thống về tự nhiên, xã hội.
+ Ở Đức, chƣơng trình “Tìm hiểu đất nƣớc” ở bậc tiểu học là chƣơng trình
GDMT riêng cho cấp học này. Còn cấp trung học các chƣơng trình GDMT đƣợc
lồng ghép vào các môn Sinh học, Địa lí.
+ Ở Bungari, chƣơng trình khoa học ở cấp 1 và môn Sinh học ở cấp 2 và 3
theo tƣ tƣởng chủ đạo: “Con ngƣời và Môi trƣờng”. Trong chƣơng trình cấp 1
có hẳn một môn riêng biệt là “Kiến thức về môi trƣờng”, cung cấp cho HS nội
dung đơn giản nhƣng rất cơ bản về môi trƣờng xung quanh. Chƣơng trình cấp 2
biên soạn theo quan điểm “Tìm hiểu môi trƣờng từ gần tới xa” nhƣ môi trƣờng
thôn xóm, môi trƣờng rừng, sinh vật đồng ruộng...
+ Tại Nhật, trọng tâm của chƣơng trình GDMT là chống ô nhiễm, bảo vệ sức
khỏe. Các nội dung này cũng đƣợc lồng ghép trong các môn học, đặc biệt là
Sinh học và Địa lí.
+ Ở Indonesia, các học viện đã thiết lập ccá trung tâm nghiên cứu về môi
trƣờng. Đây là nơi cung cấp các chuyên gia cho việc nghiên cứu, đào tạo cho
các tổ chức khác có liên quan tới khoa học môi trƣờng ở các cấp quốc gia và khu
vực. Tuy nhiên, tại các vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí có hiểu biết về môi
trƣờng hay GDMT còn thấp.
+ Ở Malaysia, các trƣờng đại học đã tạo mối liên kết với các học viện trong
và ngoài nƣớc để đào tạo các chuyên gia về GDMT.
+ Tại Singapore, các chƣơng trình giảng dạy môi trƣờng đƣợc tiến hành rất
tốt tại các trƣờng. Việc giáo dục về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng đƣợc các
quy định về pháp luật đi kèm. Các trƣờng xây dựng những dự án nhƣ: “Dự án

thành phố sạch và xanh”; “Nguồn gốc của ô nhiễm không khí và sự kiểm soát
nó”; “Quản lí chất thải nguy hiểm”...

16


×