Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Xây dựng đường cacbon cơ sở cho thảm thực vật cây bụi tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH THỊ HƢƠNG

XÂY DỰNG ĐƢỜNG CACBON CƠ SỞ CHO THẢM THỰC VẬT
CÂY BỤI TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thế Hƣng

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH THỊ HƢƠNG

XÂY DỰNG ĐƢỜNG CACBON CƠ SỞ CHO THẢM THỰC VẬT
CÂY BỤI TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thế Hƣng

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thế Hƣng, không sao chép các công trình
nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất
kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn
đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Đinh Thị Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thế Hƣng, ngƣời đã hết
lòng hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp tại bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển
bền vững, trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện trong công việc để tôi an tâm hoàn thành khóa học của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Trần Văn Tuyên đã giúp đỡ nhiệt tình
tôi trong quá trình thu thập số liệu, cùng gia đình, ngƣời thân luôn bên cạnh động viên,
khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.
Hà nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận án


Đinh Thị Hƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................... v
1. Mở đầu .............................................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 2
3. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 2
Chƣơng 1 .............................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................... 3

1.2

NGHIÊN CỨU VỀ SINH KHỐI THỰC VẬT .......................................................... 3

1.3

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CÁC BON CỦA THẢM

THỰC VẬT .......................................................................................................................... 8
1.4

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY CÁC BON THẢM

THỰC VẬT CÂY BỤI ...................................................................................................... 15

Chƣơng 2 ............................................................................................................................ 18
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ................................... 18
2.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 18
2.4 NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA ĐỐI TƢỢNG
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 18
2.4.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 18
2.4.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 19
2.5 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SINH KẾ VÙNG NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................................ 21
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 21
2.5.2 Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................. 25


2.6 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ MINH AN VÀ XÃ SƠN THỊNH ĐẾN CÔNG
TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN THẢM THỰC VẬT ...................................................... 29
2.6.1 Thuận lợi.................................................................................................................... 29
2.6.2 Khó khăn.................................................................................................................... 29
Chƣơng 3 ............................................................................................................................ 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 30
3.1 THẢM THỰC VẬT CÂY BỤI CÓ NGUỒN GỐC SAU CANH TÁC NƢƠNG RẪY
Ở XÃ MINH AN ................................................................................................................ 30
3.1.1 Cấu trúc của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nƣơng rẫy ở xã Minh
An ....................................................................................................................................... 30
3.1.2 Sinh khối tƣơi của thảm cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nƣơng rẫy ở xã Minh An
............................................................................................................................................ 31
3.1.3 Sinh khối khô của thảm cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nƣơng rẫy ở xã Minh An
............................................................................................................................................ 41
3.1.4 Trữ lƣợng các bon tích lũy trong thảm cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nƣơng rẫy

ở xã Minh An ...................................................................................................................... 51
3.1.5 Định lƣợng sự giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo sinh khối của thảm thực vật
cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nƣơng rẫy ở xã Minh An ............................................ 53
3.1.6 Xây dựng đƣờng các bon cơ sở cho thảm cây bụi có nguồn gốc sau canh tác nƣơng
rẫy ở xã Minh An ................................................................................................................ 55
3.2 THẢM THỰC VẬT CÂY BỤI CÓ NGUỒN GÓC SAU KHAI THÁC Ở XÃ SƠN
THỊNH ................................................................................................................................ 57
3.2.1 Cấu trúc của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác ở xã Sơn Thịnh ..... 57
3.2.2 Sinh khối tƣơi của thảm cây bụi có nguồn gốc sau khai thác ở xã Sơn Thịnh ......... 58
3.2.3 Sinh khối khô của thảm cây bụi có nguồn gốc sau khai thác qua các năm ở Sơn
Thịnh ................................................................................................................................... 66
3.2.4 Lƣợng các bon trong thảm cây bụi có nguồn gốc sau khai thác ở Sơn Thịnh .......... 76
3.2.5 Định lƣợng sự giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo sinh khối của thảm cây bụi có
nguồn gốc sau khai thác ở xã Sơn Thịnh............................................................................ 78


3.2.6 Xây dựng đƣờng các bon cơ sở cho thảm cây bụi có nguồn gốc sau khai thác ở xã
Sơn Thịnh ........................................................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 86


DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt
BĐKH

Biến đổi khí hậu (Climate Change )


KNK

Khí nhà kính (Greenhouse Gases)

Bộ NN &PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Trữ lượng các bon (tấn/ha) của các kiểu thảm thực vật............................ 9
Bảng 1.2. Lượng các bon hấp thụ của các trạng thái rừng ở Tây Nguyên .............. 16
Bảng 2.1. Diện tích các loại đất chuyên dụng của xã Sơn Thịnh ............................ 24
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số giống cây trồng chính của xã Sơn
Thịnh giai đoạn 2011 – 2014 ................................................................................... 26
Bảng 2.3. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã Sơn Thịnh giai đoạn ........ 27
2011 – 2014 (Đơn vị: con) ....................................................................................... 27
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số giống cây trồng chính của xã
Minh An tính đến năm 2015 ..................................................................................... 28
Bảng 2.5. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã Minh An tính đến năm 2015
.................................................................................................................................. 28
Bảng 3.1. Sinh khối tươi của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc sau
canh tác nương rẫy 2 năm ở xã Minh An ................................................................. 32

Bảng 3.2 Sinh khối tươi (tấn/ha) của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc
sau canh tác nương rẫy 3 năm ở xã Minh An .......................................................... 34
Bảng 3.3. Sinh khối tươi (tấn/ha) của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc
sau canh tác nương rẫy 4 năm ở xã Minh An .......................................................... 36
Bảng 3.4. Sinh khối tươi của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc sau
canh tác nương rẫy 5 năm ở xã Minh An ................................................................. 38
Bảng 3.5. Sự biến động về sinh khối tươi (tấn/ha) của thảm thực vật cây bụi theo
thời gian bỏ hóa nương rẫy ở xã Minh An ............................................................... 40
Bảng 3.6. Sinh khối khô của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc sau canh
tác nương rẫy 2 năm ở xã Minh An .......................................................................... 42
Bảng 3.7. Sinh khối khô (tấn/ha) của các loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc sau
canh tác nương rẫy 3 năm ở xã Minh An ................................................................. 44
ii


Bảng 3.8. Sinh khối khô (tấn/ha) của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc
sau canh tác nương rẫy 4 năm ở xã Minh An .......................................................... 46
Bảng 3.9. Sinh khối khô (tấn/ha) của các loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc sau
canh tác nương rẫy 5 năm ở xã Minh An ................................................................. 48
Bảng 3.10. Biến động sinh khối khô (tấn/ha) của thảm thực vật cây bụi theo thời
gian bỏ hóa nương rẫy ở xã Minh An ...................................................................... 50
Bảng 3.11. Lượng các bon trong sinh khối thảm cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy ở xã Minh An........................................................................................... 51
Bảng 3.12. Tỷ lệ lượng các bon trong sinh khối thảm cây bụi có nguồn gốc sau
canh tác nương rẫy ở xã Minh An (%) ..................................................................... 52
Bảng 3.13. Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo sinh khối của thảm cây
bụi có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở xã Minh An ........................................ 53
Bảng 3.14. Tỷ lệ lượng giảm phát thải CO2 do tích lũy chất hữu cơ trong sinh khối
của thảm cây bụi bỏ hóa nương rẫy ở xã Minh An (%) ........................................... 54
Bảng 3.15. Cơ sở dữ liệu xây dựng đường các bon cơ sở cho thảm thực vật cây bụi

có nguồn gốc sau canh tác nương rẫy ở xã Minh An ............................................... 56
Bảng 3.16. Sinh khối tươi (tấn/ha) của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn
gốc sau khai thác 2 năm ở xã Sơn Thịnh ................................................................. 58
Bảng 3.17. Sinh khối tươi (tấn/ha) của một loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc
sau khai thác 3 năm ở xã Sơn Thịnh ........................................................................ 60
Bảng 3.18. Sinh khối tươi (tấn/ha) của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn
gốc sau khai thác 4 năm ở xã Sơn Thịnh ................................................................. 62
Bảng 3.19. Sinh khối tươi (tấn/ha) của một loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc
sau khai thác 5 năm ở xã Sơn Thịnh ........................................................................ 64
Bảng 3.20. Biến động sinh khối tươi (tấn/ha ) của thảm thực vật cây bụi sau khai
thác qua các năm ở xã Sơn Thịnh ............................................................................ 66

iii


Bảng 3.21. Sinh khối khô (tấn/ha) của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn
gốc sau khai thác 2 năm ở xã Sơn Thịnh ................................................................. 67
Bảng 3.22. Sinh khối khô (tấn/ha) của các loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc
sau khai thác 3 năm ở xã Sơn Thịnh ........................................................................ 69
Bảng 3.23. Sinh khối khô (tấn/ha) của một số loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn
gốc sau khai thác 4 năm ở xã Sơn Thịnh ................................................................. 71
Bảng 3.24. Sinh khối khô (tấn/ha) của các loài ưu thế thảm cây bụi có nguồn gốc
sau khai thác 5 năm ở xã Sơn Thịnh ........................................................................ 73
Bảng 3.25. Biến động sinh khối khô (tấn/ha) của thảm thực vật cây bụi theo thời
gian bỏ hóa khai thác tại xã Sơn Thịnh.................................................................... 75
Bảng 3.26. Lượng các bon trong sinh khối thảm cây bụi có nguồn gốc sau khai thác
ở xã Sơn Thịnh .......................................................................................................... 76
Bảng 3.27. Tỷ lệ lượng các bon trong sinh khối thảm cây bụi có nguồn gốc sau khai
thác ở xã Sơn Thịnh (%) ........................................................................................... 77
Bảng 3.28. Lượng giảm phát thải CO2 (tấn/ha) trong quá trình tạox sinh khối của

thảm cây bụi có nguồn gốc sau khai thác ở xã Sơn Thịnh ....................................... 78
Bảng 3.29. Tỷ lệ lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo sinh khối của thảm
thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác theo thời gian ở xã Sơn Thịnh (%) ... 79
Bảng 3.30. Cơ sở dữ liệu xây dựng đường các bon cơ sở cho thảm thực vật cây bụi
phục hồi sau khai thác ở xã Sơn Thịnh .................................................................... 81

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Lượng các bon tích lũy (tỷ tấn) theo các kiểu rừng ............................................. 9
Hình 3.1. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy 2 năm ở xã Minh An .......................................................................................... 33
Hình 3.2. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy 3 năm ở xã Minh An .......................................................................................... 35
Hình 3.3. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy 4 năm ở xã Minh An .......................................................................................... 37
Hình 3.4. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy 5 năm ở xã Minh An .......................................................................................... 39
Hình 3.5. Sự biến động về sinh khối tươi (tấn/ha) của thảm cây bụi theo thời gian bỏ hóa
nương rẫy ở xã Minh An ..................................................................................................... 40
Hình 3.6. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy 2 năm ở xã Minh An .......................................................................................... 43
Hình 3.7. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau nương rẫy 3
năm ở xã Minh An ............................................................................................................. 45
Hình 3.8. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy 4 năm ở xã Minh An .......................................................................................... 47
Hình 3.9. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau canh tác
nương rẫy 5 năm ở xã Minh An .......................................................................................... 49
Hình 3.10. Biến động sinh khối khô (tấn/ha) của thảm thực vật cây bụi theo thời gian bỏ

hóa nương rẫy ở xã Minh An .............................................................................................. 50
Hình 3.11: Lượng các bon tích lũy trong sinh khối thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc
sau canh tác nương rẫy theo thời gian ở xã Minh An ........................................................ 51
Hình 3.12: Lượng giảm phát thải CO2 trong quá trình tạo sinh khối của thảm cây bụi có
nguồn gốc sau canh tác nương rẫy theo thời gian ở Minh An ........................................... 54

v


Hình 3.13: Biến động lượng các bon được tích lũy trong thảm thực vật cây bụi sau nương
rẫy theo số năm bỏ hóa ...................................................................................................... 55
Hình 3.14. Đường các bon cơ sở cho thảm thực vật phục hồi sau canh tác nương rẫy ở xã
Minh An .............................................................................................................................. 56
Hình 3.15. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác
2 năm ở xã Sơn Thịnh ......................................................................................................... 59
Hình 3.16. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác3
năm ở xã Sơn Thịnh ............................................................................................................ 60
Hình 3.17. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác
4 năm ở Sơn Thịnh .............................................................................................................. 63
Hình 3.18. Cấu trúc sinh khối tươi của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác
5 năm ở Sơn Thịnh .............................................................................................................. 65
Hình 3.19. Biến động sinh khối tươi (tấn/ha) của thảm cây bụi theo thời gian bỏ hóa khai
thác ở xã Sơn Thịnh ............................................................................................................ 66
Hình 3.20. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác
2 năm ở xã Sơn Thịnh ......................................................................................................... 68
Hình 3.21. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác
3 năm ở xã Sơn Thịnh ......................................................................................................... 70
Hình 3.22. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác
4 năm xã ở xã Sơn Thịnh .................................................................................................... 70
Hình 3.23. Cấu trúc sinh khối khô của thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc sau khai thác

5 năm ở xã Sơn Thịnh ....................................................................................................... 742
Hình 3.24. Biến động sinh khối khô (tấn/ha) của thảm thực vật cây bụi theo thời gian bỏ
hóa khai thác ở xã Sơn Thịnh ............................................. Error! Bookmark not defined.3
Hình 3.25 : Lượng các bon tích lũy trong sinh khối cây bụi sau khai thác qua các năm ở
xã Sơn Thịnh ....................................................................................................................... 76

vi


Hình 3.26: Lượng giảm phát thải CO2 trong tạo thành sinh khối của thảm cây bụi có
nguồn gốc sau canh tác nương rẫy theo thời gian ở xã Minh An ...................................... 79
Hình 3.27. Biến động lượng các bon được tích lũy trong thảm cây bụi có nguồn gốc sau
khai thác ở xã Sơn Thịnh .................................................................................................... 80
Hình 3.28. Đường các bon cơ sở cho thảm thực vật phục hồi sau khai thác ở xã Sơn Thịnh
............................................................................................................................................ 79

vii


1. MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với khí hậu và địa hình đa dạng đã
tạo nên rất nhiều kiểu hệ sinh thái rừng phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
(khai thác quá mức tài nguyên rừng, canh tác nƣơng rẫy, chăn thả gia súc, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất lâm nghiệp…) diện tích rừng Việt Nam liên tục giảm từ 14 triệu ha
chiếm 42% diện tích tự nhiên năm 1945 xuống 29% diện tích tự nhiên năm 1975 đến năm
1985 còn 7,8 triệu ha (23,F6%) đến năm 1989 chỉ còn 6,5 triệu ha (19,7%) [Viện Điều tra
qui hoạch rừng Việt Nam, 1989]. Đến đầu những năm 1990, do Nhà nƣớc liên tục có
những chính sách bảo vệ, thúc đẩy trồng mới rừng, nên diện tích rừng trồng mới đã tăng
nhanh chóng, đến năm 2014 tổng diện tích rừng đã tăng lên gần 14 triệu ha chiếm 40%
diện tích tự nhiên [theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc tính đến 31/12/2013 của bộ

NN &PTNT]. Tuy diện tích rừng tăng nhƣng chất lƣợng rừng và tính đa dạng rừng tự
nhiên tiếp tục bị suy giảm (có tới 80% rừng tự nhiên là rừng nghèo, rừng trồng chiếm tỷ
lệ lớn nhƣng đa phần là rừng gỗ nhỏ).
Bên cạnh đó, Việt Nam đƣợc đánh giá một trong năm quốc gia chịu tác động nặng
nề của biến đổi khí hậu (IPCC,2007). Trong đó ngành Lâm nghiệp đang phải đối mặt với
nhiều thách thức khó khăn nhất. Dƣới tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình
toàn cầu tăng, nƣớc biển dâng, biến động lƣợng mƣa và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
thì các hệ sinh thái rừng là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất về mặt thành phần loài, cấu
trúc, chất lƣợng rừng…Rừng không những là bể chứa các bon, góp phần giảm phát thải
CO2 mà rừng còn cung cấp các dịch vụ sinh thái, là nguồn sinh kế nuôi sống con ngƣời,
do đó tác động biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng ảnh hƣởng ở quy mô và mức độ
càng trầm trọng và rộng lớn hơn. Do tác động nhiều mặt ở Việt Nam nói chung và ở các
tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, thảm thực vật rừng đã bị diễn thế trở thành nhiều kiểu
thảm thực vật thoái hóa (thảm thực vật cây bụi, thảm cỏ…). Các thảm thực vật thoái hóa
này đã đƣợc con ngƣời sử dụng với nhiều phƣơng thức (phòng hộ rừng, trồng cây lâm
nghiệp, trồng cây lƣơng thực…). Đứng trƣớc những vấn đề nghiêm trọng đó, thì việc xây
dựng đƣờng các bon cơ sở của một số thảm thực vật dựa trên nghiên cứu khả năng tích
luỹ các bon đã đƣợc thúc đẩy thực hiên trong những năm gần đây.
1


Văn Chấn là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái có 62.647 ha diện tích rừng, độ che
phủ toàn huyện 52%, rừng tự nhiên đóng vai trò là rừng phòng hộ, là lá chắn xanh giảm
nhẹ tác động của mƣa lũ cho khu vực Yên Bái. Trong quá trình du canh, du cƣ của các
đồng bào dân tộc thiểu số, địa phƣơng tồn tại nhiều thảm thực vật cây bụi, đƣợc sử dụng
với nhiều phƣơng thức khác nhau. Tuy thảm thực vật cây bụi có giá trị kinh tế thấp nhƣng
đóng vai trò quan trọng trong các dự án giảm thiểu khí thải và mất rừng, cải thiện tình
trạng hoang hóa, bạc màu tại địa phƣơng. Đƣờng các bon cơ sở là tiêu chí quan trọng giúp
xác định có nên triển khai các dự án trồng rừng/tái trồng rừng hoặc bảo tồn và phát triển
thảm thực vật tự nhiên.

Xã Sơn Thịnh và xã Minh An là hai xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm
gần khu vực gần khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, tỉnh Lai Châu, và rừng Quốc gia Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ, trong vài thập kỷ gần đây đã diễn ra quá trình chặt phá rừng trái phép
với quy mô lớn, cùng với quá trình du canh du cƣ của các đồng bào dân tộc thiểu số đã
làm các thảm thực vật diễn thế, thoái hóa thành thảm cây bụi. Trƣớc nhu cầu khoa học và
điều kiện thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng đường các bon cơ sở cho thảm
thực vật cây bụi tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu chung: xây dựng đƣờng các bon cơ sở cho thảm thực cây bụi trên địa
bàn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng thảm
thực vật cây bụi một cách hiệu quả.
 Mục tiêu cụ thể:
- Xác định đƣợc cấu trúc sinh khối và khả năng tích lũy các bon của thảm cây bụi
tại huyện Văn Chấn tỉnh Yến Bái.
- Xây dựng đƣợc các phƣơng trình tƣơng quan để xác định nhanh sinh khối và
khả năng tích lũy các bon của các thảm thực vật cây bụi có nguồn gốc và thời
gian phục hồi khác nhau.
3. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đƣa ra những dẫn liệu khoa học giúp cho việc hoạch định chính sách tại vùng
nghiên cứu về phƣơng thức sử dụng thảm thực vật cây bụi.
2


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
a. Thảm thực vật
Khái niệm thảm thực vật (Vegetation) đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc
đƣa ra từ rất sớm. Theo J.Schumithusen (1959), thảm thực vật là lớp thực bì của Trái Đất

và các bộ phận cấu thành khác của nó. Trần Đình Lý (1998) định nghĩa thảm thực vật là
toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn
bộ bề mặt Trái Đất. Khái niệm thảm thực vật chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi kèm theo
đối tƣợng cụ thể nhƣ: thảm thực vật rừng ngập mặn, thảm thực vật cây bụi …
b. Sinh khối
Sinh khối (Biomass) là khái niệm gọi chung cho các nguồn nguyên liệu bắt nguồn
từ thực vật và cả động vật có thể chuyển đổi thành năng lƣợng, là chất hữu cơ dƣới dạng
gỗ, lá, cỏ, hạt giống và tất cả các hình thức khác mà thực vật và động vật sống hoặt chết
và bộ phận của chúng. Thực chất sinh khối là vật liệu sinh học xây dựng nên cơ thể chủ
yếu là thực vật và động vật. Sinh khối đƣợc tính bằng tổng số lƣợng sinh khối động vật
(Zoomass) và sinh khối thực vật (Phytomass).
c. Tích luỹ các bon
Trong quá trình quang hợp, thực vật (lá) hấp thụ ánh sáng mặt trời tạo ra
cacbonhidrat và oxy từ cacbonic và nƣớc, đồng thơi tích luỹ sinh khối dƣới dạng hợp chất
hữu cơ của nguyên tố các bon.
Phƣơng trình tổng quát:
6CO2 + 12H2O ==> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
d. Đƣờng các bon cơ sở
Đƣờng các bon cơ sở đƣợc xây dựng theo phƣơng trình hồi quy tuyến tính một lớp,
biểu thị mối quan hệ giữa lƣợng các bon tích luỹ theo thời gian của thảm thực vật trên
một đơn vị diện tích.
1.2 NGHIÊN CỨU VỀ SINH KHỐI THỰC VẬT
a. Trên thế giới
3


Từ thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã bƣớc đầu có những nghiên cứu về sinh khối
thực vật từ quá trình quang hợp, nƣớc, không khí, ánh sáng mặt trời, nhƣng vẫn còn ở
mức sơ khai… Sang thế kỷ XX, các nghiên cứu đƣợc thực hiên rộng rãi và có chiều sâu,
rất nhiều thành tựu khoa học trong nghiên cứu sinh khối thực vật đã đƣợc công bố.

Châu Á là khu vực có diện tích rừng lớn, chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới, đây
là khu vực nghiên cứu lý tƣởng cho sinh khối và trữ lƣợng các bon. Dựa vào công nghệ
tiên tiến GIS, Brown và cộng sự (1980) (dẫn theo Brown, S - 1997) đã dự tính tổng lƣợng
các bon rừng nhiệt đới Châu Á khoảng 42- 43 tỷ tấn, trong đó lƣợng các bon trung bình
trong phần sinh khối và lớp đất mặt với độ sâu 1m lần lƣợt là 144 tấn/ha và 148 tấn/ha.
Tuy nhiên, Paml.C.A và cộng sự (1986) cho rằng rừng nhiệt đới Châu Á có lƣợng các bon
trung bình trong sinh khối phần trên mặt đất là 185 tấn/ha và biến động từ 25-300 tấn/ha
(dẫn theo Phạm Xuân Hoàn – 2005).
Brown (1997) khi tiến hành nghiên cứu sinh khối của rừng nhiệt đới Đông Nam Á
đã chỉ ra rằng, con ngƣời là chủ thể tác động chủ yếu đến sự thay đổi lƣợng sinh khối trên
mặt đất. Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả đã kết luận: lƣợng sinh khối trên mặt
đất trƣớc và sau khi có tác động của con ngƣời là rất khác nhau lần lƣợt đạt 50-430 tấn/ha
và 350-400 tấn/ha.
Tại Thái Lan, Christensen (1997), Akira và cs (2007) đã lần lƣợt lựa chọn rừng
Đƣớc ngập mặn và Dà vôi làm đối tƣợng nghiên cứu tính toán sinh khối. Kết quả tính
toán với rừng Đƣớc 15 tuổi có tổng lƣợng sinh khối trên mặt đất là 159 tấn sinh khối
khô/ha, tổng năng suất sinh khối khô là 27 tấn/ha/năm. Rừng Dà vôi ƣớc tính có tổng sinh
khối là 137,5 tấn/ha, trong đó sinh khối thân, lá, rễ, phần dƣới mặt đất lần lƣợt đạt 53,35
tấn/ha, 13,29 tấn/ha, 1,99 tấn/ha và 87,51 tấn/ha.
Khi nghiên cứu cây Bambusa bambos (L.) Voss tại Thrissur, Kerala, Nam Ấn Độ,
Kumar B. M, Rajesh G và Sudheesh K. G (2005) đã tính toán đƣợc sinh khối trên mặt đất
trung bình là 2.417 kg/bụi và trung bình mỗi ha là 241,7 tấn/ha. Thân tƣơi tích lũy sinh
khối cao nhất khoảng 82%, gai và lá 13%, thân cây chết sinh khối chiếm khoảng 5%.
Trên thế giới, có rất nhiều phƣơng pháp xác định sinh khối thực vật, việc lựa chọn
phƣơng pháp hợp lý sẽ quyết định đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu.

4


Việc sử dụng phương pháp viễn thám để đánh giá sinh khối nhƣ trong nghiên cứu

của P.S.Roy, K.G.Kamat (1956), Brown và cộng sự (1980) (Lý Thu Quỳnh, 2007) có
nhiều ƣu điểm nổi trội (có thể áp dụng trên quy mô lớn, phạm vi quốc gia), thì phƣơng
pháp này lại xuất hiện một số nhƣợc điểm (đối với các dự án có quy mô nhỏ thì việc áp
dụng phƣơng pháp này không thích hợp vì sai số lớn, do phƣơng pháp sử dụng máy móc
công nghệ hiện đại nên dẫn tới chi phí giá thành cao, nhân lực làm việc phải có trình độ
chuyên môn đƣợc đào tạo tốt...).
Phương pháp dioxit các bon: sử dụng nhằm xác đinh sinh khối thông qua xác định
tốc độ đồng hoá các bon dioxit.
Phương pháp “Chlorophyll” cũng là một trong các phƣơng pháp xác định sinh
khối thực vật đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn, phƣơng pháp này thực hiện bằng cách
thông qua tính toán hàm lƣợng Chlorophyll trên một đơn vị diện tích mặt đất để tính toán
lƣợng sinh khối.
Phương pháp oxygen: phƣơng pháp dựa vào phƣơng trình quang hợp cơ bản 6 CO2
+ 12 H2O ==> C6H12O6+6O2 + 6 H2O để tính toán lƣợng oxy tạo ra trong quá trình quang
hợp của thực vật màu xanh và xác định đƣợc sinh khối rừng.
Phương pháp “cây mẫu” đƣợc Newboud P.J (1967) công bố nhằm nghiên cứu
sinh khối của quần xã từ các ÔTC, đây là một trong phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi
hiện nay.
Phương pháp dựa vào các hàm toàn học về mối liên hệ giữa sinh khối với một số
chỉ tiêu sinh trƣởng của cây nhƣ chiều cao cây, đƣờng kính ngang ngực... hoặc từng bộ
phận cây (Whitaker, 1968). Phƣơng pháp có ƣu điểm tính toán nhanh, đơn giản, chi phí rẻ,
tuy nhiên tồn tại nhƣợc điểm là không xác định chính xác sinh khối dƣới mặt đất nên chỉ
áp dụng cho việc xác định sinh khối phần trên mặt đất. Do đó, đối với việc xác định sinh
khối dƣới mặt đất một số nhà nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu rễ.
Có nhiều phƣơng pháp xác định sinh khối của thảm thực vật cây bụi, cây dƣới tán
rừng nhƣ phƣơng pháp chặt hạ toàn bộ cây, phƣơng pháp kẻ theo đƣờng, phƣơng pháp
mục trắc, phƣơng pháp lấy mẫu kép sử dụng tƣơng quan theo Catchpole và Wheeler
(1992) (Vũ Tấn Phƣơng, 2006).

5



Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng: trải qua thời gian phát triển, mô hình
sinh trƣởng sơ khai là những biểu đồ đơn giản nhất phát triển thành những phần mềm
máy tính phức tạp nhƣ hiện nay, nhằm xác định chính xác sinh khối thực vật. Dựa vào
những tiêu chuẩn khác nhau mà phân loại mô hình theo ba nhóm chính sau đây:
-

Mô hình thực nghiệm/thống kê (Empirical Model)

-

Mô hình động thái (Process Model)

-

Mô hình hỗn hợp (Hybrid/ Mixed model)

b. Ở Việt Nam
Các nghiên cứu sinh khối thực vật ở Việt Nam đƣợc thực hiện khá muộn so với thế
giới, tuy nhiên cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Rừng ngập mặn là một trong
những khu vực đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu nhiều nhất nhƣ các tác giả Nguyễn
Hoàng Trí (1986), Nguyễn Dƣơng Thụy (1991), Viên Ngọc Nam (1996), Nguyễn Văn Bé
(1999), Đặng Trung Tấn (2001) .... Trong đó, Nguyễn Hoàng Trí (1986) là một trong những
nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu sinh khối rừng ngập mặn tại nƣớc ta, với công
trình nghiên cứu “Sinh khối và năng suất rừng Đước” thực hiện tại rừng Đƣớc đôi vùng ven
biển ngập mặn Minh Hải, có đóng góp cơ sở khoa học của nghiên cứu sinh thái rừng ngập
mặn ở Việt Nam. Đến năm 1996, Viên Ngọc Nam (1996) tiếp tục lựa chọn rừng Đƣớc
(Rhizophora apiculata) tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh làm đối tƣợng nghiên cứu, cho
kết quả sinh khối rừng Đƣớc 4 tuổi có lƣợng tăng sinh khối thấp nhất, cây 12 tuổi cao nhất,

trung bình từ 5,93 - 12,44 tấn/ha/năm; Đƣờng kính tăng 0,46 – 0,81 cm/năm. Đặng Trung
Tấn (2001) khi thực hiện nghiên cứu “Sinh khối rừng Đước” ở Cà Mau , đã tính toán
đƣợc tổng sinh khối khô rừng Đƣớc tại đây là 327 m3/ha, sinh khối bình quân hàng năm
có mức tăng là 9500 kg/ha.
Các loại rừng trồng: Thông ba lá, Thông mã vĩ thuần loài, Thông nhựa, Keo lá
tràm, Keo tai tƣợng, Mỡ, Bạch đàn...do có nhiều ƣu điểm nhƣ có giá trị kinh tế cao, tốc
độ sinh trƣởng nhanh, thời gian thu hoạch ngắn, đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam. Do đó,
các tác giả Nguyễn Văn Dũng (2005), Võ Đại Hải (2009), Đặng Thịnh Triều (2010) lựa
chọn các loại rừng trồng này là đối tƣợng nghiên cứu sinh khối.

6


Lê Hồng Phúc (1996), trong nghiên cứu “Đánh giá sinh trƣởng, tăng trƣởng, sinh
khối và năng suất rừng Thông ba lá “Pinus keysia” tại Lâm Đồng, đã tìm ra quy luật tăng
trƣởng sinh khối, tỷ lệ sinh khối tƣơi, tổng sinh khối các thể ... của quần thể này.
Đặc biệt, trong giai đoạn I của Nghị Định Thƣ Kyoto 2008 – 2012, các dự án Cơ
chế phát triển sạch đƣợc đặc biệt chú ý, thì các nghiên cứu về sinh khối rừng là cơ sở
khoa học cho xác định khả năng hấp thụ cacbonic của thực vật càng đƣợc các nhà khoa
học quan tâm. Đặng Thịnh Triều (2010) chọn phần tầng cây cao, vật rơi rụng tầng cây bụi
cộng thảm tƣơi của rừng trồng Thông mã vĩ từ 1-9 tuổi và Thông nhựa ở các độ tuổi khác
nhau để tiến hành nghiên cứu khả năng cố định các bon của các loại cây này. Nghiên cứu
thu đƣợc kết quả lƣợng các bon tích lũy của rừng trồng Thông mã vĩ và rừng trồng
Thông nhựa lần lƣợt đạt 33,32 - 178,68 tấn/ha và 51,97-170,87 tấn/ha. Nguyễn Văn Dũng
(2005), nghiên cứu rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài 20 tuổi và Rừng Keo lá tràm trồng
thuần loài 15 tuổi tại Núi Luốt (Hà Tây cũ), đã tính toán đƣợc tổng sinh khối tƣơi bao
gồm thân, cành, lá, rễ và vật rơi rụng là 321,7 - 495,4 tấn/ha và 251,1 - 433,7 tấn/ha tƣơng
ứng với tổng lƣợng sinh khối khô là 173,4 - 266,2 tấn/ha và 132,2 - 223,4 tấn/ha.
Võ Đại Hải (2009) khi nghiên cứu Thông mã vĩ 5-30 tuổi, Thông nhựa 5-45 tuổi,
Keo lai 1-7 tuổi, Bạch đàn Urophylla 1-7 tuổi, Mỡ 6-18 tuổi, Keo lá tràm 2-12 tuổi đã xây

dựng các phƣơng trình tƣơng quan giữa sinh khối với các nhân tố điều tra lâm phần nhƣ
chiều cao vút ngọn, đƣờng kính ngang ngực... tỷ lệ sinh khối tƣơi và sinh khối tƣơi, tỷ lệ
sinh khối trên mặt đất với dƣới mặt đất tuỳ theo cấp đất. Kết quả sinh khối thu đƣợc rừng
Thông mã vĩ đạt 37,04-179,2 tấn/ha; rừng Thông nhựa đạt 51,37-148,89 tấn/ha; rừng Keo
lai đạt 43,85-108,82 tấn/ha; rừng Bạch đàn đạt 35,5-95,64 tấn/ha; rừng Mỡ đạt 55,93112,40 tấn/ha; rừng Keo lá tràm từ 2-12 tuổi đạt 27,05-86,98 tấn/ha.
Tuy vậy, các nghiên cứu sinh khối rừng tự nhiên còn khá ít. Vũ Tấn Phƣơng (2006),
trong công trình nghiên cứu “Khả năng tích luỹ các bon theo các trạng thái rừng của
rừng tự nhiên” cho thấy: rừng giàu có tổng trữ lƣợng 694,9 - 733,9 tấn CO2/ha; rừng
trung bình 539,6 - 577,8 tấn CO2/ha; rừng nghèo 387,0 - 478,9 tấn CO2/ha; rừng phục hồi
164,9 - 330,5 tấn CO2/ha và rừng tre nứa là 116,5 - 277,1 tấn CO2/ha.
7


Võ Đại Hải và cs (2012) đã có nghiên cứu khá toàn diện về sinh khối rừng tự nhiên
lá rộng thƣờng xanh, bán thƣờng xanh và rụng lá ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, sinh khối tầng cây cao của rừng rụng lá có sự giảm dần theo cấp trữ lƣợng, trong đó
trạng thái rừng giàu có sinh khối cao nhất 192,72 tấn/ha, tiếp theo là trạng thái rừng trung
bình 123,93 tấn/ha, trạng thái rừng nghèo là 59,23 tấn/ha, thấp nhất là trạng thái rừng
chƣa có trữ lƣợng đạt 13,48 tấn/ha. Đối với rừng tự nhiên bán thƣờng xanh, nghiên cứu
sinh khối của trạng thái rừng trung bình đạt 170,43 tấn/ha thấp hơn sinh khối ở trạng thái
rừng giàu khoảng 36 tấn/ha. Sinh khối của rừng tự nhiên thƣờng xanh ở trạng thái rừng
giàu, trung bình, nghèo lần lƣợt là 312,6 tấn/ha, 251,2 tấn/ha, 136,9 tấn/ha.
1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CÁC BON CỦA THẢM
THỰC VẬT
a. Trên thế giới
Theo McKenzie N. cs (2001), trong hệ sinh thái rừng các bon thƣờng tập trung ở ba
bộ phận chính:
-

Sinh khối trong thực vật sống (thân, lá, rễ, cành),


-

Vật rơi rụng,

-

Đất rừng.

Thông qua việc tính toán sinh khối rừng sẽ xác định đƣợc lƣợng các bon trong các
bộ phận của rừng và trong cả hệ sinh thái. Theo UNEP, tổng lƣợng các bon lƣu trữ trong
thực vật thân gỗ (sinh khối tƣơi, vật rơi rụng) và trong lòng đất là 2,5 Tt, trong khí quyển
chỉ chiếm 0,8Tt
Woodwell và Pecan (1973) (Phạm Tuấn Anh, 2007). đã tiến hành nghiên cứu khả
năng tích lũy các bon của các kiểu rừng trên lục địa, trong đó rừng mƣa nhiệt đới có
lƣợng các bon tích trữ lớn nhất là khoảng 340 tỷ tấn chiếm 62% tổng lƣợng các bon ở lục
địa, đất trồng trọt thấp nhất là khoảng 7 tỷ tấn chiếm 1,3%. (Hình 1.1)

8


400
350

340

300
250
200
150

108
100

80

50
12

7

0
Rừng mưa nhiệt Rừng nhiệt đới gió Rừng thường xanh Rừng phương Bắc
đới
mùa
ôn đới

Đất trồng trọt

Hình 1.1. Lƣợng các bon tích lũy (tỷ tấn) theo các kiểu rừng
(Phạm Tuấn Anh, 2007)
Brown J và Pearce D. W (1994) đã tiến hành nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon
của rừng nhiệt đới. Nghiên cứu cho thấy, 280 tấn C/ha là tổng khối lƣợng các bon mà một
khu rừng nguyên sinh có thể hấp thụ đƣợc, và hoạt động đốt nƣơng rẫy trong canh tác sẽ
giải phóng ra 200 tấn C/ha khi so với lƣợng các bon giải phóng ra do diện tích rừng
chuyển bị chuyển thành đồng cỏ hoặc đất để sản xuất nông nghiệp thì lƣợng các bon này
lớn hơn rất nhiều. Trong khi đó, rừng trồng có khả năng hấp thụ các bon thấp hơn khoảng
115 tấn các bon và khi rừng chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp thì khối lƣợng các bon
hấp thụ này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới thƣờng tập trung vào tính toán sinh khối,
khả năng tích lũy các bon của cây sống, thảm mục, cây chết; tầng cây bụi và trong đất.

Bảng 1.1. Trữ lƣợng các bon (tấn/ha) của các kiểu thảm thực vật
TT

Kiểu thảm thực vật

1

Rừng thứ sinh

2

Rừng nhiệt đới

Địa điểm
Đông
Kalimanta
Malaysia
9

Trữ lƣợng các bon
(tấn/ha)

Nguồn

44,5

Prakoso

115


Brown




Gaston (1996)
3
4
5

Rừng thấp mƣa thƣờng
xanh
Rừng già họ Dầu
Rừng cây họ dầu đã khai
thác

237,5

Philippines

222,5

Brown (1997)

Philippines

167,5

Brown (1997)


6

Rừng đã khai thác

Indonexia

155,2

7

Rừng tự nhiên

Indonexia

254

Indonexia

254

8

Rừng kín lá rộng nhiệt
đới

9

Rừng thấp

Indonexia


120

10

Rừng ngập mặn

Indonexia

93,5

11

Rừng già thứ sinh

Indonexia

132

12

Rừng lá kim thƣờng xanh

Châu Á

183,5

13

Rừng lá kim rụng lá


Châu Á

94,5

Châu Á

116,8

14

Rừng lá rộng thƣờng
xanh

Mackinnon và

Malaysia

cs (1996)

Prasetyo và cs
(2000)
Hairiah và cs
(2001)
Lasco (2002)
Gazuglia



cs (2003)

Gazuglia



cs (2003)
Brearly và cs
(2004)
Michel và cs
(2005)
Michel và cs
(2005)
Michel và cs
(2005)
Michel và cs

15

Rừng lá rộng rụng lá

Châu Á

100

16

Rừng hỗn loài

Châu Á

111,3


17

Rừng trồng keo

Châu Á

110

IPPC (2006)

18

Rừng trồng cao su

Châu Á

110

IPPC (2006)

19

Rừng trồng cọ dầu

ĐNA

68

IPPC (2006)


(2005)
Michel và cs
(2005)

(Nguồn: Võ Đại Hải, 2012)
10


Việc xây dựng phƣơng pháp, mô hình toán sẽ quyết định độ chính xác của nghiên
cứu. Các mô hình toán là mối tƣơng quan sinh khối, lƣợng các bon tích lũy với các nhân
tố điều tra sinh trƣởng nhƣ đƣờng kính ngang ngực, chu vi và các hệ số nhƣ tỷ lệ sinh
khối trên mặt đất/ dƣới mặt đất (RS), hệ số chuyển đổi sinh khối (DEF) ... Tuy nhiên, việc
xác định trữ lƣợng các bon của rừng tự nhiên là rất phực tạp, không có mô hình chung
nào cho tất cả các quốc gia.
Tại Châu Á, các nghiên cứu trữ lƣợng các bon của thực vật đƣợc thực hiện khá
nhiều, tiêu biểu nhƣ tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc ... Tại rừng ngập mặn
tỉnh Trat, Thái Lan, Wanthongchai và Piriyayota (2006) đã tiến hành nghiên cứu tích luỹ
các bon của rừng ngập mặn và phƣơng pháp phân tích hàm lƣợng các bon bị chi phối do
vai trò của rừng nhƣ thế nào đối với sinh khối khô của cây. Kết quả cho thấy, rừng ít tuổi
hấp thu các bon ít hơn rừng nhiều tuổi. Với ba loài nghiên cứu (Rhizophora mucronata,
R.apiculata, B.cylindrica), thì lƣợng các bon trung bình chiếm 47,77% trọng lƣợng khô,
trong đó loài R.apiculata 11 tuổi sẽ có lƣợng các bon cao nhất là

74,75 tấn/ha,

Rhizophora mucronata (65,50 tấn/ha) nhƣng B.cylindrica cùng 11 năm tuổi chỉ có (1,47
tấn/ha) do vì hai loài Rhizophora mucronata, R.apiculata sinh trƣởng tốt hơn.
Wei Haidong và Ma Xiangqing (2007) tiến hành nghiên cứu rừng 30 năm tuổi
(rừng già), rừng 20 năm tuổi (rừng trung niên) và rừng 7 năm tuổi (rừng non) của loài

Thông (Pinus massoniana). Nghiên cứu cho thấy, lƣợng các bon của cây trồng, vật rơi
rụng và đất của rừng 30 năm tuổi (rừng già) cao hơn lƣợng các bon của rừng 20 năm tuổi
(rừng trung niên) và rừng 7 năm tuổi (rừng non). Đối với thảm thực vật dƣới tán rừng, thì
lƣợng các bon cao nhất đƣợc ghi nhận ở rừng già, tiếp đến là rừng non và thấp nhất là
rừng trung niên.
Tại Cianjur, miền Tây Java, Indonesia, khi triển khai dự án CDM dƣới sự giúp đỡ
của JIFPRO Nhật Bản, Subarudi và cs (2004) tiến hành phân tích chi phí khi thực hiện
trên diện tích 17,5 ha. Kết quả cho thấy một ha có khả năng hấp thụ các bon từ 19,5 –
25,5 tấn C/ha và để tạo ra một tấn các bon cần chi phí 35,6 – 45,9 USD, trong đó một tấn
C quy đổi thành 3,67 tấn CO2 do đó một tấn CO2 sẽ có giá thành 9,5 – 12,5 USD . Nghiên
cứu này có giá trị thực tiễn rất cao khi đƣa ra đƣợc những bài học thực tế và khuyến cáo
cho việc thực hiện những dự án sau này.
11


×