Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Môi trường bên trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.88 KB, 12 trang )

Môi trường bên trong doanh nghiệp
3.1 Năng lực sản xuất:
Vinamilk có hai nguồn cung cấp nguyên liệu chính là sữa tươi mua từ nông dân
trong nước và bột sữa nhập khẩu. Hiện nay, lượng sữa do nông dân cung cấp có thể đáp
ứng khoảng 25% nhu cầu sữa tươi của công ty. Để đảm bảo tính ổn định và chất lượng
của nguồn cung sữa này, Vinamilk thường xuyên hỗ trợ các nông dân cải tiến kỹ thuật
và phát triển đàn bò sữa của họ. Đối với sản phẩm sữa bột, công ty chủ yếu nhập
nguyên liệu bột sữa từ New Zealand và Úc. Do sức tiêu thụ sữa tươi ngày càng tăng và
sức tiêu thụ sữa bột giảm do thu nhập người dân ngày càng tăng nên Vinamilk đang
giảm bớt tỷ lệ nguyên liệu bột sữa nhập khẩu và tăng cường các nguồn cung cấp sữa
tươi. Vinamilk hiện đang trong quá trình xây dựng các trại nuôi bò sữa phục vụ riêng
cho công ty và đã đầu tư khoảng 11 tỷ đồng (0,7 triệu USD) vào cuối năm 2006 để xây
dựng 60 bồn chứa sữa và các máy xử lý sữa công đoạn đầu và bảo quản sữa.
Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây
chuyền máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các nhà máy chế biến sữa
hiện đại, có qui mô lớn của Vinamilk sản xuất 100% sản phẩm cho công ty do Vinamilk
không đưa sản phẩm gia công bên ngoài (ngoại trừ nước ướng đóng chai). Hầu hết các
máy móc thiết bị đều được nhập từ châu Âu. Vinamilk sở hữu một mạng lưới nhà máy
rộng lớn tại Việt Nam. Các nhà máy này thường hoạt động 60-70% công suất trong gần
suốt cả năm, ngoại trừ vào mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8, nhà máy mới hoạt động 80-
90% công suất.
Dây chuyền sản xuất sữa đặc có đường: Công suất 307 triệu lon/năm
Dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, và nước ép trái cây:
công suất 237 triệu lít/năm. Vinamilk đang có kế hoạch đầu tư thêm các máy rót để linh
động hơn trong sản xuất.
Dây chuyền sản xuất sữa chua: Công suất khoảng 56 triệu lít/năm. Vinamilk
đang có kế hoạch nâng cấp các dây chuyền sản xuất sữa chua tại các nhà máy tại Cần
Thơ, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An và Bình Định.
Dây chuyền sản xuất sữa bột: Công suất khoảng 19.000 tấn/năm.
Nhà máy sản xuất cà phê: Mỗi năm sản xuất khoảng 1.500 tấn cà phê uống liền


và 2.500 tấn cà phê rang nguyên hạt. Vinamilk đang có kế hoạch đầu tưnâng sản lượng
của nhà máy lên thêm 568.047/tấn/năm.
Nhà máy sản xuất bia: Công suất khởi điểm 50 triệu lít/năm và về sau sẽ tăng
đến 100 triệu lít/năm.
3.2 Tài chính doanh nghiệp:
3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả :
3.2.1.1 Khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của VNM trong giai đoạn năm từ năm
2008 -> năm 2010 có chiều hướng giảm dần cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của DN
chưa thật hiệu quả cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Một
phần do công ty tăng các khoản vay nợ mở rộng các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên chỉ số
này vẫn nằm ở mức an toàn cao.
3.2.1.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh
Chỉ số ROE của VNM tăng dần qua các năm từ năm 2008 và năm 2010 lần lượt
là 26.27% và 45.27%. Con số này cho thấy VNM đã có hiệu quả cao và phát triển vượt
bậc kể từ năm 2008 trở đi. Năm 2010 đã đánh dấu bước tiến mạnh của doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp trở thành công ty làm ăn có hiệu quả vốn cao.
Các chỉ số ROA, ROR có xu hướng tăng dần từ 2009 và năm 2010, nên khả
năng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2011.
3.2.1.3 Các hệ số tài chính cơ bản:
Cơ cấu vốn:
Xu hướng sử dụng nợ của VNM tăng dần qua các năm cho thấy VNM tiếp tục
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất góp phần tạo ra bước đột phá về doanh thu lợi nhuân
trong thời gian tới. Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả không chỉ giúp VNM tăng
trưởng mạnh mẽ mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Năng lực hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho của VNM có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ
năm 2009 -> năm 2010 lần lượt từ 8.32 -> 6.97 lần. Vòng quay các khoản phải thu có
xu tăng dần qua các năm từ 12.70 lần năm 2008 lên 14.16 lần năm 2010. Việc vòng
quay các khoản phải thu tăng chứng tỏ số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày

càng ít đi, lượng tiền mặt sẽ ngày càng tăng, giúp DN chủ động được nguồn vốn cho
hoạt động sản xuất, giảm thiểu việc đi vay vốn ngân hàng trong bối cảnh mặt bàng lãi
suất cho vay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ngay cả trong năm 2011 này.
VNM có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm:
• Tốc độ tăng tổng tài sản 43.25% năm 2009 và 27.67% năm 2010 so với cùng
kỳ. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cũng rất cao từ 39.49% năm 2009 và 19.75% năm
2010 so với cùng kỳ.
• Tốc độ tăng trưởng của tài sản cố định năm 2010 tăng 31.64 % so với cùng kỳ
cho thấy cho thấy khả năng hấp thụ và đầu tư của công ty là hiệu quả.
• Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của Công ty cũng khá ấn tượng, năm
2010 doanh thu thuần của VNM đạt hơn 15,845 nghìn tỷ đồng tăng 48.78 % so với
cùng kỳ. Đóng góp vào cơ cấu doanh thu chủ yếu vẫn là doanh thu từ trong nước. Chỉ
riêng 9 tháng đầu năm tổng doanh thu nội địa đã đạt 10,385 nghìn tỷ đồng tăng 51,06%
so với cùng kỳ tương ứng 6,875 nghìn tỷ đồng. Doanh thu xuất khẩu 9 tháng đầu năm
đạt 1,301 nghìn tỷ đồng, tăng 45,95% so với cùng kỳ.
• Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của VNM khá ấn tượng đặc biệt trong năm 2009
đã tăng trưởng tới 90.26% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, một năm đầy khó
khăn thách thức không chỉ VNM mà các DN cùng ngành do tác động từ cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, mặt bằng lãi suất cho
vay tiếp tục duy trì ở mức cao gây khó khăn cho hoạt động đầu tư của DN. Tuy nhiên,
trong bối cảnh đầy khó khăn việc VNM tiếp tục gặt hái được nhiều thành công thông
qua kết quả kinh doanh năm 2010 khi LNST đạt hơn 3,602 nghìn tỷ đồng tăng 51.29 %
so với cùng kỳ.
Nhận xét
Các chỉ tiêu tài chính về quy mô vốn và tài sản cho thấy VNM là công ty có tốc
độ tăng trưởng nhanh và có khả năng hấp thụ vốn tốt. Điều này cho thấy tính hiệu quả
của doanh nghiệp cao và hoàn toàn có khả năng tiếp tục tăng trưởng trong những năm
2011 và các năm tiếp theo.
3.3 Chi phí đầu tư:
Để góp phần vào khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò

sữa công nghệ cao, Vinamilk đã đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi bò sữa
hiện đại, bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á với tổng kinh phí đầu tư hơn 100 tỷ
đồng tại tỉnh Nghệ An và tổ chức khánh thành vào tháng 9/2009 vừa qua.
Năm 2008, Vinamilk đã hoàn tất và đưa vào sử dụng nhà máy sữa Tiên
Sơn đặt tại khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh, sản xuất sữa tiệt trùng, sữa
chua uống, sữa chua ăn và nước trái cây, phục vụ cho khu vực phía Bắc. Dự án
này được lên kế hoạch từ năm 2006 với giá trị đầu tư khoảng 18 triệu USD, thu
hút khoảng 300 lao động.
Trong năm 2008, VNM cũng đã đưa dây chuyền sữa chua men sống Probi
vào sản xuất với công suất 3,5 triệu lít/năm, đây là loại men Probiotics, có tác
dụng tổng hợp các vitamin nhóm B, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa
và phòng ngừa các bệnh đường ruột. Công nghệ này đã được các nước phát triển
áp dụng và đây là lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam.
Tháng 12 năm 2008, giai đoạn 2 của nhà máy cà phê Sài Gòn cũng đã
hoàn tất, nâng công suất của nhà máy lên 6.000 tấn cà phê rang xay và 1.500 tần
cà phê hòa tan.
Vinamilk đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy mega tại Bình Dương
với giá trị đầu tư lên tới 1.330 tỷ đồng, một nhà máy nước giải khát có lợi cho
sức khỏe có giá trị đầu tư là 392 tỷ đồng. Công ty cũng sẽ di dời 2 nhà máy từ
Thủ Đức về Bình Dương.
3.4 Chính sách đối với người lao động:
Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao
động ngày càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thu
nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu Công ty
làm ăn có lãi.
Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo
đúng với quy định của pháp luật.
Chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao
đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động
ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín của Công ty.

×