Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.15 KB, 25 trang )

-------------------------------------------------------------------------------------------------
I. kiến nghị về việc hoàn thiện các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh
doanh.
1. Phương pháp dự báo chiến lược về xây dựng chiến lược kinh doanh.
Để có một chiến lược đúng đắn và sát với thực tế của Công ty thương mại
huyện Hiệp đức phải có những thông tin và dự báo chính xác về mặt phát triển
kinh tế xã hội và các dự báo khác đồng thời phải tìm hiểu kỷ chiến lược phát
triển của ngành thương mại với những chỉ số cụ thể từ đó triển khai và đưa ra
-------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN THỨ 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỂ GÓP
PHẦN HOÁN THIỆN CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG
TY THƯƠNG MẠI HUYỆN HIỆP
ĐỨC.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây là công tác quan
trọng và rất cần thiết.
1.1. Dự báo về phát triển kinh tế-xã hội:
- Nền kinh tế nước ta đang có chiều hướng phát triển tương đối ổn định.
Đảng và Nhà nước ta đang ra sức củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý về mọi
mặt để hoà nhập vào nền kinh tế Thế giới. đồng thời với việc giữ vững hoà bình,
mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi
mới " Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
- Hệ thống pháp luật trong kinh doanh cũng đã được xác lập ngày càng
hoàn thiện và phù hợp như: luật doanh nghiệp, luật thuế, luật công ty…
- Về chính sách phát triển kinh tế theo quan điểm đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta cũng đã khẳng định là phát triển theo chiều hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, đa phương hoá và đa dạng hoá. Đường lối ngoại giao mở rộng "
muốn làm bạn với tất cả các nước trên Thế giới" mối quan hệ giữa nước ta
với các nước trong khu vực có rất nhiều triển vọng và hứa hẹn. Đặc biệt là sau


khi nước ta gia nhập khối asean . Những đổi mới trong công tác đối ngoại và
trong cơ chế quản lý với việc đẩy mạnh công cuộc" cải cách hành chính", "
Nhà mước pháp quyền" cùng với việc đổi mới cơ cấu kinh tế đa dạng hoá các
loại hình doanh nghiệp phù hợp với việc tồn tại 5 thành phần kinh tế đã trở nên
hấp dẫn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế trên thế giới.
Điều đó có thể nói rằng là thời cơ thuận lợi để chúng ta thúc đẩy tiến trình đổi
mới, đưa nền kinh tế nước ta chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường đầy linh
hoạt, hoà nhập vào nền kinh tế Thế giới. Chắc chắn rằng với nhịp độ phát triển
kinh tế như hiện nay thì không lâu và không xa khoảng 10 đến 15 năm sau, nước
ta sẽ trở thành một nước có nền kinh tế phát triển ổn định trong khu vực. Đây là
những chuyển biến lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt nam. Đối với Công ty
thương mại huyện Hiệp đức sự ổn định về tình hình kinh tế xã hội và sự phát
triển kinh tề trong khu vực cũng như trên Thế giới sẽ tạo ra những cơ may thuận
lợi trong quá trình thực hiện chiến kược kinh doanh của Công ty.
1.2.Dự báo về sự gia tăng dân số.
Với tình hình phát triển dân số chung cuả nước như hiện nay thì huyện
Hiệp đức là một huyện có tỷ lệ phát triển dân số còn quá cao, nhận thức về công
tác dân số còn thấp kém, phong tục tập quán lạc hậu còn nặng nề.
Về cơ cấu dân số: Dân số toàn huyyện Hiệp Đức đến hiện nay là 38921
người, trong đó nữ chiếm 51,2% và hằng năm có 650-700 trẻ em sinh, tỷ lệ phát
triển dân số hằng năm 1,4-1,5% và phân bố không đồng đều ở các xã, thị trấn,
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
mật độ dân số trung bình 78 người/km
2
, những xã vùng sâu vùng xa mật độ 30
người/km
2
, gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Ca doong, Mơ noong và căn cứ vào mục
tiêu chiến lược dân số của huyện giai đoạn 2001-2010 ta có bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
1. Dân số trung bình ( người) 38258 41175 44092
2. Trong đó: Nữ ( người) 19145 20603 22067
3. Tỷ lệ sinh 18,87 15,67 13,67
4. Tỷ lệ phát triển dân số(%) 1,41 1,25 1,13
5. Thành phần dân tộc
6. Dân tộc kinh ( người) 35060 35528 36046
7. Dân tộc Ca doong ( người) 1960 2110 2187
8. Dân tôc Mơ nông ( người) 480 497 522
9. Dân tộc khác ( người) 9 7 7
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ phát triển dân số của huyện còn ở mức
quá cao và so sánh thì chưa đạt mục tiêu của cả nước nói chung và của huyện
nói riêng, với tỷ lệ phát triển dân số như hiện nay 2001 là 1,41%, thì vào
khoảng năm 2010 dân số toàn huyệnlà 1,3% dự báo sẽ tăng lên 43-44 ngàn
dân( theo chiến lược dân số của huyện đến năm 2010). Với mức độ phát triển
dân số như vậy đòi hỏi nhu cầu tiêu dùng càng cao, mà đặc bịêt là ưu tiên vùng
sâu, vùng xa, do vậy chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại là tập trung
chủ yếu vào các mặt hàng trợ giá, trợ cước, hàng bách hoá tổng hợp, vật liệu xây
dựng, khai thác phi quặng đá, sỏi cát.v.v…để phục vụ kịp thời cho khách hàng
1.3. Phương hướng chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại từ năm
2001-2010.
Để định hướng chiến lược của Công ty cần phải tìm hiểu kỷ phần định hướng
chiến lược của ngành thương mại và nhất là định hướng chiến lược của Sở
thương mại tỉnh Quảng Nam, để xây dụng chiến lược cho Công ty
Trong chiến lược phát triển của đất nước, sự phát triển nhanh của ngành
thương mại nói chung và Công ty thương mại huyện Hiệp đức nói riêng đã phát
triển một cách tương đối toàn diện, từng bước hiện đại hoá được lĩnh vực
thương mại trên địa bàn huyện.
* Về cơ sở hạ tầng tiếp tục đầu tư vào việc xây dựng Công ty và các cửa
hàng bách hoá tổng hợp, củng cố kho bải chứa hàng, thông tin tín hiệu, công

nghệ, trang bị: máy bom, lọc xăng dầu…cơ giới, vận tải...
- Một số cửa hàng đã xây dựng ở các trung tâm cụm xã cần phải mở
đường giao thông, thông suốt để kịp thời vận chuyển hàng hoá.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
- Các cửa hàng đều có trang bị phương tiện phòng chữa cháy, hệ thống
kho tàn đảm bảo, hàng hoá cung ứng kịp thời.
* Một số vấn đề cấp bách cần giải quyết:
- Đối với các tuyến đường từ huyện đến trung tâm cụm xã phải được
nâng cấp và sữa chữa sớm và cũng cần kết hợp trong điều kiện hiện nay con
đường quốc lộ 14 E đang đầu tư nâng cấp.
- Tổ chức của Công ty trên nguyên tắc phân rỏ trách nhiệm quản lý Nhà
nước là hoạt động sự nghiệp và sản xuất kinh doanh bảo đảm cho các đơn vị
sản xuất kinh doanh được quyền tự chủ theo pháp luật, phát huy được tính năng
động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
- Xử lý các loại vật tư tồn đọng, những vật tư thanh lý, vật tư không dùng
vào sản xuất kinh doanh của ngành hoặc chưa dùng để lâu bị hư hỏng, đọng vốn
như các phương tiện phục vụ cho việc xây dựng các công trình, phương tiện
phục vụ cho vận chuyển hàng hoá…thì Công ty được phép bán theo giá qui
định hiện hành để thu hồi vốn đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh.
* Mục tiêu phấn đấu thực hiện chiến lược của Công ty đến năm 2010 là :
- Phấn đấu đạt doanh thu hằng năm là trên 5 %, đảm bảo lượng hàng hoá
phục vụ cho nhân dân, không ngừng nâng cao chất lượng hàng phục vụ, đáp ứng
đầy đủ nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo tình hình an ninh chính trị
trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
- Từng bước áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực chủ
yếu. Hiện đại hoá thông tin tín hiệu, đưa tin học ứng dụng vào quản lý điều hành
sản xuất và kinh doanh.
- Nghiên cứu quy hoạch phát triển chiến lược kinh doanh trong tuơng lai,
mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, quảng cáo, tiếp thị v.v…

- Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ngoài xăng dầu, muối Iốt, hàng nông
sản,thực phẩm và xây dựng thì xem đây là là một vấn đề có tính chiến lược để
tạo thêm việc làm, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thu nhập chính đáng cho cán bộ
công nhân viên chức, tạo thêm lợi nhuận cho Công ty.
2 Phân tích những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của Công ty
thương mại huyện Hiệp Đức:
2.1. Những cơ hội
- Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có xu hướng phát triển ổn định, hệ
thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa phương hoá. Đa
dạng hoá ở đây là cơ hội để các Công ty, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư kinh
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
doanh, trong đó có Công ty thương mại huyện Hiệp Đức với chức năng kinh
doanh xăng dầu, muối Iốt, hàng nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng và xây
dựng công trình công cộng, giao thông thuỷ lợi…
- Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của nhân
dân ngày càng cao, yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng tiên tiến, đòi hỏi
ngành thương mại phải nâng cao chất lượng phục vụ theo nhu cầu của xã hội, vì
vậy phải nâng cấp và sữa chữa Công ty và các cửa hàng, phương tiện đường sá
đi lại Đây là cơ hội thuận lợi cho Công ty thương mại hyuện Hiệp Đức phát triển
sản xuất và kinh doanh.
- Kế hoạch sữa chữa và nâng cấp các cửa hàng bách hoá ở tại cụm xã, kho
hàng. Qua việc tính toán và phân tích quy hoạch phát triển của Công ty thương
mại ta thấy lượng vật tư cần thiết cho cho việc sữa chũa là rất lớn, đây chính là
cơ hội quý báu của Công ty, với một đơn vị có chức năng cung cấp hàng hoá
cho nhân dân vùng sâu vùng xa nói riêng và toàn huyện nói chung cùng như khu
vực lân cận của huyện.
2.2. Những mối nguy cơ đe doạ.
- Trong quá trình phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần lẽ đương

nhiên là việc cạnh tranh sẽ xảy ra. Qua thực tế cho thấy trong lĩnh vực cung ứng
hàng hoá cũng bị quy luật của thị trường chi phối… theo quy luật của thị trường
cạnh tranh là điều tất yếu sẽ xảy ra đối với các Công ty, doanh nghiệp cùng kinh
doanh mặt hàng giống nhau, trên cơ sở nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh có thể
xem xét một số yếu tố đánh giá mức độ cạnh tranh như sau:
Yếu tố cạnh tranh
Công ty
thương mại
Công ty
TNHH An
Đức
Công ty xuất
khẩu
1. Vốn 9 6 4
2.Đất đai kho bãi 7 8 7
3.Phương tiện KThuật 8 7 6
4.Chất lượng sản phẩm 9 9 9
5.Chất lượng phục vụ 8 9 9
6.Sự ủng hộ của ngành 8 7 7
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
7.Trình độ quản lý 8 8 9
8.Trình độ Marketting 6 7 7
9.Mở rộng thị trường 6 7 7
Cộng 67 68 65
Thang điểm được tính: - Từ 3-4 điểm : yếu
- Từ 5-6 điểm : trung bình
- Từ 7-8 điểm : khá
- Từ 9-10 điểm : tốt .
Qua bảng số liệu trên ta thấy vị thế cạnh tranh của Công ty ở mức trung

bình so với Công ty xuất khẩu và Công ty trách nhiệm An Đức. So sánh cụ thể
các chỉ tiêu ta thấy vị thế cạnh tranh của Công ty thương mại đáng lo ngại đây
chính là mối nguy cơ đe doạ đối với Công ty. Đối thủ hiện nay yếu hơn Công ty
là Công ty xuất khẩu, chủ yếu là họ thua về vốn nhưng họ hơn hẵn về trình độ
quản lý, chất lượng phục vụ. Từ những thực tế trên cho thấy Công ty thương mại
cần phải có những giải pháp chiến lược hữu hiệu đẻ làm tăng vị thế cạnh tranh
của Công ty lên nhanh. Nếu không sẽ bị đẩy xuống vị thế cuối cùng.
Một số Công ty, Xí nghiệp là những người cung cấp cho Công ty thương
mại đó là những cơ sở đặc hàng, trong cơ chế thị trường chính là những cơ sở
sản xuất cũng luôn tìm cách cung cấp hàng cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận
cao hơn. Trong lĩnh vực này đòi hỏi Công ty phải hết sức cảnh giác đồng thời
phải có những chính sách ràng buộc những nhà cung cấp nếu không chính họ trở
thành đối thủ cạnh tranh của Công ty.
Nền kinh tế nước ta tuy có phát triển nhưng chưa mạnh ngang tầm với
khu vực, lượng tiền tệ lưu đang thông đôi khi chưa kiểm soát được chặc chẻ. Do
đó nếu lạm phát xảy ra thì đó chính là mối đe doạ đối với đơn vị trong quá trình
thực hiện chiến lược kinh doanh. Ngoài ra còn một số thay đổi như tỷ giá hối
đói, lãi suất v.v…cũng là mối đe doạ đối với các Công ty, xí nghiệp. Hiện nay
tình trạng các Công ty, doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau cũng là mối đe
doạ lớn cho Công ty.
2.3. Điểm mạnh của Công ty:
Qúa trình hoạt động trong những năm qua của Công ty đã tạo được uy tín
với khách hàng, với các nhà cung cấp, với ngành thương mại.
Lực lượng cán bộ quản lý và nhân viên của Công ty hầu hết là những người có
kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và còn trẻ, năng động chắc chắn… vừa
qua Công ty đã đưa đi đào tạo lại và đang đào tạo nghiệp vụ phù hợp với tình
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
hình đổi mới, hiện nay họ đã tốt nghiệp và đã trở về được bố trí vào những vị trí
quan trọng cần thiết của Công ty.

Đất đai kho bãi của Công ty có qui mô lớn hơn các đối thủ kinh doanh cùng
ngành hàng. Đây là một lợi thế đáng kể của một Công ty, với chức năng cung
cấp các mặt hàng phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa của huyện, ngoài ra việc
Công ty hiện giữ mối quan hệ tốt với các đối tượng liên quan đến kinh doanh,
Công ty còn quan hệ tốt với các địa phương và được các địa phương tạo mọi
điều kiện giúp đỡ trong quá trình kinh doanh.
2.4. Điểm yếu của Công ty:
Tổ chức tìm hiểu sức mua của khách hàng trong và ngoài ngành chưa kịp
thời, mạng lưới thu thập và xử lý thông tin cũng như nghiên cứu thị trường còn
rất yếu do đó bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, nhiều công trình xây dựng bị bỏ
qua.
Chưa phát huy tác dụng các hoạt động Marketting, đây là điểm cần quan tâm
đối với Công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Nguồn vốn trên sổ sách thì tương đối lớn nhưng điểm yếu tồn tại là để đọng
vốn trong hàng tồn kho và nợ các cơ quan. Trong cơ chế thị trường hiện nay và
nhất là khoa học công nghệ đang phát triển mạnh dẫn đến mẫu mã, kích cở…
luôn bị thay đổi. Mà lượng tồn kho như vậy rất nguy hiểm, Công ty cần có cách
xử lý sớm, tổ chức mua hàng nông sản thực phẩm còn quá chậm và lúng túng
làm ảnh hưởng đến vòng quay của đồng vốn.
Chưa sử dụng hết nguồn vốn sẳn có mà chỉ mới sử dụng khoảng 70-75% vốn.
2.5. Xây dựng ma trận SWOT:
Từ việc đánh giá phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ đe
doạ ta đánh giá chung theo mức độ tác động và thứ tự ưu tiên để dựa vào ma
trận SWOT, từ đó tìm sức mạnh, dùng cơ hội đẻ tránh nguy cơ đe doạ cũng như
phối hợp để tìm ra những giải pháp thích hợp cho hoạt động của Công ty.
Bảng ma trận SWOT của Công ty.
ma trận swot CƠ HộI (o)
1. chính sách kinh doanh
ổn định.
2. Yêu cầu phát triển của

ngành thương mại.
3. Nhu cầu cung cấp các
NGUY CƠ ĐE DOạ.
1. Đối thủ cạnh tranh.
2. Người cung cấp tìm
cách bán hàng.
3. Bị chiếm dụng vốn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
mặt hàng trợ giá trợ
cước, xăng dầu cho nhân
dân.
4. Khai thác vật liệu xây
dựng
mặt mạnh (s)
1. Uy tín với khách hàng.
2. Vốn lưu động lớn
3. Độc quyền kinh doanh
xăng dầu, hàng trợ giá
trợ cước, muối Iốt
S: Uy tín với khách hàng,
vốn lớn
O: Nhu cầu hàng tiêu
dùng lớn
S: Vốn lưu động lớn, uy
tín với khách hàng.
T: Người cung cấp tìm
cách bàn hàng
điểm yếu (w)
1.Thu thập và xử lý

thông tin chậm
2. Chưa sử dụng hết sức
mạnh của đồng vốn.
3. Bộ máy còn yếu, trình
độ chuyên môn có hạn
W: Chưa sử dụng hết sức
mạnh của vốn
O: Nhu cầu hàng hoá của
Công ty thương mại
W: Thu thập và xử lý
thông tin chậm
T: Đối thủ cạnh tranh
2.6.Các phương án kết hợp:
+ Phối hợp cặp SO: Là kết hợp dùng mặt mạnh của xí nghiệp là uy tín với
khách hàng và lượng vốn để khai thác cơ hội và nhu cầu xăng dầu, muối Iốt,
hàng bách hoá tổng hợp, vật liệu xây dựng để phục vụ nhân dân trong vùng.
Trong điều kiện rất thuận lợi đó là việc độc quyền cung cấp các mặt hàng nêu
trên cho nhân dân trong huyện và khu vực.
+ Phối hợp cặp ST: Là dùng điểm mạnh của Công ty dó là uy tín và giữ
được với khách hàng của mình trong thời gian qua. Kết hợp với nguồn lực về
vốn để phong toả bao vây đè bẹp ý đồ của người cung cấp cho mình đó là các
đơn vị gia công và sản xuất hàng do Công ty đặc để cung ứng cho khách hàng
của mình.
+ Phối hợp cặp WO: Là tận dụng cơ hội kinh doanh đó là nhu cầu về các
mặt hàng phục vụ cho nhân dân và chiếm lĩnh thị trường để khắc phục mặt yếu
của Công ty đó là nguồn vốn còn nhàn rổi chưa sử dụng đến.
+ Phối hợp cặp WT: Là cặp phối hợp mặt yếu với mối nguy cơ đe doạ để
tìm ra những ảnh hưởng và hạn chế điểm yếu của Công ty, đồng thời hạn chế
mối nguy cơ đe doạ. Trong cơ chế thị trường thì việc thu thập và xử lý thông tin
-------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------
vô cùng quan trọng đòi hỏi phải nhanh nhạy và chính xác nhất là trong môi
trường kinh doanh hiện nay.
Vì vậy Công ty cần phải có kế sách để khắc phục ngay những điểm yếu
bằng cách tổ chức một mạng lưới nắm bắt thông tin về thị trường, tìm những
điểm yếu của đối thủ cạnh tranh đẻ tấn công, phân tích tìm ra những điểm mạnh
của đối thủ để né tránh bằng phương pháp hữu hiệu và tìm lực có sẳn của Công
ty.
3. Xác định mục tiêu chiến lược:
Qua các số liệu dự báo về kinh tế xã hội, dân số cũng như tìm hiểu về chiến
lược phát triển của Công ty đồng thời phân tích những điểm mạnh, điểm yếu,
những cơ hội và những nguy cơ đe doạ và sự kết hợp của Công ty trên ma trận
SWOT cùng với việc xem xét và phân tích tìêm năng hiện nay cũng như trong
tương lai của Công ty. Tiến hành xác lập mục tiêu chiến lược của Công ty từ
năm 2001 đến năm 2010.
3.1. Mục tiêu dài hạn:
- Tối da hoá lợi nhuận của Công ty, tăng thu nhập bình quân cho mỗi cán
bộ công nhân trong Công ty năm sau cao hơn năm trước từ 7-10% bằng cách
khai thác triệt để tiềm lực của Công ty.
- Củng cố vị trí của Công ty tăng khả năng cạnh tranh, đuổi kịp và vượt
lên đối thủ mạnh nhất. Mở rộng thị trường bằng các biện pháp sau:
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm cao phù hợp với công nghệ đổi mới, có
chính sách bảo hộ các sản phẩm hàng hoá của Công ty để bán cho khách hàng.
+ Hạ giá thành sản phẩm phù hợp
+ Hàng trợ giá trợ cước phục vụ kịp thời và bán theo giá qui định của Nhà
nước.
+ Phương thức bán hàng thuận lợi hấp dẫn vá có khuyến khích.
+ Tăng cường công tác quản cáo và mạng lưới tiếp thị.
+ Cung cấp đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng.
- Tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín

của Công ty để thu hút khách hàng.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành theo yêu cầu, đông thời thực hiện
đầy đủ trách nhiệm của mình đối với xã hội.
3.2. Mục tiêu ngắn hạn:
- Tập trung đầu tư khai thác các nguồn lực sẳn có vào các khâu sản xuất
kinh doanh chính và kinh doanh thêm để tăng thu nhập, tăng lợi nhuận.
- Duy trì lợi thế độc quyền cung cấp hàng hoá chuyên dùng của Công ty.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------
- Giải toả ngay khối lượng hàng ứ đọng để thu hồi vốn đưa vào kinh
doanh bằng mọi biện pháp.
- Tăng cường đào tạo và giữ vững đội ngũ cán bộ quản lý, thay thế ngay
những người không đủ năng lực để đảm bảo đội ngũ quản lý có trình độ và khả
năng thực hiện và điều hành công việc.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức của Công ty.
1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty.
Mọi thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ở
các Công ty đều xuất phát từ con người. Nói về con người ở các Công ty, doanh
nghiệp là phải nói đến người quản lý Công ty doanh nghiệp và đội ngũ quản trị
viên. Việc bố trí cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình và phương thức kinh
doanh của Công ty, doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nó sẻ tác động trực
tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu bố trí đúng và phù hợp nó sẽ là
tiền đề để tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và ngược lại nó sẽ làm trì
tuệ từ đó dẫn đến ảnh hưởng cả một hệ thống.
Năm 1986 đến nay về cơ cấu bộ máy của Công ty không có sự thay đổi
lớn, từ năm 1986 đến 1992 mới chuyển sang cơ chế thị trường việc nhận thức về
thị trường của Công ty còn ở trình độ thấp, vẫn còn thói quen của thời bao cấp.
Phần lớn là mua bán theo chỉ tiêu Nhà nước giao, đối với Công ty thương mại
huyện Hiệp Đức là do bối cảnh củ để lại là do cơ sở vật chất, hàng hoá để lại bị
lạc hậu, lỗi thời nên gặp những khó khăn nhất định. Xuất phát từ nhận thức này

tôi xin mạnh dạn đề xuất với Công ty bổ sung chút ít vấn đề như sau:
- Tuyển chọn cán bộ, phân công phân cấp cụ thể rỏ ràng phù hợp với
công việc chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tập trung vào công tác đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho
đội ngũ cán bộ của Công ty.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức cần thay đổi theo quan hệ trực tuyến và quan hệ
chức năng cụ thể.
giám đốc
p.giám đốc 1 p.giám đốc 2
phòng phòng phòng phòng phòng phòng
TC KD KH TC Mar- KT
-------------------------------------------------------------------------------------------------

×