Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá kiến thức và kỹ năng sử dụng insulin bằng bơm tiêm ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết nghệ an năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 90 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG PHẠM QUÝ

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG SỬ
DỤNG INSULIN BẰNG BƠM TIÊM Ở
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT NGHỆ AN NĂM 2019

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG PHẠM QUÝ

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
SỬ DỤNG INSULIN BẰNG BƠM TIÊM Ở
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT NGHỆ AN NĂM 2019

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC LÝ DƢỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 60720405


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng
Nơi thực hiện: Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ 22 tháng 7 đến 22 tháng 11 năm 2019
HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS.
Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, cô đã trực tiếp
hướng dẫn, hết lòng truyền đạt kiến thức, đóng góp những ý kiến quý báu và tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này!
Em cũng xin gửi lời biết ơn tới cô ThS.DS. Nguyễn Thị Thảo bộ môn
Dược lâm sàng đã đóng góp những ý kiến quý báu và tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài!
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới DS. CKI. Bùi Huy Cường –
Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, người anh người đồng nghiệp
đáng kính đã tận tình hướng dẫn em, đã giúp đỡ và truyền cho em nhiều kinh
nghiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến bệnh nhân của Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
đã đồng ý giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, phòng Sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt khóa học.
Các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt các thầy cô Bộ
môn Dược lý, Dược lâm sàng đã dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
những năm tháng học tập tại trường.
Ban giám đốc, Khoa Dược, Phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Nội
tiết Nghệ An đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thu thập số liệu cho đề tài
này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ,

động viên, khích lệ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong học tập
và cuộc sống.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019
Học viên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1.

Đái tháo đƣờng. ........................................................................................... 3

1.1.1. Định nghĩa. .................................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại. ..................................................................................................... 3
1.1.3. Chẩn đoán.................................................................................................... 3
1.1.4. Điều trị......................................................................................................... 4
1.2.1. Vài nét về insulin ........................................................................................ 6
1.2.2. Phân loại. ..................................................................................................... 7
1.2.3. Ký hiệu và nồng độ insulin: ........................................................................ 9
1.2.4. Bảo quản. ..................................................................................................... 9
1.2.5. Dƣợc động học của insulin........................................................................ 10
1.2.6. Chỉ định, chống chỉ định. .......................................................................... 12
1.2.7. Tác dụng không mong muốn. ................................................................... 13
1.3.

Bơm tiêm insulin. ...................................................................................... 16

1.3.1. Bơm tiêm insulin. ...................................................................................... 16
1.3.2. Vị trí tiêm. ................................................................................................ 18

1.3.3. Thời điểm tiêm. ......................................................................................... 20
1.4.

Thực trạng sử dụng insulin. ...................................................................... 21

1.4.1. Tình hình sử dụng insulin. ........................................................................ 21
1.4.2.

Một số nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành sử dụng thuốc tiêm
insulin. ..................................................................................................... 21

1.5.

Sai sót và hậu quả của sai sót trong sử dụng insulin................................. 23

1.5.1. Không đồng nhất insulin. ......................................................................... 23
1.5.2. Bảo quản insulin không đúng cách. ......................................................... 23
1.5.3. Dùng sai thời điểm. ................................................................................... 24


1.5.4. Vị trí tiêm và luân chuyển vị trí tiêm không đúng. .................................. 24
1.4.5. Tái sử dụng bơm tiêm. ............................................................................. 24
1.5.6. Không test bọt khí an toàn trƣớc khi tiêm................................................ 25
1.6.

Khuyến nghị. ............................................................................................ 25

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 27
2.1.


Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 27

2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu ................................................................................ 27
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................... 27
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................................... 27
2.1.4. Thuốc nghiên cứu ....................................................................................... 27
2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................................................... 27

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. .................................................................................. 27
2.2.2. Quy trình nghiên cứu................................................................................. 28
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................................................ 31
2.2.4. Các tiêu chí/căn cứ đánh giá đƣợc sử dụng trong nghiên cứu .................. 33
2.2.5. Xử lí số liệu. ............................................................................................. 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
3.1.

Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. .............................................. 41

3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân. ...................................................... 41
3.1.2. Đặc điểm về kết quả kiểm soát glucose máu và lipid máu ........................ 42
3.1.3. Đặc điểm về thuốc điều trị ĐTĐ và bệnh mắc kèm. .................................. 43
3.2.

Đánh giá kiến thức về insulin..................................................................... 47

3.2.1. Kiến thức về nhận biết insulin, bảo quản, thời điểm sử dụng insuin: ........ 48
3.2.2. Kiến thức về vị trí tiêm và tái sử dụng bơm tiêm ...................................... 49
3.3.1: Đánh giá kỹ năng sử dụng insulin của bệnh nhân tại nhà.......................... 53

3.3.2. Đánh giá kỹ thuật tiêm insulin bằng bơm tiêm. ......................................... 55
3.3.3. Kết quả ADR đã gặp và kỹ năng xử trí ADR. ........................................... 58
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 60


4.1.

Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. .............................................. 60

4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân. ................................................................ 60
4.1.2. Đặc điểm kiểm soát glucose máu và lipid máu.......................................... 61
4.1.3. Đặc điểm thuốc điều trị ĐTĐ và bệnh mắc kèm. ...................................... 61
4.1.4. Đặc điểm về loại và thời gian sử dụng insulin. .......................................... 62
4.2.

Đánh giá kiến thức và kỹ năng sử dụng insulin của bệnh nhân tại nhà. .... 64

4.2.1. Bảo quản insulin ......................................................................................... 64
4.2.2. Thời điểm tiêm insulin. .............................................................................. 65
4.2.3. Lựa chọn và thay đổi vị trí tiêm ................................................................. 65
4.2.4. Tái sử dụng kim tiêm ................................................................................. 66
4.2.5. Đặc điểm về ADR khi sử dụng insulin ...................................................... 66
4.3.

Đánh giá kỹ thuật tiêm insulin bằng bơm tiêm. ......................................... 67

4.4. Liên hệ vơi các khuyến nghị. ...................................................................... 70
4.5. Hạn chế của nghiên cứu. ............................................................................. 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 72
ĐỀ XUẤT.............................................................................................................. 74



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Diabetes Association )
Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reactions)
Enzym DPP-4 (Dipeptidyl peptidas-4)
Enzym DPP-4 (Dipeptidyl peptidas-4)
Đái tháo đƣờng
Nhóm nghiên cứu đái tháo đƣờng Đông Phi (The East Africa Diabetes
Study Group)
FITTER Hội thảo về Liệu pháp và Kỹ thuật tiêm: Các khuyến cáo từ chuyên gia
(the Forum for Injection Technique and Therapy Expert Recommendations)
FPG
Glucose huyết tƣơng lúc đói (Fasting plasma glucose )
G2h
Test dung nạp glucose huyết tƣơng 2h sau khi uống 75g glucose ((oral
glucose tolerance test)
GDM
Đái tháo đƣờng thai kỳ (Gestational diabetes mellitus)
GLP-1 GLP – 1 (Glucagon-like peptid)
HbA1c Phức hợp glucose và hemoglobin (Glycated hemoglobin/Hemoglobin
A1c)
HDL-c Cholesterol phân tử lƣợng cao (High densitylipoprotein cholesterol)
ADA
ADR
DPP-4

DPP-4
ĐTĐ
EADSG

IDF

Liên đoàn Đái tháo đƣờng quốc tế (International Diabetes Federation)

IFG

Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose)

IGT
LDL-c

Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance)
Cholesterol phân tử lƣợng thấp (Low densitylipoprotein cholesterol)

Một viện hàng đầu của Anh và thế giới trong việc xây dựng các hƣớng
dẫn chuyên môn điều trị và tiêu chuẩn chất lƣợng lâm sàng (National
Institute for Health and Care Excellence)
NPH
Neutral Protamine Hagedorn
SGLT2i Kênh đồng vận chuyển Natri-glucose (Sodium Glucose Transporter 2)
UC Bta Ức chế bê ta (Beta blocker)
UCMC Ức chế men chuyển angiotensin (Angiotensin-converting enzyme)
UCTT
Ức chế thụ thể angiotensin (Angiotensin receptor blocker)
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

NICE


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ ............................................... 4
Bảng 1.2: Mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng ở ngƣời trƣởng thành, không có thai . 4
Bảng 1.3: Mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng ở ngƣời già ......................................... 5
Bảng 1.4: Thuốc insulin sử dụng tại bệnh viện nội tiết Nghệ An......................... 10
Bảng 1.5: Kích cỡ các loại bơm tiêm .................................................................... 16
Bảng 3.1: Các đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ........................ 41
Bảng 3.2: Đặc điểm về kết quả cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .. 42
Bảng 3.3: Các đặc điểm về thuốc của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. ................... 44
Bảng 3.4: Đặc điểm về sử dụng insulin của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ........... 46
Bảng 3.5: Kiến thức về vị trí tiêm. ........................................................................ 49
Hình 3.3: Kiến thức về ADR của insulin .............................................................. 50
Bảng 3.6: Kiến thức về hạ đƣờng huyết ................................................................ 51
Bảng 3.7: Kiến thức về xử trí ADR ...................................................................... 52
Bảng 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân bảo quản insulin hợp lý ............................................. 53
Bảng 3.9: Tỷ lệ bệnh nhân luân chuyển vị trí tiêm phù hợp ................................. 54
Bảng 3.10: Tỷ lệ bệnh nhân tái sử dụng bơm tiêm ............................................... 54
Bảng 3.11: ADR bệnh nhân đã gặp và cách xử trí ................................................ 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ lựa chọn thuốc và phƣơng pháp điều trị đái tháo đƣờng typ 2 ..... 6
Hình 1.2: Cấu tạo insulin [27] ................................................................................. 6
Hình 1.3: Cấu tạo bơm tiêm .................................................................................. 16
Hình 1.4: Góc tiêm. ............................................................................................... 17
Hinh 1.5: Hình ảnh phóng đại đầu kim trƣớc và sau khi dùng ............................. 17
Hình 1.6: Chiều dài kim ........................................................................................ 18

Hinh 1.7: Hình kim tiêm BD Ultra Fine ............................................................... 18
Hình 1.8: Kế hoạch luân chuyển vị trí tiêm theo tuần. ......................................... 19
Hinh 1.9: Một số kiểu luân chuyển trong một vùng tiêm ..................................... 20
Hình 2.1: Mô hình có tính chất gần giống với da thật. ......................................... 31
Hình 3.1: kiến thức về insulin, bảo quản, thời điểm dùng. ................................... 48
Hình 3.2: Kiến thức về vị trí tiêm, tái sử dụng bơm tiêm ..................................... 49
Hình 3.3: Kiến thức về ADR của insulin .............................................................. 50
Hình 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân theo số bƣớc thực hiện đúng ...................................... 55
Hình 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện đúng theo từng bƣớc .................................. 56
Hình 4.1: Hộp bảo quản insulin. ........................................................................... 65


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đƣờng là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thƣơng ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Đái tháo đƣờng (ĐTĐ)
đang trở thành đại dịch nguy hiểm trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam do sự gia
tăng nhanh số lƣợng ngƣời mắc, hậu quả nặng nề của bệnh đối với sức khỏe và
tuổi thọ, gánh nặng chi phí cho bệnh nhân và xã hội. Theo Liên đoàn đái tháo
đƣờng thế giới (IDF), năm 2017, toàn thế giới có khoảng 425 triệu ngƣời bị
bệnh đái tháo đƣờng ở độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi, dự kiến đến năm 2045 có
khoảng 630 triệu ngƣời bị đái tháo đƣờng, ƣớc tính số ngƣời tử vong là 4 triệu
và tổng chi phí y tế cho đái tháo đƣờng là 727 tỷ USD [36]. Tại Việt Nam theo
kết quả điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015
(STEP 2015), tỷ lệ ngƣời ở độ tuổi từ 18-69 có rối loạn đƣờng huyết khi đói là
3,6% và 4,1% mắc tăng đƣờng huyết (glucose huyết tƣơng tĩnh mạch ≥ 7,0
mmol) hoặc đang dùng thuốc điều trị đái tháo đƣờng. Bên cạnh đó, cùng với
việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực,

bệnh đái tháo đƣờng typ 2 đang có xu hƣớng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề
sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng [6], [19].
Điều trị bệnh ĐTĐ, bên cạnh việc thay đổi lối sống hợp lý và sử dụng
thuốc đƣờng uống. Phần lớn các bệnh nhân lựa chọn cuối cùng sẽ cần tiêm
insulin để giữ cho bệnh đái tháo đƣờng trong tầm kiểm soát. Điều trị bằng
insulin nên sớm đƣợc cân nhắc để hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng có thể
xảy ra khi bệnh tiến triển nặng hơn. Trên thị trƣờng có nhiều loại insulin khác
nhau, chỉ định cho những bệnh nhân với tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế
khác nhau, trong đó dạng insulin sử dụng bằng bơm tiêm là phổ biến và kinh tế
nhất. Tuy nhiên, sử dụng thuốc insulin không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả
1


điều trị của thuốc, đồng thời, có thể gây ra một số phản ứng có hại (ADR) của
thuốc nhƣ: hạ đƣờng huyết, rối loạn dƣỡng mỡ, ngứa, đau tại chỗ tiêm [14],
[15], [27]. Vì vậy, để giảm thiểu các ADR và phát huy hiệu quả điều trị của
thuốc, bệnh nhân cần nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng insulin bằng bơm
tiêm đúng cách. Đây là mục tiêu hết sức quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ.
Bệnh viện Nội tiết Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa về bệnh nội tiết –
chuyển hóa của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc trung bộ. Hiện mỗi ngày bệnh
viện tiếp nhận hơn 500 lƣợt khám ngoại trú, cùng với 300 bệnh nhân nội trú [3],
trong đó tỷ lệ bệnh nhân ngoại trú đƣợc chỉ định tiêm insulin bằng bơm tiêm là rất
lớn. Vì thế, việc đánh giá kiến thức và kỹ năng sử dụng insulin ở bệnh nhân điều
trị ngoại trú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng sử dụng
thuốc và hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ tại bệnh viện. Xuất phát từ mong muốn đó,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kiến thức và kỹ năng sử dụng insulin
bằng bơm tiêm ở bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Nội tiết Nghệ An năm 2019” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức về insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị


ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An năm 2019.
2. Đánh giá kỹ năng sử dụng insulin bằng bơm tiêm ở bệnh nhân đái tháo

đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An năm 2019.

2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Đái tháo đƣờng.
1.1.1. Định nghĩa.
Theo hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đƣờng typ 2 của Bộ Y Tế
năm 2017, Bệnh đái tháo đƣờng là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất,
có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của
insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những
rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thƣơng ở nhiều cơ quan
khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [19], [23].
1.1.2. Phân loại.
Phân loại đái tháo đƣờng theo hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo
đƣờng typ 2 của Bộ Y Tế năm 2017:
- Đái tháo đƣờng typ 1 (do phá hủy tế bào beta tuyến tụy, dẫn đến thiếu
insulin tuyệt đối).
- Đái tháo đƣờng typ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến
triển trên nền tảng đề kháng insulin).
- Đái tháo đƣờng thai kỳ (là ĐTĐ đƣợc chẩn đoán trong 3 tháng giữa
hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2
trƣớc đó).
- Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, nhƣ ĐTĐ sơ
sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất nhƣ sử dụng glucocorticoid, điều
trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô...[19], [23].

1.1.3. Chẩn đoán.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo
đƣờng typ 2 của Bộ Y Tế năm 2017, tiêu chuẩn chẩn đoán của hiệp hội đái tháo
đƣờng Mỹ (ADA 2019) đã đƣa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ đƣợc tóm tắt
trong (Bảng 1.1) [19], [23], [47].

3


Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ
FPG
Chẩn đoán
HBA1C
G2h (mmol/L)
(mmol/L)
ĐTĐ

≥ 6,5%

IFG: Rối loạn glucose huyết đói
IGT: Rối loạn dung nạp glucose

≥ 7,0

≥ 11,1

5,6 đến 6,9
5,7% đến
6,4%


7.8 đến 11

Tiền đái tháo đƣờng (pre-diabetes) là những tình trạng rối loạn glucose
huyết chƣa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đƣờng nhƣng vẫn có nguy cơ
xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đƣờng.
1.1.4. Điều trị.
Theo hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đƣờng typ 2 của Bộ Y Tế
năm 2017 [19]
1.1.4.1. Mục tiêu điều trị cần đạt.
Bảng 1.2: Mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng ở ngƣời trƣởng thành, không có thai

Mục tiêu

Chỉ số

HbA1c

< 7%*

Glucose huyết tƣơng mao
mạch lúc đói, trƣớc ăn

80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)*

Đỉnh glucose huyết tƣơng
mao mạch sau ăn 1-2 giờ

<180 mg/dL (10.0 mmol/L)*

Huyết áp


- Tâm thu <140 mmHg, tâm trƣơng <90 mmHg,
- Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/8580 mmHg

Lipid máu

- LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu
chƣa có biến chứng tim mạch.
- LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu
đã có bệnh tim mạch.
- Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
- HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở
nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
4


* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh
nhân.
- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 6,5% (48
mmol/mol) nếu có thể đạt đƣợc và không có dấu hiệu đáng kể của hạ đƣờng
huyết và những tác dụng có hại của thuốc. Đối với ngƣời bị bệnh đái tháo đƣờng
trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ typ 2 đƣợc điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc
chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc không có bệnh tim mạch quan trọng.
- Ngƣợc lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c
< 8% (64 mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose huyết
trầm trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có
nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu
điều trị.
- Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói, nhƣng HbA1c còn cao, cần
xem lại mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt

đầu ăn.
Bảng 1.3: Mục tiêu điều trị đái tháo đƣờng ở ngƣời già
Tình trạng
sức khỏe
Mạnh khỏe
Phức tạp/sức
khỏe trung
bình
Rất phức
tạp/sức khỏe
kém

Cơ sở để chọn
lựa
Còn sống lâu

HbA1c
(%)
<7.5%

Kỳ vọng sống
<8.0%
trung bình
Không
sống lâu

còn

<8.5%


Glucose Glucose
huyết lúc lúc đi
đói hoặc
ngủ
trƣớc ăn (mg/dL)
90-130
90-150

<140/90

90-150

100-180

<140/90

100-180

110-200

<150/90

Huyết
áp
mmHg

Đánh giá về kiểm soát đƣờng huyết:
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những ngƣời
bệnh đáp ứng mục tiêu điều trị (và những ngƣời có đƣờng huyết đƣợc kiểm soát
ổn định).


5


- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những ngƣời bệnh đƣợc thay
đổi liệu pháp điều trị hoặc những ngƣời không đáp ứng mục tiêu về glucose
huyết.
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm ngƣời bệnh đến khám, chữa
bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn.
1.1.4.2. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2.

Hình 1.1: Sơ đồ lựa chọn thuốc và phƣơng pháp điều trị đái tháo đƣờng typ 2

Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lƣợt là: Metformin, thuốc ức chế kênh
đồng vận chuyển natri-glucose (SGLT2i), Sulfonylurea, Glinides, Pioglitazon,
Ức chế enzym alpha glucosidas, Ức chế enzym DPP- 4, Đồng vận thụ thể GLP1, Insulin[19].
1.2.

Insulin.

1.2.1. Vài nét về insulin

Hình 1.2: Cấu tạo insulin [27]
6


Insulin là một hormon do tế bào beta tuyến tụy tiết ra có vai trò làm giảm
đƣờng huyết. Insulin có trọng lƣợng phân tử khoảng 5808 Dalton, Phân tử insulin đƣợc tạo thành từ hai chuỗi polypeptid đƣợc liên kết bởi các cầu nối disulfid:
chuỗi A gồm 21 axit amin và chuỗi B gồm 30 axit amin[4], [10], [27].
- Tác dụng: Insulin là một hormon có vai trò quan trọng trong điều hòa

chuyển hóa ở các mô khác nhau, với các tác động cụ thể là:
+ Tăng tính thấm của glucose qua màng tế bào, chủ yếu là tế bào cơ và tế
bào mô mỡ, tạo điều kiện cho sự oxy hóa và sử dụng glucose ở mô.
+ Hoạt hóa glycogen synthas, đồng thời ức chế glycogen phosphorylas,
do đó giảm thoái hóa và tăng cƣờng dự trữ glycogen ở gan và cơ. Tăng tổng hợp
glucokinas ở gan, hoạt hóa một số enzym chủ chốt của con đƣờng đƣờng phân
nhƣ phosphofructokinas 1, pyruvat dehydrogenas, đồng thời ức chế tổng hợp
một số enzym tân tạo đƣờng nhƣ glucose 6 phosphatas, do đó tác dụng tăng
thoái hóa đồng thời giảm tổng hợp glucose. Giảm thoái hóa, tăng tổng hợp acid
béo và lipid dự trữ do hoạt hóa acetylCoA carboxylas.
+ Với những tác dụng trên chuyển hóa nêu trên, insulin là hormon gây hạ
đƣờng huyết quan trọng nhất của cơ thể. Với vai trò quan trọng đó, hiện tƣợng
giảm về số lƣợng và/hoặc tác dụng của insulin có thể gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng nhƣ: tăng đƣờng huyết, đƣờng niệu, giảm pH máu, ceton niệu [4],
[7], [10].
1.2.2. Phân loại.
1.2.2.1. Theo nguồn gốc.
- Insulin từ động vật: insulin lợn, insulin bò. Insulin của lợn và bò khác
insulin ngƣời từ một đến ba acid amin tƣơng ứng nên các dạng insulin này có
tính kháng nguyên mạnh hơn insulin ngoại sinh.
- Insulin ngƣời: insulin ngƣời đầu tiên ở dạng insulin chiết xuất từ tụy tử
thi [29].
1.2.2.2. Theo cấu trúc phân tử.

7


- Insulin ngƣời/human insulin/insulin thƣờng/regular insulin: đƣợc tổng
hợp bằng phƣơng pháp tái tổ hợp DNA, rất tinh khiết, ít gây dị ứng và đề kháng
do tự miễn và loạn dƣỡng mô mỡ tại chỗ tiêm. Thuốc cũng có thể bảo quản ở

nhiệt độ phòng < 300C và có thể mang theo khi đi du lịch, miễn là tránh nhiệt độ
rất nóng hoặc rất lạnh. Human insulin hiện có tại Việt Nam gồm insulin thƣờng
(regular insulin) và NPH (Neutral Protamine Hagedorn).
- Insulin analog đƣợc tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA, nhƣng có
thay đổi cấu trúc bằng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi
polypeptide để thay đổi dƣợc tính. Ví dụ một số insulin analog gồm insulin tác
dụng nhanh nhƣ Aspart, Lispro, Glulisine và insulin tác dụng kéo dài nhƣ Detemir, Glargine. Hiện nay, insulin Degludec tác dụng kéo dài đã đƣợc cấp phép
lƣu hành ở Việt Nam [19].
1.2.2.3. Theo cơ chế tác dụng.
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn:
+ Chất tƣơng tự insulin tác dụng nhanh (insulin lispro, insulin aspart, insulin glulisine) bắt đầu có tác dụng trong 15 đến 30 phút, đỉnh đạt sau 2 đến 4
giờ và kéo dài tác dụng từ 4 đến 6 giờ
+ Insulin ngƣời (regular insulin) tác dụng 30 phút sau khi tiêm dƣới da,
và kéo dài 5- 7 giờ với liều thƣờng dùng. Thuốc có thể truyền tĩnh mạch khi điều
trị cấp cứu hôn mê do nhiễm ceton acid, tăng áp lực thẩm thấu máu, khi phẫu
thuật.
- Insulin tác dụng trung bình, trung gian:
NPH (Neutral Protamine Hagedorn hoặc Isophane Insulin): thuốc có tác
dụng kéo dài nhờ phối hợp 2 phần insulin zinc hòa tan với 1 phần protamine
zinc insulin. Sau khi tiêm dƣới da, thuốc bắt đầu tác dụng sau 2-4 giờ, đỉnh tác
dụng sau 6-7 giờ và thời gian kéo dài khoảng 10-20 giờ. Thƣờng cần tiêm 2 lần
một ngày để đạt hiệu quả kéo dài.
- Insulin hỗn hợp:

8


Insulin regular và insulin NPH với một tỷ lệ xác định (Mixtard), hoặc
insulin nhanh và insulin đƣợc gắn protamin, với một tỷ lệ xác định và đa dạng
(Humalog Mix, NovoMix).

- Insulin tác dụng chậm, kéo dài:
Chất tƣơng tự insulin tác dụng chậm (insulin detemir, insulin glargin) bắt
đầu tác dụng trong 2 đến 4 giờ và kéo dài tác dụng trong 12 – 24 giờ [42]. Insulin
degludec có thời gian bán hủy là 25 giờ. Thuốc bắt đầu tác dụng 30-90 phút sau
khi tiêm dƣới da và kéo dài tác dụng hơn 42 giờ [19]
1.2.3. Ký hiệu và nồng độ insulin:
Một lọ insulin có 10 mL, với các nồng độ khác nhau. Hiện trên thị trƣờng
Việt Nam có 2 loại hàm lƣợng là 40 IU/mL (U40- một lọ 10 ml có 400 đơn vị)
và 100 IU/mL (U100- một lọ 10 ml có 1000 đơn vị). Chú ý phải dùng loại ống
tiêm phù hợp với nồng độ thuốc: insulin loại U 40 phải dùng ống tiêm insulin
1ml = 40 IU, insulin U100 phải dùng ống tiêm 1ml=100IU. Hiện nay, WHO
khuyến cáo nên chuẩn hóa về hàm lƣợng 100 IU/ml để tránh trƣờng hợp bệnh
nhân dùng nhầm ống và kim tiêm dẫn tới các phản ứng không mong muốn.
Cách ghi hoạt lực của insulin: Chuẩn quốc tế đƣợc xây dựng để xác định
hoạt lực insulin ngƣời, không bao gồm insulin analog. Chỉ sử dụng đơn vị quốc
tế (IU) để ghi hoạt lực insulin ngƣời. Hoạt lực của insulin analog thƣờng đƣợc
ghi bằng đơn vị (U). Liều Insulin khi tiêm tính theo đơn vị, không tính theo ml.
Hiện nay có loại bút tiêm insulin cho human insulin, insulin analog, mỗi bút
tiêm có 300 đơn vị insulin[19]
1.2.4. Bảo quản.
Yêu cầu bảo quản insulin khác nhau tùy theo sản phẩm. Tốt nhất để ở 2-8o
C sẽ giữ đƣợc tới khi hết hạn sử dụng. Nếu không có tủ lạnh có thể để ở nhiệt
phòng < 30o C cho phép giữ đƣợc 1 tháng mà không giảm tác dụng đối với các
loại insulin sản xuất bằng phƣơng pháp tái tổ hợp DNA. Nếu insulin để ở nhiệt
độ > 30oC sẽ giảm tác dụng. Không đƣợc để trong ngăn đá làm hỏng insulin [7],

9


[19], [27].

Một số sản phẩm insulin sử dụng bằng bơm tiêm ở bệnh viện Nội tiết
Nghệ An có yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất nhƣ (bảng 1.4) [2], [11], [12],
[13], [18].
Bảng 1.4: Thuốc insulin sử dụng tại bệnh viện nội tiết Nghệ An
Tên Biệt Đơn
STT
Dƣợc
vị
1

Mixtard
30

2

Insulatard Lọ

3

Actrapid

4

5

LANTUS
Lọ
100UI/ml

Glaritus


Điều kiện bảo
quản chƣa mở
Bảo quản trong tủ
lạnh (2-8 độ C).
Không để đông
lạnh.
Tránh ánh sáng,
nhiệt độ quá mức.
Bảo quản trong tủ
lạnh (2-8 độ C).
Không để đông
lạnh. Tránh ánh
sáng

Bảo quản tránh
ánh sáng trực tiếp
Ống
từ 2-8 độ C.
Không đông lạnh

Điều kiện bảo
quản lọ đang
dùng
Không để trong tủ
lạnh
Hạn dùng là 6 tuần
khi bảo quản dƣới
25 độ hoặc 4 tuần
khi bảo quản dƣới

30 độ
Có thể sử dụng tới
28 ngày khi bảo
quản ở nhiệt độ
dƣới 30 độ và
tránh ánh sáng, sức
nóng trự tiếp.
Bảo quản dƣới 25
độ C. Nếu không
có tủ lạnh, Glagine
đang sử dụng đến
28 ngày. Ống
thuốc không để
trong tủ lạnh phải
đƣợc bỏ đi sau 28
ngày. Tránh nhiệt
độ cao và ánh sáng

Hạn Dùng
Lọ chƣa dùng
có hạn là 30
tháng kể từ
ngày
sản
xuất.

Hạn dùng 36

36 tháng kể
từ ngày sản

xuất

1.2.5. Dược động học của insulin.
1.2.5.1. Dược động học
Phần lớn các insulin đƣợc dùng hiện nay là insulin ngƣời tổng hợp, hoặc
là insulin nguồn gốc động vật đƣợc tinh chế cao (đã trải qua các quy trình tinh
chế nghiêm ngặt để loại bỏ proinsulin và các tiền chất khác của insulin, do đó ít

10


có tính kháng nguyên hơn chế phẩm insulin thông thƣờng, đƣợc tinh chế bằng
phƣơng pháp tái kết tinh) [7].
Insulin uống không có tác dụng hạ đƣờng huyết vì bị các enzym tiêu hóa
phân giải. Insulin đƣợc hấp thu khá nhanh sau khi tiêm dƣới da, thời gian bán
thải trong máu rất ngắn (nửa đời của insulin sau khi tiêm tĩnh mạch chỉ khoảng 5
phút) nhƣng thời gian tác dụng của phần lớn các chế phẩm insulin dài hơn nhiều
do cách bào chế. Tốc độ hấp thu phụ thuộc vào vị trí tiêm (tiêm vào thành bụng
trên rốn hay dƣới rốn, mông, cánh tay hay đùi), độ sâu của mũi tiêm dƣới da,
nhiệt độ da, mô mỡ ít hay nhiều, mức độ giảm hoạt tính của chế phẩm và hấp
thu thuốc cũng còn có thể tăng lên khi luyện tập thân thể. Tiêm bắp insulin đƣợc
hấp thu nhanh hơn tiêm dƣới da. Insulin ngƣời đƣợc hấp thu qua mô dƣới da
nhanh hơn insulin lợn hoặc bò. Luyện tập, lao động nặng làm cho glucose huyết
giảm do đó làm tăng tác dụng của insulin. Khoảng cách và thành phần các bữa
ăn cũng có ảnh hƣởng đến tác dụng của insulin [8], [27].
Insulin tác dụng nhanh, ngắn [7], [10]: Chất tƣơng tự insulin tác dụng
nhanh (insulin lispro, insulin aspart, insulin glulisine) sau khi tiêm bắt đầu có tác
dụng từ 10 – 20 phút, đạt tối đa từ 1 - 3 giờ và kéo dài tới 3 - 5 giờ. Insulin
ngƣời (regular insulin) sau khi tiêm dƣới da bắt đầu có tác dụng sau 30 phút đến
1 giờ, đạt tối đa sau 2 - 5 giờ và kéo dài tới 6 - 8 giờ. Thời gian tác dụng của insulin còn phụ thuộc vào liều lƣợng đƣợc tiêm.

Insulin tác dụng trung gian: Thƣờng bắt đầu tác dụng sau khi tiêm 2 giờ,
đạt tối đa sau 4-12 giờ và kéo dài tới 24 giờ.
Insulin tác dụng kéo dài: Thƣờng có tác dụng sau khi tiêm khoảng 4 giờ,
đạt tối đa sau 10 -20 giờ và kéo dài tới 36 giờ.
Insulin trung tính: Nhiều chế phẩm insulin hòa tan có ƣu điểm là có phản
ứng trung tính và có tác dụng rất giống insulin hòa tan. Dung dịch thuốc trung
tính đƣợc hấp thu nhanh hơn và làm giảm đau tại chỗ tiêm.

11


Insulin hỗn hợp trộn sẵn: Thời gian bắt đầu tác dụng từ 10-30 phút, đạt tối
đa 4-6 giờ, kéo dài 18-24 giờ [7], [10].
1.2.5.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu insulin
- Đƣờng vào:
 Tiêm/truyền tĩnh mạch phân bố vào máu nhanh nhất, thƣờng dùng cho

cấp cứu.
 Tiêm dƣới da là đƣờng dùng phổ biến nhất do khả năng hấp thu chậm

hơn các đƣờng dùng còn lại.
 Tiêm vào cơ bắp: Mũi tiêm càng sâu insulin hấp thụ càng nhanh.
- Vị trí tiêm:

Các vị trí tiêm insulin dƣới da khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với
tốc độ khác nhau.
 Vùng bụng: insulin vào máu nhanh nhất.
 Vùng cánh tay: insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng.
 Vùng mông, đùi: insulin vào máu chậm nhất.
 Vùng sẹo, u cục, loạn dƣỡng mỡ: insulin hấp thụ thất thƣờng, thƣờng là


chậm.
- Tác động bên ngoài:
 Nhiệt độ môi trƣờng xung quanh: nhiệt độ cao (tắm vòi hoa sen, tắm

nƣớc nóng, xông hơi...) sẽ làm tăng hấp thu insulin hơn. Tiêm insulin lạnh (tiêm
ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh) gây đau, kích ứng và giảm tốc độ hấp thu
insulin.
 Hoạt động thể lực sau khi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu insulin.
 Massage nơi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu insulin.
 Hút thuốc làm giảm tốc độ hấp thu insulin.
 Liều tiêm lớn làm chậm và kéo dài thời gian tác dụng của insulin [17]

1.2.6. Chỉ định, chống chỉ định.
- Chỉ định:

12


+ Tất cả các bệnh nhân đái tháo đƣờng typ 1, nhiễm toan ceton do đái

tháo đƣờng, tình trạng tăng glucose huyết tăng áp lực thẩm thấu.
+ Đái tháo đƣờng typ 2 khi: giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn và/hoặc uống

thuốc chống đái tháo đƣờng không duy trì đƣợc nồng độ glucose thỏa đáng
trong máu lúc đói cũng nhƣ lúc no.
+ Đái tháo đƣờng typ 2 ổn định nhƣng phải đại phẫu, sốt, chấn thƣơng

nặng, nhiễm khuẩn, loạn chức năng thận hoặc gan, cƣờng giáp, hoặc các rối loạn
nội tiết khác, hoại thƣ, bệnh Raynaud và mang thai.

+ Phụ nữ đái tháo đƣờng mang thai hoặc phụ nữ mang thai mới phát hiện

đái tháo đƣờng (gestational diabetes).
+ Đái tháo đƣờng ở lần điều trị khởi đầu nếu mức HbA1C > 9,0% và glu-

cose máu lúc đói > 15,0 mmol/lít [7].
-

Chống chỉ định:

Quá mẫn với hoạt chất insulin hoặc với một thành phần của thuốc. Hạ
glucose huyết [7], [27].
1.2.7. Tác dụng không mong muốn.
- Hạ đƣờng huyết

Hạ đƣờng huyết là tác dụng không mong muốn thƣờng gặp nhất khi tiêm
insulin. Hạ đƣờng huyết có thể gặp trong các trƣờng hợp: tiêm quá liều insulin,
bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn sau khi tiêm, vận động nhiều…[19]
+ Triệu chứng lâm sàng:

Giai đoạn sớm của hạ glucose huyết: đói, bồn chồn, hoa mắt, vã mồ hôi,
tay chân lạnh.
Giai đoạn muộn bệnh nhân thƣờng có các triệu chứng cƣờng giao cảm
(tim đập nhanh, hồi hộp, đổ mồ hôi, lạnh run) và đối giao cảm (buồn nôn, đói).
Giai đoạn nặng: xuất hiện các triệu chứng thần kinh nhƣ bứt rứt, lú lẫn,
nhìn mờ, mệt mỏi, nhức đầu, nói khó. Glucose huyết giảm hơn nữa có thể dẫn
đến hôn mê, kinh giật [19].

13



+

Cận lâm sàng:

Hạ đƣờng huyết xảy ra khi nồng độ glucose huyết giảm xuống dƣới 3,9
mmol/L.
Khi nồng độ hạ đƣờng huyết dƣới 2,8 mmol/L, xuất hiện các triệu chứng
nặng của hạ đƣờng huyết [19].
+

Hậu quả:

Hạ đƣờng huyết nhẹ làm bệnh nhân thấy bất tiện hoặc sợ hãi về bệnh
ĐTĐ. Hạ đƣờng huyết nghiêm trọng có thể gây tổn thƣơng cấp tính cho bệnh
nhân và những ngƣời khác, đặc biệt trong trƣờng hợp ngã, tai nạn giao thông
hoặc các trƣờng hợp khác.
+

Dự phòng và xử trí hạ đường huyết:

Giáo dục bệnh nhân, ngƣời nhà, ngƣời chăm sóc nhận biết các triệu
chứng của hạ glucose huyết và phòng tránh các tình huống có thể hạ glucose
huyết
Khi có biểu hiện thần kinh tự chủ, cần đo glucose huyết mao mạch ngay
(nếu có máy) và ăn 1-2 viên đƣờng (hoặc 1 miếng bánh ngọt hoặc 1 ly sữa...)
[19].
-

Tác dụng không mong muốn tại vị trí tiêm.


+

Loạn dưỡng mỡ:

Loạn dƣỡng mỡ do tiêm insulin gồm hai trƣờng hợp là teo mỡ và phì đại
mô mỡ. Teo mỡ có thể liên quan đến quá trình viêm thông qua hoạt hóa miễn
dịch dẫn đến mất mô mỡ dƣới da, khi dùng insulin động vật và hiếm khi xảy ra
với insulin ngƣời với độ tinh khiết cao [31]. Thay đổi vị trí tiêm có thể khắc phục
tình trạng này, nhƣng những vùng teo da hiếm khi tự phục hồi trở lại.
Khác với teo mỡ, phì đại mô mỡ là tác dụng phụ không thông qua miễn
dịch. Nó là sự hình thành một khối mỡ mềm gờ lên ở vị trí tiêm, do tiêm lặp đi
lặp lại cùng một vị trí dƣới da. Khoảng 30% bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và 5% bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 bị phì đại mô mỡ [33]. Các vùng phì đại mô mỡ có kích thƣớc

14


từ vài cm cho đến cả một vùng rộng, thƣờng ở phía trƣớc thành bụng. Những
vùng này lƣu thông máu kém nên không thể dự đoán khả năng hấp thụ insulin,
dẫn đến khó kiểm soát đƣờng huyết. Những vùng này cũng ít mạng lƣới dây thần
kinh, nên bệnh nhân cảm thấy ít đau hơn khi tiêm và thƣờng tiếp tục tiêm vào vị
trí đó cho đến khi gặp vấn đề về kiểm soát đƣờng huyết. Bệnh nhân nên xoay
vòng vị trí tiêm khi bắt đầu sử dụng insulin. Khi mô mỡ phì đại hình thành, nên
đổi vị trí khác để kiểm soát khả năng hấp thu insulin, cũng cần lƣu ý giảm liều
insulin đang dùng để giảm nguy cơ hạ đƣờng huyết [41]. Insulin đƣờng hít đƣợc
NICE (National Institute for Health and Care Excellence) chấp nhận sử dụng
trong những trƣờng hợp loạn dƣỡng mỡ nghiêm trọng và dai dẳng ở vị trí tiêm.
+


Bầm tím hoặc chảy máu.

Bầm tím, chảy máu là một trong những ADR thƣờng gặp nhất khi sử
dụng insulin. Để giảm thiểu ADR này, bệnh nhân nên ấn bông sạch lên vị trí
tiêm đến khi rút kim ra, hoặc thay kim có kích thƣớc nhỏ và ngắn hơn. Không tái
sử dụng kim tiêm để giữ kim sắc nhọn mỗi lần tiêm. Bệnh nhân cũng cần đƣợc
đảm bảo chức năng đông máu trong giới hạn bình thƣờng [27].
+

Đau.

Đau là một trong những ADR thƣờng gặp khi sử dụng insulin. Yếu tố
chính ảnh hƣởng tới cảm giác đau khi tiêm insulin là chiều dài kim và độ mảnh
của kim. Những kim ngắn hơn và mảnh hơn thƣờng ít gây đau đớn hơn cho
bệnh nhân so với các kim dài. Tái sử dụng kim tiêm cũng là một trong những
yếu tố dẫn đến đau khi tiêm. Khi tái sử dụng kim, đầu kim sẽ bị uốn cong hoặc
cùn và mất lớp phủ silicon và do đó làm bệnh nhân đau khi tiêm. Ngoài ra, tiêm
liều cao insulin cũng có thể khiến bệnh nhân đau hơn. Tuy nhiên, hầu hết các
cơn đau do tiêm insulin đều ở mức bệnh nhân chấp nhận đƣợc, đặc biệt khi các
kim dành cho tiêm insulin càng ngày càng ngắn và mảnh hơn.

15


1.3. Bơm tiêm insulin.
1.3.1. Bơm tiêm insulin.
- Cấu tạo bơm tiêm insulin có ba phần: kim, ống bơm và pít tông:
+

Kim ngắn, mỏng và đƣợc phủ một lớp silicon mịn để tiêm dễ dàng và


đỡ đau. Có nắp đậy và bảo vệ kim trƣớc khi sử dụng.
+

Ống bơm tiêm là khoảng dài, mỏng chứa insulin, đƣợc đánh dấu bằng

các vạch để đo số lƣợng đơn vị insulin.
+

Pít tông là một thanh dài, mỏng vừa khít bên trong nòng của ống

tiêm. Nó dễ dàng trƣợt lên xuống để rút insulin vào ống hoặc đẩy insulin ra khỏi
ống qua kim. Pít tông có một nút cao su ở đầu dƣới để tránh rò rỉ, nút cao su
đƣợc khớp với vạch trên ống để đo lƣợng insulin chính xác.

+

Hình 1.3: Cấu tạo bơm tiêm
Bơm tiêm insulin có các kích cỡ:
Bảng 1.5: Kích cỡ các loại bơm tiêm
Kích thƣớc ống tiêm

Lƣợng insulin U100 có thể lấy

1/4 mL hoặc 0,25 mL

25

1/3 mL hoặc 0,33 mL


30

1/2 mL hoặc 0,50 mL

50

1 mL

100
16


×