Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc tại khoa dƣợc trung tâm y tế quận gò vấp tp hồ chí minh năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 98 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VÕ HỒ ĐIỆP
d

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC
TẠI KHOA DƢỢC TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN GÒ VẤP - TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VÕ HỒ ĐIỆP

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC
TẠI KHOA DƢỢC TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN GÒ VẤP - TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dƣợc
Mã số: CK 60 72 04 12
N ƣ


Th

hƣ n d n ho học: TS. Trần Thị L n Anh
n thực h n: Tháng 7 2019

HÀ NỘI – 2020

n tháng 11/2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình chuyên khoa I và luận văn tốt nghiệp này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các Thầy giáo, cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội, Ban lãnh đạo Trung tâm y tế Quận Gò Vấp –
Thành phố Hồ Chí Minh, tập thể khoa Dược cùng toàn thể các anh chị, các
bạn đồng nghiệp.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo,
các Bộ môn và các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho
quá trình viết luận văn mà còn là hành trang quý báu sẽ đi suốt cuộc đời và
hỗ trợ rất nhiều cho công việc thực tế nơi tôi công tác.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Lan Anh,
người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn nghiên
cứu và giúp đỡ để tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm y tế Quận Gò
Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh, tập thể khoa Dược, các anh chị, các bạn đồng
nghiệp đã hết sức tạo điều kiện và tận tâm, nhiệt tình cung cấp các số liệu
thông tin chính xác để giúp tôi hoàn thành bản luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp và gia

đình, những người đã luôn bên cạnh tôi, cổ vũ và đóng góp ý kiến, tạo động
lực để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2020
Học viên

Võ Hồ Đ p


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận về tồn trữ thuốc ................................................................ 3
1.1.1. Đảm bảo chất lƣợng thuốc .............................................................. 3
1.1.2. Bảo quản thuốc................................................................................ 3
1.1.3. Tổng quan về dự trữ thuốc .............................................................. 8
1.2. Thực trạng tồn trữ thuốc tại Việt Nam trong những năm gần đây ...... 12
1.3. Vài nét về Trung tâm Y tế quận Gò vấp .............................................. 14
1.3.1. Lịch sử phát triển .......................................................................... 14
1.3.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ:...................................................... 15
1.3.3. Mô hình tổ chức của Trung Tâm Y tế quận Gò Vấp .................... 18
1.3.4. Vài nét về khoa Dƣợc ................................................................... 19
1.4. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 22
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: ................................................................... 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu .................................................. 22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 24

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 25
2.2.4. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 26
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 26


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
3.1. Thực trạng công tác bảo quản thuốc thành phẩm tại kho Dƣợc Trung
tâm Y tế quận Gò Vấp năm 2018 ........................................................ 28
3.1.1. Cơ cấu nhân lực tham gia quản lý kho.......................................... 28
3.1.3. Nhiệt độ, độ ẩm ............................................................................. 38
3.1.4. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ ............................................. 38
3.1.5. Công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm .............................................. 40
3.2. Thực trạng công tác dự trữ thuốc thành phẩm tại kho Dƣợc Trung tâm
Y tế quận Gò vấp năm 2018 ................................................................ 47
3.2.1. Về tuân thủ sự luân chuyển thuốc trong kho ................................ 48
3.2.2. Công tác nhập- xuất hàng hóa trong kho ...................................... 63
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 66
4.1. Về công tác bảo quản thuốc thành phẩm tại kho Dƣợc -Trung tâm y tế
quận Gò Vấp ........................................................................................ 66
4.1.1. Về tổ chức nhân sự........................................................................ 66
4.1.2. Về cơ sở vật chất, nhà kho và trang thiết bị .................................. 67
4.1.3. Trang thiết bị ................................................................................. 68
4.1.4. Công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm .............................................. 72
4.2. Công tác dự trữ thuốc thành phẩm tại kho dƣợc trung tâm y tế quận Gò
Vấp năm 2018 ..................................................................................... 73
4.2.1. Về tuân thủ sự luân chuyển thuốc trong kho ................................ 73
4.2.2. Kiểm soát hàng hóa trong kho ...................................................... 75
4.2.3. Công tác nhập xuất hàng hóa theo nguyên tắc FIFO, FEFO ........ 76
4.3. Một số hạn chế của đề tài ..................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 2.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.

Quy định về nhiệt độ trong các kho ............................................ 7
Trình độ chuyên môn của CBCNV của khoa Dƣợc .................. 19
Các biến số nghiên cứu.............................................................. 22

Cơ cấu trình độ chuyên môn của kho năm 2018 ....................... 28
Diện tích, thể tích kho thuốc theo các khu vực sắp xếp của kho
Dƣợc .......................................................................................... 29
Diện tích, thể tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho chƣơng trình . 32
Diện tích và thể tích sử dụng tại kho KV thuốc tiêm; KV thuốc
kháng sinh và các nhóm khác .................................................... 33
Diện tích và thể tích trang thiết bị sử dụng tại kho Vắc xin ...... 34
Trang thiết bị văn phòng kho thuốc năm 2018 ......................... 35
Trang thiết bị bảo quản thuốc của kho năm 2018 ..................... 36
Phân loại TTB bảo quản theo từng kho ..................................... 36
Trang thiết bị vận chuyển, chất xếp hàng hóa của kho ............. 37
Trang thiết bị phòng chống cháy nổ. ......................................... 38
Hệ thống sổ sách trong kho thuốc năm 2018 ............................ 39
Kết quả ghi chép theo dõi trong sổ nhiệt độ, độ ẩm của các khu
vực kho/năm .............................................................................. 40
Nhiệt độ, độ ẩm trung bình hàng tháng năm 2018 của kho thuốc
chƣơng trình............................................................................... 42
Nhiệt độ, độ ẩm trung bình hang tháng năm 2018 của khu vực
thuốc tiêm, dung ngoài… .......................................................... 43
Nhiệt độ, độ ẩm trung bình hang tháng năm 2018 của kho kháng
sinh và các nhóm khác............................................................... 44
Nhiệt độ, độ ẩm trung bình hang tháng năm 2018 của kho kháng
sinh và các nhóm khác............................................................... 45
Kết quả theo dõi thực tế ghi chép đúng theo qui định vào sổ theo
dõi nhiệt độ, độ ẩm (22 ngày).................................................... 46
Hoạt động xuất - nhập - tồn năm 2018 tại kho chƣơng trình
(Lao, tâm thần, SKSS) ............................................................... 48


Bảng 3.22.

Bảng 3.23.
Bảng 3.24.
Bảng 3.25.
Bảng 3.26.
Bảng 3.27.
Bảng 3.28.
Bảng 3.29.
Bảng 3.30.
Bảng 3.31.
Bảng 3.32.
Bảng 3.33.
Bảng 3.34.

Hoạt động xuất - nhập - tồn năm 2018 tại kho Thuốc trung tâm
(khu vực kháng sinh và các nhóm thuốc) .................................. 49
Hoạt động xuất - nhập - tồn năm 2018 tại kho Thuốc trung tâm
(Khu vực nhóm dịch truyền, tiêm, dùng ngoài) ........................ 50
Hoạt động xuất - nhập - tồn năm 2018 tại kho Vắc xin ............ 51
Khoản mục và giá trị xuất của các kho năm 2018 .................... 52
Hàng xuất theo xuất xứ của các kho năm 2018......................... 53
Hàng hóa xuất theo nhóm dƣợc lý của kho năm 2018 .............. 54
Kiểm soát hàng hóa về chủng loại khớp nhau giữa sổ sách và
thực kiểm năm 2018 .................................................................. 55
Khảo sát hàng hóa về số lƣợng cácmặt hàng của các khonăm
2018 ........................................................................................... 58
Tỷ lệ thiếu của một số khoản hàng năm 2018 ........................... 61
Tỷ lệ hỏng, vỡ của các khoản hàng năm 2018 .......................... 62
Số lần xuất kho tuân theo nguyên tắc FIFO, FEFO của 10 mặt
hàng có giá trị tiêu thụ lớn trong năm 2018. ............................. 63
Số ngày hết thuốc của các thuốc trong kho năm 2018 .............. 64

Danh mục thuốc thay thế thuốc hết ........................................... 65


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Trung Tâm Y tế quận Gò Vấp .................... 18
Hình 1.2. Mô hình tổ chức khoa Dƣợc ......................................................... 20
Hình 2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu ........................................................ 24
Hình 3.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng kho thuốc ................................................... 30
Hình 3.5. Sơ đồ kho thuốc chƣơng trình....................................................... 31
Hình 3.6. Sơ đồ kho thuốc KV thuốc tiêm; KV thuốc kháng sinh và các
nhóm khác ..................................................................................... 33
Hình 3.7. Sơ đồ kho Vắc xin......................................................................... 34
Hình 3.8.

Biểu đồ theo dõi trong sổ nhiệt độ, độ ẩm của các khu vực kho
năm 2018 ....................................................................................... 41

Hình 3.9. Kết quả theo dõi thực tế ghi chép đúng theo quy định vào sổ tho dõi
nhiệt độ, độ ẩm (22 ngày) ............................................................. 47


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ v t
tắt

T n v t

T n


nh

BYT

Bộ y tế

BHYT

Bảo hiểm Y tế

FIFO

Nhập trƣớc xuất trƣớc

First expire - First out

GSP

Thực hành tốt bảo quản quản thuốc

Good Storage Practices

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

World Health Organization

To


Nhiệt độ

f

Độ ẩm

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là sản phẩm đặc biệt có nguồn gốc đa dạng liên quan đến sức
khỏe, tính mạng con ngƣời, là phƣơng tiện không thể thiếu trong công tác
phòng và chữa bệnh. Ngày nay, nhờ những thành tựu của khoa học công nghệ
con ngƣời đã phát minh ra nhiều loại thuốc mới, nhiều dịch bệnh trên thế giới
và nƣớc ta đã đƣợc đẩy lùi, nhiều bệnh kiểm nghèo đƣợc chữa khỏi. Thuốc đã
đóng một vai trò trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng
đồng. vì vậy vấn đề quản lý chất lƣợng thuốc không chỉ phụ thuộc vào công
nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình phân phối, trong đó việc
tồn trữ và bảo quản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tồn trữ hàng hóa là một

điều kiện của lƣu thông phân phối. Phần lớn các sản phẩm hàng hóa sau khi
sản xuất ra không trực tiếp đi ngay vào lĩnh vực tiêu dùng mà phải qua trao
đổi, lƣu thông để sang lĩnh vực tiêu dùng tức là phải qua giai đoạn dự trữ
hàng hóa [13].Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thời tiết
nóng, ẩm quanh năm nên việc bảo quản thuốc có phần bị ảnh hƣởng đến chất
lƣợng do ảnh hƣởng của độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng..
Công tác bảo quản không chỉ có ý nghĩa về mặt chuyên môn , đảm bảo
chất lƣợng thuốc, mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của một quốc gia
giúp sử dụng nguồn thuốc có hiệu quả, kinh tế nhằm giảm chi phí khám chữa
bệnh từ ngân sách, cũng nhƣ của bệnh nhân. Bởi vì, thuốc nếu bảo quản
không tốt, không đúng rất dễ bị hƣ hỏng hoặc giảm chất lƣợng trong quá trình
tồn trữ và bảo quản điều này không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà quan
trọng hơn có thể gây nguy hại cho tính mạng và sức khỏe của ngƣời dùng.
Trung tâm Y tế quận Gò Vấp đƣợc chính thức thay đổi mô hình từ
Trung tâm Y tế Dự phòng vào tháng 3 năm 2017, là Trung tâm y tế hạng III
trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về chuyên môn, có nhiệm vụ
khám và điều trị bệnh cho nhân dân trong địa bàn quận và một phần các quận

1


lân cận. Tiến tới thực hiện chính sách Bảo Hiểm y tế (BHYT) toàn dân thì
việc bảo quản và dự trữ thuốc tại khoa dƣợc sao cho đảm bảo tiêu chuẩn chất
lƣợng cần phải đƣợc đặt lên hàng đầu.
Trung tâm y tế quận Gò Vấp hiện mới chỉ thực hiện công tác cấp phát
thuốc theo chƣơng trình, chuẩn bị triển khai công tác điều trị do vậy công tác
bảo quản thuốc còn nhiều bất cập. Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý
chất lƣợng thuốc, từ đó có các đề xuất góp phần nâng cao chất lƣợng công tác
bảo quản và dự trữ thuốc tại kho dƣợc, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc tại khoa Dược - Trung tâm y tế quận Gò

Vấp năm 2018” Với 2 mục tiêu đƣợc thực hiện nhƣ sau:
1. Mô tả thực trạng công tác bảo quản thuốc thành phẩm tại kho dược
Trung tâm Y tế quận Gò Vấp năm 2018.
2. Phân tích thực trạng công tác dự trữ thuốc thành phẩm tại kho dược
Trung tâm y tế quận Gò vấp năm 2018.
Từ đó, đƣa ra một số kiến nghị và đề xuất góp phần nâng cao chất
lƣợng việc bảo quản, dự trữ thuốc tại Trung tâm hiệu quả hơn.

2


Chƣơn 1
TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận về tồn trữ thuốc
1.1.1. Đảm bảo chất lượng thuốc
Chất lƣợng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trƣng của thuốc thể hiện
mức độ phù hợp những yêu cầu định trƣớc trong điều kiện xác định về kinh
tế, kỹ thuật và xã hội. Những yêu cầu định trƣớc đó là:
- Có hiệu quả phòng và chữa bệnh
- An toàn, ít tác dụng phụ có hại
- Ổn định chất lƣợng trong một thời hạn xác định
- Tiện dùng, dễ bảo quản
- Hình thức gây đƣợc tin tƣởng cho ngƣời dùng.
Đảm bảo chất lƣợng thuốc bao gồm từ việc nghiên cứu, triển khai trong
quá trình sản xuất, kiểm tra chất lƣợng, tồn trữ và phân phối đến các thông tin
cung cấp cho các đối tƣợng sử dụng.
1.1.2. Bảo quản thuốc
1.1.2.1. Khái niệm bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao gồm
cả việc đƣa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp,

kể cả các giấy biên nhận, phiếu xuất [5].
1.1.2.2. Thực hành tốt bảo quản thuốc
Thực hành tốt bảo quản thuốc là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho
việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản
xuất, bảo quản, dự trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành
phẩm thuốc có chất lƣợng đã định khi đến tay ngƣời tiêu dùng [5].
3


Nội dung cơ bản của thực hành tốt bảo quản thuốc:
* Nhân sự
- Theo quy mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên với trình độ
phù hợp với công việc đƣợc giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên
phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ
năng chuyên môn và phải đƣợc quy định rõ trách nhiệm, công việc từng
ngƣời bằng văn bản.
- Các cán bộ kho có chức năng giám sát, kiểm tra, phải trung thực có
hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết, trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với
nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng nhu cầu của nhà nƣớc.
- Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dƣợc sĩ trung học đối với kho
thuốc tân dƣợc. Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hƣớng thần
phải đáp ứng đƣợc đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thủ kho phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo cập nhật những quy định
mới của nhà nƣớc về bảo quản, quản lý thuốc, các phƣơng pháp, tiến bộ khoa
học kỹ thuật đƣợc áp dụng trong bảo quản thuốc [5].
* Nhà kho và trang thiết bị
Nhà kho phải đƣợc thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một
cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh đƣợc các
ảnh hƣởng bất lợi có thể nhƣ: Sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, chất thải và mùi
các động vật, sâu bọ, côn trùng đảm bảo thuốc có chất lƣợng đã định.

- Địa điểm:
+ Kho phải đƣợc xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống
cống rãnh thoát nƣớc, để đảm bảo thuốc tránh đƣợc ảnh hƣởng của nƣớc
ngầm, mƣa lớn và lũ lụt...
+ Kho phải có một địa chỉ xác định, vị trí thuận tiện cho việc xuất,
nhập, vận chuyển, bảo vệ.

4


- Thiết kế, xây dựng:
+ Diện tích: Diện tích để sử dụng cho công tác xuất nhập hàng hóa,
diện tích hữu ích (còn gọi là diện tích bảo quản) là toàn bộ diện tích khu vực
xếp hàng sau khi nhập kho và hàng lƣu kho. Diện tích hữu ích thƣờng chiếm
1/3 đến 2/3 tổng diện tích kho:
Tính diện tích hữu ích của kho dƣợc:

Trong đó:
S1: Diện tích hữu ích của kho (m2)
T: Lƣợng hàng chứa trong kho (tấn)
P: Sức chứa tiêu chuẩn của 1m2 diện tích đối với từng loại hàng
(tấn/m2)
β: Hệ số sử dụng
Nếu xếp hàng hóa trên giá: β = 0,42 - 0,47
Nếu xếp hàng trên bục: β = 0,65 - 0,7
Nếu xếp hàng hóa thành khối đứng: β = 0,68 - 0,75 (m2)
+ Kho phải đủ rộng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp, đảm bảo các điều
kiện cho các hoạt động sau:
- Khu vực tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản.
- Khu vực bảo quản các thành phẩm thuốc đã xuất kho chờ cấp phát.

- Khu vực bảo quản bao bì đóng gói.
+ Nhà kho phải đƣợc thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo các yêu cầu
về đƣờng đi lại, đƣờng thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
+ Trần, tƣờng, mái phải đƣợc thiết kế xây dựng đảm bảo sự thông
thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hƣởng của
thời tiết nắng, mƣa, bão, lụt.

5


+ Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng, đƣợc xử lý chống ẩm,
thấm đảm bảo hoạt động của các phƣơng tiện cơ giới. Nền kho không đƣợc có
các khe, vết nứt gẫy là nơi tích lũy bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng [5].
Nhƣ vậy, thiết kế một kho Dƣợc cần đảm bảo 05 chống:
- Chống nóng ẩm.
- Chống côn trùng, mối mọt, chuột.
- Phòng chống cháy nổ.
- Chống bão lụt.
- Chống mất trộm [1].
- Trang thiết bị:
Các yêu cầu nhà kho phải đáp ứng:
+ Trang bị các phƣơng tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, kệ thống
điều hoà không khí, xe nâng, xe chở hàng, nhiệt kế, ẩm kế...để đảm bảo các
điều kiện bảo quản.
+ Có đủ ánh sáng đảm bảo để các hoạt động trong khu vực kho đƣợc
chính xác và an toàn.
+ Có trang bị đủ các giá, kệ để sắp xếp hàng hóa. Giữa các giá kệ với
nền kho phải có khoảng cách đủ rộng để đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm
tra, đối chiếu, cấp phát và xếp, dỡ hàng hóa.
+ Có đủ các trang thiết bị hƣớng dẫn phòng chống cháy nổ: hệ thống

báo cháy và phòng chữa cháy tự động, bình khí chữa cháy, thùng cát, vòi
nƣớc, bình bọt...
- Có nội qui qui định việc ra vào khu vực kho, có biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn việc ra vào của những ngƣời không phận sự.
* Các điều kiện bảo quản trong kho
Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn
thuốc. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình
thƣờng là khô, thoáng và nhiệt độ từ 15 - 250 C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện
6


khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt,
mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.[5]
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện
bình thƣờng. Trƣờng hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh... thì vận dụng
các quy định sau:
- Nhiệt độ:
Bảng 1.1. Quy định về nhiệt độ trong các kho
Khu vực

Nh t ộ

1

Kho đông lạnh

≤ - 100C

2


Tủ lạnh

20C ÷ 80C

3

Kho lạnh

≤ 80 C

4

Kho mát

80C ÷ 150C

STT

5

Kho nhiệt độ phòng

150C ÷ 250C, có thể đến 300C trong
từng khoảng thời gian

- Độ ẩm: điều kiện bảo quản “khô” đƣợc hiểu là độ ẩm tƣơng đối
không quá 70% [5].
- Các điều kiện bảo quản đƣợc yêu cầu nhƣ: chủng loại bao bì, giới hạn
nhiệt độ, độ ẩm, việc bảo vệ tránh ánh sáng... cần đƣợc duy trì trong suốt thời
gian bảo quản. Cần phải có sự chú ý tới các thuốc kém bền đối với nhiệt độ,

độ ẩm, ánh sáng...
- Bao bì thuốc phải đƣợc giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.
Các thuốc có mùi phải đƣợc bảo quản trong bao bì kín. Không dùng lẫn lộn
bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.
- Thƣờng xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc FIFO
hoặc FEFO đƣợc tuân thủ để phát hiện hàng gần hết hạn hoặc hết hạn dùng.
- Các chất dễ cháy, nổ phải bảo quản tại kho riêng.

7


- Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần phải đƣợc bảo
quản theo đúng các qui định tại quy chế liên quan.
- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lƣợng, hết hạn dùng phải đƣợc bảo
quản ở khu vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu thuốc chờ xử lý và có các
biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng.
- Định kỳ kiểm tra chất lƣợng của hàng lƣu kho để phát hiện những
biến chất hƣ hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc
các yếu tố khác có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng thuốc.
- Các thiết bị đƣợc sử dụng để theo dõi điều kiện bảo quản: nhiệt kế,
ẩm kế... phải định kỳ đƣợc kiểm tra, hiệu chỉnh và kết quả kiểm tra, hiệu
chỉnh này phải đƣợc ghi lại và lƣu trữ.
* Vệ sinh
- Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không đƣợc
có côn trùng, sâu bọ. Phải có chƣơng trình vệ sinh bằng văn bản xác định rõ
tần suất và phƣơng pháp đƣợc sử dụng để làm sạch nhà kho.
- Tất cả thủ kho, công nhân làm việc tại kho phải đƣợc kiểm tra sức
khỏe định kỳ. Ngƣời mắc các bệnh về đƣờng hô hấp hoặc có vết thƣơng hở
đều không đƣợc làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc
thành phẩm...

- Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải đƣợc thông gió tốt và bố trí phù hợp
(cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc).
- Công nhân làm việc trong khu vực kho phải mặc quần áo bảo hộ lao
động thích hợp [5].
1.1.3. Tổng quan về dự trữ thuốc
1.1.3.1. Khái niệm về dự trữ thuốc
Dự trữ: Là sự cất giữ tất cả các nguyên liệu, vật tƣ, bao bì dùng
trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và thành
phẩm trong kho.
8


Dữ trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hoá ở trong kho mà còn là cả một
quá trình xuất nhập kho hợp lí, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dữ trữ và các biện
pháp kĩ thuật bảo quản hàng hoá từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm
hoàn chỉnh trong kho. Công tác dữ trữ là một trong các mắt xích quan trọng
của việc cung cấp thuốc cho ngƣời tiêu dùng với số lƣợng đầy đủ nhất, chất
lƣợng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hƣ hao trong quá trình sản xuất và
phân phối thuốc [5].[14]
1.1.3.2. Sự cần thiết phải dự trữ thuốc
Dự trữ thuốc là việc cất giữ thuốc trong kho bao gồm cả một
quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các
biện pháp kỹ thuật bảo quản. Chúng ta cần phải dự trữ thuốc vì những lý do
sau đây:
- Đảm bảo tính sẵn có: Tồn kho là lƣợng dự trữ cho sự dao động của
cung và cầu, giảm nguy cơ hết hàng.
- Tránh tình trạng thiếu kinh phí: Nếu không tồn kho hoặc tồn kho
không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ gặp
phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá khi
đặt hàng thƣờng xuyên, dẫn đến tăng kinh phí.

- Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trƣờng: Những thay đổi trong
nhu cầu về loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trƣớc đƣợc. Do đó,
lƣợng tồn kho thích hợp sẽ giúp hệ thống đối phó với sự thay đổi đó.
1.1.3.3. Nội dung chủ yếu về dự trữ thuốc
* Yêu cầu chung
- Để đảm bảo chất lƣợng thuốc trong quy trình dự trữ đòi hỏi kho phải
có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu bảo quản thuốc có quy trình thực hành
bảo quản thuốc tốt trong kho.
- Thuốc cần đƣợc luân chuyển để hàng nhập trƣớc hoặc hạn dùng trƣớc
cấp phát trƣớc.
9


- Tuân thủ 2 nguyên tắc: FIFO (Thuốc nhập trƣớc - xuất trƣớc), FEFO
(Thuốc hết hạn trƣớc - xuất trƣớc) ƣu tiên FEFO.
+ FIFO (First In First Out): Thuốc nhập trƣớc thì xuất trƣớc
- Thuốc chờ loại bỏ cần phải có dấu hiệu nhận dạng và đƣợc kiểm soát
biệt trữ cách ly hợp lý nhằm ngăn ngừa việc sử dụng chúng vào sản xuất, lƣu
thông, sử dụng.
- Tùy theo tính chất của từng sản phẩm, phải quy định chƣơng trình
kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để xác định chất lƣợng sản phẩm.
- Phải có một hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo
cho công tác kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lƣợng thuốc [5].
* Nhãn và bao bì
- Các thuốc phải đƣợc bảo quản trong các bao bì thích hợp không gây
ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng thuốc, đồng thời có khả năng bảo vệ thuốc
khỏi bị ảnh hƣởng của môi trƣờng.
- Tất cả các bao bì của thuốc phải có nhãn rõ ràng, dễ đọc, có đủ các
nội dung, hình thức đáp ứng các quy định của pháp luật về nhãn và nhãn hiệu
của thuốc không đƣợc sử dụng các từ viết tắt, tên hoặc mã số không đƣợc

phép [5][8].
* Tiếp nhận thuốc
- Phải có khu vực tiếp nhận riêng, đủ điều kiện bảo quản để bảo vệ
thuốc tránh khỏi các ảnh hƣởng xấu của thời tiết trong suốt thời gian chờ bốc
dỡ, kiểm tra.
- Việc tiếp nhận thuốc phải theo các trình tự sau:
+ Thuốc trƣớc khi nhập vào kho phải đƣợc kiểm tra, đối chiếu với các
tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lƣợng và các thông tin khác ghi
trên nhãn nhƣ tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng....

10


+ Kiểm tra bao bì đóng gói: độ nhiễm bẩn, mức độ hƣ hại.Thuốc có bao
bì hƣ hại, bẩn, mất niêm phong phải để ở khu vực biệt trữ không đƣợc bán
hoặc để lẫn thuốc khác.
+ Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (các thuốc cần bảo
quản nhiệt độ lạnh) phải nhanh chóng đƣợc kiểm tra, phân loại, bảo quản theo
các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các quy định của pháp luật.
+ Phải ghi và lƣu trữ hồ sơ cho từng lần nhập hàng với từng lô hàng.
Các hồ sơ này phải thể hiện đƣợc tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lƣợng,
chất lƣợng, số lƣợng, số lô sản xuất, hạn dùng, thời gian nhập hàng và mã số
(nếu có). Cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lƣu trữ hồ sơ.
Chế độ biệt trữ phải đƣợc thực hiện hoặc bằng việc sử dụng khu vực
bảo quản.Riêng biệt, hoặc bằng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.[5][11]
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý là bài toán bảo đảm cung ứng kịp thời
cho nhu cầu điều trị, đồng thời đảm bảo kinh tế. không để thuốc tồn đọng quá
lâu và nhiều, ảnh hƣởng đến công tác bảo quản. Theo một số tài liệu lƣợng
thuốc tồn kho tại khoa dƣợc phải đảm bảo sử dụng khoảng 2-3 tháng thuốc
của bệnh viện [18].

* Cấp phát - Quay vòng kho
- Chỉ đƣợc cấp phát các loại thuốc, bao bì đóng gói đạt tiêu chuẩn chất
lƣợng, còn trong hạn sử dụng.
- Không đƣợc cấp phát, phân phối các thuốc, nguyên liệu không còn
nguyên vẹn bao bì hoặc có nghi ngờ về chất lƣợng.
- Phải có và lƣu các bản ghi chép thể hiện tất cả các lần nhập kho, xuất
kho của thuốc, bao bì đóng gói phù hợp với lô sản xuất.
- Việc cấp phát cần phải tuân theo các nguyên tắc quay vòng kho:
(nhập trƣớc - xuất trƣớc hoặc hết hạn trƣớc - xuất trƣớc). Chú ý một số loại
thuốc nhập sau có hạn dùng ngắn hơn thuốc cùng loại đƣợc nhập trƣớc đó thì
thuốc có hạn dùng ngắn hơn phải đƣợc xuất cấp phát trƣớc.
11


- Các thùng thuốc đã đƣợc sử dụng một phần cần phải đƣợc đóng kín
lại một cách an toàn để tránh việc rơi vãi hoặc nhiễm bẩn trong thời gian bảo
quản sau này.
- Các thùng thuốc có dấu hiệu nghi ngờ phải thông báo ngay với bộ
phận kiểm tra chất lƣợng [5].
1.1.3.4. Hồ sơ tài liệu
- Quy trình thao tác: cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc. Các quy
trình này cần mô tả chính xác nội dung công việc, phù hợp với công việc. Các
quy trình này phải đƣợc xét duyệt, ký xác nhận và ghi ngày tháng xét duyệt
bởi ngƣời có thẩm quyền.
- Phải có các loại hồ sơ, tài liệu sau:
+ Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc
+ Phiếu theo dõi chất lƣợng thuốc
+ Các biểu mẫu khác theo quy định của Bộ, Ngành có liên quan
+ Phải có phiếu theo dõi xuất nhập thuốc riêng cho từng loại sản phẩm,
từng quy cách sản phẩm.

+ Đối với việc cấp phát, tiếp nhận thuốc Gây nghiện, thuốc Hƣớng tâm
thần và Tiền chất phải tuân theo đúng quy định tại các quy chế liên quan.
+ Phải có quy định lƣu trữ hồ sơ tài liệu và tránh việc xâm nhập, sửa
chữa số liệu bất hợp pháp [5][13].
1.2. Thực trạn tồn trữ thuốc tạ V t N m tron nhữn năm ần ây
Trong những năm qua, ngành Dƣợc thế giới đã đạt đƣợc những thành
tựu to lớn trong việc nghiên cứu, phát minh ra nhiều loại thuốc mới cho nhân
loại. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản
xuất, tồn trữ và phân phối lƣu thông thuốc đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát
triển và khả năng cạnh tranh của các công ty dƣợc phẩm trên thế giới.

12


Từ những năm 80 của thế kỷ XX, bên cạnh việc đầu tƣ sản xuất, kinh
doanh, các tập đoàn và công ty dƣợc phẩm lớn trên thế giới đã bắt đầu đầu tƣ
cho công tác tồn trữ nhằm duy trì chất lƣợng thuốc trong suốt quá trình [20]
Năm 1985, Liên đoàn Dƣợc phẩm Quốc tế FIP đã đƣa ra các nguyên
tắc của thực hành tốt bảo quản thuốc. Thông qua các biện pháp riêng thích
hợp cho bảo quản, vận chuyển nguyên liệu ban đầu và sản phẩm trong tất cả
các giai đoạn sản xuất để khi đến tay ngƣời tiêu dùng thành phẩm vẫn giữ
nguyên tính chất và chất lƣợng quy định [21]. Các nƣớc phát triển cũng nhƣ
một số nƣớc đang phát triển đã nhanh chóng triển khai áp dụng thậm chí xây
dựng thành tiêu chuẩn riêng cho Quốc gia mình.
Việt Nam là một nƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các
yếu tố này có tác động xấu đến chất lƣợng thuốc nếu không có biện pháp bảo
quản phù hợp.
Nƣớc ta nói chung và ngành Dƣợc nói riêng còn có nhiều khó khăn
trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác bảo
quản thuốc; trình độ chuyên môn về lĩnh vực này của các cán bộ Dƣợc còn

hạn chế. Do đó, công tác bảo quản lại càng quan trọng và cần đƣợc quan tâm
nhiều hơn mới khắc phục đƣợc những khó khăn trên [23].
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO) mang
lại những khó khăn cho ngành dƣợc, việc nâng cao năng lực sản xuất và chất
lƣợng hàng hóa là vấn đề cốt lõi với các doanh nghiệp Dƣợc phẩm trong nƣớc
nhắm đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng [20]. Trƣớc tình
hình đó Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng
6 năm 2001 về việc triển khai áp dụng “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Sau
khi văn bản chính quy này ra đời đến nay hệ thống sản xuất, đảm bảo chất
lƣợng và lƣu hành phân phối thuốc tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn hóa theo tiêu
chuẩn của (WTO). Theo thống kê của ngành dƣợc đến cuối năm 2016 cả
nƣớc hiện có 191 cơ sở đạt GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc) [8]. Theo hội
13


nghị công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng thuốc năm 2018 của ngành dƣợc
cả nƣớc có khoảng 170 công ty sản xuất dƣợc phẩm trong nƣớc tiêu chuẩn
GMP cùng hàng nghìn Công ty kinh doanh dƣợc phẩm và hàng vạn nhà
thuốc, quầy thuốc; trên 10.000 sản phẩm thuốc do các doanh nghiệp Việt
Nam sản xuất và nhập khẩu với trên 1.000 dƣợc chất, là nhiệm vụ trọng tâm
trong phát triển hệ thống phân phối thuốc Việt Nam đã đƣợc đề ra trong chiến
lƣợc phát triển ngành dƣợc [9].
Cho đến nay đã có nhiều kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP, trong đó có
một số đơn vị trong ngành Quân y nhƣ: theo kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thái Hòa - Dƣợc sỹ chuyên khoa cấp I - Kho 706 cục quân y, nƣớc ta
đã có nhiều kho thuốc đạt chuẩn GSP, trong đó một số đơn vị trong ngành
Quân y nhƣ: Xí nghiệp Dƣợc phẩm 120, Xí nghiệp Dƣợc phẩm 150, Kho
708, Kho 706.Tuy nhiên con số này là khá khiêm tốn so với tổng số các đơn
vị ngành Dƣợc phẩm trong Quân đội [20].Còn tác giả Hồ Thị Kim Nhung, cả
nƣớc có hơn 100 xí nghiệp tân dƣợc, đông dƣợc đạt tiêu chuẩn GSP, gần 200

kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP. Tuy nhiên trong quá trình triển khai áp dụng
theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản tuốc”, không ít những cơ sở còn
gặp phải những khó khăn trong vấn đề tồn trữ [23].
Đối với ngành Dƣợc ngoài Quân đội có nhiều kho công ty cung ứngVắc
xin, thuốc đạt GSP nhƣ: Nam Hƣng Việt, Zulid, Sapharco, DLTW2… cũng còn
công ty chƣa có kho đạt chuẩn GSP nhƣ công ty Amvgroup.Tại TTYT quận Gò
vấp hiện nay chƣa thực hiện kho đạt chuẩn GSP.
1.3. Và nét về Trun tâm Y t quận Gò vấp
1.3.1. Lịch sử phát triển
Trung tâm Y Tế quận Gò Vấp đƣợc tổ chức lại vào 03 tháng 3 năm
2017 Tiền thân từ Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp. Trung tâm y tế có
02 chức năng khám điều trị bệnh và dự phòng.
14


1.3.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ:
1.3.2.1. Vị trí
Trụ sở chính đặt tại số 131 đƣờng Nguyễn Thái Sơn, phƣờng 7, quận
Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Trung tâm Y tế quận Gò Vấp là đơn vị sự nghiệp y tế, có tƣ cách pháp
nhân, có con dấu riêng, đƣợc cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nƣớc theo quy định. Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức,
nhân sự, hoạt động tài chính và cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân quận Gò
Vấp; Chịu sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn kỹ thuật
của Sở Y tế theo quy định pháp luật.
1.3.2.2. Chức năng
Trung tâm Y tế quận Gò Vấp có chức năng triển khai thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế, dự phòng; phòng chống HIV/AIDS;
phòng, chống bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khỏe
sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn quận nhƣ sau; khám

bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định
của pháp luật.
1.3.2.3. Nhiệm vụ
- Thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; HIV/AIDS; bệnh
không lây nhiễm, bệnh chƣa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế
trƣờng học; phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát
sinh, lây lan dịch, bệnh; quản lý và nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân.
- Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trƣờng đối với các cơ sở y tế; vệ
sinh và sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thƣơng
tích; vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lƣợng nƣớc
dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh dƣỡng cộng đồng.

15


- Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, hƣớng dẫn,
công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận; Thẩm định các
cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận theo
phân cấp; giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ăn uống trong
việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ sơ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh BHYT và
phục hồi chức năng cho các trƣờng hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân đƣợc
chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển
về để tiếp tục theo dõi, điều trị, chăm sóc. Thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật,
chuyển tuyến theo quy định của pháp luật; khám sức khỏe và chứng nhận sức
khỏe theo quy định của pháp luật; tham gia khám giám định y khoa, khám
giám định pháp y khi đƣợc trƣng cầu theo giấy phép hoạt động đƣợc quy định
của cấp có thẩm quyền.
- Thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình
trạng dinh dƣỡng cho bà mẹ và trẻ em; phối hợp thực hiện các công tác dân số

và kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động
chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu
của ngƣời dân; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại
Phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định.
- Thực hiện công tác truyền thông: cung cấp thông tin về chủ trƣơng và
chính sách pháp luật của Đảng, của Nhà nƣớc về y tế; tổ chức các hoạt động
truyền thông, giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn quận.
- Chỉ đạo tuyến, hƣớng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật đối với Phòng
khám đa khoa trực thuôc trung tâm; các Trạm Y tế phƣờng; chốt cấp cứu Khu

16


×