Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc và vắc xin tại trung tâm y tế quận 3 thành phố hồ chí minh năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 90 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRƢƠNG CẨM BÌNH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC
VÀ VẮC XIN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành : Tổ chức quản lý Dƣợc
Mã số
: CK 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: 07/2019 - 11/2019

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình CK1 và luận văn tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các Thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Dược Hà Nội, Ban lãnh đạo Trung tâm y tế Quận 3 - Thành phố Hồ Chí
Minh,tập thể khoa Dược cùng toàn thể các anh chị, các bạn đồng nghiệp.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo,
các Bộ môn và các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho
quá trình viết luận văn mà còn là hành trang quý báu sẽ đi suốt cuộc đời và


hỗ trợ rất nhiều cho công việc thực tế nơi tôi công tác.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thanh
Bình, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn
nghiên cứu và giúp đỡ để tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm y tế Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh,tập thể khoa Dược, các anh chị, các bạn đồng
nghiệp đã hết sức tạo điều kiện và tận tâm, nhiệt tình cung cấp các số liệu
thông tin chính xác để giúp tôi hoàn thành bản luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp và gia
đình, những người đã luôn bên cạnh tôi, cổ vũ và đóng góp ý kiến, tạo động
lực để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng 11 năm 2019

Học viên

Trƣơng Cẩm Bình


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QU N ................................................................................. 3
1.1. CÔNG TÁC TỒN TRỮ THUỐC VÀ VẮC XIN CHƢƠNG TRÌNH Y
TẾ QUỐC GIA ....................................................................................... 3
1.1.1. Khái quát Chƣơng trình Y tế Quốc gia ............................................. 3
1.1.2. Thuốc và vắc xin trong Chƣơng trình Y tế Quốc gia ....................... 4
1.1.3. Hoạt động tồn trữ thuốc và vắc xin Chƣơng trình Y tế Quốc gia .... 7
1.2. BẢO QUẢN THUỐC VÀ VẮC XIN .................................................... 8
1.2.1. Cơ cấu nhân lực ................................................................................ 9

1.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ....................................................... 10
1.2.3 Công tác bảo quản thuốc và vắc xin ................................................ 11
1.3. DỰ TRỮ THUỐC VÀ VẮC XIN (HÀNG HÓA) ............................... 14
1.3.1. Kiểm soát và luân chuyển thuốc, vắc xin trong kho....................... 15
1.3.2. Công tác nhập xuất thuốc và vắc xin trong kho ............................. 16
1.3.3. Thực trạng công tác tồn trữ tại một số Bệnh viện, Trung tâm Y tế ở
Việt Nam: ....................................................................................... 17
1.4. TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 3 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......... 19
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn................................................. 19
1.4.2 Tổ chức bộ máy ............................................................................... 20
1.4.3. Vài nét về khoa Dƣợc -Trang thiết bị - Vật tƣ Y tế ........................ 22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1 ĐỐI TƢỢNG, THỜI GI N VÀ ĐỊ ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 23
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 23
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 24
2.2.1 Xác định biến số nghiên cứu............................................................ 24
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 25
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu.......................................................... 27


2.2.4. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 28
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
3.1. MÔ TẢ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN THUỐC VÀ VẮC
XIN CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN 3, TP HCM NĂM 2018 ........................................................... 30
3.1.1. Cơ cấu nhân lực tham gia quản lý kho ........................................... 30
3.1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................................... 31
3.1.3 Công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm................................................. 40

3.2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ TRỮ THUỐC VÀ
VẮC XIN CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM Y
TẾ QUẬN 3, TP HCM NĂM 2018 ..................................................... 43
3.2.1. Cơ cấu giá trị của thuốc và vắc xin dự trữ trong kho năm 2018 .... 44
3.2.2. Giá trị nhập xuất tồn của thuốc và vắc xin theo các tháng trong năm
2018 ................................................................................................ 46
3.2.3 Giá trị nhập xuất tồn của một số thuốc, vắc xin có giá trị sử dụng
nhiều nhất trong năm 2018............................................................. 47
3.2.4 Kiểm soát thuốc và vắc xin trong kho (lấy theo bảng kiểm kê 12
tháng).............................................................................................. 53
3.2.5 Tuân thủ nguyên tắc nhập xuất của nhóm thuốc và vắc xin có giá trị sử
dụng nhiều trong năm 2018 (5-10 mặt hàng có GTTT lớn nhất)........... 56
3.2.6 Thời gian hết thuốc và vắc xin trong kho năm 2018 ....................... 61
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 62
4.1. VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN THUỐC VÀ VẮC XIN
CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 3 . 62
4.1.1. Cơ cấu nhân lực tham gia quản lý kho ........................................... 62
4.1.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................................... 63
4.1.3. Công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm................................................ 65
4.2. VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ TRỮ THUỐC VÀ VẮC XIN
CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
QUẬN 3 - TP HCM ............................................................................. 66


4.2.1 Cơ cấu giá trị của thuốc và vắc xin dự trữ trong kho năm 2018 ..... 66
4.2.2 Giá trị nhập xuất tồn của một số thuốc, vắc xin có giá trị sử dụng
nhiều nhất trong năm 2018............................................................. 67
4.2.3 Kiểm soát thuốc và vắc xin trong kho ............................................. 70
4.2.4 Về thời gian hết thuốc và vắc xin trong kho năm 2018 ................... 73
4.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦ ĐỀ TÀI ..................................................... 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

BYT

Bộ Y tế

SYT

Sở Y tế

TTYT

Trung tâm Y tế

TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng

BV

Bệnh viện


TYT

Trạm Y tế

CT YTQG

Chƣơng trình Y tế Quốc Gia

CT TCMR

Chƣơng trình Tiêm chủng mở rộng

Tiếng Anh

TTB-VTYT Trang thiết bị - vật tƣ y tế
DsĐH

Dƣợc sĩ đại học

CĐD

Cao đẳng Dƣợc

DsTH

Dƣợc sĩ trung học

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


World Health Organization

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

United Nations International
Children's Emergency Fund

PEPFAR

Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp

President’s Emergency Plan
For AIDS Relief

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc

Good Storage Practices

GPP

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc Good Pharmacy Practices

FIFO

Nhập trƣớc xuất trƣớc


First In First Out

FEFO

Hết hạn trƣớc xuất trƣớc

First Expires First Out

HIV

Virus suy giảm miễn dịch ở
ngƣời
Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở ngƣời

Human Immunodeficiency
Virus
Human Immunodeficiency
Virus infection / Acquired
Immunodeficiency
Syndrome
Antiviral drugs

HIV/AIDS

Thuốc ARV Thuốc kháng virus
Thuốc OI

Thuốc nhiễm trùng cơ hội


Opportunistic Infection


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4:
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng3.13
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.

Biến số nghiên cứu ..................................................................... 24
Cơ cấu nhân lực tham gia quản lý kho ....................................... 30
Diện tích, thể tích của hệ thống kho thuốc và vắc xin ............... 31

Trang thiết bị kho thuốc ............................................................. 37
Trang thiết bị kho vắc xin........................................................... 39
Số ngày có/không có theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong các kho ... 41
Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định của các kho .......... 42
Số ngày theo dõi nhiệt độ đạt/không đạt .................................... 42
Số ngày theo dõi độ ẩm đạt/không đạt ....................................... 43
Số lƣợng, khoản mục và giá trị xuất nhập tồn của thuốc, vắc xin
năm 2018 .................................................................................... 44
Giá trị nhập xuất tồn của thuốc và vắc xin theo các tháng trong
năm 2018 .................................................................................... 46
Giá trị nhập xuất tồn của nhóm thuốc ARV theo các tháng trong
năm 2018 .................................................................................... 48
Giá trị nhập xuất tồn của nhóm thuốc chƣơng trình phòng, chống
Lao theo các tháng trong năm 2018 ........................................... 50
Giá trị nhập xuất tồn của nhóm thuốc chƣơng trình Tâm thần
theo các tháng trong năm 2018 ................................................... 51
Giá trị nhập xuất tồn của nhóm vắc xin chƣơng trình TCMR theo
các tháng trong năm 2018........................................................... 52
Kiểm soát số khoản mục và số lƣợng thuốc, vắc xin trong kho
năm 2018 .................................................................................... 53
Tỷ lệ hàng hao hụt, thừa thiếu của thuốc, vắc xin trong kho năm 2018...... 54
Tỷ lệ hỏng, vỡ của một số thuốc, vắc xin trong kho năm 2018 . 55
Số lần nhập kho và xuất kho tuân thủ nguyên tắc FIFO ........... 57
Số lần nhập - xuất kho tuân thủ nguyên tắc FEFO..................... 59
Số ngày hết thuốc của một số loại thuốc, vắc xin trong năm 2018 61


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Trung tâm Y tế Quận 3 - Thành phố Hồ Chí

Minh .............................................................................................. 21
Hình 1.2:

Sơ đồ tổ chức khoa Dƣợc TTYT Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh ... 22

Hình 2.3: Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................... 26
Hình 3.4. Sơ đồ bố trí kho chẳn .................................................................... 33
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí kho lẻ (kho cấp phát) ................................................. 34
Hình 3.6. Sơ đồ kho thuốc ARV/Methadone ................................................ 35
Hình 3.7. Sơ đồ kho Vắc xin ......................................................................... 36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, nhờ triển khai và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu
quốc gia về Y tế, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu cơ bản trong lĩnh vực
dân số, bảo đảm y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân nhƣ thanh toán bệnh bại
liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh… Để tiếp tục làm tốt công tác dân số, chăm sóc
sức khỏe nhân dân cũng nhƣ duy trì và củng cố các thành tích đã đạt đƣợc
trong lĩnh vực này, ngày 31-7-2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1125/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số giai
đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Chƣơng trình). Chƣơng trình đƣợc triển
khai nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống
chế, không để dịch lớn xảy ra; khống chế giảm tỷ lệ mắc, tử vong một số bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm, giảm tỷ lệ nhiễm HIV/ IDS trong cộng đồng để
giảm tác động của HIV/ IDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội [27].
Theo đó, đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự
phòng Thành phố và lãnh đạo Quận thƣờng xuyên chỉ đạo kịp thời trong công
tác phòng chống dịch bệnh. Đƣợc sự phối hợp của ban ngành đoàn thể Quận
cùng 14 phƣờng nên trong năm 2018 Trung tâm Y tế Quận 3 thực hiện tốt các
hoạt động phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, các chƣơng trình sức

khỏe và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia hoạt động đồng bộ hiệu quả.
Để hoàn thiện các mục tiêu chung của chƣơng trình, ngoài việc nâng cao
trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ y tế, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, cung
ứng đầy đủ các loại thuốc, vắc xin với số lƣợng và chất lƣợng phù hợp thì việc
quản lý tốt hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc và vắc xin tại các cơ sở y tế đóng
vai trò vô cùng quan trọng vì thuốc, vắc xin đạt tiêu chuẩn chất lƣợng mới đạt
hiệu quả điều trị bệnh, đáp ứng hiệu lực phòng ngừa trong tiêm chủng. Do đó,
tại các tuyến y tế cơ sở nhƣ: Bệnh viện, Trung tâm y tế và Trạm y tế xã/phƣờng

1


đòi hỏi đặt ra nhiều chỉ tiêu quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng thuốc, bảo
đảm hiệu lực của vắc xin nhƣ: công tác tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, dự
trữ, cấp phát sử dụng thuốc và vắc xin phải nghiêm túc tuân thủ theo các quy
trình đã đƣợc hƣớng dẫn theo thông tƣ của Bộ Y tế ban hành.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với nhu cầu nhận thức rõ thực trạng công
tác tồn trữ, bảo quản thuốc và vắc xin trong Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia
về Y tế tại Trung tâm Y tế Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trung tâm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Khảo sát thực trạng tồn trữ thuốc và vắc xin tại Trung tâm Y tế
Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018” với các mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng công tác bảo quản thuốc và vắc xin Chương
trình Y tế Quốc gia tại Trung tâm Y tế Quận 3 năm 2018.

2.

Khảo sát thực trạng công tác dự trữ thuốc và vắc xin Chương

trình Y tế Quốc gia tại Trung tâm Y tế Quận 3 năm 2018.

Từ đó, đƣa ra một số kiến nghị và đề xuất góp phần nâng cao chất
lƣợng việc bảo quản, dự trữ thuốc và vắc xin tại Trung tâm an toàn và hiệu
quả hơn.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. CÔNG TÁC TỒN TRỮ THUỐC VÀ VẮC XIN CHƢƠNG TRÌNH
Y TẾ QUỐC GIA
1.1.1. Khái quát Chƣơng trình Y tế Quốc gia
Ngay từ kế hoạch 5 năm 1991-1995 trong chiến lƣợc chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ nhân dân, ngành y tế đã đề cập đến sự cần thiết phải có Chƣơng
trình y tế quốc gia (còn gọi là Chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ quốc gia) để
giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất, cấp bách nhất về chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân. Trong giai đoạn 1996 - 2000, Chƣơng trình y tế quốc gia
đã đạt đƣợc nhiều kết quả bƣớc đầu đáng ghi nhận: Thanh toán bại liệt, loại
trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh dịch đã đƣợc khống chế và đẩy lùi, giảm đáng
kể tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết bởi một số bệnh nhƣ sốt rét, bƣớu cổ, phong...[28]
Đến nay, sau 3 năm triển khai Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số giai
đoạn 2016-2020, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, trong đó đã
bảo vệ thành công thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy
trì tỷ lệ tiêm chủng trên 95% cho trẻ em dƣới 1 tuổi, phụ nữ có thai, tỷ lệ suy
dinh dƣỡng trẻ em giảm từ 17,5% năm 2010 xuống còn 13% năm 2018. Cùng
với chú trọng phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, phát triển y tế học
đƣờng; cả nƣớc cũng kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng ở
mức 0,3%... [26].

Để hoàn thành Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số, cần xây dựng, đổi
mới hoạt động mạng lƣới hệ thống y tế cơ sở trên cả nƣớc. Song song đó là
cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản tại các trạm y tế để ngƣời dân có thể tiếp cận
dịch vụ một cách tốt nhất ở nơi gần nhất. Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ
quan trọng là ngành y tế cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về lối sống lành

3


mạnh của cộng đồng nhằm hạn chế mắc các loại bệnh không lây nhiễm nhƣ:
tăng cƣờng đi bộ, tập thể dục giữa giờ, chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế rƣợu
bia, thuốc lá…[26].
1.1.2. Thuốc và vắc xin trong Chƣơng trình Y tế Quốc gia
Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định ban hành Chính sách Quốc gia về
dƣợc giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 với quan điểm: Thuốc là một loại
hàng hóa đặc biệt, là một trong những phƣơng tiện chủ yếu để bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe. Nhà nƣớc đảm bảo đủ thuốc thiết yếu, các vắc xin cơ bản cho
nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, đảm bảo định hƣớng công bằng và hiệu quả
về sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thuốc và vắc xin trong Chƣơng trình y tế quốc gia gắn liền với sự ra
đời của từng Chƣơng trình và phù hợp cơ cấu bệnh tật tƣơng ứng với từng
giai đoạn cụ thể:
- Thuốc chương trình phòng, chống Lao:
Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, liên tục thuốc chống lao có chất
lƣợng, bao gồm:
+ Các thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1) là: isoniazid (H), rifampicin
(R), pyrazinamid (Z), streptomycin (S), ethambutol (E).
Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã khuyến cáo bổ sung 2
loại thuốc chống lao hàng 1 là rifabutin (Rfb) và rifapentine (Rpt). Các thuốc
chống lao thiết yếu hàng 1 cần phải bảo quản trong nhiệt độ mát, tránh ẩm.

+ Thuốc chống lao hàng 2: Nhóm Fluoroquinolones (FQs):
Levofloxacin (Lfx), Moxifloxacin (Mfx), Gatifloxacin (Gfx); Thuốc tiêm
hàng 2: Amikacin (Am), Capreomycin (Cm), Kanamycin (Km), Streptomycin
(S)…[15].
Tổ chức Y tế Thế giới ƣớc tính Việt Nam có khoản 18.000 ca bệnh lao
mỗi năm (199/100.00 dân). Việt Nam nằm trong nhóm 27 quốc gia có gánh
nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao chiếm khoản 85% số ca bệnh lao kháng
thuốc ƣớc tính trên toàn cầu (3500 ca lao kháng thuốc/ năm).
4


- Thuốc chương trình Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng:
Việc điều trị bằng thuốc đóng vai trò quan trọng nhất cho điều trị bệnh
tâm thần.
+ Các thuốc này có thể cắt đƣợc các hoang tƣởng, ảo giác, hƣng phấn
ngôn ngữ, vận động (thuốc an thần), Ví dụ: haloperidol, olanzapin.
+ Làm giảm nhẹ và hết các triệu chứng trầm cảm (thuốc chống trầm
cảm), Ví dụ: amitriptylin, sertralin, fluoxetin.
+ Giảm lo âu, căng thẳng (thuốc bình thần) Ví dụ: diazepam,
clonazepam, clozepat.
+ Chống tái phát rối loạn cảm xúc lƣỡng cực (thuốc chỉnh khí sắc). Ví
dụ: valproat, carbamazepin.
- Thuốc chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục
lồng ghép trong kế hoạch hóa gia đình, cả dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm
sóc sơ sinh đã đƣợc cải thiện. Bên cạnh việc tƣ vấn Chăm sóc sức khỏe sinh
sản, cấp phát thuốc, dụng cụ tránh thai miễn phí tại Trung tâm, hàng tuần
Chƣơng trình còn đƣợc thực hiện tại các TYT, định kỳ 6 tháng/lần cấp phát
thuốc Vitamin A cho trẻ em trên địa bàn [22].
- Thuốc chương trình điều trị HIV/AIDS (Thuốc ARV):

Việt Nam là một trong những nƣớc đƣợc chƣơng trình PEPF R, Quỹ
Toàn cầu cung cấp thuốc

RV bao gồm cả bậc 1 và bậc 2. Các phác đồ điều

trị cũng đã có các thay đổi tƣơng ứng với khuyến cáo của WHO, phác đồ ƣu
tiên cũng chuyển đổi từ AZT (hoặc d4T)/3TC/NVP (năm 2009) sang phác đồ
TDF/3TC/EFV (hoặc NVP) (năm 2011), và đến nay là TDF/3TC (hoặc
FTC)/EFV. Bên cạnh đó, nguồn thuốc OI (thuốc chống nhiểm trùng cơ hội)
cũng đƣợc cung cấp hoàn toàn miễn phí.

5


- Thuốc Methadone (dùng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện như
heroin bằng thuốc Methadone):
Trên thế giới việc dùng Methadone để điều trị nghiện heroin còn gọi là
Liệu pháp methadone, đã đƣợc áp dụng trên 40 năm ở nhiều quốc gia nhƣ
Mỹ, Pháp, Đức… đã chứng minh cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân
và tình hình trật tự xã hội. Việt Nam bắt đầu điều trị Methadone thí điểm vào
năm 2008, mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone cho khoảng 80.000 nghiện chích ma túy vào năm 2015 và duy trì
con số này đến năm 2020 theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg về việc giao chỉ
tiêu bệnh nhân đƣợc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone năm 2014 và 2015 do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày
20/06/2014 [30].
- Vắc xin chương trình Tiêm chủng mở rộng:Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu đƣợc triển khai ở Việt Nam
từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xƣớng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chƣơng trình có mục
tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dƣới 1 tuổi,

bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao.
Sau một thời gian thí điểm, chƣơng trình tiêm chủng từng bƣớc đƣợc mở rộng
dần cả về địa bàn và đối tƣợng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ
em dƣới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội đƣợc tiếp cận với chƣơng trình
tiêm chủng mở rộng [34].
Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến,
nguy hiểm cho trẻ em đƣợc đƣa vào chƣơng trình tiêm chủng mở rộng bao
gồm vắc xin phòng bệnh Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, VGB, Sởi,
VNNB B, Tả, Thƣơng hàn, Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

6


1.1.3. Hoạt động tồn trữ thuốc và vắc xin Chƣơng trình Y tế Quốc gia
Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho mà còn là quá
trình xuất, nhập kho hợp lý,quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện
pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm
hoàn chỉnh trong kho, vì vậy nó yêu cầu phải có hệ thống sổ sách phù hợp để
ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi chép xuất nhập hàng hóa từng ngày [15].
Thuốc và vắc xin trong Chƣơng trình Y tế Quốc gia đƣợc phân cấp từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng qua nhiều giai đoạn, do đó nhằm góp phần thực
hiện mục tiêu “Đảm bảo đủ, kịp thời thuốc có chất lƣợng, giá cả hợp lý cho
công tác phòng và chữa bệnh cho cộng đồng” mà chính sách thuốc quốc gia
đã đề ra, cần khái quát một số nhiệm vụ đối với từng Chƣơng trình cụ thể:
- Chương trình phòng, chống Lao Quốc gia:
Hàng quý khoa Dƣợc kết hợp cùng khoa Lao thực hiện lĩnh thuốc, y
dụng cụ và vật tƣ y tế theo bảng phân phối của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Căn cứ theo số lƣợng bệnh nhân khám và điều trị tại Trung tâm, dự trù tháng
của các Trạm Y tế phƣờng mà tiến hành phân chia cấp phát và giữ lại phần
nhiều tồn trữ tại kho Dƣợc để cấp phát cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại

Trung tâm.
- Chương trình Bảo vệ sức khỏe Tâm thần Cộng đồng:
Thuốc đƣợc phân phối từ Bệnh viện Tâm thần Tp.HCM theo dự trù
hàng tháng của đơn vị. Việc nhận, bảo quản và cấp phát thực hiện theo Thông
tƣ 20/2017/TT-BYT, thuốc sau khi nhận về tiến hành cấp phát cho 14 TYT
phƣờng theo dự trù hàng tháng và đƣợc thực hiện bảo quản, dự trữ cho bệnh
nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm.
- Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Thuốc, y dụng cụ, vật tƣ y tế đƣợc nhận từ Trung tâm chăm sóc sức
khỏe Tp.HCM theo quý, hoặc đột xuất khi có nhu cầu và cấp phát cho khoa
CSSKSS thực hiện khám, chữa bệnh tại Trung tâm và Trạm Y tế.
7


- Chương trình điều trị HIV/AIDS:
Thuốc, y dụng cụ, vật tƣ y tế đƣợc phân bổ bởi Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS tại Tp. HCM qua các công ty dƣợc phẩm phân phối đến tận kho
Dƣợc - khoa Tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng. Tại đây nhân viên dƣợc tiếp nhận
theo đúng quy trình và cấp phát cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây.
- Chương trình thuốc Methadone:
Đây là thuốc có tính chất gây nghiện do đó việc quản lý và sử dụng
phải tuân thủ theo Thông tƣ 20/2017/TT-BYT và Thông tƣ 14/2015/TT-BYT
về quản lý thuốc Methadone. Căn cứ báo cáo và dự trù hàng tháng của đơn vị,
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tp HCM tiến hành phân phối trực tiếp tại
đơn vị, việc giao nhận, bảo quản và cấp phát cho bệnh nhân đến uống điều trị
tại Khoa Tham vấn và Hỗ trợ cộng đồng đều chịu sự giám sát chặt chẽ của
nhân viên y tế và các thiết bị ghi hình.
- Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Vắc xin là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể con ngƣời khả
năng đáp ứng miễn dịch, đƣợc dùng với mục đích phòng bệnh. Do đó, công

tác nhập - xuất, vận chuyển, bảo quản đƣợc thực hiện nghiêm ngặt theo
Thông tƣ 12/2014/TT-BYT về Hƣớng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm
chủng. Vắc xin đƣợc nhận tại kho Vắc xin của Trung tâm YTDP Tp HCM
theo dự trù của đơn vị và tiến hành cấp phát theo lịch tiêm chủng tại các Trạm
y tế trên địa bàn Quận 3.
1.2. BẢO QUẢN THUỐC VÀ VẮC XIN
Căn cứ Thông tƣ 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 Quy định về Thực
hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là việc cất giữ bảo đảm an
toàn, chất lƣợng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả việc đƣa vào
sử dụng và duy trì đầy đủ hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ bảo quản, xuất, nhập
thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nơi bảo quản.
8


Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bộ nguyên tắc,
tiêu chuẩn về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm và duy trì
một cách tốt nhất sự an toàn và chất lƣợng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
thông qua việc kiểm soát đầy đủ trong suốt quá trình bảo quản.
GSP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng nh “Good Storage Practices”, đƣợc
dịch sang tiếng Việt là Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Theo đó, Trung tâm y tế phải đáp ứng các yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật
chất, trang thiết bị cũng nhƣ các tài liệu về thực hiện GSP tại Trung tâm nhằm
đáp ứng mục tiêu cung ứng có đủ thuốc đạt chất lƣợng, hiệu quả và an toàn.
1.2.1. Cơ cấu nhân lực
Tùy theo qui mô của từng đơn vị, cơ sở bảo quản phải có đủ nhân viên
với trình độ phù hợp để thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập, bảo
quản, bốc xếp, vận chuyển, vệ sinh, bảo trì và các hoạt động khác nhằm đảm
bảo chất lƣợng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong đó:
a) Đối với thuốc không phải kiểm soát đặc biệt, thủ kho phải đáp ứng

các quy định sau:
- Phải có trình độ, hiểu biết cần thiết về dƣợc, về nghiệp vụ bảo quản
(phƣơng pháp bảo quản, quản lý sổ sách, theo dõi xuất nhập, chất lƣợng
thuốc…).
- Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dƣợc sĩ trung học đối với các cơ
sở bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc hóa dƣợc, vắc xin, sinh phẩm y tế.
b) Đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt: Nhân sự phải đáp ứng quy
định tại Thông tƣ 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 của Bộ trƣởng Bộ Y tế
quy định chi tiết một số điều của Luật dƣợc và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP
ngày 08/05/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm
soát đặc biệt và các quy định khác có liên quan.
- Nhân viên và cán bộ làm việc trong kho phải đƣợc kiểm tra sức khỏe
định kỳ theo quy định của pháp luật.
9


1.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
 Cơ sở vật chất:
- Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực cho các
hoạt động có liên quan theo qui định.
Nhà kho phải đƣợc thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì
một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh
đƣợc các ảnh hƣởng bất lợi có thể có, nhƣ: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất
thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hƣởng tới chất
lƣợng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Trần, tƣờng, mái nhà kho phải đƣợc thiết kế, xây dựng sao cho đảm
bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh
hƣởng của thời tiết nhƣ nắng, mƣa, bão lụt.
Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và đƣợc xử lý thích
hợp để đảm bảo tránh đƣợc ảnh hƣởng của nƣớc ngầm, đảm bảo hoạt động

của nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phƣơng tiện cơ
giới. Không đƣợc có các khe, vết nứt gãy .. là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu
bọ, côn trùng.
 Trang thiết bị:
Kho bảo quản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải trang bị các phƣơng tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều
kiện bảo quản (ví dụ: quạt thông gió, điều hòa không khí nhiệt kế, xe chở
hàng, xe nâng, ẩm kế, phòng lạnh, tủ lạnh, chỉ thị nhiệt độ vaccin, chỉ thị đông
băng điện tử (Freeze Tag)..). Các thiết bị phải đƣợc kiểm tra, bảo trì, bảo
dƣỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định, chính xác. Các thiết bị đo phải
đƣợc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của pháp luật về kiểm định, hiệu
chuẩn thiết bị đo.

10


- Phải có các phƣơng tiện phát hiện và cảnh báo tự động (nhƣ chuông,
đèn và/hoặc tin nhắn) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản,
đặc biệt đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản (nhiệt độ,
độ ẩm).
- Kho phải đƣợc chiếu đủ sáng để cho phép tiến hành một cách chính
xác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho.
- Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Khoảng cách giữa các giá kệ,
giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối
chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
- Phải có máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động bảo
quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc bằng phần mềm vi tính.
- Phải có đủ các trang thiết bị phòng chữa cháy, bản hƣớng dẫn cần
thiết cho công tác phòng chống cháy nổ nhƣ: hệ thống phòng chữa cháy tự
động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nƣớc và vòi nƣớc

chữa cháy [10].
1.2.3 Công tác bảo quản thuốc và vắc xin
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải đƣợc bảo quản trong điều kiện
đảm bảo duy trì chất lƣợng và theo đúng quy định của pháp luật. Các lô
thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải đƣợc phân phối, cấp phát theo nguyên tắc
“Hết hạn trƣớc xuất trƣớc” (FEFO- First Expires First Out) hoặc nguyên tắc
“Nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO- First In First Out).
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải sắp xếp trên giá, kệ, tấm kê panel
và đƣợc bảo quản ở vị trí cao hơn sàn nhà. Các bao, thùng thuốc, nguyên liệu
làm thuốc có thể xếp chồng lên nhau nhƣng phải đảm bảo không có nguy cơ
đổ vỡ, hoặc gây hại tới bao, thùng thuốc bên dƣới.

11


- Bao bì thuốc phải đƣợc giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.
Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.
- Các khu vực giao, nhận hàng phải đảm bảo bảo vệ thuốc, nguyên liệu
làm thuốc tránh khỏi tác động trực tiếp của thời tiết. Các khu vực tiếp nhận
phải đƣợc thiết kế và trang bị để có thể cho phép làm sạch các kiện hàng đến,
nếu cần, trƣớc khi đƣa vào bảo quản.
- Phải có biện pháp về an ninh, bảo đảm không thất thoát thuốc, nguyên
liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP,
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, Thông tƣ 20/2017/TT-BYT và quy định sau:
a) Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc kiểm soát đặc biệt
phải có biển thể hiện rõ từng loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc kiểm soát đặc
biệt tƣơng ứng.
b) Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc phải đƣợc bao gói đảm bảo
không bị thấm và rò rỉ trong quá trình vận chuyển.
Một số loại vắc xin dễ hỏng do đông băng (nhƣ VGB, DPT, DT, Td,

uốn ván, DPT-VGB-Hib, Thƣơng hàn, Tả…) phải đặc biệt đƣợc chú ý trong
quá trình sắp xếp, bảo quản. Các vắc xin này không đƣợc sắp xếp sát vách tủ
lạnh, đáy tủ lạnh hoặc gần giàn lạnh nơi phát ra luồng khí lạnh trong kho
lạnh/buồng lạnh; phải để ở phía trên của tủ (đối với tủ lạnh cửa mở phía trên)
hoặc ở giá giữa (đối với tủ lạnh cửa mở trƣớc). Phải thực hiện việc kiểm soát
mức độ an toàn của khu vực bảo quản bằng chỉ thị đông băng điện tử (Freeze
Tag) hoặc máy ghi nhiệt độ tự động kèm thiết bị báo động.
Việc sắp xếp vắc xin đƣợc thực hiện theo quy định tại tài liệu Hƣớng
dẫn bảo quản vắc xin ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày
16/5/2014 của Bộ trƣởng Bộ Y tế quy định việc bảo quản vắc xin.

12


Điều kiện bảo quản
Các điều kiện bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải tuân thủ theo
đúng thông tin trên nhãn đã đƣợc phê duyệt hoặc công bố theo quy định.
a) Bảo quản điều kiện thƣờng:
Bảo quản trong môi trƣờng khô (độ ẩm 75%), ở nhiệt độ từ 15-30°C.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt
độ có thể trên 30°C nhƣng không vƣợt quá 32°C và độ ẩm không vƣợt quá
80%. Phải thoáng khí, tránh ảnh hƣởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm
và ánh sáng mạnh.
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện thƣờng.
b) Điều kiện bảo quản đặc biệt: Bao gồm các trƣờng hợp có yêu cầu
bảo quản khác với bảo quản ở điều kiện thƣờng.
c) Hƣớng dẫn về điều kiện bảo quản cụ thể:
Yêu cầu về điều kiện bảo quản

Thông tin trên nhãn

“Không bảo quản quá 30 °C”

từ +2 °C đến +30 °C

“Không bảo quản quá 25 °C”

từ +2 °C đến +25 °C

“Không bảo quản quá 15 °C”

từ +2 °C đến +15 °C

“Không bảo quản quá 8 °C”

từ +2 °C đến +8 °C

“Không bảo quản dƣới 8 °C”

từ +8 °C đến +25 °C

“Bảo quản mát”

từ +8 °C đến +15 °C

“Bảo quản lạnh”

từ +2 °C đến +8 °C

(kho tuyến Quận/huyện) nhƣng cũng có thể bảo quản ở nhiệt độ từ -15°C
đến -25°C (kho tuyến Tỉnh/thành phố) nếu không đủ chỗ đối với một số loại

vắc xin.

13


“Khô”, “Tránh ẩm” không quá 75% độ ẩm tƣơng đối trong điều kiện
bảo quản thƣờng; hoặc với điều kiện đƣợc chứa trong bao bì chống thấm đến
tận tay ngƣời bệnh.
“Tránh ánh sáng”

Bảo quản trong bao bì tránh ánh sáng đến tận tay

ngƣời bệnh.
- Các điều kiện bảo quản đƣợc kiểm tra vào những thời điểm xác định
(tối thiểu 2 lần/trong ngày). Các thời điểm này đƣợc xác định trên cơ sở theo
dõi liên tục điều kiện bảo quản trong kho và theo mùa. Kết quả kiểm tra phải
đƣợc ghi chép và lƣu hồ sơ. Hồ sơ ghi chép số liệu theo dõi về điều kiện bảo
quản phải có sẵn để tra cứu[10].
1.3. DỰ TRỮ THUỐC VÀ VẮC XIN (HÀNG HÓA)
Dự trữ là một trong những khâu quan trọng trong công tác tồn trữ, xây
dựng cơ số thuốc, vắc xin tồn kho tại đơn vị với số lƣợng, chất lƣợng sao cho
phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi bệnh viện, trung tâm y tế xuất phát từ
nhu cầu điều trị, mô hình bệnh tật, khả năng tài chính, điều kiện cung ứng và
lƣu thông thuốc, vắc xin tại cơ sở, đơn vị.
- Sự cần thiết phải dự trữ thuốc, vắc xin trong kho vì những lý do sau:
+ Đảm bảo tính sẵn có: tồn kho là lƣợng dự trữ cho dao động của cung
và cầu, tránh nguy cơ hết hàng.
+ Duy trì niềm tin trong hệ thống: nếu tình trạng hết hàng xảy ra thƣờng
xuyên, bệnh nhân sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của hệ
thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

+ Tránh tình trạng thiếu kinh phí: nếu không có dự trữ kho hoặc dự trữ
kho không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ
gặp phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá
khi đặt hàng thƣờng xuyên, dẫn đến thiếu hụt vốn.

14


+ Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trƣờng: Những thay đổi trong nhu
cầu về loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trƣớc đƣợc. Do đó, lƣợng
tồn kho thích hợp sẽ giúp hệ thống đối phó với sự thay đổi đó [17].
Bên cạnh đó, cần phải thƣờng xuyên thực hiện các công việc nhƣ:
1.3.1. Kiểm soát và luân chuyển thuốc, vắc xin trong kho
- Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
trong kho theo cách so sánh thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện còn và lƣợng
thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc,
nguyên liệu làm thuốc. Trong mọi trƣờng hợp, việc đối chiếu phải đƣợc tiến
hành khi mỗi lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc đƣợc sử dụng hết.
- Tất cả các sai lệch, thất thoát khi đối chiếu số lƣợng thuốc, nguyên liệu
làm thuốc lƣu kho phải đƣợc điều tra theo quy trình cụ thể để xác định nguyên
nhân (do nhầm lẫn, do xuất nhập chƣa đúng, do trộm cắp thuốc, nguyên liệu
làm thuốc…). Sổ sách ghi chép về các cuộc điều tra này phải đƣợc lƣu giữ.
- Không đƣợc cấp phát các thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì bị hƣ
hại, không còn nguyên vẹn, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, không rõ ràng, hoặc
có nghi ngờ về chất lƣợng. Trƣờng hợp này, thủ kho phải thông báo ngay với
bộ phận kiểm tra chất lƣợng để xem xét, đánh giá. Mọi hành động tiến hành
phải đƣợc ghi chép lại.
- Các thùng thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã đƣợc sử dụng một phần cần
phải đƣợc đóng kín lại một cách an toàn để tránh việc rơi vãi hoặc nhiễm bẩn
trong thời gian bảo quản sau này.

Kiểm soát hàng hết hạn dùng
- Tất cả thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải đƣợc kiểm tra định kỳ về hạn
dùng. Phải tiến hành các biện pháp đề phòng việc cấp phát thuốc, nguyên liệu
làm thuốc đã hết hạn dùng [10].

15


1.3.2. Công tác nhập xuất thuốc và vắc xin trong kho
 Công tác nhập hàng
Nhiệm vụ của kho dƣợc là phải nhập hàng về kho:
- Nhận đúng số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa theo hợp đồng mua bán,
phiếu giao hàng, hóa đơn hoặc vận đơn.
- Đƣa nhanh hàng hóa từ nơi tiếp nhận về nơi bảo quản hoặc chế biến.
Để công việc nhập hàng đƣợc nhanh gọn theo đúng yêu cầu thỏa thuận
thì cần phải có sự chuẩn bị trƣớc:
+ Chuẩn bị kho chứa hàng, phƣơng tiện, nhân lực kiểm hàng, xếp dỡ
hàng…
+ Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết để việc nhận hàng đƣợc
nhanh gọn.
* Nguyên tắc nhập hàng:
- Tất cả hàng hóa nhập kho phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ
- Khi nhận hàng, mọi kiện hàng phải đƣợc kiểm tra, đối chiếu với các
tiêu chuẩn đã ghi trong các giấy tờ, tài liệu kèm theo hàng. Phải nhận diện,
kiểm tra hàng hóa chắc chắn phù hợp với những chỉ dẫn ghi trên nhãn (loại
hàng, số lƣợng, chất lƣợng…) cùng với những yêu cầu ghi trên đơn đặt hàng.
- Sau khi nhận hàng xong phải ghi rõ số hàng thực nhập, tình trạng chất
lƣợng của hàng hóa vào sổ nhập kho. Sau đó cả hai bên giao và nhận hàng phải
ký xác nhận vào tất cả những giấy tờ, tài liệu liên quan tới lô hàng vừa nhập.
Các giấy tờ sẽ đƣợc lƣu giữ trong một khoảng thời gian quy định [16].

 Công tác xuất hàng
Xuất hàng là nhiệm vụ quan trọng - là khâu kết thúc quá trình nghiệp
vụ kho, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp phát, bán hàng hoặc điều động hàng
hóa qua kho.
- Chỉ đƣợc xuất kho, cấp phát các thuốc đạt tiêu chuẩn chất lƣợng, còn
trong hạn sử dụng.
16


- Các thuốc đang trong quá trình biệt trữ phải đƣợc ngƣời chịu trách
nhiệm về chất lƣợng cho phép mới đƣợc xuất kho.
- Khi sử dụng đá khô trong dây chuyền lạnh, phải đặc biệt chú ý đảm
bảo thuốc, vắc xin không tiếp xúc trực tiếp với đá khô, vì có thể gây ảnh
hƣởng xấu đến chất lƣợng thuốc, vắc xin (ví dụ bị đông băng).
- Xuất hàng đúng số lƣợng và chất lƣợng cho khách hàng theo các chứng
từ giao hàng. Giao hàng nhanh gọn, an toàn, thuận tiện cho ngƣời nhận.
* Cần chuẩn bị trƣớc khi xuất hàng:
- Chuẩn bị hàng hóa cho phù hợp với phiếu xuất kho, tùy theo yêu cầu
cụ thể mà tiến hành phân loại, sắp xếp, đóng gói hàng hóa cho thích hợp, đảm
bảo cho việc xuất nhập đƣợc nhanh gọn, chính xác và an toàn.
- Chuẩn bị nhân sự, phƣơng tiện và các dụng cụ cần thiết phù hợp với
khối lƣợng công việc.
* Nguyên tắc xuất hàng:
- Tất cả các loại hàng khi xuất kho phải có phiếu xuất hoặc lệnh giao
hàng hợp lệ và chỉ đƣợc xuất kho theo đúng số lƣợng, phẩm chất và quy cách
ghi trong phiếu xuất. Ngƣời nhận hàng phải có đầy đủ quyền hạn và giấy tờ
khi nhận hàng.
- Trong khi giao hàng, căn cứ vào lệnh xuất kho, cả hai bên giao nhận
cùng phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thực hiện đầy đủ
các thủ tục giao nhận. Việc giao hàng phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc

FIFO để tránh tình trạng thuốc hết hạn trong kho.
1.3.3. Thực trạng công tác tồn trữ tại một số Bệnh viện, Trung tâm Y tế ở
Việt Nam:
- Về nhân lực dược:
Nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ
chung của khoa dƣợc, trong đó có công tác tồn trữ, trƣớc hết cần có số lƣợng

17


×