Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện yên châu, tỉnh sơn la năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.33 KB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ OANH

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ OANH

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ

: CK 60720412



Người hướng dẫn Khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Tháng 7/2019-11/2019

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu
Trường đại học Dược Hà Nội, phòng Đào tạo sau đại học, các Thầy, các Cô
bộ môn Quản lý và kinh tế dược của Trường đại học Dược Hà Nội, đã ủng
hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS,TS. Nguyễn Thanh
Bình thầy đã ln quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Huyện Yên
Châu, phòng Kế hoạch nghiệp vụ, khoa Dược-TTBYT đã tạo điều kiện cho
tôi về mọi mặt, để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân, đã ln sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến
cho tơi hồn thành luận văn này.
n Châu, ngày

tháng 10 năm 2019

HỌC VIÊN


Lê Thị Oanh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................4
1.1. XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TRONG BỆNH VIỆN ..........................4
1.1.1. KHÁI NIỆM DANH MỤC THUỐC ...........................................................................4
1.1.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG DANH MỤC ................................................................4
1.1.3. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN THUỐC ........................................................................5
1.1.4. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TRONG BỆNH VIỆN ...........................6
1.1.5. HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ...........................................................................6
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ................7
1.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC .........................................................................7
1.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VEN .........................................................................9
1.2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MA TRẬN ABC/VEN ..............................................11
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT
NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ...........................................................12
1.3.1. CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ TIỀN THUỐC SỬ DỤNG .......................................................12
1.3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH ........................................................12
1.3.3. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC THEO ĐƯỜNG DÙNG THUỐC ..................................13
1.3.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GENERIC, THUỐC BIỆT DƯỢC GỐC .......................14
1.3.5. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC THEO NGUỒN GỐC XUẤT XỨ .................................15
1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN
CHÂU .......................................................................................................................16
1.4.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH ......................................................................................16

1.4.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN CHÂU...........17
1.4.3. BIÊN CHẾ TỔ CHỨC...........................................................................................18


1.4.4. MƠ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN CHÂU NĂM 2018 18
1.4.5. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN
CHÂU .........................................................................................................................21
1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................23
CHƯƠNG 2..............................................................................................................24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................24
2.2.1. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .......................................................................................24
2.2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................................27
2.2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ....................................................................27
2.2.4. MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................................27
2.2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..........................................................................28
CHƯƠNG 3..............................................................................................................31
3.1 MƠ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG NĂM 2018 ..........31
3.1.1. CƠ CẦU THUỐC THEO NGUỒN GỐC TÂN DƯỢC, THUỐC ĐƠNG Y THUỐC TỪ DƯỢC
LIỆU ............................................................................................................................31

3.1.2. CƠ CẤU NHĨM THUỐC TRONG NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG, CHỐNG
NHIỄM KHUẨN ............................................................................................................37

3.1.3. CƠ CẤU THUỐC THEO NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ ..................................................39
3.1.4. CƠ CẤU THUỐC ĐƠN THÀNH PHẦN VÀ ĐA THÀNH PHẦN TRONG DMT THUỐC
TÂN DƯỢC ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ...................................................................................40

3.1.5. CƠ CẤU THUỐC GENERIC VÀ THUỐC BIỆT DƯỢC GỐC TRONG DANH MỤC THUỐC
TÂN DƯỢC SỬ DỤNG NĂM 2018..................................................................................41


3.1.6. CƠ CẤU THUỐC THEO ĐƯỜNG DÙNG ................................................................41
3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BVĐK YÊN
CHÂU THEO PHƯƠNG PHÁP ABC, MA TRẬN ABC/VEN. .........................42
3.2.1. PHÂN TÍCH DMT ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ABC ...........................................................................................................................42
3.2.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VEN ...46
3.2.3 PHAN TICH MA TRẬN ABC/VEN ......................................................................47


3.2.4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU CÁC THUỐC TRONG NHĨM AN VÀ NHÓM BN...................49
CHƯƠNG 4..............................................................................................................53
4.1. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA YÊN CHÂU NĂM 2018 ......................................................................53
4.1.1. VỀ CƠ CẤU THUỐC TÂN DƯỢC, THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU .....................................53
4.1.2 VỀ CƠ CẤU THUỐC THEO NHÓM TÁC DỤNG DƯỢC LÝ .......................................54
4.1.3.CƠ CẤU THEO NHÓM KÝ SINH TRÙNG, CHỐNG NHIỄM KHUẨN ..........................55
4.1.4. VỀ CƠ CẤU THUỐC THEO NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ: ............................................56
4.1.5.VỀ CƠ CẤU THUỐC ĐƠN THÀNH PHẦN VÀ ĐA THÀNH PHẦN ..............................57
4.1.6. VỀ CƠ CẤU THUỐC GENERIC VÀ THUỐC BIỆT DƯỢC GỐC .................................58
4.1.7. VỀ CƠ CẤU THUỐC THEO ĐƯỜNG DÙNG ...........................................................58
4.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BVĐK YÊN
CHÂU THEO PHƯƠNG PHÁP ABC, MA TRẬN ABC/VEN ..........................59
4.2.1. PHÂN LOẠI DMT ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ABC ...........................................................................................................................59
4.2.2. PHÂN TÍCH DMT SỬ DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VEN..................61
4.2.3. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO MA TRẬN ABC/VEN ...........................62
4.2.4. PHÂN TÍCH HOẠT CHẤT CĨ TRONG NHĨM AN. ................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………63


TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỦ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chú thích

ATTP

An tồn thực phẩm

BYT

Bộ y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

DMT

Danh mục thuốc

GTSD


Giá trị sử dụng

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

KM

Khoản mục

SKM

Số khoản mục

SLDM

Số lượng danh mục


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN……………………………………………………..11
Bảng 1.2. Mơ hình bệnh tật của Bệnh Viện Đa khoa Huyện Yên Châu năm 2018
được phân loại theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD10………………………18
Bảng 1.3 Mơ hình cơ cấu tổ chức của Khoa Dược BVĐK Yên Châu ……………23
Bảng 2.4. Nhóm các biến số phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2018
………………………………………………………………………………24
Bảng 2.5. Kết quả phân tích ABC/VEN …………………………………………30
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc tân dược - thuốc đông y thuốc từ
dược liệu……………………………………………………………………………31
Bảng 3.7. Tỷ lệ các nhóm thuốc tác dụng dược lý trong nhóm thuốc tân dược…………32

Bảng 3.8. Tỷ lệ các nhóm thuốc tác dụng dược lý trong nhóm thuốc đơng y thuốc từ
dược liệu…………………………………………………………………………...35
Bảng 3.9. Cơ cấu nhóm thuốc trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn ………………………………………………………………………………37
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu………………..39
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT tân dược…………..40
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc generic, thuốc biệt dược gốc trong DMTSD……………41
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc theo đường dùng………………………………………...41
Bảng 3.14. Kết quả phân tích ABC………………………………………………..42
Bảng 3.15. Cơ cấu nhóm thuốc A theo tác dụng dược lý………………………….44
Bảng 3.16. Kết quả phân tích VEN………………………………………………..46
Bảng 3.17. Kết quả phân tích ABC/VEN …………………………………………47
Bảng 3.18. Phân tích các thuốc cụ thể trong nhóm AN …………………………..49
Bảng 3.19. Phân tích các nhóm thuốc cụ thể trong nhóm BN …………………...51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiệu quả trong việc sử dụng thuốc hợp lý hay bất hợp lý đã và đang là
vấn đề bất cập của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, chính vì
thế sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý là một trong các nguyên nhân
chính làm tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ
và uy tín điều trị của các cơ sở khám, chữa bệnh.
Hiện nay chiến lược phát triển ngành Dược ở nước ta với những chính
sách mở cửa theo cơ chế thị trường và đa dạng hóa các loại hình cung ứng, thị
trường thuốc ngày càng phong phú cả về số lượng và chủng loại. Điều này
giúp việc cung ứng dễ dàng và thuận tiện hơn tuy nhiên cũng gây ra nhiều
khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa, sử dụng thuốc ở các bệnh viện.
Theo một số nghiên cứu, chi phí mua thuốc chiếm khoảng 30-40% ngân sách
ngành Y tế của nhiều nước và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng
thuốc khơng hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [9]. Các

nghiên cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra tại nhiều
nước trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, 30%-60% bệnh nhân sử dụng
thuốc kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết và hơn một nửa số ca
viêm đường hô hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý [12]. Tại Việt Nam,
thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện thường
chiếm 60% ngân sách của bệnh viện. Chính vì vậy một danh mục thuốc hiệu
quả sẽ mang lại lợi ích rất lớn trong lĩnh vực cung ứng, Việc sử dụng thuốc
đúng, hợp lý có tác dụng tốt trong cơng tác Khám và điều trị đồng thời tiết
kiệm được các chi phí khơng đáng có.
Tại Việt Nam, tiền thuốc bình qn đầu người trong năm tăng lên từ
19,77 USD/người năm 2009 [24], năm 2010 là 23 USD/người [18], năm 2014
là 31 USD/người, đến năm 2015 là 37,97 USD/người [25]. Các loại thuốc có

1


nhu cầu sử dụng nhiều nhất trong năm 2015 là các loại thuốc kháng sinh, hạ
nhiệt, giảm
đau, chống viêm, Vitamin, thuốc bổ… Cũng trong năm 2015 tổng giá
trị tiền thuốc mà cả nước sử dụng là hơn 3 triệu USD; Trong đó giá trị tiền
thuốc sản xuất trong nước chiếm hơn 1 triệu USD, còn lại hơn 2 triệu USD là
thuốc thành phẩm nhập khẩu.
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người
bệnh. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến cơng tác khám chữa bệnh
trong bệnh viện là công tác cung ứng thuốc. Trong đó hoạt động lựa chọn, xây
dựng danh mục thuốc là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc, là
cơ sở để mua sắm, tồn trữ và sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Do vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các quốc gia thành lập
Hội đồng thuốc và Điều trị tại các bệnh viện. HĐT&ĐT là hội đồng được
thành lập nhằm đảm bảo tăng cường độ an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc

trong các bệnh viện [3]. Thành viên của HĐT&ĐT bao gồm các chuyên gia
trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng
chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thơng qua việc xác định xem
loại thuốc thiết yếu nào cần phải cung ứng, giá cả và sử dụng hợp lý an toàn
[26]. HĐT&ĐT đóng vai trị quan trọng trong hoạt động lựa chọn thuốc xây
dựng danh mục thuốc bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa Yên Châu là bệnh viện đa khoa tuyến huyện, hạng
III trực thuộc Sở Y tế Sơn La. Là đơn vị sự nghiệp cấp II của ngành y tế, với
quy mô 140 giường bệnh thực kê là 249 giường bệnh nội trú, Năm 2018 bệnh
nhân khám và điều trị là 53.636 lượt/năm.. Hàng năm bệnh viện sử dụng một
số lượng khá lớn thuốc để phục vụ công tác khám chữa bệnh, do đó tăng
cường sử dụng thuốc an tồn, hiệu quả, hợp lý đang là vấn đề cấp thiết hiện
nay. Tuy nhiên, lĩnh vực quản lý dược hiện đang triển khai chưa có đề tài
nghiên cứu nào phân tích về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện, cũng như

2


đánh giá hiệu quả của việc xây dưng danh mục thuốc của bệnh viện để tăng
cường cho việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả tại bệnh viện. Với mong
muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, tiết kiệm chi phí trong việc cung ứng
thuốc, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phân tích danh mục thuốc sử
dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Châu Tỉnh Sơn La năm 2018” với
mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa
huyện Yên Châu năm 2018
2. Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện
Yên châu theo phương pháp ABC, Ma trận ABC/VEN.
Từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng danh mục thuốc hợp lý và sử
dụng thuốc có hiệu quả phục vụ bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên

Châu trong những năm tiếp theo.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc
DMT là một danh sách các thuốc được sử dụng trong hệ thống chăm
sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn trong danh mục này. DMT của bệnh viện là
một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong
bệnh viện.
Mỗi bệnh viện có DMT khác nhau, được xây dựng hàng năm theo nhu
cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục phù hợp sẽ
góp phần rất lớn trong cơng tác điều trị, quản lý của bệnh viện. Một danh mục
thuốc có quá nhiều thuốc không cần thiết sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn
kinh phí của nhà nước cũng như của bệnh nhân.
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục
Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các
quy định về sử dụng thuốc do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mơ
hình bệnh tật và kinh phí của của bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị có
nhiệm vụ giúp giám đốc bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh
viện theo nguyên tắc sau:
a) Bảo đảm phù hợp với mơ hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng
và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;


4


đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu
do Bộ Y tế ban hành;
g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
1.1.3. Các tiêu chí lựa chọn thuốc
Tiêu chí thứ nhất: Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị,
tính an tồn thơng qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Tiêu chí thứ hai: Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh
khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng
theo quy định;
Tiêu chí thứ ba: Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai
tiêu chí trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả
điều trị, tính an tồn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;
Tiêu chí thứ tư: Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác
về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu
quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều
trị, khơng so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
Tiêu chí thứ năm: Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với
những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng
minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể
đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an tồn
hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;
Tiêu chí thứ sáu: Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên
chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

5



Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các
đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc
nhà sản xuất, cung ứng;
1.1.4. Các bước xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện
Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y Tế quy định về
tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện tiến hành xây dựng danh
mục thuốc theo các bước sau:
Bước1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số
lượng và giá trị sử dụng, phân tích ABC/VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc
hỏng, các phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các
nguồn thơng tin đáng tin cậy;
Bước 2: Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa
lâm sàng một cách khách quan;
Bước 3: Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh
mục theo nhóm điều trị và theo phân loại VEN;
Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ
như: thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện,thuốc
hướng thần,…).
1.1.5. Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng phải được thành lập ở bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra
quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm là một tổ chức đứng
ra điều phối toàn bộ quá trình cung ứng thuốc tại bệnh viện. HĐT&ĐT là một
tổ chức được thành lập nhằm đánh giá tác dụng của thuốc trên lâm sàng, phát
triển các chính sách quản lý, sử dụng thuốc và quản lý DMT. HĐT&ĐT ra
đời nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với
chi phí phù hợp thơng qua xác định xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá

6



cả ra sao và sử dụng như thế nào, hiệu quả ra sao. Theo thông tư 21/2013/TTBYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc tổ chức, chức năng
nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện để các bệnh viện căn cứ
vào đó để thực hiện [3].
1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
1.2.1. Phương pháp phân tích ABC
a) Khái niệm phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [3].
b) Phương pháp phân tích ABC
Theo Thơng tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ y tế hướng
dẫn hoạt động của HĐT&ĐT, phân tích ABC tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Bước 2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
- Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu
sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
Bước 3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
Bước 4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền
của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
Bước 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

7


Bước 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản
phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong

danh sách.
Bước 7. Phân hạng sản phẩm như sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;
- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm,
hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%[3].
c) Vai trị và ý nghĩa phân tích ABC
Từ phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc được sử dụng nhiều mà thuốc
thay thế có giá thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc trên thị trường, có thể
lựa chọn các thuốc thay thế có chỉ số chi phí - hiệu quả tốt hơn, hoặc xác định
các liệu pháp điều trị thay thế phù hợp với nhu cầu của đơn vị.
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường, được sử dụng để:
+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn.
+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện những chưa hợp lý trong sử dụng thuốc,
bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mơ hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc khơng có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.

8


1.2.2. Phương pháp phân tích VEN
a) Khái niệm về phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động
mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí khơng đủ để
mua tồn bộ các loại thuốc như mong muốn.Trong phân tích VEN, các thuốc

được phân chia thành 3 nhóm cụ thể như sau:
- Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
- Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình bệnh
tật của bệnh viện.
- Thuốc N (Non-Essential drugs) là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao khơng tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc.
b) Các bước thực hiện phân tích VEN
Theo thơng tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y Tế ngày 08/8/2013, phân
tích VEN được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại
V, E và N
Bước 2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống
nhất, sau đó, Hội đồng tiếp tục thực hiện các bước sau:
Bước 3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.

9


Bước 4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại
bỏ những thuốc này trong trường hợp khơng cịn nhu cầu điều trị.
Bước 5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E
trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an tồn.
Bước 6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt
chẽ hơn nhóm N [3]
c) Ý nghĩa của phân tích VEN

Phương pháp phân tích VEN giúp cho bộ phận quản lý trực tiếp của
bệnh viện lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua sử dụng và dự trữ trong
bệnh viện.
Kết quả phân tích VEN giúp xác định những chính sách ưu tiên việc
lựa chọn, mua thuốc và sử dụng trong hệ thống, quản lý hàng tồn kho và xác
định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp, cụ thể:
- Về lựa chọn thuốc: Các thuốc V và E nên được đưa ra ưu tiên lựa
chọn, đặc biệt là khi ngân sách hạn hẹp.
- Về mua sắm thuốc: Các thuốc V và E cần phải được kiểm soát thường
xuyên khi đặt hàng và dự trữ thường xuyên các thuốc này, giảm dự trữ các
thuốc không cần thiết. Nếu ngân sách bệnh viện khơng hạn hẹp, thì việc sử dụng
phân tích VEN được dùng để đảm bảo số lượng các thuốc V và E phải được mua
đầy đủ trước tiên. Sau khi tiến hành phân tích thì sẽ lựa chọn nhà cung cấp đáng
tin cậy để mua các thuốc thiết yếu để đảm bảo lượng dự trữ an toàn.
- Về sử dụng thuốc: Xem xét những thuốc thuốc nhóm N và hạn chế
hoặc loại bỏ trong trường hợp không điều trị. Đồng thời đảm bảo số lượng sử
dụng các thuốc nhóm V và E đẩy đủ khơng được thiếu.

10


1.2.3. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN
Khi phân tích VEN đã được thực hiện thì nên kết hợp với phân tích
ABC để xác định mối quan hệ giữa các thuốc chi phí cao nhưng có mức độ ưu
tiên thấp, đặc biệt là hạn chế hoặc xóa bỏ các thuốc nhóm “N” nhưng lại có
chi phí cao ở nhóm “A” trong phân tích ABC. Sự kết hợp phân tích VEN và
ABC sẽ tạo thành ma trận ABC/VEN
Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN
V


E

N

A

AV

AE

AN

B

BV

BE

BN

C

CV

CE

CN

Từ bảng ma trận ABC/VEN trên được phân thành 03 nhóm:
- Nhóm I: gồm AV, AE, AN, BV, CV, (là nhóm cần thiết trong điều trị

và sử dụng nhiều ngân sách nhất nên cần được quan tâm nhất).
- Nhóm II: gồm BE, BN, CE (nhóm có sử dụng nguồn ngân sách tương
đối lớn).
- Nhóm III: gồm CN (nhóm ít quan trọng. có thể xem xét loại bỏ khỏi
danh mục thuốc)
Ý nghĩa của ma trận ABC/VEN:
Các nhóm được yêu cầu giám sát với mức độ khác nhau. Nhóm I được
giám sát với mức độ cao hơn (Vì cần nhiều kinh phí hoặc cần cho điều trị).
Nhóm thuốc II và nhóm III (CN) được giám sát với mức độ thấp hơn .Đặc
biệt lưu ý với các thuốc không thiết yếu nhưng lại có chi phí cao thì cần hạn
chế sử dụng hoặc loại bỏ khỏi danh mục.

11


1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT
NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.3.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí trong bệnh viện có thể chiếm
40-60% đối với ngân sách đang phát triển và 15 - 20% đối với các nước phát
triển. Tuy nhiên tại Việt Nam con số này cao hơn nhiều, theo báo cáo kết quả
công tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y
tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 47,9 (năm 2009) và
58,7% tổng giá trị viện phí hành năm trong bệnh viện [18]
Kết quả khảo sát tại BVĐK huyện Nghi Lộc - Nghệ An năm 2012, tổng
tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ 64,3% trong tổng kinh phí bệnh viện [16].
Năm 2012 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 2,6 tỷ USD, năm 2013 tăng lên 3,3 tỷ
USD (tăng 21%), dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020 [17].
Do vậy, việc quản lý sử dụng thuốc ở các cơ sở y tế đang gặp rất nhiều

khó khăn, bất cập. Hiện nay, thuốc điều trị luôn gắn chặt với quyền lợi BHYT
và đang có nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, sử dụng. Chi phí về thuốc
ngày càng tăng và ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của quỹ
BHYT.
1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong vấn đề sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện kinh phí
mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo báo cáo kết quả
công tác khám chữa bệnh năm của Cục quản lý - Khám chữa bệnh 2009 2010 kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến
đến 32,4% trong tổng kinh phí sử dụng tiền thuốc [20].

12


Theo thống kê của Bộ Y tế về báo cáo sử dụng kháng sinh của các bệnh
viện tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình tại 22 bệnh viện đa khoa
trung ương là 28%, tại 15 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh là 32%, tại 54
bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh là cao nhất 43% [21]
Phân tích thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong số 30 hoạt chất có
giá trị thanh tốn BHYT nhiều nhất chiếm 43,7% thì kháng sinh chiếm 10
hoạt chất chiếm tỷ lệ cao nhất 21,92 % tiền thuốc BHYT[22].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị sử dụng tiền thuốc của
bệnh viện, một phần cho thấy mơ hình bệnh tật của Việt Nam có tỷ lệ mắc
bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng
sinh vẫn còn phổ biến .
Tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn tỷ lệ kinh phí sử dụng thuốc chống
nhiễm khuẩn ký sinh trùng chiếm 51,5% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [11]
tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc, Thanh Hóa tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm
36,48% giá trị sử dụng [23]
Theo thống kê năm 2010, tỷ lệ thuốc kháng sinh trong tổng số lượng

thuốc đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4%). Tỷ lệ sử
dụng Vitamin, dịch truyền trong cơ cấu và corticoid trong cơ cấu sử dụng
thuốc giảm so với cầu kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% năm 2009 xuống
còn 4,7% năm 2010[10]
1.3.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng thuốc
Theo thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 về hướng
dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh là “Chỉ dùng đường tiêm khi
người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống
không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm.
Nghiên cứu năm 2015 tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy tỉnh
Thanh Hóa thuốc đường tiêm chiếm 34,76% số lượng và 38,69% giá trị sử

13


dụng . Tại một nghiên cứu gần đây nhất tại Bệnh viện đa khoa huyện Hạ Hòa
tỉnh Phú Thọ năm 2016, thuốc sử dụng theo đường tiêm chiếm 105 khoản
mục (34,31%) chiếm tới 43,99% GTSD[10].
Các thuốc dạng khác(thuốc đặt, thuốc phun mù, thuốc dùng ngoài da)
chiếm tỷ lệ thấp trong DMT bệnh viện. Số thuốc nhóm này chiếm tỷ lệ trung
bình khoảng 6,7% ; giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 4,5%.
Như vậy thì tỷ lệ và tỷ trọng các dạng thuốc tiêm, truyền cao hơn các
thuốc dạng uống tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc
tiêm từ 46,1% đến 65,3% . Việc lạm dụng thuốc tiêm truyền là một trong các
nguy cơ gây ra nhiều rủi ro trong quá trình điều trị .
Vì vậy việc lựa chọn đường dùng thuốc cho bệnh nhân là yếu tố quan
trọng cho bác sỹ trước khi đưa ra y lệnh điều trị. Chính vì vậy bệnh viện cần
giám sát chặt chẽ trong việc sử dụng thuốc đường tiêm nhằm đảm bảo cho
công tác điều trị và tránh lạm dụng thuốc và nên ưu tiên sử dụng thuốc đường
uống nếu có thể.

1.3.4. Tình hình sử dụng thuốc generic, thuốc biệt dược gốc
Thuốc biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ
sở đã có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả. Thuốc generic là
một thuốc thành phẩm được sản xuất khơng có giấy phép nhượng quyền của
cơng ty có thuốc phát minh và được đưa ra thị trường nhằm thay thế một
thuốc phát minh sau khi bằng sáng chế hoặc các độc quyền đã hết hạn và
được bán với giá rẻ hơn. Thuốc biệt dược gốc thường có giá thành cao hơn
thuốc generic, vì nhà sản xuất phải đầu tư chi phí nghiên cứu, thực hiện q
trình xây dựng thương hiệu và chi phí bảo hộ tên thương mại.
Các thuốc biệt dược gốc do không có thuốc cạnh tranh trong đấu thầu
nên hầu hết đều trúng thầu với giá cao. Một số thuốc biệt dược gốc đã hết hạn

14


bảo hộ độc quyền sáng chế có giá chênh lệch khá lớn so với thuốc generic
nhóm 1 có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng trên thị trường
Trong báo cáo của Bộ Y tế tại một số bệnh viện các thuốc biệt dược
thường chiếm tỷ lệ cao trong danh mục thuốc bệnh viện. Bệnh viện Đông Anh
năm thuốc biệt dược chiếm 54,21% tổng số lượng thuốc đã sử dụng, Tại
Bệnh viên Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược gốc
chiếm 12,2% SKM và 9,96% giá trị sử dụng; trong khi đó thuốc mang tên
thương mại chiếm 87,8% SKM và 90,04% GTSD, tại Bệnh viện đa khoa
huyện Vĩnh Lộc năm 2015 tỷ lệ thuốc mang tên thương mại 76% trong tổng
số lượng thuốc sử dụng [12]. Sử dụng các thuốc Generic là một trong những
cách làm giảm chi phí cho điều trị. Đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ
Y tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện.
1.3.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
Trong năm 2012, Cục quản lý Dược đã tổ chức diễn đàn "Người Việt
Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam". Đây là một trong những giải pháp quan

trọng hỗ trợ ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung
ứng cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước chiếm 30% ở tuyến trung
ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện [7]. Thị trường dược phẩm chủ
yếu là các thuốc generic, các thuốc sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ lệ thấp
trong DMT và kinh phí sử dụng. Các kết quả khảo sát tại một số BVĐK và
chuyên khoa ở ba tuyến bệnh viện đều cho thấy, các thuốc sản xuất trong nước
chỉ chiếm 25,5%- 43,3% số KM thuốc và 7,0%- 57,1% tổng GTSD, trong đó
thấp nhất là các bệnh viện tuyến trung ương [13]. Năm 2015, tại BVĐK tỉnh
Bình Dương, tỷ lệ GTSD thuốc nội là 18,0%. Năm 2016, tại BVĐK tỉnh Bắc
Giang, Lạng Sơn tỷ lệ GTSD thuốc nội lần lượt là 26,2% [13].

15


Do vậy vấn đề sử dụng thuốc ở nước ta đang tồn tại nhiều vấn đề bất
cập cần quan tâm và đang từng bước có biện pháp giải quyết. Năm 2011 BYT
ban hành thông tư số 23/2011/TT-BYT về hướng dẫn sử dụng thuốc tại các
cơ sở y tế có giường bệnh [2]. Trong năm 2012 Cục quản lý dược đã tổ chức
thành công diễn đàn “Người Việt nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là
một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành dược Việt Nam phát
triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân
dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [7]. Năm 2016
BYT ban hành danh mục thuốc sản xuất ở trong nước đáp ứng yêu cầu về
điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp [6].
1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆN ĐA KHOA HUYỆN
YÊN CHÂU
1.4.1. Đặc điểm, tình hình
Yên Châu là một huyện có 15 trạm y tế xã,thị trấn với 10 xã vùng III,
địa hình phân cắt nhiều đồi núi phức tạp; khí hậu khắc nghiệt, dân trí khơng

đồng đều đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn. Tồn huyện có diện tích tự
nhiên 857,76 km2, tổng dân số là 78.930 người; chủ yếu là dân tộc Thái
39.686 người(chiếm 50,27%), Kinh là 15.759 người (chiếm 19,96%), Hmông
là 12.605 người(chiếm 15,96%), Xinh Mun có 10.158 người (chiếm 12,86%),
Mường có 356 người (chiếm 0,46%), Khơ Mú có 336 người (Chiếm 0,42%),
Tày có 30 người (chiếm 0,03%) dân số phân bổ không đồng đều, nhiều làng
bản dân cư trú tại vùng sâu, vùng xa. Giao thơng đi lại khó khăn, trình độ dân
trí thấp, đặc biệt là các xã, bản vùng cao, vùng xa số người mù chữ còn nhiều,
phong tục tập quán lạc hậu.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
hộ nghèo cịn khá cao, trình độ dân trí thấp nên cũng một phần ảnh hưởng đến
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong huyện

16


Nhân sự còn thiếu, đang đầu tư cho đào tạo, đặc biệt là thiếu Bác sỹ
một số chuyên khoa,
Các yếu tố nguy cơ về dịch bệnh, bệnh tật: Vệ sinh mơi trường, Vệ
sinh ATTP ... Mơ hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt nguy
cơ trở lại và bùng phát dịch cúm A/H1N1, Cúm A/H5N1 ở người, dịch chân
tay miệng và các bệnh lây nhiễm khác vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Do vây từ đầu năm 2018 nhận được quyết định giao tự chủ hoàn toàn
về tài chính Bệnh viện gặp nhiều khó khăn trong q trình tu sửa chữa cơ sở
hạ tầng bị xuống cấp, đầu tư nguồn nhân lực để phát triển chuyên môn, cải
thiện nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của đơn vị.
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Châu
Bệnh viện đa khoa Huyện Yên Châu Thực hiện nhiệm vụ:
- Khám, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và các huyện phụ cận;
- Đào tạo cán bộ y tế: Là cơ sở thực hành cho học sinh các trường Cao

đẳng, trung học y tế .
- Nghiên cứu về y học: tổ chức đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở của viên chức tại đơn vị.
- Chỉ đạo tuyến dưới: chỉ đạo 15 trạm y tế xã thị trấn về chuyên môn,
kỹ thuật.
- Phối hợp với Trung tâm y tế huyện Yên Châu trong cơng tác phịng bệnh.
- Tham gia khám và điều trị bệnh nhân ARV của trương trình quỹ tồn cầu.
- Hợp tác kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách
Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác (như nguồn cải cách tiền lương...)
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, nguồn
xã hội hóa của bệnh viện.

17


×