Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện quan hóa tỉnh thanh hóa năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA
NĂM 2015

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐÃ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dƣợc
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ : CK 60 .72 .04 .12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: 07/2016 – 11/2016


HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn
cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình,
đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện và
hoàn thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô Bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược, Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Phòng quản lý sau đại
học trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và khoa dược Bệnh viện Đa
khoa huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã giúp tôi thu thập số liệu để hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và
bạn bè, những người luôn động viện và khích lệ tinh thần giúp tôi vượt qua
mọi khó khăn trong học tập và quá trình làm luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THÊ GIỚI................................ 3
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI VIỆT NAM ................................. 4

1.3. DANH MỤC THUỐC VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ....................... 6
1.3.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc .................................................... 6
1.3.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc ........................................................................... 7
1.3.3. Mô hình bệnh tật .................................................................................... 8
1.3.4. Hƣớng dẫn điều trị chuẩn ........................................................................ 9
1.3.5. DMT đƣợc quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
......................................................................................................................... 11
1.3.6. DMT của bệnh viện............................................................................... 11
1.4. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ............. 14
1.4.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị ......................................... 14
1.4.2. Phƣơng pháp phân tích ABC ................................................................ 15
1.4.3. Phân tích sử dụng thuốc theo phƣơng pháp VEN ................................. 15
1.5. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUAN HÓA ............ 16
1.5.1. Mô hình tổ chức .................................................................................... 16
1.5.2. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện đa khoa huyện Quan Hóa ................... 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 19
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 19


2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 19
2.1.2. Thời gian, địa điểm ............................................................................... 19
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19
2.2.1. Các biến số nghiên cứu ......................................................................... 19
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 21
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 22
2.2.4 . Xử lý và phân tích số liệu: ................................................................... 22
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29
3.1. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ............ 29
3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý.............................. 29
3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tân dƣợc, đông dƣợc.................................. 32

3.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ. ................................... 34
3.1.4. Cơ cấu thuốc nhập khẩu sử dụng theo thông tƣ 10/2016/TT-BYT ...... 34
3.1.5. Cơ cấu sử dụng theo thuốc generic, biệt dƣợc gốc ............................... 35
3.1.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo thành phần ................................................. 36
3.1.7. Cơ cấu thuốc đơn thành phần theo tên hoạt chất, tên thƣơng mại. ....... 37
3.1.8. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đƣờng dùng ............................................... 37
3.2. PHÂN TÍCH ABC/VEN .......................................................................... 38
3.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân loại ABC trong năm 2015 ................ 38
3.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý hạng A ................. 39
3.2.3. Cơ cấu sử dụng của nhóm thuốc đông y hạng A năm 2015 ................. 40
3.2.4. Cơ cấu sử dụng của nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid;
thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp hạng A ........................................ 41


3.2.5. Cơ cấu sử dụngtheo phân tích VEN...................................................... 41
3.2.6. Cơ cấu số loại thuốc sử dụngtheo ABC/VEN....................................... 42
3.2.7. Cơ cấu sử dụng thuốc hạng A theo phân tích VEN .............................. 43
3.2.8. Phân tích nhóm N trong hạng A (AN) .................................................. 43
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 44
4.1. Về cơ cấu thuốc sử dụng .......................................................................... 44
4.1.1 Về cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý .......................... 44
4.1.2. Về nguồn gốc xuất xứ của thuốc sử dụng. ............................................ 46
4.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tên generic và tên biệt dƣợc gốc. .............. 46
4.1.4. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần ...................................................... 47
4.1.5. Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng ............................................................. 48
4.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phƣơng pháp ABC/VEN........... 48
4.2.1. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân tích ABC ........................................... 48
4.2.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ thuốc theo phân tích VEN ................................. 50
4.3. Hạn chế của nghiên cứu: .......................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 52

1.KẾT LUẬN .................................................................................................. 52
1.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện đa khoa huyện Quan
Hóa năm 2015 ................................................................................................. 52
1.2. Phân tích danh mục thuốc BVĐK huyện Quan Hóa theo phân tích
ABC/VEN ....................................................................................................... 53
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 53


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADR

Tiếng Anh
Adverse Drup
Reaction

Bảo hiểm y tế
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa Huyện Quan
Hóa
Danh mục thuốc
Danh mục thuôc bệnh viện

BHYT
BV
BVĐKHQH
DMT
DMTBV
GT
GTSD

HĐT&ĐT
HTT
INN
KCB
KMSD
KST, CNK
MHBT
STG

International
Nonproprietary Name

Standard Treatment
Guidelines

YHCT

Giá trị
Giá trị sử dụng
Hội đồng thuốc và điều trị
Hƣớng tâm thần
Tên quốc tế không đƣợc đăng ký
bản quyền
Khám chữa bệnh
Khoản mục sử dụng
Ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Mô hình bệnh tật
Phác đồ điều trị
Sản xuất
Tỷ lệ

Trung ƣơng

SX
TL


VEN

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc

V: Vital drugs
E: Essential drugs

V: thuốc tối cần
E: Thuốc thiết yếu

N: Non- Essential
drugs

N: Thuốc không thiết yếu
Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 1: Dự báo chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu ngƣời ở một số nƣớc
năm 2016 ........................................................................................................... 3
Bảng1.1: Mô hình bệnh tât ở Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến 2013 ............. 9
Bảng 1.2 Các bƣớc xây dựng và thực hiện DMTBV ..................................... 12
Bảng 1.3: Cơ cấu nhân lực bệnh viện đa khoa huyện Quan Hóa ……….......18

Bảng 2.4. Nội dung, chỉ số, giá trị biến và kỹ thuật thu thập thông tin, trong
các chỉ tiêu của cơ cấu thuốc .......................................................................... 19
Bảng 2.5 : Phân tích ma trận ABC/VEN: ...................................................... 25
Bảng 3.6: Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại BVĐKHQH 29năm 2015 theo
nhóm tác dụng dƣợc lý ................................................................................... 29
Bảng 3.7 : Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn .. 30
Bảng 3.8: Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp ....................................... 31
Bảng 3.9: Cơ cấu thuốc tân dƣợc, đông dƣợc ................................................ 32
Bảng 3.10: Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc đông dƣợc ...................................... 33
Bảng 3.11: Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ ........................................ 34
Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo thông tƣ 10/2016/TT-BYT .......... 35
Bảng 3.13: Cơ cấu sử dụng theo thuốc generic, biệt dƣợc gốc ..................... 35
Bảng 3.14: Cơ cấu sử dụng theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần........ 36
Bảng 3.15: Cơ cấu thuốc đơn thành phần theo tên INN, tên thƣơng mại ...... 37
Bảng 3.16: Cơ cấu sử dụng theo đƣờng dùng ................................................ 37


Bảng 3.17: Kết quả sử dụng thuốc theo phân loại ABC trong năm 2015 ..........
........................................................................................................................ 38
Bảng 3.18: Cơ cấu các nhóm thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý trong hạng A
trong năm 2015.............................................................................................. 39
Bảng 3.19: Cơ cấu sử dụng của nhóm thuốc đông y hạng A năm 2015 ........ 40
Bảng 3.20: Cơ cấu sử dụng nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid
hạng A năm 2015 ........................................................................................... 41
Bảng 3.21: Cơ cấu sử dụng thuốc theo phân tích VEN năm 2015 ................ 41
Bảng 3.22: Cơ cấu số loại thuốc sử dụng theo phân tíchABC/VEN ............ 42
Bảng 3.23: Cơ cấu thuốc hạng A theo phân tích VEN .................................. 43
Bảng 3.24: Cơ cấu giá trị sử dụng nhóm N trong hạng A (AN) .................... 43



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm sóc và
phòng bệnh ..................................................................................................... 10
Hình 1.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa ...............
......................................................................................................................... 17
Hình 2.3: Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ................................................ 21
Hình 3.4: Cơ cấu sử dụng nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp ........................................ 31
Hình 3.5: Cơ cấu sử dụng theo tên chung quốc tế – tên thƣơng mại .............. 36
Hình 3.6: Cơ cấu sử dụng theo đƣờng dùng ………………………………. 38


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc đƣợc sử dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh, đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo đảm sức khỏe con ngƣời. Số lƣợng, chủng loại thuốc
ngày càng phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn thuốc trong
điều trị. Tuy nhiên, việc có quá nhiều biệt dƣợc cũng gây nhiều khó khăn
trong quá trình kê đơn của bác sỹ, cũng nhƣ khó khăn trong việc lựa chọn,
cung ứng thuốc.
Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hƣởng tới công tác chăm
sóc, khám chữa bệnh mà còn là nguyên nhân làm tăng chi phí đáng kể cho
ngƣời bệnh, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội. Do đó, việc lựa chọn
thuốc là công việc rất quan trọng, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về số lƣợng,
chủng loại thuốc làm cơ sở để đảm bảo tính chủ động trong cung ứng cũng
nhƣ tính hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong
quá trình điều trị.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc, song chƣa có
đề tài nào nghiên cứu thực trạng thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện
Quan Hóa.

Hoạt động lựa chọn, sử dụng thuốc tại bệnh viện đã đạt đƣợc nhiều kết
quả, song không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, để góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện trong giai đoạn hiện
nay, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về những thuận lợi, khó khăn của bệnh
viện chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện
Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2015.
Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa huyện
Quan Hóa năm 2015.
1


2. Phân tích ABC/VEN danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa
huyện Quan Hóa năm 2015.
Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và chất
lƣợng sử dụng thuốc tại Bệnh viện.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THÊ GIỚI
Dân số toàn cầu tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60. Tuổi thọ trung
bình trên thế giới dự kiến sẽ tăng từ 72,7 năm vào năm 2013 lên 73,7 năm vào
năm 2018 nâng số ngƣời trên tuổi 65 lên khoảng 580 triệu ngƣời trên toàn thế
giới [20] cùng với môi trƣờng sống bị ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu làm
gia tăng nhu cầu về thuốc men chăm sóc sức khỏe con ngƣời. Theo dự báo,
tổng giá trị tiêu thụ thuốc thế giới từ 658 tỷ đô la năm 2006 sẽ tăng lên 1.200
tỷ đô la vào năm 2016 [19].


Biểu đồ 1: Dự báo chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu ngƣời ở một số
nƣớc năm 2016
Tiền thuốc bình quân đầu ngƣời giữa các nƣớc chênh lệch nhau khá xa,
ở các nƣớc phát triển cao gấp nhiều lần so với nƣớc đang phát triển và kém
phát triển.

3


1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI VIỆT NAM
Theo thống kê dân số năm 2010 cả nƣớc có 86.927.700 ngƣời (trong đó
nữ 43.937.000 ngƣời chiếm tỷ lệ 50,54%); Tốc độ tăng dân số là 1,05; dân số
nƣớc ta tuy còn trẻ so với một số nƣớc công nghiệp phát triển, nhƣng đang có
xu hƣớng già hoá so với các nƣớc trong khu vực. Chỉ số già hoá dân số (Tổng
số ngƣời trên 60 tuổi/ngƣời dƣới 15 tuổi) tăng 11% từ 24,5% năm 1999 lên
35,9% năm 2010. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi trong dân số cao sẽ làm tăng nhu cầu
đảm bảo các phúc lợi xã hội cũng nhƣ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho
ngƣời già trong thời gian tới. Đồng thời, nhóm phụ nữ bƣớc vào tuổi sinh đẻ
cũng rất lớn sẽ ảnh hƣởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh
sản và chăm sóc trẻ emNhững tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng
nhƣ thay đổi khí hậu trong thời gian gần đây ảnh hƣởng quá trình phát triển
kinh tế xã hội, qua đó ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu sức khỏe đã
đặt ra. Mặc dầu vậy, trong những năm qua tình trạng sức khỏe của ngƣời dân
Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt, thể hiện ở một số chỉ số sức khỏe cơ
bản nhƣ tuổi thọ trung bình, tỷ suất tử vong trẻ em, tỷ số tử vong mẹ, tỷ lệ suy
dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi [6].
Tại bệnh viện, thuốc là một phần không thể thiếu của hoạt động chuyên
môn. Trên thực tế, tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tiền thuốc sử dụng hằng năm. Việc quản lý, và sử dụng thuốc có hiệu

quả trong điều trị sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm tài chính cho đất
nƣớc, giảm chi phí cho ngƣời bệnh.
Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và
thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy các bệnh
viện tuyến huyện: Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại nằm trong khoảng 48,5%
đến 55,5% khoản mục và từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng [13].
Cùng một hoạt chất, dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu
thƣờng có giá thành cao hơn thuốc sản xuất trong nƣớc.Thực tế hiện nay
4


thuốc có nguồn gốc nhập khẩu đang chiếm tỷ lệ khá cao trong chi phí mua
thuốc tại các bệnh viện. Tỷ lệ này khác nhau giữa các tuyến bệnh viện:
- Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện trung ƣơng:
Tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung
ƣơng năm 2010 là hơn 378 tỷ đồng chiếm 11,9% so với tổng tiền mua thuốc.
- Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện tỉnh/thành phố:
Tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện
tỉnh/thành phố năm 2010 là hơn 2.232 tỷ đồng chiếm 33,9% so với tổng tiền
mua thuốc.
- Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện huyện: Năm
2010, tổng trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện
huyện là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc [13].
Mục tiêu của đề án “ Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt
Nam” là:
- Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam/tổng số tiền mua
thuốc tại các cơ sở y tế phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ số nhƣ sau:
+ Bệnh viện tuyến trung ƣơng đạt 22% (tăng 1% - 3%/năm, trừ một
số bệnh viện chuyên khoa).
+ Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố đạt 50% (tăng 2% - 4%/năm).

+ Bệnh viện tuyến huyện đạt 75% (tăng 2% - 4%/năm).
- Tăng tỷ lệ kê đơn cấp thuốc sản xuất tại Việt Nam cho bệnh nhân điều
trị ngoại trú hàng năm tăng 5% - 10% [6].
Thuốc biệt dƣợc là thuốc mang một tên thƣơng mại và thƣờng có giá
thành cao hơn thuốc gốc do nhà sản xuất phải chi phí bảo hộ tên thƣơng mại
và xây dựng thƣơng hiệu hoặc chi phí cho nghiên cứu phát minh. Hiện nay, ở
các bệnh viện tỷ lệ thuốc mang tên biệt dƣợc thƣờng đƣợc sử dụng với tỷ lệ
cao, các thuốc mang tên thuốc gốc có mức chi phí rất thấp so với tổng chi phí
sử dụng thuốc.
5


Theo nghiên cứu năm 2009:
Số khoản mục thuốc generic tại các bệnh viện tuyến TƢ chiếm tỷ lệ từ
32,6% đến 35,1%, giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ nằm trong
khoảng từ 21,1% đến 31,2%.
Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc generic chiếm tỷ lệ từ 22,4% đến
46%, giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ từ 12,1% đến 38,1%.
Các bệnh viện tuyến huyện có số thuốc generic chiếm tỷ lệ cao nhất,
nằm trong khoảng từ 35,5% đến 47,8%. Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc
generic của tuyến bệnh viện này chỉ chiếm tỷ lệ từ 17,8% đến 21,8%, thấp
hơn tuyến TƢ và tuyến tỉnh.
Các thuốc generic tập trung vào các nhóm kháng sinh, vitamin dạng
đơn chất, dịch truyền đƣợc sản xuất trong nƣớc hoặc liên doanh sản xuất
trong nƣớc và một số thuốc generic nhập khẩu thuộc nhóm thuốc điều trị ung thƣ,
kháng sinh, tim mạch [13].
Nhƣ vậy, việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế ở nƣớc ta vẫn còn nhiều
vấn đề bất cập cần quan tâm và sự can thiệp.
1.3. DANH MỤC THUỐC VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
DMTBV là cơ sở pháp lý để bệnh viện có kế hoạch chủ động cung ứng

thuốc phục vụ công tác điều trị, phù hợp với khả năng khoa học kỹ thuật và
kinh phí của bệnh viện. Bộ Y tế ra thông tƣ 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8
năm 2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị,
trong đó nêu ra nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn DMTBV. Hiện nay, các
bệnh viện đều xây dựng DMTBV căn cứ vào danh mục thuốc đƣợc quỹ bảo
hiểm y tế thanh toán do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào tình hình
khám chữa bệnh, kinh phí, MHBT.
1.3.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
6


- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Căn cứ vào các hƣớng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã đƣợc xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đáp ứng với các phƣơng pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành;
- Ƣu tiên thuốc sản xuất trong nƣớc [4].
1.3.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn
thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng
đƣợc đánh giá bằng tháp bằng chứng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lƣợng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
- Khi có từ hai thuốc trở lên tƣơng đƣơng nhau về hai tiêu chí trên thì
phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an
toàn, chất lƣợng, giá và khả năng cung ứng;

- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhƣng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
- Ƣu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng
phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lƣợng của từng
hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tƣợng ngƣời bệnh
đặc biệt và có lợi thế vƣợt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với
thuốc ở dạng đơn chất;
- Ƣu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dƣợc hoặc nhà sản xuất cụ thể.
7


- Trong một số trƣờng hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác nhƣ
các đặc tính dƣợc động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng [7].
1.3.3. Mô hình bệnh tật
- MHBT của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập
hợp tất cả tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dƣới tác động của
những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng, xã hội đó trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Ngiên cứu MHBT là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản lý,
đặc biệt là cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe. Kết quả nghiên cứu MHBT
giúp cho:
- Quản lý đƣợc sức khỏe và bệnh tật của toàn xã hội.
- Xác định đƣợc thực trạng, xu hƣớng thay đổi cơ cấu bệnh tật trong cộng
đồng, để có chiến lƣợc và chính sách phòng chống và đối phó với bệnh tật.
- Định hƣớng chiến lƣợc phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng
thuốc khoa học.

- Chủ động nghiên cứu sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc.
- Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán những bệnh có khả năng
thanh toán đƣợc, những bệnh mới sẽ xuất hiện, dự đoán trong tƣơng lai các
bệnh tật. Nhờ đó lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch nghiên cứu khoa học
kỹ thuật, các chiến lƣợc chung của nghành, chủ động, hợp lý và hiệu quả [7].
* Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi, với
đa gánh nặng. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhƣng một số bệnh
lây nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày
càng gia tăng; tai nạn, chấn thƣơng, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh
mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lƣờng.

8


Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không truyền nhiễm chiếm 66% tổng
gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ.
Sự gia tăng của những bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh
chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm
trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ
thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng. Một
ca mổ tim có chi phí từ 100 - 150 triệu đồng; một đợt điều trị cao huyết áp
hoặc một đợt điều trị bệnh tiểu đƣờng cấp từ 20 - 30 triệu đồng....[6].
Bảng1.1: Mô hình bệnh tât ở Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến 2013
Chƣơng
bệnh

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Năm 2013

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

Mắc

Chết

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)


(%)

(%)

(%)

Bệnh lây

22,90

14,08

25,89

16,62

27,25

14,79 25,33 12,23

Bệnh không

66,32

63,34

62,72

67,34


61,91

68,20 63,50 69,63

10,78

22,58

11,39

16,04

10,84

17,01 11,17 18,15

lây
Tai nạn, ngộ
độc, chấn
thƣơng
[8]
Đối với MHBT tại các bệnh viện ở nƣớc ta đƣợc chia làm hai loại:
- MHBT của bệnh viện đa khoa
- MHT của bệnh viện chuyên khoa
1.3.4. Hƣớng dẫn điều trị chuẩn
Hƣớng dẫn điều trị chuẩn là tài liệu pháp lý đƣợc sử dụng tại các cơ sở
khám chữa bệnh để tham khảo, áp dụng và là căn cứ giải quyết tranh chấp
chuyên môn khi sảy ra.
“ STG (phác đồ điều trị) là văn bản chuyên môn có tính chất pháp lý. Nó

đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, đƣợc sử dụng nhƣ một khuôn mẫu
9


trong điều trị mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều trị có thể có một hoặc nhiều
công thức điều trị khác nhau” [18].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO: Các tiêu chuẩn của một STG về
thuốc gồm:
- Hợp lý: phân phối đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng
- An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không
có tƣơng tác thuốc
- Hiệu quả: dễ dàng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt
mục đích sử dụng trong thời gian nhất định.
Nếu đơn thuần tuân thủ theo DMT sẽ không cải thiện chất lƣợng điều
trị nếu nhƣ các lựa chọn không dựa trên STG. Thật là lý tƣởng nếu nhƣ DMT
đƣợc xây dựng trên cơ sở các hƣớng dẫn điều trị các bệnh thƣờng gặp, ở
nhiều nƣớc trên thế giới, khi bắt đầu xây dựng DMT thì đã có sẵn hƣớng dẫn
điều trị hoặc những tài liệu tƣơng tự để tham khảo và sử dụng [17].
Danh mục bệnh
thƣờng gặp
Lựa chọn điều trị

DMT và hƣớng
dẫn danh mục

Hƣớng dẫn điều

trị

Chuẩn bị ngân

sách và cung ứng

Giám sát và đào
tạo

thuốc
Cải thiện sử dụng
và khả năng

cung ứng

Hình 1.1. Chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm sóc và
phòng bệnh
10


1.3.5. DMT đƣợc quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh
DMT đƣợc quỹ BHYT thanh toán trong các cơ sở điều trị đƣợc sử là cơ sở
để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh
toán cho các đối tƣợng ngƣời bệnh BHYT.
DMT sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh đƣợc quỹ BHYT thanh toán
đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay là danh mục các thuốc tân dƣợc đƣợc ban
hành theo thông tƣ số 40/2013/TT-BYT ngày 17/11/2014 và thông tƣ
05/2015/TT- BYT ngày 17/03/2015 ( đối với thuốc đông y, thuốc từ dƣợc
liệu) của Bộ trƣởng Bộ Y Tế. Hệ thống danh mục này bao gồm 1.064 thuốc
tân dƣợc (tƣơng ứng với 845 hoạt chất); 57 chất phóng xạ và hợp chất đánh
dấu [5]. DMT đông y, thuốc từ dƣợc liệu thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
BHYT sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh bao gồm 229 chế phẩm y học
cổ truyền đƣợc phân thành 11 nhóm; 349 vị thuốc y học cổ truyền đƣợc sắp

xếp vào 30 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền
[9].
1.3.6. DMT của bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện là một danh sách các thuốc đã đƣợc lựa chọn
và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện.
DMTBV phải thống nhất với DMT của Bộ Y tế. Việc thống nhất một cách
rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng DMT là rất quan trọng và cần phải
đƣợc thực hiện một cách bài bản nhằm tạo dựng giá trị của DMT cũng nhƣ sự
tin tƣởng của thầy thuốc kê đơn khi sử dụng DMT đó. Tổ chức Y tế thế giới đã
xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh viện bao gồm 4 giai
đoạn với 19 bƣớc [17]. HĐT&ĐT thể hiện vai trò rất quan trọng trong từng giai
đoạn và từng bƣớc cụ thể trong quy trình này:

11


Bảng 1.2 Các bƣớc xây dựng và thực hiện DMTBV
CÁC GIAI

CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

ĐOẠN

Giai đoạn
quản lý
hành chính

Bƣớc 1: Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có đƣợc
sự ủng hộ của Ban giám đốc bệnh viện.
Bƣớc 2: Thành lập HĐT&ĐT.

Bƣớc 3: Xây dựng các chính sách và quy trình.
Bƣớc 4: Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị.
Bƣớc 5: Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh
mục thuốc hiện tại.
Bƣớc 6: Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng

Giai đoạn
xây dựng
danh mục
thuốc

thuốc.
Bƣớc 7: Đánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác
thảo DMTBV.
Bƣớc 8: Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại bệnh
viện.
Bƣớc 9: Đào tạo cho nhân viên trong bệnh viện về
DMTBV: quy định và quá trình xây dựng, quy định bổ
sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh mục, quy định sử dụng
thuốc không có trong danh mục và kê đơn thuốc tên
generic.

Giai đoạn
xây dựng
cẩm nang
danh mục
thuốc

Bƣớc 10: Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục
thuốc.

Bƣớc 11: Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm
nang.
Bƣớc 12: Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang
danh mục thuốc.

12


Bƣớc 13: Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm
nang.
Bƣớc 14: Xây dựng các hƣớng dẫn tra cứu cẩm nang.
Bƣớc 15: In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc.
Bƣớc 16: Xây dựng các hƣớng dẫn điều trị chuẩn.
Giai đoạn
duy trì
danh mục
thuốc

Bƣớc 17: Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc.
Bƣớc 18: Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có
hại của thuốc.
Bƣớc 19: Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục
thuốc.

Trong giai đoạn một, HĐT&ĐT thu thập một số thông tin để giúp Ban
giám đốc bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản lý tốt DMT và thuyết
phục các nhà quản lý bệnh viện đồng ý và ra quyết định về DMT và xem đây
là quy định của bệnh viện.
Các thông tin HĐT&ĐT cần thu thập bao gồm: tổng giá trị và tỷ trọng tiền
thuốc trong năm trƣớc, số lƣợng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng, giá

trị và nguyên nhân của thuốc bị huỷ trong năm trƣớc, tên của 10 thuốc sử
dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại của thuốc, số lƣợng các ca tử vong do
thuốc, các thuốc bị cấm sử dụng, các thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng.
HĐT&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng giám sát mọi quy định và quy trình
liên quan đến thuốc tại bệnh viện. Một số quy định nên đƣợc HĐ&TĐT quy định
rõ bằng văn bản: quy trình lựa chọn thuốc mới, các thuốc hạn chế sử dụng, sử
dụng thuốc ngoài danh mục và kê đơn thuốc mang tên generic.
Trong giai đoạn hai, HĐT&ĐT tiến hành lựa chọn các thuốc cho DMT.
Các quyết định về lựa chọn thuốc phải dựa trên các bằng chứng y học lâm
sàng, đạo đức, luật pháp, quy tắc xã hội, chất lƣợng cuộc sống, các yếu tố
kinh tế nhằm đạt đƣợc kết quả tối ƣu trong chăm sóc bệnh nhân. Đây là bƣớc

13


quan trọng nhất trong quá trình xây dựng DMT vì kết quả của các lựa chọn
này ảnh hƣởng đến hiệu quả - chi phí của việc điều trị.
Sau khi đó thiết lập đƣợc các quy định và quy trình, bƣớc tiếp theo của
HĐT&ĐT là xây dựng hoặc lựa chọn các nhóm thuốc cho DMTBV. Trƣớc
khi xây dựng danh mục, cần thu thập những dữ liệu cần thiết để phân tích các
mô hình sử dụng thuốc hiện có. Các thông tin cần thu thập trƣớc khi xây dựng
DMTBV: số lƣợng, giá trị sử dụng, phân tích ABC – VEN, thuốc kém chất
lƣợng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị
[7]
Các thông tin trên đƣợc trình bày các nhà quản lý cho thấy có thể giảm
đƣợc các chi phí mua thuốc thông qua quản lý danh mục thuốc và nhấn mạnh
về hiệu quả của việc quản lý tốt danh mục thuốc.
1.4. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC
Một số công cụ để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh
viện hiện nay là phƣơng pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị,

phân tích ABC, phân tích VEN. Từ đó các vấn đề sử dụng thuốc chƣa hợp lý,
phạm vi ảnh hƣởng của nó sẽ đƣợc làm rõ và cho phép nhà quản lý đƣa ra các
giải pháp can thiệp [7].
1.4.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc
giúp xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, phƣơng pháp này sẽ gợi
ý những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý. Ngoài ra phƣơng pháp này sẽ chỉ ra
những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang
tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể. Qua đó, HĐT&ĐT lựa chọn những
thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn
trong liệu pháp điều trị thay thế.

14


1.4.2. Phƣơng pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách. Đây là phƣơng pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc
dựa trên nguyên lý Pareto “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”. Theo lý
thuyết Pareto: 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân sách thuốc
(nhóm A). Nhóm tiếp theo: 20% theo chủng loại sử dụng 20% ngân sách
(nhóm B), nhóm còn lại (nhóm C): 70% theo chủng loại nhƣng chỉ sử dụng
10% ngân sách. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc
cho chu kỳ 1 năm hoặc ngắn hơn để ứng dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu
thầu, từ các kết quả phân tích thu đƣợc, các giải pháp can thiệp đƣợc đƣa ra
nhằm điều chỉnh ngân sách thuốc cho một hoặc nhiều năm tiếp theo [7].
Phân tích ABC là một công cụ mạnh mẽ trong lựa chọn, mua, cấp phát
và sử dụng thuốc hợp lý để có đƣợc bức tranh chính xác và khách quan về sử

dụng ngân sách thuốc. Phân tích ABC có nhiều lợi ích: trong lựa chọn thuốc,
phân tích đƣợc thuốc nhóm A có chi phí cao, các thuốc này có thể đƣợc thay
thế bởi các thuốc rẻ hơn; trong mua hàng, dùng để xác định tần suất mua
hàng: mua thuốc nhóm A nên thƣờng xuyên hơn, với số lƣợng nhỏ hơn, dẫn
đến hàng tồn kho thấp hơn, bất kỳ giảm giá của các loại thuốc nhóm A có thể
dẫn đến tiết kiệm đáng kể ngân sách. Do nhóm A chiếm tỉ trọng ngân sách lớn
nên việc tìm kiếm nguồn chi phí thấp hơn cho nhóm A nhƣ tìm ra dạng liều
hoặc nhà cung ứng rẻ hơn là rất quan trọng. Theo dõi đơn hàng nhóm A có
tầm quan trọng đặc biệt, vì sự thiếu hụt thuốc không lƣờng trƣớc có thể dẫn
đến mua khẩn cấp thuốc với giá cao. Phân tích ABC có thể theo dõi mô hình
mua tƣơng tự nhƣ quyền ƣu tiên trong hệ thống y tế.
1.4.3. Phân tích sử dụng thuốc theo phƣơng pháp VEN
Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc: nhóm
V (Vital) là nhóm thuốc dùng trong các trƣờng hợp cấp cứu hoặc các thuốc
15


×