Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 89 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ DUY NAM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA
NĂM 2018
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ DUY NAM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA
NĂM 2018
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK62720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI 2020



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng
sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018” là công trình nghiên cứu
của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được
nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận
văn là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Học viên

Lê Duy Nam


Lời cảm ơn
Trong quá trình được học tập và nghiên cứu đề tài “Phân tích thực trạng sử
dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018” là nội
dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm học theo
chương trình dược sỹ chuyên khoa II tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu
tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh
Hương - Trường Đại học Dược Hà Nội. Cô đã trực tiếp chỉ vào và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin
chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học cùng các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện và dìu dắt tôi trong suốt quá trình
học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ Khoa Dược. Đặc biệt là
ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, các phòng chức năng và tập
thể cán bộ đang công tác tại Bênh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều
kiện, để tôi vẫn đảm bảo ngày công lao động, đồng thời vẫn đảm bảo việc hoc
hành cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã luôn

bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Học viên

Lê Duy Nam


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Kháng sinh và các nguyên tắc, quy định sử dụng kháng sinh ................. 3
1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng kháng sinh ............................................ 3
1.1.2. Các văn bản, quy định sử dụng kháng sinh............................................... 15
1.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng sinh colistin .......................... 18
1.3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 21
1.3.1. Sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa ....................................... 21
1.3.2. Khoa Dược bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa ....................................... 24
1.4. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................... 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 26
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2.1. Biến số nghiên cứu .................................................................................... 26
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 30
2.2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu........................................ 31
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 34
3.1. Mục tiêu 1: Phân tích cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh sử dụng tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018 .............................................. 34
3.1.1. Cơ cấu kháng sinh sử dụng theo nhóm cấu trúc hóa học năm 2018. ........ 34
3.1.2. Cơ cấu khoản mục và tiền sử dụng nhóm thuốc kháng sinh theo khoa. ... 36
3.1.3. Thuốc kháng sinh sử dụng theo đường dùng ............................................ 39
3.1.4. Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ ..................... 40
3.1.5. Cơ cấu thuốc KS theo nguồn gốc tên thuốc. ............................................. 40
3.1.6. Thuốc KS sử dụng phải hội chẩn theo Thông tư 40/2014/TT –BYT ....... 41
3.1.7. Cơ cấu thuốc KS sử dụng theo đối tượng điều trị..................................... 41


3.1.8. Số liều DDD của các hoạt chất kháng sinh. .............................................. 42
3.1.9. Tiền thuốc Kháng sinh colistin so với tổng tiền các kháng sinh khác đã sử
dụng và thời gian kê trung bình của thuốc colistin.. ........................................... 44
3.2. Mục tiêu 2. Phân tích thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh colistin tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018. ............................................. 45
3.2.1. Đặc điểm chỉ định colistin......................................................................... 45
3.2.2. Tỉ lệ bệnh án sử dụng colistin có biên bản hội chẩn trước khi sử dụng
(theo quy định của thông tư 40/TT-BYT) ........................................................... 46
3.2.3. Tỷ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh Colistin có chỉ định làm KS đồ .......... 46
3.2.4. Tỷ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh colistin phù hợp với kết quả kháng sinh
đồ. ........................................................................................................................ 46
3.2.5. Thứ tự của phác đồ sử dụng colistin ......................................................... 47
3.2.6. Tỷ lệ sử dụng phối hợp colistin với kháng sinh khác ............................... 47
3.2.7. Tỷ lệ phối hợp các kháng sinh khác trong phác đồ 2 kháng sinh ............. 48
3.2.8. Đặc điểm về liều dùng của colistin ........................................................... 48
3.2.9. Đặc điểm về khoảng cách đưa thuốc của mẫu nghiên cứu được trình bày
trong bảng 3.18 như sau: ..................................................................................... 49
3.2.10. Cơ cấu tương tác thuốc theo mức độ của thuốc colistin ......................... 49
3.2.11. Tỉ lệ độc tính trên thận liên quan đến sử dụng colistin ........................... 50
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 51

4.1. Cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh đã sử dụng tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thanh Hoá năm 2018 ................................................................................ 51
4.1.1. Cơ cấu KS về số lượng và giá trị sử dụng trong năm 2018 ...................... 51
4.1.2. Cơ cấu kháng sinh theo nhóm tác dụng dược lý ....................................... 51
4.1.3. Cơ cấu kháng sinh theo đường dùng ......................................................... 53
4.1.4. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc, xuất xứ ............................................. 53
4.1.5. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn kinh phí .................................................... 55
4.1.6. Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc tên của thuốc ..................................... 55
4.1.7. Liều DDD của thuốc KS. .......................................................................... 56
4.2 Thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh colistin tại Bệnh viện Đa khoa


tỉnh Thanh Hóa năm 2018. ............................................................................... 57
4.2.1. Cơ cấu nguồn chi trả và chi phí sử dụng kháng sinh colistin .................. 57
4.2.2. Thực hiện việc hội chẩn và làm kháng sinh đồ đối với colistin ............... 58
4.2.3. Phối hợp kháng sinh colistin, tỷ lệ xảy ra ADR và tương tác thuốc......... 58
4.2.4. Cơ cấu liều dùng colistin và khoảng cách đưa liều................................... 59
4.3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 59
4.4. Về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thanh Hóa trong thời gian sắp tới. ................................................................. 60
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 62
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 65


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Chế độ liều trên bệnh nhân suy thận theo khuyến cáo của Garonzik. 12
Bảng 1.2. Chế độ liều theo khuyến cáo của EMA và FDA [34] ........................ 13
Bảng 1.3. Một số phối hợp điều trị có lợi trên in vitro [28] [29]. ....................... 15
Bảng 1.4. Danh mục thuốc kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng tại Bệnh
viện ...................................................................................................................... 18

Bảng 1.5. Cơ cấu mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa ...... 23
Bảng 1.6. Cơ cấu nhân lực khoa Dược BVĐK tỉnh Thanh Hóa ......................... 25
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1 .............................................. 26
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 2 .............................................. 28
Bảng 3.1. Cơ cấu kháng sinh sử dụng theo nhóm cấu trúc hóa học năm 2018 .. 34
Bảng 3.2. Cơ cấu nhóm kháng sinh sử dụng nhiều............................................. 35
Bảng 3.3. Cơ cấu khoản mục và tiền sử dụng nhóm thuốc kháng sinh theo khoa36
Bảng 3.4. Thuốc kháng sinh sử dụng theo đường dùng...................................... 39
Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ ............... 40
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc KS theo nguồn gốc tên thuốc ....................................... 40
Bảng 3.7. Thuốc KS sử dụng phải hội chẩn theo TT 40/2014/TT -BYT ........... 41
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc KS sử dụng theo đối tượng điều trị .............................. 41
Bảng 3.9. Số liều DDD của phân nhóm KS ........................................................ 42
Bảng 3.10. Tiền thuốc Kháng sinh colistin so với tổng tiền các kháng sinh khác
đã sử dụng ........................................................................................................... 44
Bảng 3.11. Tỉ lệ các bệnh lý liên quan đến chỉ định colistin .............................. 45
Bảng 3.12. Cơ cấu bệnh án sử dụng colistin có biên bản hội chẩn..................... 46
Bảng 3.13. Tỉ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh colistin có kết quả KS đồ .......... 46
Bảng 3.14. Sử dụng kháng sinh colistin phù hợp với kết quả kháng sinh đồ ..... 46
Bảng 3.15. Tỷ lệ dùng phác đồ có colistin làm phác đồ đầu tiên, thay thế ........ 47
Bảng 3.16. Tỷ lệ sử dụng đơn độc/ phối hợp colistin với kháng sinh khác ........ 47
Bảng 3.17. Tỷ lệ phối hợp các kháng sinh khác trong phác đồ 2 kháng sinh..... 48
Bảng 3.18. Cơ cấu liều dùng colistin phù hợp .................................................... 48
Bảng 3.19. Khoảng cách giữa các lần ................................................................. 49
Bảng 3.20. Mức độ tương tác thuốc colistin với các thuốc khác ........................ 49
Bảng 3.21. Tỷ lệ gặp độc tính trên thận .............................................................. 50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơ chế tác dụng của colistin ................................................................. 8

Hình 1.2. Chuyển hóa và thải trừ CMS trong cơ thể [32]..................................... 9
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa ............................ 22
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức khoa dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa........... 24
Hình 2. 1. Nội dung nghiên cứu được tóm tắt..................................................... 30


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADR

Tiếng Anh
Adverse Drug Reactions

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y tế

DMT

Danh mục thuốc

KS


Kháng sinh

GMP

Good Manufacturing Practice

GT

Giá trị

GTSD

Giá trị sử dụng

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HNĐK

Hữu nghị đa khoa

ICD

ICH

International Classification of
Diseases
International Conference on
Harmonization


KM

Khoản mục

NK

Nhập khẩu

PIC/S
WHO

Pharmaceutical Inspection Cooperation Scheme
World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

SLSD

Số lượng sử dụng

SXTN

Sản xuất trong nước

TDDL

Tác dụng dược lý

TT


Thông tư


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay sử dụng thuốc kháng sinh trong các bệnh viện đã và đang là vấn
đề đang được quan tâm hõn bao giờ hết. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân chính làm gia tăng chi phí cho người bệnh, tăng khả năng kháng thuốc
kháng sinh.Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ
trọng lớn trong ngân sách của mỗi bệnh viện phần lớn số tiền đó bị lãng phí do
sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và không hiệu quả.
Tại Việt Nam, theo thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc kháng sinh sử
dụng trong bệnh viện thường chiếm tỷ lệ cao so với các thuốc khác. Trong
những năm qua với những chính sách mở cửa theo đường lối cơ chế thị trường
và đa dạng hóa các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong
phú và đa dạng về số lượng và chủng loại. Nên thuốc kháng sinh sử dụng trong
cộng đồng cũng bị lạm dụng mặc dù có rất nhiều loại thuốc kháng sinh cần phải
kê đơn, hoặc có kê đơn nhưng đều theo kinh nghiệm. Điều này làm cho tình
hình kháng kháng sinh ở Việt nam ngày càng gia tăng.
Để hạn chế tình trạng trên Bộ Y tế đã khuyến cáo và ra rất nhiều vãn bản
mục đích để quản lý sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện, đồng thời nâng
cao vai trò của Hội đồng thuốc điều trị (HĐT&ĐT) tại các bệnh viện, HĐT&ĐT
có chức năng tý vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc
kháng sinh góp phần thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. Một trong
những nhiệm vụ của HĐT&ĐT đó là “Xây dựng các qui định về quản lý và sử
dụng thuốc trong bệnh viện” nhằm đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và đạt
được hiệu quả - chi phí, sẽ tiết kiệm chi phí và sử dụng, cải thiện chất lượng
chãm sóc y tế tại bệnh viện. Chính vì vậy, có thể nói rằng việc xây dựng các qui
định về quản lý và sử dụng thuốc trong đó có thuốc kháng sinh là một bước then
chốt có vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và

hiệu quả.
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện hạng I với qui mô với
1200 giường bệnh. Hàng năm bệnh viện sử dụng một số lượng thuốc kháng sinh
lớn để phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện, nên không tránh khỏi
1


tình hình kháng kháng sinh. Vì vậy để góp phần nâng cao công tác quản lý sử
dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện chúng tôi tiến hành đề tài:“Phân tích thực
trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm
2018” để đạt được mục đích của đề tài, cần tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
2. Phân tích thực trạng chỉ định thuốc kháng sinh colistin tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở cho Bệnh viện xây dựng, lựa
chọn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh cho những năm tiếp theo nhằm đảm
bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Kháng sinh và các nguyên tắc, quy định sử dụng kháng sinh
1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng kháng sinh
1.1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc chung về sử dụng kháng sinh
Kể từ khi Alexandre Fleming phát hiện ra Penicilin năm 1928, việc sử dụng
thuốc kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến
cộng đồng. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm
thuốc quan trọng.


Vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng

hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Kháng sinh được định nghĩa như
sau:“Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial
substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,
Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”. Hiện
nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc
tổng hợp như các sulfonamid và quinolon. Để bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý,
cần nắm vững những kiến thức liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và
người bệnh [7].
Kháng sinh được sử dụng theo các nguyên tắc sau:
a. Lựa chọn kháng sinh và liều lượng.
- Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn
gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền
sử dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ
nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng… Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối
tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ.
- Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn.
Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Cần lưu ý các
biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại
ổ nhiễm khuẩn như làm sạch ổ mủ, dẫn lưu, loại bỏ tổ chức hoại tử… khi cần.
- Chính sách kê đơn kháng sinh nhằm giảm tỷ lệ phát sinh vi khuẩn kháng
thuốc và đạt được tính kinh tế hợp lý trong điều trị. Với những kháng sinh mới,

3


phổ rộng, chỉ định sẽ phải hạn chế cho những trường hợp có bằng chứng là các
kháng sinh đang dùng đã bị kháng.

- Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi người bệnh, cân
nặng, chức năng gan - thận, mức độ nặng của bệnh. Do đặc điểm khác biệt về
dược động học, liều lượng cho trẻ em. Đặc biệt là liều lượng trong các tài liệu
hướng dẫn chỉ là gợi ý ban đầu. Không có liều chuẩn cho các trường hợp nhiễm
khuẩn nặng.
- Kê đơn không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn
kháng thuốc. Ngược lại, với những kháng sinh có độc tính cao, phạm vi điều trị
hẹp (ví dụ: các aminoglycosid, polypeptide), Vì vậy, việc giám sát nồng độ
thuốc trong máu nên được triển khai [7].
b. Sử dụng kháng sinh dự phòng.
- Kháng sinh dự phòng (KSDP) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy
ra nhiễm khuẩn, giảm tần xuất nhiễm khuẩn tại vị trí hoặc cơ quan được phẫu
thuật, không dự phòng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc vị trí cách xa nơi được phẫu
thuật [10].
- Kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với các chủng vi khuẩn chính
thường gây nhiễm khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng kháng thuốc tại địa
phương, đặc biệt trong từng bệnh viện.
- Kháng sinh ít hoặc không gây tác dụng phụ hay các phản ứng có hại, độc
tính của thuốc càng ít càng tốt. Không sử dụng các kháng sinh có nguy cơ gây
độc không dự đoán được và có mức độ gây độc nặng không phụ thuộc liều (VD:
kháng sinh nhóm phenicol và sunfamid gây giảm bạch cầu miễn dịch dị ứng).
- Kháng sinh không tương tác với các thuốc dùng để gây mê (VD
polymyxin, aminosid).
- Kháng sinh ít có khả năng chọn lọc vi khuẩn đề kháng kháng sinh và thay
đổi hệ vi khuẩn thường trú.
- Khả năng khuếch tán của kháng sinh trong mô tế bào phải cho phép đạt
nồng độ thuốc cao hơn nồng kháng khuẩn tối thiểu của vi khuẩn gây nhiễm.

4



- Liệu pháp kháng sinh dự phòng có chi phí hợp lý, thấp hơn chi phí kháng
sinh trị liệu lâm sàng.
- Đường dùng thuốc trước khi phẫu thuật hiệu quả thay đổi theo từng loại
phẫu thuật như đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ
thuốc trong máu và mô tế bào, đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng không
đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định.
* Lưu ý khi sử dụng KSDP:
- Không dùng kháng sinh để dự phòng cho các nhiễm khuẩn liên quan đến
chăm sóc sau mổ và những nhiễm khuẩn xảy ra trong lúc mổ.
c. Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm.
- Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn
học do không có điều kiện nuôi cấy vi khuẩn (do không có Labo vi sinh, không
thể lấy được bệnh phẩm), hoặc khi đã nuôi cấy mà không phát hiện được nhưng
có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn.
- Phác đồ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là lựa chọn kháng sinh có
phổ hẹp nhất gần với hầu hết các tác nhân gây bệnh hoặc với các vi khuẩn nguy
hiểm có thể gặp trong từng loại nhiễm khuẩn.
- Trước khi bắt đầu điều trị, cố gắng lấy mẫu bệnh phẩm để phân lập vi
khuẩn trong những trường hợp có thể để điều chỉnh lại kháng sinh phù hợp
- Nên áp dụng mọi biện pháp phát hiện nhanh vi khuẩn khi có thể để có
được cơ sở đúng đắn trong lựa chọn kháng sinh ngay từ đầu.
- Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần đánh giá
lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.
- Cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm của vi khuẩn
tại địa phương để lựa chọn được kháng sinh phù hợp [7].
d. Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học
- Khi có bằng chứng xác định về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ,
kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính thấp
nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được phát hiện.


5


- Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc. Phối hợp kháng sinh chỉ cần thiết
nếu: Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối hợp mới
đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí hoặc vi
khuẩn nội bào). Hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng
thêm tác dụng. + Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng
thuốc (ví dụ: điều trị lao, HIV…) [7] .
e. Lựa chọn đường đưa thuốc.
- Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá
thành phù hợp. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh
hưởng bởi thức ăn.
- Sinh khả dụng từ 50% trở lên là tốt, từ 80% trở lên được coi là hấp thu
đường uống tương tự đường tiêm. Những trường hợp này chỉ nên dùng đường
tiêm khi không thể uống được. Việc chọn kháng sinh mà khả năng hấp thu ít bị
ảnh hưởng bởi thức ăn sẽ bảo đảm được sự tuân thủ điều trị của người bệnh
người bệnh tốt hơn và khả năng điều trị thành công cao hơn.
- Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau:
+ Khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hoá bị ảnh hưởng (do bệnh lý
dường tiêu hoá, khó nuốt, nôn nhiều…).
+ Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao, khó đạt được bằng đường
uống: điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc (viêm màng não, màng
trong tim, viêm xương khớp nặng…), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển
nhanh.
+ Đường tiêm chỉ được dùng trong những trường hợp sau: Không dùng
được qua đường tiêu hóa hoặc cần đạt nồng độ trong máu cao; nhiểm khuẩn
nặng, diễn biến nhanh. Xem xét chuyển đường uống khi có thể [7] .
f. Độ dài đợt điều trị.

- Độ dài đợt điều trị: Phụ thuộc vào tình trạng nhiểm khuẩn, vị trí nhiểm
khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Trung bình thường đạt kết quả sau 7 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng…

6


- Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh.
Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng không mong muốn (ADR), do
đó cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích trước khi quyết định kê đơn.
Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình
trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các kiến thức
về phân loại kháng sinh… sẽ giúp cho việc lựa chọn. Kháng sinh và xác định lại
chế độ liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh là cơ sở để thực hiện các nguyên
tắc sử dụng kháng sinh hợp lý [7].
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc sử dụng kháng sinh colistin
a. Khái niệm và đặc điểm của kháng sinh colistin
Colistin là một cation polypeptid thuộc nhóm kháng sinh polymyxin. Đây
là nhóm kháng sinh được đưa vào sử dụng từ những năm 1940 nhưng sau đó đã
không được sử dụng trên người vào những năm 1970 do xuất hiện sớm độc tính
thận và thần kinh sau khi dùng thuốc đường tĩnh mạch. Nhóm thuốc này chỉ
được sử dụng trở lại gần đây với vài trò là liệu pháp cuối cùng để điều trị nhiễm
khuẩn bởi các chủng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc do không có các kháng
sinh mới để lựa chọn trong khi nhóm thuốc này vẫn giữa được hoạt tính diệt
khuẩn tốt.
Kháng sinh colistin là kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng trên các chủng vi
khuẩn Gram âm như: Pseudomonus aeruginosa, Enterobacteriacea, Klebsiella
spp, Acinetobcter spp, Citrobacter spp, Excherichia coli và Huemephlus
influenza [5].
Tuy nhiên, một số chùng vi khuẩn Gram âm như: Burkholdreria cepacia,
Neisseria, Serratia, Proteus và Bacteroides fragilis đều đã kháng colistin. Bên

cạnh đó, colistin không có hoạt tính đối với trực khuẩn Gram dương, cầu khuẩn,
tất cả các vi khuấn kị khí, nấm, và kí sinh trùng [6].
Cơ chế tác động chính xác của colistin hiện vào còn đang có nhiều tranh
cãi, có thể liên quan đến nhiều đích tác dụng khác nhau của tế bào vi khuẩn (cơ
chế được đồng thuận nhất hiện nay liên quan đến ly giải màng tế bào).

7


Colistin có cấu tạo là một đại phân tử lipopeptid lưỡng cực với phần thân
lipid nhờ cấu trúc acyl béo và phần thân nước nhờ các acid y- diaminobutyric.
Trong PH sinh lý, nhóm amin của acid y - diaminobutyric bị ion hóa, biến
colistin thành 1 polycation. Nhờ đó, colistin (tích điện dương) tạo ra các tương
tác tĩch điện với các nhóm phosphat của màng lipid A (tích điện âm) làm các
cation hóa trị II (Ca2+ và Mg2+) bị đẩy ra khởi vị trí của chúng từ đó làm đứt
cầu nối giữa các phân tử lipopolysaccharid (LPS). Vì thế, colistin dễ dàng thấm
qua màng ngoài tế bào tế bào, sau đó tiếp tục phá vỡ lớp phospholipid kép ở
màng trong dẫn đến màng tế bào bị ly giải và gây chết tế bào.

Hình 1.1. Cơ chế tác dụng của colistin
Việc sử dụng colistin ngày càng tăng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đã
dẫn đến sự xuất hiện kháng colistin ở một số nước trên thế giới.
Cơ chế kháng thuốc hiện nay vẫn chưa rõ ràng tuy nhiên một số cơ chế đề
kháng đã được xác định trên các chủng vi khuẩn phân lập từ lâm sàng. Các cơ
chế này bao gồm: (i) biến đổi lớp màng ngoài và giảm điện tích âm tổng thể của
LPS, (ii) tạo bơm tống thuốc, (iii) sản xuất thừa polysaccharid vỏ và (iv) tiết
colistinase [11].
Đặc điểm dược động học và dược lực học của colistin như sau:
* Đặc điểm dược động học
Colistin có cấu trúc phân từ lipopeptid lớn, khó hấp thu qua đường tiêu hóa

nên thường sử dụng đường tiêm dưới dạng colistin methate Sodium(CMS)
8


không có hoạt tính. CMS là một tiền chất, sau khi tiêm vào cơ thể, nó bị thủy
phân từng phần thành các dẫn chất sulfomethyl hóa, trong đó có colistin. Tuy
nhiên tỷ lệ này khá thấp, thrờng khoảng 25%.
Colistin liên kết protein huyết tương cao, khoảng trên 50%, CMS thì thấp hơn.
CMS và colistin có thể tích phân bố nhỏ, trong ứng là 0,17 L/kg và 0,19 L/kg.
Sau khi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, CMS phân bố rộng khắp các mô của cơ
thể như gan, thận, phổi, tim và cơ. Tuy nhiên, thuốc chỉ đạt được nồng độ rất
thấp trong dịch ổ khớp, dịch màng phổi, dịch ngoài màng tim hoặc dịch não tủy
khi tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Dạng CMS đào thải chủ yếu nhờ quá trình lọc ở cần thận dưới dạng không
đổi hoặc chuyển hóa. Colistin tạo thành hầu như không thải trừ qua thận (<1%
liều thải trừ qua nuớc tiểu) do được tái hấp thu ở ống thận. Khi suy thận, thận
giảm thải trừ CMS dẫn đến tăng thủy phân CMS thành colistin. Điều này giải
thích lí do giảm liều CMS ở bệnh nhân suy thận không thực hiện liệu pháp thay
thế thận [32].

Hình 1.2. Chuyển hóa và thải trừ CMS trong cơ thể [32].
Ngược lại, ở những bệnh nhân tăng thanh thải thận, nồng độ colistin trong
huyết tương có thể bị giảm nhanh.
Plachouras và cộng sự khi nghiên cứu dược động học quần thể trên bệnh
nhân nặng không có suy thận, với liều CMS là 240mg (3 triệu đơn vị CMS) mỗi
8h cho thấy, sau khi tiêm tĩnh mạch liều đầu tiên, nồng độ CMS đạt đỉnh nhanh
trong khi nồng độ colistin là rất thấp. Nồng độ tối đa theo dự đoán của colistin
cho liều đầu tiên chỉ đạt 0,6 mg/L, và đến ngày thứ 4 sau khi dùng 3 MUI CMS
9



mỗi 8 giờ, nồng độ thuốc ở trạng thái cân bằng Css mới đạt 2.3 mg/L, có nghĩa
là colistin không đạt đủ nồng độ điều trị (theo khuyến cáo là 2 mg/L) trước khi
đạt trang thái cân bằng. Kết quả nghiên cứu này đã đặt ra vấn đề cần phải sử
dụng liều nạp (loading dose) trong chiến lược đưa liều colistin [36].
* Đặc điểm dược lực học
Đặc tính dược lực học của colistin bao gồm nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC), khả năng diệt khuẩn theo thời gian và tác dụng hậu kháng sinh (PAE)
cũng được tập trung nghiên cứu trong thời gian gần đây. Colistin là kháng sinh
có đặc tính diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ, khả năng diệt khuẩn nhanh và tác
dụng hậu kháng sinh (PAE) ngắn. Khi nghiên cứu đặc tính dược lực học của
colistin, Owen và cộng sự đã nhận thấy colistin diệt khuẩn rất nhanh ngay cả ở
nồng độ tương đương 0,5 x MIC trên các chủng A.baumannii. Ở nồng độ 64 x
MIC, việc tiêu diệt tất cả các chủng nhanh đến mức không có vi khuẩn nào có
thể phát hiện được chỉ trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhận
thấy vi khuẩn có thể mọc trở lại sau 3-24 giờ, kể cả với nồng độ cao nhất [35].
b. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh colistin
Việc sử dụng kháng sinh colistin cũng tuân theo nguyên tắc chung về sử
dụng kháng sinh như tuân thủ nguyên tắc về liều lượng, đường đưa thuốc, phối
hợp kháng sinh…
Về chế độ liều dùng và phối hợp kháng sinh, khi sử dụng colistin như sau:
* Chế độ liều dùng của colistin
Hiện nay có nhiều tài liệu hướng dẫn về chế độ liều của colistin như: chế
độ liều theo khuyến cáo của FDA, EMA, Đồng thuận quốc tế năm 2019, chế đồ
liều được đề xuất từ nghiên cứu của Garonzik và cộng sự . Tại Việt Nam, hiện
chưa có hướng dẫn chung của quốc gia về chế độ liều colistin, trong thực tế
nhiều bệnh viện tự xây dựng hướng dẫn về chế độ liều của riêng như Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy….
Dưới đây, trình bày chế độ liều theo các khuyến cáo quốc tế:
* Đơn vị liều lượng của colistin


10


Có 2 đơn vị quy ước chính được sử dụng trên thế giới về liều lượng của
CMS bao gồm: đơn vị quốc tế (IU) và đơn vị mg colistin dạng hoạt tính (CBA).
Theo đó, các hướng dẫn về chế độ liều cũng được tính theo 2 đơn vị quy ước
này. Nhãn các sản phẩm thuốc tiêm có thể trình bày dạng đơn vị quốc tế hoặc
mg colistinmethat dẫn đến những hiểu lầm và sai sót trên lâm sàng. Có thể
chuyển đối các các đơn vị tương đối như sau:
1 MIU CMS = 80 mg CMS = 33mg Colistin dạng base
* Liều nạp
Theo nghiên cứu của Plachouras và cộng sự trên quần thể bệnh nhân nặng
không có suy thận, liều nạp là liều cần thiết để nhanh chóng đạt nồng độ điều trị
ở những bệnh nhân này. Các bệnh nhân nguy kịch với nhiễm khuẩn huyết nặng
có hiện tượng rò rỉ mao mạch sẽ làm tăng thể tích phân bố của colistin gấp 4 đến
15 lần. Liều nạp ở những bệnh nhân nguy kịch cũng vì thế mà cao hơn các bệnh
nhân khác. Liều nạp không ảnh hưởng đến chức năng thận, chỉ liều duy trì cần
điều chỉnh theo chức năng thận [30].
Năm 2012, Plachouras và cộng sự đã nghiên cứu một số chế độ liều của
CMS với liều nạp 6 MIU và liều duy trì 3 MIU mỗi 8 giờ, thực hiện phân tích
chung với dữ liệu thu được trong năm 2009, từ đó xác định nồng độ trung bình
trong máu sau 8 giờ là 1,34 mg/l khi dùng liều nạp là 6 MIU. Dựa trên nghiên
cứu này, tác giả khuyến cáo nên sử dụng liều nạp 6-9 MIU [33].
* Chế độ liều duy trì đường tĩnh mạch theo PK/PD
Garonzik và cộng sự đã đưa ra khuyên cáo về liều dùng của colistinmethat
tiêm tĩnh mạch ở những bệnh nhân nặng, bao gồm các đối tượng cần lọc máu
dựa trên kết quả của nghiên cứu dược động học trên quần thể lớn nhất được thực
hiện cho đến nay. Theo đó, một thuật toán tính liều để cân bằng lợi ích kháng
khuẩn và nguy cơ nhiễm độc thận đã được áp dụng cho 214 bệnh nhân nặng từ 3

quốc gia (Hoa Kỳ, Thái Lan và Hy Lạp). Đây cũng là chế độ liều được sử dụng
phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng hiện nay, như sau:
- Liều nạp (mg CBA) = Css x 2 x trọng lượng cơ thể lý tưởng IBW (kg)

11


- Css được xác định theo dữ liệu về độ nhạy cảm của vi khuẩn và mức độ
nặng của bệnh. Để đạt Css = 2 mg/L với bệnh nhân 75kg, liều nạp được khuyến
cáo là 9 MIU CMS. Mức liều nạp tối đa được khuyến cáo là 9 MIU CMS.
- Liều duy trì đầu tiên nên được đưa sau liều nạp 12h.
- Tổng liều duy trì hàng ngày trên bệnh nhân không lọc máu: (mg
CBA)=Css x 10(0.0048xClCr+1,825).
- Liều duy trì trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo: Mức liều cơ bản trên bệnh
nhân lọc máu với ClCr = 0 là 130 CBA (3,95 MIU) 1 ngày để đạt nồng độ 2mg/l
trong máu. Khi có lọc máu cần tăng liều cơ bản: 10% mức liều cơ bản mỗi giờ
chạy thận.
- Lọc máu liên tục (CRRT): thêm 10% liều cơ bản mỗi giờ lọc máu liên tục
để đạt nồng độ 2mg/l trong máu. Mức khuyến cáo là 440 mg CBA (13,3 MIU)
mỗi ngày.
- Lọc máu ngắt quãng (IHD): Ngày không chạy thận: 130mg CBA (3,95
MIU) một ngày để C đích là 2mg/l. Ngày chạy thận: tăng 30% và 40% mức liều
cơ bản tương ứng với kỳ lọc máu 3h và 4h. Kỳ lọc máu nên được thực hiện gần
với khoảng cách liều colistin, việc thêm liều nên được thực hiện cùng việc đưa
thuốc thông thường, sau khi kết thúc lọc máu.
- Trọng lượng cơ thể nên được tính theo trọng lượng thật ABW hoặc trọng
lượng lý tưởng IBW; nếu bệnh nhân có trọng lượng > 20% IBW; nên sử dụng
trọng lượng hiệu chỉnh (AdjBW): AdjBW = LBW+ 0,4 x (TBW - LBW) [31].
- Hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận:
Bảng 1.1. Chế độ liều trên bệnh nhân suy thận theo khuyến cáo của Garonzik

ClCr (mL/min)
Mg CBA/ngày
MIU/ngày
0

130

3,95

5 - < 10

145

4,40

10 - < 20

160

4,85

20 - < 30

175

5,30

30 - < 40

195


5,90

12


ClCr (mL/min)

Mg CBA/ngày

MIU/ngày

40 - < 50

220

6,65

50 - < 60

245

7,40

60 - < 70

275

8,35


70 - < 80

300

9,00

80 - < 90

340

10,3

 90

360

10,9

* Chế độ liều theo khuyến cáo của EMA và FDA
Các cơ quan y tế của Châu Âu và Hoa Kỳ năm 2014 đã cập nhật các chế độ
dùng thuốc; tuy nhiên, có sự không đồng nhất trong các khuyến cáo [34]. Chế độ
liều theo chức năng thận của EMA và FDA được thể hiện trong bàng dưới đây:
Bảng 1.2. Chế độ liều theo khuyến cáo của EMA và FDA [34]
Liều nạp

FDA
EMA
5mg/kg (Tối đa 300mg
9 MUI (300mg CBA)
CBA)

Liều duy trì (theo độ thanh thải ClCr)

Clcr (ml/mim)

Liều; (mg colistin)

Liều (MIU)

>80

2,5 – 5mg; 2-4 lần/ngày

9 MUI (300mg CBA)

50-79

2,5 –3,8mg; 2 lần/ngày

30-49

2,5 mg; 1 -2 lần/ngày

10-29

1, 5 mg; mỗi 36h

<10

Không đề xuất


9 MUI (300mg CBA)
5,5 – 7,5 MUI
(183-25mg CBA)
4,5 – 5,5 MIU
(150 – 183 mg CBA)
3,5 MIU (117 mg CBA)

* Đồng thuận quốc tế năm 2019 về chế độ liều colistin:
Cuối tháng 2/2019 dựa trên đồng thuận của Hiệp hội Dược lâm sàng Hoa
Kỳ (ACCP), Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA), Hiệp hội Quốc tế
chống nhiễm khuẩn (ISAP), Hiệp hội Hồi sức cấp cứu Hoa Kỳ (SCCM) và Hội
Dược sĩ về Bệnh Truyền nhiễm Hoa Kỳ (SIDP), một hướng dẫn mới bao gồm
các khuyến nghị trong điều trị với colistin và polymyxin B đã được Hiệp hội Vi
13


sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu (ESCMID) ban hành [37]. Hướng
dẫn này khuyến nghị AUCss,24h mục tiêu của colistin khoảng 50 mg.giờ/L, tương
đương với Css, khoảng 2 mg/L cho liều tối đa dung nạp được và chế độ liều
được khuyến nghị với nội dung như sau:
- Bệnh nhân nên được khởi đầu điều trị với 1 liều nạp tương đương 9 MIU
CMS truyền tĩnh mạch trong 0,5-1 giờ và liều duy trì đầu tiên được chỉ định 1224 giờ sau đó.
- Đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nên dùng liều hàng
ngày tương đương 9-10,9 MIU chia làm 2 lần và truyền tĩnh mạch trong 0,5-1
giờ (*).
Tuy nhiên cần theo dõi chức năng thận và điều chỉnh liều hàng ngày theo chức
năng thận.
- Chế độ liều cho bệnh nhân suy thận và bệnh nhân lọc máu tương tự như
nghiên cứu của Garonzik và cộng sự [37] .
(*) Đổi với bệnh nhâm có Clcr  80 ml/phút, cần có thêm các nghiên cứu để

điều chỉnh liều cho phù hợp.
* Phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn
Đối với câu hỏi liệu colistin có hiệu quả hơn trong sử dụng kết hợp với các
loại thuốc khác hay không, trong Đồng thuận quốc tế năm 2019 mới được ban
hành, colistin được khuyến cáo rằng nên phối hợp với 1 hoặc 2 kháng sinh khác
mà tác nhân gây bệnh còn nhạy cảm đối với Enterobacteriaceae (CRE) và
A.baumannii kháng carbapenem (CRAB). Phối hợp với bất kì kháng sinh nào có
MIC còn nhạy càm đối với tác nhân là P.aeroginosa kháng carbapenem (khuyến
nghị mạnh). Đơn trị liệu với colistin chỉ nên được xem xét với đích vi khuẩn là
CRAB khi không có sẵn thuốc thứ 2 mà có MIC nhạy cảm (khuyến nghị yếu)
[37]. Tuy nhiên các kết quả này đều xây dựng dựa trên sự đồng thuận với mức
độ bằng chứng thấp hoặc trung bình do hầu hết là thiếu các căn cứ là các thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) để kiểm chứng [37].

14


- Các phối hợp giữa colistin và các kháng sinh khác hiện nay mới chủ yếu
được biết đến trên các nghiên cứu in vitro [28]. Các phối hợp có lợi in vitro
được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Một số phối hợp điều trị có lợi trên in vitro [28] [29].
Tên vi khuẩn

Các phối hợp có lợi
Colistin + rifampicin [29]
Colistin + meropenem [28]

Acinetobacter baumanii

Colistin + doripenem [28]

Colistin + tigercyclin [28]
Cotistin + Teicoplanin [28]
Colistin + rifampicin [29]
Colistin + imipenem [29]

Pseudomonas aeruginosa

Colistin + doxycyclin [29]
Colistin + ceftazidim [29]

Klebsiella và các Enterobacteriaceae

Colistin + tigercyclin [28]

khác

Colistin + fosfomycin [28]

1.1.2. Các văn bản, quy định sử dụng kháng sinh
1.1.2.1. Các văn bản, quy định chung về sử dụng kháng sinh
Kháng kháng sinh không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm,
cấp bách, đòi hỏi phải có sự nỗ lực tổng hợp nhằm tránh khỏi nguy cơ quay trở
lại thời kỳ chưa có kháng sinh. Tại Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa
bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại
kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, đang ở mức báo
động. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên,
ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát
triển chung của xã hội. Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với khả
năng không có thuốc kháng sinh để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nếu
không có các biện pháp can thiệp phù hợp. Do đó việc xây dựng, ban hành các

văn bản, quy định về sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết.

15


×