BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
HOÀNG THỊ KIM DUNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN C
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
HOÀNG THỊ KIM DUNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN C
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Nguyễn Thị Song Hà
HÀ NỘI 2015
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới :
PGS.TS.Nguyễn Thị Song Hà
- Trưởng Phòng Sau đại học, giảng viên bộ môn Quản Lý và Kinh Tế
Dược Trường Đại học Dược Hà Nội – Người thầy kính mến đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình chỉ bảo,giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược,
Phòng Sau Đại học Trường Đại Học Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi phương
pháp nghiên cứu khoa học và kiến thức chuyên ngành quý báu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các
phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, dạy dỗ
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, phòng Kế hoạch - Tổng hợp,
phòng Tài chính - Kế toán, khoa Dược Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên đã tạo
điều kiện cho em trong quá trình làm đề tài.
Cuối cùng cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong
gia đình,bạn bè đã luôn quan tâm và đi cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong
sự nghiệp.
Hà Nội, tháng 08 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Kim Dung.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Sử dụng thuốc trong chu trình cung ứng thuốc của Bệnh viện. ............... 3
1.2. Các chỉ số đánh giá việc sử dụng kháng sinh ............................................. 7
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong những năm gần đây. ........ 11
1.3.1 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trên thế giới. ............................. 11
1.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Việt Nam ............................. 12
1.4. Vài nét về Bệnh viện C Thái Nguyên......................................................... 15
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 20
2.2. Thời gian – địa điểm tiến hành nghiên cứu .............................................. 20
2.2.1 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 20
2.2.2 Địa điểm ..................................................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu. .................................................................................. 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 22
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 22
2.4.2 Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.5. Thu thập số liệu ........................................................................................... 23
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................... 24
2.7. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu. .................................................... 28
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 36
3.1. Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh sử
dụng tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên trong năm 2014 ............................... 36
3.1.1 Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh trong tổng giá
trị tiêu thụ sử dụng thuốc .................................................................................. 36
3.1.2 Cơ cấu kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ ............................................ 36
3.1.3 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo tên INN và tên biệt dược ....................... 38
3.1.4 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo thuốc đơn thành phần, thuốc đa thành
phần. .................................................................................................................... 39
3.1.5 Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng. ........................................... 39
3.1.6 Cơ cấu kháng sinh theo các nhóm chính................................................. 40
3.1.7 Cơ cấu kháng sinh nhóm Beta- lactam. .................................................. 41
3.1.8 Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh nhóm
Macrolid. ............................................................................................................. 43
3.1.9 Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Aminoglycosid. 43
3.1.10 Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Quinolon .... 44
3.1.11 Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh chống nấm. ........... 45
3.1.12 Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ các nhóm kháng sinh khác. .... 45
3.1.13 Phân tích kháng sinh sử dụng theo phương pháp ABC ...................... 46
3.1.13.1 Phân tích liều DDD/100 ngày - giường của các thuốc kháng sinh
nhóm A ................................................................................................................ 47
3.1.13.2 Phân tích giá trị tiêu thụ cho một liều DDD của các thuốc kháng
sinh nhóm A ........................................................................................................ 48
3.2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh trong danh mục thuốc
tiêu thụ tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên trong năm 2014. ......................... 49
3.2.1 Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú...... 49
3.2.2 Đặc điểm bệnh lý bệnh nhân điều trị ngoại trú và bệnh nhân điều trị
nội trú. ................................................................................................................. 51
3.2.3 Tỷ lệ đơn thuốc, bệnh án thực hiện đúng quy chế kê đơn. ................... 53
3.2.4 Phân loại kháng sinh ngoại trú theo mã ATC ........................................ 55
3.2.5 Phân loại kháng sinh nội trú theo mã ATC. ........................................... 57
3.2.6 Số lượng kháng sinh trong một đơn ngoại trú và bệnh án nội trú. ...... 59
3.2.7 Số thuốc kháng sinh trung bình trong một đơn thuốc ngoại trú và bệnh
án nội trú. ............................................................................................................ 60
3.2.8 Tỉ lệ thuốc kháng sinh nội trú được kê trong danh mục thuốc bệnh viện 61
3.2.9 Tỷ lệ các phác đồ kháng sinh trong bệnh án nội trú.............................. 61
3.2.10 Thời gian điều trị trung bình bằng thuốc kháng sinh trong đơn ngoại
trú và bệnh án nội trú. ....................................................................................... 63
3.2.11 Giá trị tiền trung bình khi điều trị bằng kháng sinh trong đơn ngoại
trú và bệnh án nội trú. ....................................................................................... 64
3.2.12 Số lượng thuốc trong đơn ngoại trú. ..................................................... 65
3.2.13 Một số chỉ số liên quan đến kê đơn thuốc ngoại trú. ........................... 65
3.2.14 Đánh giá về số lượng và mức độ các cặp tương tác trong đơn. .......... 66
CHƯƠNG IV.BÀN LUẬN. ............................................................................... 70
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu....................................................... 70
4.1.1 Phương pháp khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh. .......................... 70
4.1.2 Phương pháp đánh giá sử dụng kháng sinh ........................................... 70
4.2. Bàn luận về tình hình sử dụng kháng sinh ở Bệnh Viện C Thái Nguyên. . 71
4.2.1 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên
trong năm 2014 ................................................................................................... 71
4.2.2 Bàn luận về thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh tại Bệnh viện C tỉnh
Thái Nguyên trong năm 2014 ............................................................................ 75
4.2.2.1 Thực hiện ghi chỉ định thuốc cho bệnh nhân nội trú và quy chế trong
kê đơn ngoại trú ................................................................................................. 75
4.2.2.2 Bàn luận về việc kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh tại bệnh viện 76
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 82
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chú giải
ABC
Activity – Based – Costing (Phân tích hoạt động dựa trên giá trị tiêu thụ)
ADE
Adverse drug effect (Phản ứng có hại của thuốc)
AIDS
Acquired immune deficiency syndrome ( Hội chứng suy giảm miễn dịch)
ANSORP
Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens
(Mạng lưới giám sát căn nguyên kháng thuốc Châu Á)
BV
Bệnh viện
BVCTN
Bệnh viện C Thái Nguyên
CDC
Centers for Disease Control and Prevention ( Trung Tâm Phòng Chống
và Kiểm Soát Bệnh Tật)
CDI
International Classification of Diseases ( Phân loại bệnh của Quốc tế)
CT-BYT
Chỉ thị của Bộ Y tế
DDD
Defined daily dose ( Liều hàng ngày).
DHKQ
Dịch hút khí quản
DMT
Danh mục thuốc
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh viện
GARP
The Global Association of Risk Professionals (Hợp tác toàn cầu về kháng
kháng sinh)
Gr (-)
Gram (-)
Gr (+)
Gram (+)
GTTT
Giá trị tiêu thụ
KS
Kháng sinh
MDR – TB Multidrug-resistant tuberculosis (Bệnh lao đa kháng thuốc)
NSAIDS
Nonsteroidal anti-inflammatory drugs ( Thuốc chống viêm không steroid)
QĐ-BYT
Quyết định của Bộ Y tế
SX
Sản xuất
TCYTTG
Tổ Chức Y Tế Thế Giới
TT-BYT
Thông tư của Bộ Y tế
WHA
World Health Assembly (Hội đồng Y tế Thế giới)
WHO
World Health Organization
KONSAR
Korean Nationwide Surveillance of Antimicrobial Resistance (Chương
trình giám sát tình trạng kháng kháng sinh tại Hàn Quốc)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên ..................... 16
Bảng 2. Chỉ số và biến số trong nghiên cứu ............................................... 28
Bảng 3. Tỷ lệ về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh trong tổng
giá trị tiêu thụ sử dụng thuốc....................................................................... 36
Bảng 4. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo nguồn
gốc xuất xứ................................................................................................... 37
Bảng 5. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo tên
INN và tên biệt dược ................................................................................... 38
Bảng 6. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh đơn thành
phần, thuốc kháng sinh đa thành phần ........................................................ 39
Bảng 7.Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo đường
dùng ............................................................................................................. 40
Bảng 8. Các nhóm thuốc kháng sinh sử dụng ............................................. 41
Bảng 9: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Betalactam. ......................................................................................................... 42
Bảng 10: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Macrolid ... 43
Bảng 11: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm
Aminoglycosid ............................................................................................ 44
Bảng 12: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh nhóm Quinolon . 44
Bảng 13: Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh chống nấm. ... 45
Bảng 14. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ kháng sinh các nhóm khác .. 46
Bảng 15. Phân tích giá trị tiền thuốc kháng sinh theo phương pháp ABC . 46
Bảng 16. Kết quả DDD/100 ngày giường ................................................... 48
Bảng 17. Giá trị tiêu thụ cho một liều DDD của các thuốc kháng sinh nhóm A .. 49
Bảng 18:. Đặc điểm về tuổi ......................................................................... 50
Bảng 19: Đặc điểm về giới.......................................................................... 50
Bảng 20. phân loại bệnh lý theo chuẩn đoán của bệnh nhân ngoại trú....... 51
Bảng 21.Phân loại bệnh lý theo chuẩn đoán vào viện của bệnh nhân nội trú. .. 52
Bảng 22. Tỷ lệ đơn thuốc, bệnh án thực hiện đúng quy chế kê đơn........... 53
Bảng 23: Phân loại kháng sinh ngoại trú theo mã ATC ............................. 56
Bảng 24: Phân loại các thuốc kháng sinh nội trú theo mã ATC ................. 58
Bảng 25. Tỷ lệ số lượng thuốc kháng sinh được kê trong đơn ngoại trú và
bênh án nội trú ............................................................................................. 59
Bảng 26. Số thuốc kháng sinh trung bình trong một đơn thuốc ngoại trú .. 60
và bệnh án nội trú ........................................................................................ 60
Bảng 27. Tỉ lệ kê thuốc kháng sinh có trong danh mục thuốc bệnh viện ... 61
Bảng 28.Tỷ lệ các phác đồ kháng sinh thường gặp .................................... 62
Bảng 29. Số ngày trung bình trong đơn ngoại trú và bệnh án nội trú......... 63
Bảng 30. Số tiền thuốc kháng sinh trung bình trong đơn ngoại trú ............ 64
và bệnh án nội trú. ....................................................................................... 64
Bảng 31. Tỷ lệ số lượng thuốc kháng sinh được kê trong một đơn. ........... 65
Bảng 32. Một số chỉ số kê đơn trong đơn thuốc ngoại trú. ......................... 66
Bảng 33. Số lượng và mức độ tương tác trong bệnh án nội trú. ................. 67
Bảng 34.Đánh giá các cặp tương tác trong bệnh án.................................... 68
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Chu trình sử dụng thuốc ............................................................................ 3
Hình 2. Quá trình giám sát tuân thủ điều trị........................................................... 5
Hình 3. Mô hình tổ chức của bệnh viện ............................................................... 17
Hình 4. Cơ cấu tổ chức khoa dược ....................................................................... 18
Hình 5. Nội dung nghiên cứu. .............................................................................. 21
Hình 6. Quy trình phân tích ABC ........................................................................ 25
Hình 7.Sơ đồ các bước tính liều DDD ................................................................. 26
Hình 8: Sơ đồ quy trình xử lý số liệu. .................................................................. 27
Hình 9: Sơ đồ phân tích số liệu. ........................................................................... 27
Hình 10: Biểu đồ về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo nguồn gốc
xuất xứ .................................................................................................................. 38
Hình 11: Biểu đồ về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh theo đường
dùng ...................................................................................................................... 40
Hình 12: Biểu đồ cơ cấu kháng sinh A, B, C. ...................................................... 47
ình 13. Sai phạm quy chế kê đơn ngoại trú 1 ....................................................... 54
Hình 14. Sai phạm quy chế kê đơn ngoại trú 2 .................................................... 54
Hình 15: Không đánh số thứ tự ngày dùng với kháng sinh Cotrim 480mg ......... 55
Hình 16: Không ghi thời điểm dùng thuốc kháng sinh Gentamycin 80mg ......... 55
Hình 17. Phân bố sử dụng kháng sinh khoa điều trị ngoại trú ............................. 57
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước, mô hình bệnh
tật ở Việt Nam đang thay đổi rõ rệt với xu hướng gia tăng về các bệnh tim mạch,
cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…Tuy nhiên, nhóm các bệnh liên quan tới nhiễm
khuẩn vẫn chiếm tỉ lệ lớn và kháng sinh vẫn là một trong những nhóm thuốc được
sử dụng rộng rãi nhất hiện nay [18].
Sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh khi
được kê đơn và điều trị đúng. Tuy nhiên, những loại thuốc này đã được sử
dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc,
tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém
hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Bên cạch đó tình trạng lạm dụng thuốc, không theo dõi đầy đủ tác dụng phụ
có hại của thuốc ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng... Sử dụng thuốc không
hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác chăm sóc khám chữa bệnh mà còn là
nguyên nhân làm tăng giá trị tiêu thụ đáng kể cho người bệnh, tạo ra gánh nặng
cho nền kinh tế xã hội. Do đó phân tích hoạt động sử dụng thuốc kháng sinh của
các bệnh viện là việc hết sức cần thiết để phản ánh thực trạng và góp phần nâng
cao hiệu quả sử dụng thuốc kháng sinh.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế của các tỉnh trung du
miền núi Đông Bắc. Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên đã ra đời và hoạt động gần
50 năm với số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng đông. Tại đây
nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều chiếm phần lớn trong giá trị tiêu
thụ giá trị tiền thuốc sử dụng của Bệnh viện C trong năm 2011 là 34,3% [11].
Và hiện này chưa có một đề tài nào nghiên cứu về hoạt động sử dụng thuốc
kháng sinh trên địa bàn. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: "Phân tích thực
trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên Năm
2014" với 2 mục tiêu như sau:
1
Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ thuốc kháng sinh sử dụng tại
Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh tại Bệnh viện C tỉnh Thái
Nguyên năm 2014.
Từ đó đưa ra ý kiến đề xuất với cơ quan quản lý cũng như Bệnh viện
về việc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý.
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Sử dụng thuốc trong chu trình cung ứng thuốc của Bệnh viện.
Sử dụng thuốc là một trong 4 nhiệm vụ của hoạt động cung ứng thuốc
của Bệnh viện
Chu trình sử dụng thuốc thể hiện ở sơ đồ sau [44]
Chẩn đoán
Tuân thủ
điều trị
Kê đơn
Giao phát
Hình 1. Chu trình sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện kết
quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Mục tiêu của bất kỳ một
hệ thống quản lý dược phẩm nào cũng là nhằm cung cấp cho bệnh nhân đúng
thuốc mà họ cần. Tất cả các hoạt động lựa chọn, mua thuốc, cấp phát đều là những
tiền đề cần thiết cho sử dụng thuốc hợp lý. Sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi bệnh nhân
phải được nhận thuốc đúng với tình trạng bệnh, đúng liều, đúng thời gian với giá
trị tiêu thụ thấp nhất đối với họ và cộng đồng.
Các tiêu chuẩn của sử dụng thuốc hợp lý bao gồm [44]:
- Chỉ định đúng;
- Đúng thuốc, xét về hiệu quả, độ an toàn, phù hợp với bệnh nhân và giá trị
tiêu thụ;
- Đúng liều dùng, liệu trình điều trị;
3
- Đúng bệnh nhân: không có chống chỉ định, khả năng có phản ứng bất lợi là
thấp nhất;
- Cấp phát đúng bao gồm thông tin cho bệnh nhân về thuốc được kê đơn;
- Bệnh nhân tuân thủ điều trị.
Để đạt được những điểm này, người kê đơn phải tuân theo một quy trình kê
đơn chuẩn, bắt đầu bằng việc chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh, sau đó xác
định mục tiêu điều trị.
Chẩn đoán và kê đơn:
Người kê đơn phải quyết định điều trị như thế nào căn cứ vào thông tin cập
nhật về thuốc và các phác đồ điều trị, để đạt được mục tiêu mong muốn cho từng
bệnh nhân cụ thể. Khi quyết định điều trị bằng thuốc, thuốc tốt nhất cho bệnh nhân
sẽ được lựa chọn dựa trên hiệu quả, độ an toàn, hợp lý và kinh tế. Tùy thuộc tình
trạng từng bệnh nhân để lựa chọn liều dùng, đường dùng và liệu trình điều trị. Khi
kê đơn một loại thuốc, người kê đơn cần thông tin cho bệnh nhân chính xác về
thuốc và tình trạng bệnh. Cuối cùng người kê đơn quyết định hình thức giám sát
quá trình điều trị và phản ứng bất lợi có thể xảy ra. Bên cạnh đó, thuốc phải được
cấp phát cho bệnh nhân một cách an toàn đảm bảo bệnh nhân hiểu về liều dùng và
quá trình điều trị. Bệnh nhân sẽ tuân thủ điều trị nếu bệnh nhân hiểu rõ giá trị của
việc sử dụng thuốc hiệu quả và điều trị hiệu quả [44].
Kê đơn và chỉ định dùng thuốc do thầy thuốc thực hiện. Thuốc chỉ định cho
người bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
Phù hợp với tuổi và cân nặng;
Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
Không lạm dụng thuốc [20].
4
Giao phát thuốc:
Là một yếu tố quan trọng trong sử dụng thuốc tốt, đảm bảo thuốc được cung
cấp cho bệnh nhân với liều lượng và số lượng quy định, cùng với những chỉ dẫn rõ
ràng và được đựng trong các đồ bao gói để đảm bảo hiệu lực của thuốc.
Tuân thủ điều trị:
Việc tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị. Tại
bệnh viện, khoa lâm sàng phải có trách nhiệm giúp người bệnh tuân thủ điều trị
theo các quy định của thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong
cơ sở y tế có giường bệnh và thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Và quá trình giám sát tuân thủ điều trị được thực hiện bởi bác sỹ, dược sỹ lâm
sàng, điều dưỡng và bệnh nhân. Và mối quan hệ này được thể hiện trong hình 1.2 [17].
Vai trò cụ thể của mỗi đối tượng trong mối quan hệ đó như sau[19]:
Bác sĩ
Chuẩn đoán, kê đơn, chỉ định
dùng thuốc.
Theo dõi diễn biến bệnh.
Bệnh nhân
Dược sĩ lâm sàng
Điều dưỡng
Cung cấp thông tin, tư
vấn thuốc cho Bác sĩ.
Theo dõi, đánh giá việc
dùng thuốc.
Thu thập thông tin ADR.
Hình 2. Quá trình giám sát tuân thủ điều trị
5
Chăm sóc bệnh nhân.
Trực tiếp cho bệnh
nhân dùng thuốc.
- Bác sĩ:
+ Lập hồ sơ bệnh án cụ thể về thuốc điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp
chăm sóc, chế độ dinh dưỡng…
+ Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên, an
ủi người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.
+ Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn độc kiểm tra, giám sát y
tá ( điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.
- Dược sĩ lâm sàng:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc, các thuốc mới tư vấn cho bác sĩ để bác
sĩ lựa chọn thuốc thích hợp cho từng bệnh nhân. Giúp bác sĩ điều trị hướng dẫn và
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
+ Đánh giá hiệu quả dùng thuốc, tác dụng của thuốc đối với người bệnh.
+ Tham gia hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra y tá và điều dưỡng viên để
thực hiện đúng y lệnh, theo dõi ADR.
- Điều dưỡng trong các khoa lâm sàng:
+ Chịu trách nhiệm cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh
dùng thuốc để đảm bảo thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đúng liều theo
y lệnh.
+ Trước khi bệnh nhân dùng thuốc: Công khai thuốc dùng hàng ngày cho
từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng
thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai thuốc ( kẹp
ở đầu hay cuối giường bệnh). Hướng dẫn giải thích cho người bệnh tuân thủ điều
trị. Chuẩn bị phương tiện và thuốc: đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, dễ thấy…
+ Trong khi bệnh nhân dùng thuốc: đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn,
đảm bảo 5 đúng (đúng người, đúng liều, đúng thuốc, đúng đường dùng và đúng
thời gian), trực tiếp chứng kiến bệnh nhân dùng thuốc.
+ Sau khi bệnh nhân dùng thuốc: phát hiện những diễn biến bất thường và kịp
thời báo cáo bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời. Ghi cụ thể mỗi số thuốc dùng cho
6
bệnh nhân, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu thuốc đã được thực hiện. Bảo
quản số thuốc còn lại (nếu có) và xử lý các dụng cụ có liên quan đến dùng thuốc
cho người bệnh theo đúng quy định.
- Bệnh nhân:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh: phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc
hoặc tự ý dùng thuốc không đúng với chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh hoặc
người nhà bệnh nhân chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không
đúng với chỉ định của thầy thuốc.
+ Tôn trọng nhân viên y tế [21],[22].
Để góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc trong bệnh viện, ngày 4
tháng 7 năm 1997, Bộ Y tế ban hành thông tư số 08/BYT/TT về việc hướng dẫn tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện. Ngày
16/04/2004 Bộ Y tế ban hành chỉ thị 05/2004/BYT-CT về việc chấn chỉnh cung
ứng thuốc trong bệnh viện, trong đó nêu rõ: “Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm
chỉ đạo hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc và sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn” .
1.2. Các chỉ số đánh giá việc sử dụng kháng sinh
Trong quá trình nghiên cứu đánh giá việc sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn
tại bệnh viện, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì và tổ chức quản lý sức khỏe trong
hệ thống dược phẩm của Mỹ đã dựa trên bộ chỉ số đánh giá sử dụng thuốc của
TCYTTG ban hành năm 1993 để đưa ra bộ chỉ số về sử dụng kháng sinh được sử
dụng đối với các bệnh viện, và bộ chỉ số này được sửa đổi và bổ sung lần 2 vào
năm 2012. Bộ chỉ số này bao gồm 17 chỉ số, 5 chỉ số liên quan đến bệnh viện, 9
chỉ số liên quan đến bác sĩ kê đơn và 2 chỉ số lên quan đến việc chăm sóc bệnh
nhân, 1 chỉ số liên quan đến kháng sinh đồ đã làm. Các nhà quản lý bệnh viện, hội
đồng thuốc và điều trị, các nhà nghiên cứu, các nhà nghiên cứu hoạch định chiến
lược có xu hướng sử dụng bộ chỉ số này như một công cụ đánh giá hữu hiệu để
đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong bệnh viện [36].
7
Các chỉ số bệnh viện
- Sự sẵn có các văn bản hướng dẫn điều trị chuẩn (STGs) đối với các bệnh
truyền nhiễm.
- Sự sẵn có danh sách thuốc bệnh viện đã được phê duyệt hoặc danh sách
thuốc thiết yếu (EML).
- Tính sẵn có kháng sinh thiết yếu trong kho thuốc của Bệnh viện
- Trung bình số ngày kháng sinh thiết yếu trong kho hết.
- Tỷ lệ % giá trị tiêu thụ cho kháng sinh so với tổng giá trị tiêu thụ tiền thuốc.
Các chỉ số liên quan đến việc kê đơn:
- Tỷ lệ % bệnh nhân nằm viện được kê một hay nhiều hơn một thuốc kháng sinh.
- Số lượng trung bình thuốc kháng sinh được kê đơn cho một bệnh nhân nội trú.
- Tỷ lệ % các thuốc kháng sinh được kê đơn nằm trong danh mục thuốc bệnh viện.
- Giá trị tiêu thụ trung bình thuốc kháng sinh được kê đơn cho một bệnh nhân
điều trị nội trú.
- Số ngày trung bình được điều trị bằng kháng sinh.
- Tỷ lệ % bệnh nhân phẫu thuật được sử dụng kháng sinh dự phòng trước mổ.
- Số liều kháng sinh dự phòng trung bình được kê cho bệnh nhân phẫu thuật
được dùng kháng sinh dự phòng.
- Tỷ lệ % bệnh nhân bị viêm phổi được kê thuốc kháng sinh theo hướng dẫn
điều trị chuẩn.
- Tỷ lệ % các thuốc kháng sinh được kê đơn theo tên gốc.
Các chỉ số chăm sóc bệnh nhân
-Tỷ lệ liều kháng sinh được kê đơn theo đúng quy định.
-Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh.
8
Chỉ số bổ sung
- Tỷ lệ % kháng sinh đồ được làm trên tổng trong tổng số bệnh nhân được
điều trị bằng kháng sinh.
Đồng thời trong thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y
tế đã đưa ra các chỉ số liên quan đến việc sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa
bệnh ban đầu gồm:
Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN).
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do
Bộ Y tế ban hành.
Các chỉ số chăm sóc người bệnh
- Thời gian khám bệnh trung bình.
- Thời gian phát thuốc trung bình.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng.
- Hiểu biết của người bệnh về liều lượng.
Các chỉ số cơ sở
- Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác sĩ kê đơn.
- Sự sẵn có của các phác đồ điều trị.
- Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu.
9
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc.
- Giá trị tiêu thụ cho thuốc trung bình của mỗi đơn.
- Tỷ lệ phần trăm giá trị tiêu thụ thuốc dành cho kháng sinh.
- Tỷ lệ phần trăm giá trị tiêu thụ thuốc dành cho thuốc tiêm.
- Tỷ lệ phần trăm giá trị tiêu thụ thuốc dành cho vitamin.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị.
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan.
Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện
- Số ngày nằm viện trung bình.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện.
- Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày.
- Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày.
- Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày.
- Giá trị tiêu thụ thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày.
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự
phòng trước phẫu thuật hợp lý.
- Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện.
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có
hại của thuốc có thể phòng tránh.
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của
thuốc có thể phòng tránh được.
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý [36].
10
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong những năm gần đây.
1.3.1 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trên thế giới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về thương mại đồng thời sự dịch chuyển của
con người cũng mang tính toàn cầu hóa là nhân tố kích hoạt sự lây lan nhanh
chóng của các bệnh truyền nhiễm, trong đó bao gồm cả khả năng kháng thuốc của
vi khuẩn. Theo tổ chức Y tế thế giới, các bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp,
tiêu chảy, AIDS, sởi và bệnh lao là nguyên nhân gây chết hàng đầu thế giới chiếm
85% trên tổng số nguyên nhân gây chết [41].
Hiện nay, sử dụng thuốc hợp lý đang trở thành vấn đề được cả thế giới quan
tâm, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy
tình trạng lạm dụng thuốc và kê đơn bất hợp lý còn rất phổ biến, việc hướng dẫn sử
dụng thuốc cho người bệnh và người nhà bệnh nhân còn rất hạn chế [31], [35].
Người ta ước tính có khoảng 50% đơn thuốc có kháng sinh có thể không cần thiết
[29], [42]. Nó thường liên quan đến liều sai hoặc thời gian đưa liều sai.
Một thực trạng chung cho các nước phát triển và cả những nước đang phát
triển là tình trạng các bác sỹ, nhân viên y tế và cả bệnh nhân đều chưa được sử
dụng thuốc một cách hợp lý. Vấn đề chính bao gồm cả việc không tuân thủ chỉ
định điều trị: tự ý dùng những thuốc phải kê đơn, lạm dụng những thuốc đắt tiền
không cần thiết [40]. Trong một nghiên cứu mới đây nhất tại thành phố
Yogyakarta Indonesia nhằm khảo sát thực trạng tự ý sử dụng kháng sinh trên 625
người trưởng thành, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tự ý mua kháng
sinh nhiều nhất vẫn là amoxicillin (77%) các kháng sinh khác như là ampicilline,
fradiomisin-gramisidin, tetracyclin, ciprofloxacin và để điều trị các triệu chứng
sau: cảm lạnh thông thường bao gồm ho và đau họng, nhức đầu, và các triệu chứng
nhẹ khác; với thời gian sử dụng ít hơn 5 ngày. Thuốc kháng sinh được mua mà
không cần kê toa là 64% và giá trị tiêu thụ sẽ rẻ hơn 1 USD (30%) [39]. Và theo
một khảo sát của Cục Quản lý dược và thực phẩm Hàn Quốc trên 1000 người dân,
72% ý thức được tác dụng không mong muốn của kháng sinh nhưng vẫn có 51%
số người được hỏi cho rằng penicillin có thể điều trị cảm cúm và khoảng 28% có
dự trữ kháng sinh tại nhà [40].
11
Bên cạnh đó thì việc kê đơn thuốc của bác sỹ cho bệnh nhân chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tác động từ các công ty dược phẩm. Nghiên
cứu từ nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng có trên 90% bác sỹ quan tâm đến việc chào
hàng do các công ty dược phẩm thực hiện và phần lớn họ coi đó là nguồn thông tin
điều trị [40].
Theo báo cáo của Trung Tâm Phòng Chống Và Kiểm Soát Bệnh Hoa Kì
(CDC) vào tháng 3/2014 đã xác nhận các kết quả của một số nghiên cứu trước đây
chứng minh rằng việc kê đơn kháng sinh trong bệnh viện là phổ biến và thường
không chính xác. Đặc biệt, bệnh nhân thường được sử dụng thuốc kháng sinh mà
không được đánh giá đúng và theo dõi. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh đặt bệnh
nhân vào những nguy cơ về vấn đề sức khỏe có thể phòng ngừa được [38]. Ước
tính giảm sử dụng 30% kháng sinh phổ rộng (Tương đương với đó là sẽ giảm 5%
giá trị tiêu thụ) có thể ngăn chặn 26% CDI liên quan đến sử dụng kháng sinh trong
điều trị nội trú [43].
1.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Việt Nam
Mặc dù sử dụng kháng sinh hợp lý là một chiến lược toàn cầu của WHO
nhưng hiện nay thực trạng lạm dụng và kê đơn thuốc không hợp lý ngày càng trở
lên phổ biến. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng lạm dụng kháng sinh như sử dụng
kháng sinh khi không cần thiết, chưa đủ liều hay lựa chọn không đúng kháng sinh
làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn và tăng giá trị tiêu thụ trong điều
trị bệnh. Trong một nghiên cứu tại Bệnh viện 103 cho thấy thực trạng sử dụng
thuốc kháng sinh ở một số khoa lâm sàng còn chưa hợp lý. Số bệnh nhân sử dụng
kháng sinh dưới 5 ngày ở khoa Nội là 7/80 bệnh nhân (8,75%), ở khoa Ngoại là
38/297 bệnh nhân (12,79%). Số bệnh nhân sử dụng kháng sinh lớn hơn 14 ngày
cũng chiếm tỷ lệ cao ở khoa Nội là 18/80 bệnh nhân( 22,5%), ở khoa Ngoại là
90/297 bệnh nhân (30,31%) . Tỷ lệ lựa chọn kháng sinh ceftriaxon chưa phù hợp
với khuyến cáo còn khá cao (47,6%) [15]. Dù đã có chỉ thị 05/2004/CT-BYT,của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong
bệnh viện, đồng thời cũng có công văn 3483/YT-ĐTr ban hành kèm theo để thực
hiện các biện pháp sử dụng thuốc hợp lý. Các chỉ định điều trị bằng kháng sinh tại
12
các bệnh viện và các cơ sở điều trị hiện nay đa số dựa trên kinh nghiệm và điều trị
bao vây, rất ít chỉ định dựa trên kết quả kháng sinh đồ, bởi vì làm kháng sinh đồ
thường mất nhiều thời gian và tốn kém [7], trong một khảo sát được làm tại bệnh
viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, kháng sinh đồ chỉ được làm 58% [16]. Trong một
nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3,4 tại Bệnh viện
Việt Đức tỷ lệ bệnh án được đánh giá là có chỉ định không phù hợp 8 bệnh án
(15,38%), 9 bệnh án (17,31%) có chỉ định không phù hợp trên tổng số 52 bệnh án
được nghiên cứu [10].
Bên cạnh đó liều sử dụng kháng sinh cũng là một vấn đề đáng được quan
tâm, để tính liều trung bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một
thuốc người ta sử dụng liều DDD. Đơn vị đo lường sử dụng thuốc DDD được ra
đời và phát triển đồng thời với hệ thống phân loại ATC. Hệ thống phân loại
ATC/DDD là một công cụ cho các nghiên cứu về sử dụng thuốc nhằm cải thiện
chất lượng của việc sử dụng thuốc. Ngoài ra còn để trình bày và so sánh các số liệu
thống kê về việc tiêu thụ thuốc ở mức độ quốc tế và các mức độ khác [3].
Theo một nghiên cứu số lượng sử dụng kháng sinh tại 5 bệnh viện nhi
Trung Quốc năm 2006 với Sự tương quan giữa việc dùng kháng sinh và kháng
kháng sinh thể hiện rõ khi 49,9 DDD/100 ngày-giường, tỷ lệ kháng của vi khuẩn
Gr(-) đối với cephalosporin thế hệ 4 cao, đặc biệt ở những nơi tiêu thụ kháng sinh
lớn [8]. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu phân tích liều DDD áp dụng trên
nhóm kháng sinh. Phân tích hoạt động sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Việt Nam
– Uông Bí cho thấy lượng kháng sinh tiêu thụ là 63,20 DDD/100 ngày - giường.
Nhóm beta – lactam có liều DDD tiêu thụ trong một năm cao nhất trong các nhóm
kháng sinh với giá trị số DDD là 39,18 DDD/100 ngày - giường [13].
Nghiên cứu tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 – 2011 khảo sát tình hình
sử dụng kháng sinh cho kết quả nhóm Cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4 có giá trị
DDD/100 ngày – giường nằm viện cao nhất (214,55)
Đồng thời việc phòng và kiểm soát các bệnh nhiễm không hiệu quả làm tăng
sự lan truyền của vi khuẩn kháng thuốc. Người bệnh được điều trị trong bệnh viện
là một nguồn lan truyền chính các vi sinh vật đề kháng từ người này tới những
13
người khác. Chính vì vậy Bộ Y tế đã ra thông tư số 18/2009/TT-BYT ban hành
ngày 14 tháng 10 năm 2009 về công tác Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng còn khá phức
tạp, mặc dù đã có qui định về kê đơn và bán thuốc theo đơn, người bệnh vẫn có
thể mua thuốc kháng sinh và nhiều loại thuốc khác trực tiếp từ các nhà thuốc và
các quầy thuốc bán lẻ. Một nghiên cứu trong cộng đồng đã chỉ ra, 78% kháng sinh
được mua tại các nhà thuốc tư nhân mà không cần đơn. Mua thuốc trực tiếp là
hình thức tiết kiệm cả về kinh phí và thời gian so với việc đi khám bác sỹ [7].
Trong một khảo sát tại các cơ sở hành nghề Y dược tư nhân tại Hà Nội cho thấy
26,6% số cơ sở thực hiện kê đơn để hưởng hoa hồng; 80,4% các phòng khám
chuyên khoa vi phạm Quy chế kê đơn chủ yếu tập trung ở các vi phạm như kê đơn
thuốc trên 5 loại thuốc bổ, còn lạm dụng quá nhiều loại kháng sinh, có đơn kê
thuốc không đúng chẩn đoán bệnh [26].
Đặc biệt là nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán
thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Trong tổng số 2953 nhà
thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và
257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng
sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng
doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88%
(thành thị) và 91% (nông thôn). Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và
sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là
ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và azithromycin (7.3%).
Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không có đơn 49,7% (thành
thị) và 28,2% (nông thôn) [7].
Đồng thời,kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và điều trị. Chăn nuôi
lợn và gia cầm thường được bổ sung kháng sinh như tetracycline và tylosin.
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm, cua và cá thường có nồng độ dư lượng kháng
sinh nhóm quinolones và sulfonamides gấp vài lần so với các quốc gia khác. Dư
14
lượng kháng sinh cũng thường được phát hiện trong mẫu đất và nước ươm con
giống, mặc dù hầu hết các trường hợp phát hiện dư lượng của các kháng sinh được
phép sử dụng và cũng nằm trong giới hạn cho phép.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp dư lượng kháng sinh vượt quá giới
hạn. Một nghiên cứu giám sát đã cho thấy, thực phẩm, bao gồm thịt và cá, phát
hiện nhiễm Salmonella đa kháng kháng sinh. Campylobacter phân lập từ gà thịt
cũng có mức kháng cao: 90% kháng với nalidixic acid, 89% với tetracycline và
82% với ciprofloxacin [7].
Năm 1997, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các bệnh viện thành lập Hội đồng thuốc
và điều trị nhằm thực hiện các hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng thuốc, đưa
ra các lời khuyên về liệu pháp kháng sinh hợp lý, xây dựng danh mục thuốc chủ
yếu sử dụng trong bệnh viện, thông báo cho các cán bộ y tế địa phương về sử dụng
thuốc hợp lý và tổ chức giám sát, báo cáo về kháng thuốc kháng sinh. Hiện nay,
hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương đều đã có hội đồng này, tuy nhiên ở một số
bệnh viện tuyến cơ sở thì vẫn còn thiếu và yếu. Đối với một số bệnh viện tuyến
quận/huyện, thành phần hội đồng thường thiếu dược sỹ hoặc chuyên gia vi sinh
và nguồn lực cho hội đồng hoạt động [7].
1.4. Vài nét về Bệnh viện C Thái Nguyên.
Bệnh viện C Thái Nguyên trước đây là Bệnh viện Công ty Xây Lắp II thuộc
Bộ Cơ khí luyện kim (nay là Bộ Công thương) quản lý, làm nhiệm vụ chăm sóc
sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên công ty, được chuyển giao sang Sở Y tế quản
lý theo quyết định số: 181/UB-QDD ngày 19/12/1987 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bắc Thái (nay là Thái Nguyên).
Hiện nay Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên được nâng lên là bệnh viện hạng I
của tỉnh Thái Nguyển từ ngày 1/2/2015 theo quyết định số 415/ QĐ – UBND này
12/2/2015. Với quy mô 500 giường bệnh được tổ chức thành 26 khoa, phòng
+ Ban giám đốc: 4 đồng chí
+ 5 phòng chức năng: TCHC, KHTH, Điều dưỡng, TC-KT, Vật tư-TBYT
15