Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

bỏng và cách cấp cứu bỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.88 KB, 12 trang )

Cấp cứu bỏng

67

Sushma Sagar, Kamal Kataria, and Maneesh Singhal

Một người đàn ông 50 tuôi có tiền sử nghiện rượu được đưa vào phòng cấp cứu
trong tình trạng bỏng khi ngủ trong phòng đóng kín. Trên đường tới bệnh viện,
bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và có biểu hiện các chi lạnh và ướt, mạch đập yếu.
Huyêt áp 80/50 mmHg. Diện tích bỏng 60% bao gồm mặt, thân thể và chi. Trên
chi dưới phải có một vết bỏng lớn hình tròn và sưng, không có dấu hiệu của mạch
đập. Bệnh nhân bị khan tiếng và chảy rất nhiều đờm chứa bồ hóng. X-quang
ngực thẳng bình thường.

Chất lượng sống và kết quả điều trị ở bệnh nhân bỏng đã được cải thiện nhiều do các
tiến bộ trong chăm sóc trong vòng vài thập kỉ vừa qua. Việc cắt bỏ các tổn thương
sâu và sự ra đời của các màng phủ sinh học đã giúp hạn chế shock nhiễm khuẩn
huyết do bỏng. Điều trị bệnh nhân bỏng đòi hỏi sự chăm sóc rất tích cực, thường
được thực hiện trong các cơ sở chuyên khoa về bỏng.
Ngày đầu tiên
Bước 1: Đánh giá sơ bộ và hồi sức cấp cứu
Tất cả các bệnh nhân bỏng cần được tiếp cận như các bệnh nhân bị đa chấn thương.
Lý tưởng nhất là các bệnh nhân này được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên về bỏng.
Đường thở
• Việc đầu tiên cần làm để đánh giá đường thể là hỏi tên bệnh nhân và lắng nghe
tiếng khàn khi nói, để đánh giá mức độ bỏng của đường thông khí trên.
• Cho bệnh nhân thở khí oxy 100%, độ bão hòa của oxy trong máu được theo dõi
bằng phương pháp đo độ bão hóa oxy qua nhịp đập. Cần lưu ý “hiện tượng độ bão
hòa cao giả” gây ra do nồng độ carbohemoglobin cao trong trường hợp ngộ độc
carbon monoxide do tổn thương khi thở vào. Kiểm tra độ bão hòa oxy chính xác
bằng cách phân tích khí máu trong máy CO-oximeter.


S. Sagar, M.S. (*) •K. Kataria, M.S.•M. Singhal, M.S., M.Ch. Department
of Trauma Surgery, J.P.N. Apex Trauma Centre, AIIMS,
New Delhi, India
e-mail:
R. Chawla and S. Todi (eds.), ICU Protocols: A stepwiseapproach,
DOI 10.1007/978-81-322-0535-7_67, © Springer India 2012

535



•Thở khò khè, thở nhanh, thở rít hoặc khàn đục tiếng chỉ ra tình trạng tắc nghẽn đường
thở khiniêm mạc đưởng thở bị bỏng do hít khói hoặc do phù nề, các biện pháp
điều trị phải tiến hành ngay lập tức.
•Nếu bệnh nhân không (thể) thở hoặc có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở, dấu hiệu gắng
sức thở thì cần làm thông đưởng thở bằng cách hút dịch đường miệng/mũi, sau đó
đặt nội thông khí quản trong khi giữ cổ thẳng (nẹp cổ: line stabilization) nếu nghi
ngở có tổn thương cột sống cổ.
• Nguy cơ tắc nghẽn đường thở trên tăng cao nếu gặp các vấn đề sau đây:
– Bỏng do hít khói — dịch đờm chứa bồ hống, cháy lông mũi.
– Những bệnh nhân có bỏng sâu > 35-40% tổng diện tích bỏng (TDTB)
– Bỏng mặt, cổ và thân trên
• Cần đặt nội thông khí quản sớm nếu nghi ngờ có phù nề đường thở nặng trong các
trường hợp bỏng lớn hoặc nếu bệnh nhân có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở.
• Tiến hành đặt nội thông khí quản sớm nếu cần vận chuyển bệnh nhân trong thời
gian dài. Bảo về đường thở là việc hết sức quan trọng đối với bệnh nhân.
• Thông khí thức bằng ống quang học mềm (Awake fiberoptic intubation) có thể
thực hiện ở những ca khó.
Hơi thở
• Vấn đề về thở có thể do bỏng khi hít phải khói, bỏng rộng và sâu vùng ngực,

hoặc các thương tổn khác ở ngực.
• Carbon monoxide (CO) là sản phẩm phụ của quá trình cháy không hoàn toàn. Ngộ
độc CO được chẩn đoán bằng nồng độ carboxyhemoglobin trong máu:
– Nhỏ hơn 10% : bình thường.
– Lớn hơn 40%: ngộ độc nặng.
• Điều trị ngộ độc carbon monoxide bằng cách loại bỏ nguồn ô nhiễm và cho bệnh
nhân thở 100% oxy. Cũng có thể dùng liệu pháp oxy cao áp để chữa dạng ngộ
độc này. Bệnh nhân tổn thương đường thở do hít khói thường có biểu hiện khàn
tiếng, khò khè, đờm có muội than, bỏng mặt và cháylông mũi.
• Chẩn đoán được đưa ra sau khi nội soi khí quản, nội soi sẽ cho thấy sớm các thay đổi
do viêm chẳng hạn như hồng ban đỏ, phù nề, loét, sẹo trên niêm mạc và hình ảnh
các mạch máu nổi lên trên vùng niêm mạc dưới thanh môn bị phủ bởi bụi khói. Cấp
cứu bỏng đường thở do hít phải bao gồm: giữ cho đường thở mở và tối đa hóa trao
đổi khí.
• Nếu bệnh nhân có thể ho là dấu hiệucho thấy đường thở không bị nghẽn, có thể
thông hút dịch rất hiệu quả và nên cố gắng điều trị những bệnh nhân này không
sử dụng máy hô hấp nhân tạo.
• Nếu dự đoán có suy hô hấp sắp xảy ra, cần đặt nội thông khí quản sớm, sau đó
thường xuyên vật lý trị liệu vùng ngực và tiến hành hút dịch để giữ vệ sinh phổi
• Có thể phải tiến hành nội soi khí quản thường xuyên để làm sạch dịch tiết.
• Ngoài các biện pháp kể trên, cần tạo độ ẩm đầy đủ và chỉ định các biện pháp điều
trị chống co thắt phế quản.
• Bệnh nhân bỏng cần được thông khí nhân tạo theo phác đồ chuẩn của ARDSnet
với thể tích khí lưu thông thấp (6mL/kg thể trọng). Cố gắng giữ áp lực bình
nguyên
dưới 30cm H2O. Các vết bỏng sâu, lớn tại ngực có thể gây hạn chế sự
2
linh hoạt của lồng ngực nên cần sử dụng áp lực bình nguyên cao tới 40 cm H 2O.
• Can thiệp ngoại khoa sớm (escharotomies) giúp cải thiện khả năng thở và áp lực
đường thở.



66

Torso Trauma

Bảng 67.1 Công thức hồi sức tim phổi
Thể tích dung dịch tinh thể
Công thức (Crystalloid)

537

Thể tích keo
(colloid)

Thể tích 5% dextrose hoặc
nước cất qua sonde mũi

4 mL/kg/% S cơ thể bị bỏng Không
Không
1.5 mL/kg/% S cơ thể bị
0.5 mL/kg/% S cơ 2.0 L
bỏng
thể bị bỏng
Galveston
5,000 mL/m2bị bỏng + 1,500 Không
Không
mL/m2 diện tích cơ thể
(pediatric)
% S cơ thể bị bỏng: tỉ lệ phần trăm diện tích cơ thể bị bỏng

Parkland
Brooke

Tuần hoàn
• Đặt cầu truyền tĩnh mạch ở bất kì vị trí nào có thể được và bắt đầu truyền dịch:
– Ưu tiên lựa chọn các vùng không bị bỏng.
– Có thể chấp nhận các vùng bị bỏng.
– Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm nếu có bác sĩ chuyên môn
– Cut downs.?
• Hồi sức tim phổi trong shock bỏng (24 h đầu tiên):
– Hội chứng thoát dịch mao mạch xảy ra sau khi bỏng lớn.
– Dịch chảy từ trong lòng mạch vào khoang gian bào.
– Nhu cầu bù đắp dịch tăng cao đối với các vết bỏng nặng hơn (tỉ lệ diện tích cơ
thể bị bỏng rộng hơn, bỏng sâu hơn, bỏng đường thở do hít phải, các tổn
thương liên quan)
• Tốc độ truyền tĩnh mạch phụ thuộc phản ứng sinh lý và mục tiêu điều trị
– Sensorium— thoải mái, có phản xạ tốt.
– Thiếu hụt kiềm (Base deficit) —ít hơn 2.
– Mục tiêu điều trị với người lớn — lượng nước tiểu 0.5 mL/kg/h.
– Mục tiêu điều trị với trẻ em — lượng nước tiểu 1 mL/kg/h; nếu không đạt
lượng nước tiểu như trên cần tăng tốc độ truyền.
– Dịch truyền được ưa chuộng là dung dịch lactated Ringer vì tính đẳng trương,
rẻ và dễ dàng bảo quản.
– Công thức hồi sức tim phổi là hướng dẫn cho các bước hồi sức tim phổi ban
đầu (Bảng 67.1).
Công thức Parkland được sử dụng phổ biến nhất để tính lượng dịch truyền:
• Truyền ½ thể tích dịch tính toán trong 8h đầu tiên (bắt đầu từ khi bị thương).
• Truyền tiếp ½ còn lại trong 16 h tiếp theo.
• Thận trọng: Mặc dù công thức gợi ý việc giảm tốc độ truyền dịch xuống còn một
nửa sau 8h, tuy nhiên cần giảm tốc độ truyền từ từ trong quá trình hồi sức để duy

trì lượng nước tiểu mục tiêu
Điểm kết thúc hồi sức tim phổi
Sau khi đã đạt tới điểm duy trì tốc độ truyền dịch (khoảng 24h thay đổi dịch truyền
thành D5/NS với 20 mEq KCl ở mức độ duy trì:
• Tốc độ duy trì = nhu cầu cơ bản + lượng hao hụt do bốc hơi


Bảng 67.2 Quy luật (bội số 9)
nhằm xác định diện tích bỏng

Bề mặt dạ phẫu
Đầu và cổ
Thân trước
Thân dưới
Cánh tay và bàn tay
Chân và bàn chân
Bộ phận sinh dục

∑ diện tích bỏng (%)
9
18
18
9% mỗi bên
18% mỗi bên
1

• Nhu cầu cơ bản
– Tốc độ truyền cơ bản ở người lớn = 1,500 mL × diện tích vùng bỏng (DTVB)
(trong 24 h)
– Tốc độ truyền cơ bản ở trẻ em (<20 kg) = 2,000 mL × DTVB (24 h)

• Lượng hao hụt do bốc hơi
– Ở người lớn (mL/h) = (25 + % ∑ diện tích bỏng) × DTVB
– Ở trẻ em (<20 kg) (mL/h) = (35 + % ∑ diện tích bỏng)× DTVB
Vai trò của albumin
• Nhìn chung, chứng giảm tiểu cầu nặng thường xảy ra sau quá trình hồi sức cấp
cứu ban đầu, khi đó bổ sung albumin qua đường tĩnh mạch giúp hồi phục dịch ở
khoang gian bào và duy trì áp lực keo. Qua theo dõi,người ta thấy việc sử dụng
albumin không giúp cải thiện tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng mặc dù tỉ lệ biến
chứng khi sử dụng albumin thấp hơn so với sử dụng dung dịch tinh thể.
Bước 2: Ghi chép lịch sử bệnh án chi tiết
• Dị ứng
• Thuốc đang dùng
• Thai nghén/ bệnh đã mắc trong quá khứ
• Thời điểm ăn lần cuối cùng
• Điều kiện ngoại cảnh (liên quan đến tổn thương)
Bước 3: Bắt đầu điều trị hỗ trợ
• Đặt sonde mũi – dạ dày (nòng bé) để giải áp dạ dày và nuôi ăn ngoài.
• Truyền thuốc giảm đau qua đường tĩnh mạch
• Sử dụng Antacids
• Dự phòng uốn ván
Bước 4: Đánh giá mức độ bỏng
Mức độ nghiêm trọng của vết bỏng được xác định bằng tổng diện tích cơ thể bị
bỏng, độ sâu, tuổi và các tổn thương liên quan:
• Bỏng 20–25% ∑ DTCT bắt đầu phải truyền dịch hồi sức tim phổi.
• Bỏng 30–40% ∑ DTCT có thể dẫn đến chết người nếu không được điều trị.
• Đối với người lớn, quy luật “bội số của 9” được sử dụng làm phương pháp ước
lượng tương đối tỉ lệ cơ thể bị bỏng (Bảng 67.2 và hình. 67.1).


66


Torso Trauma

539

Hình. 67.1 (a) Quy luật bội số của 9 và (b) đồ thị Lund–Browder giúp xác định tỉ lệ diện tích bỏng
(trích dẫn từ ArtzCP,Moncrief JA. The treatment of burns .2nded .Philadelphia :WB Saunders
Company;1969)

• Ở trẻ em, cần điều chỉnh tỉ lệ vì trẻ em có tỉ lệ đầu lớn hơn (đén 20%) và chân nhỏ
hơn (13% ở trẻ sơ sinh) so với người lớn.
• Đồ thị Lund–Browder nâng cao độ chính xác việc tính toán diện tích bỏng ở trẻ em.
• Quy luật: Bề mặt bàn tay chiếm khoảng 1% tổng diện tích cơ thể sẽ giúp ước lượng
tỉ lệ phần trăm của vùng bị bỏng so với toàn bộ cơ thể ở trẻ em.
Độ sâu của vết bỏng
A. Bỏng nông (Bỏng độ 1 và bỏng độ 2 nông):
• Bỏng độ 1
– Tổn thương đến lớp đáy của biểu bì.
– Khô, đỏ, đau(“cháy nắng”).
• Bỏng độ 2
– Tổn thương sâu đến lớp trung bì
– Các cấu trúc phụ của da vẫn còn nguyên vẹn (nang lông, tuyến bã nhờn,
...)
– Có thể tự phục hồi bằng quá trình lên da non từ lớp hạ bì.
– Bỏng độ 2 càng sâu, quá trình lành lại càng chậm(ít cấu trúc phụ trợ cho
quá trình lên da non).
– Vết thương ướt, đỏ, tím tái, phồng rộp da, rất đau đớn.


– Các vết bỏng nông có thể tự lành bằng quá trình lên da non và thường

không để lại sẹo nếu lành tròng vòng 2 tuần
B. Bỏng sâu (bỏng sâu độ 2 đến độ 4):
• Bỏng sâu độ hai (Bong sâu bán phần)
– Tổn thương sâu hơn lớp hạ bì
– Vết thương ít ướt hơn, ít đỏ và ít đau hơn
– Vết bỏng lành bằng quá trình tạo sẹo, co kéo da và một phần rất nhỏ
bằng quá trình lên da non
• Bỏng độ ba (Bỏng sâu toàn phần)
– Tổn thương toàn bộ da: Biểu bì, trung bì, hạ bì. Các tổ chức biểu mô da
đều bị huỷ hoại (sâu đến lớp mỡ)
– Da lốm đốm nhiều màu (trắng, đen, đỏ, nâu), khô, ít đau hơn (Do các
đám rối thần kinh dưới da đã bị phá hủy )
– Lành bằng quá trình tạo sẹo và co kéo da (không còn quá trình lên da
non)
• Bỏng độ bốn
– Bỏng sâu vào cơ, gân và xương
– Cần chăm sóc đặc biệt.
– Bỏng sâu thường cần cấy ghép da để có kết quả điều trị tốt và thường
để lại sẹo phì đại nếu không cấy da.
Tuổi
• Tỉ lệ tử vong tăng theo tuổi (khi so sánh các vết bỏng với cùng 1 kích thước)
• Trẻ em hoặc thanh niên có thể sống sót khi bị mắc bỏng lớn.
• Trẻ em cần nhiều dịch truyền/ ∑ diện tích cơ thể bị bỏng hơn so với người lớn
• Người già có thể tử vong do một vết bỏng nhỏ (<15% ∑DTCT)
Các tổn thương liên quan
• Các chấn thương làm tăng mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Sử dụng bia rượu hoặc chất gây nghiện
• Khiến cho việc thăm khám, đánh giá bệnh nhân trở nên khó khăn.
Vai trò của kháng sinh
• Cần bắt đầu điều trị ngay khi có dấu hiệu/triệu chứng của nhiễm trùng.

Bước 5: Chăm sóc vết thương bỏng và kiểm soát nhiễm trùng
Chăm sóc vết thương bỏng: Liệu pháp điều trị đối với các vết bỏng có thể được
chia ra làm ba giai đoạn: đánh giá, điều trị và phục hồi.
• Khi đã đánh giá được diện tích và độ sâu của vết bỏng và vết thương đã được
làm sạch và loại bỏ vụn bụi, các vết bỏng cần được băng bằng các chất liệu thích
hợp đáp ứng 3 chức năng sau đây. Thứ nhất, giúp bảo vệ lớp biểu mô bị bỏng.
Thứ hai, phải có tính năng khóa ẩm để tránh mất nhiệt và hơi nước do bốc hơi.
Thứ ba, phải dễ chịu khi đặt lên trên vết bỏng.
• Việc lựa chọn chất liệu băng bó phải dựa trên đặc điểm của vết bỏng của từng cá
nhân:
• Vết bỏng độ 1 là tổn thương nhẹ với mất chức năng che chắn của da ở mức tối
thiểu. Các tổn thương này không cần phải băng và được điều trị bằng các thuốc
thoa tại chỗ giúp giảm đau và giữ ẩm da.


66

Torso Trauma

541

• Bỏng độ 2 được điệu trị bằng cách thay băng hàng ngày kết hợp bôi thuốc mỡ
kháng sinh chẳng hạn như bạc sulfadiazine , sau đó băng bó bằng gạc (vài lớp)
và sau cùng cuốn băng đàn hồi để cố định. Một cách khác là phủ lên bề mặt vết
thương một lớp phủ sinh học hoặc tổng hợp để đóng miệng vết bỏng. Lớp phủ
sẽ dần dần bong ra do vết thương lên da non phía dưới.
• Các mô bỏng sâu độ 2 và bỏng độ 3 sẽ không lành lại kịp thời nếu không được
ghép da. Những mô bỏng này đóng vai trò là các nguồn/ổ viêm và nhiễm trùng
nghiêm trọng có thể dẫn đến cái chết của bệnh nhân. Việc cắt bỏ sớm các mô
bỏng và ghép da giúp tăng tỉ lệ sống còn, giảm mất máu, và giảm thời gian nằm

viện.
• Việc cắt bỏ sớm chỉ nên áp dụng đối với vết bỏng độ 3 (thường do bỏng lửa [khác
với bỏng điện/bỏng nước]). Cần lưu ý, vết bỏng sâu độ II có thể biểu hiện trên
lâm sàng giống như bỏng độ III (24-48 giờ kể từ khi bỏng), đặc biệt là khi được
điều trị bằng kháng sinh thoa tại chỗ kết hợp với việc dẫn lưu dịch từ vết thương
tạo thành vảy mục giả (pseudo eschar)
• Can thiêp ngoại khoa sớm: Với các vết bỏng sâu độ 2 và độ 3 lan tỏa ở các chi,
tuần hoàn máu ngoại vi tới các chi có thể bị tắc nghẽn. Cần cắt lọc toàn bộ giả
mục để tránh co thắt mạch máu và loải bỏ yếu tố gây nghẽn mạch, giải phóng
dòng chảy của máu. Tăng áp lực dưới các khoang cơ-mạc cần được điều trị ngay
bằng thủ thuật cắt bao cân mạc để tránh hội chứng chèn ép khoang (hội chứng
có thể gây hoại tử chi)
• Kiểm soát nhiễm trùng: Giảm nhiễm trùng xâm lấn tại vết bỏng có thể đạt được
nhờ phẫu thuật cắt lọc sớm, băng bó/phủ kín miệng tổn thương, sử dụng thuốc
kháng khuẩn định kỳ và hiệu quả. Các thuốc kháng khuẩn đang được sử dụng có
thể chia làm hai loại: thuốc bôi tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân. Thuốc bôi tại
chỗ bao gồm: 11% mafenide acetate, 1% silver sulfadiazine, polymyxin B,
neomycin, bacitracin, andmupirocin:
– Mafenide acetate có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt là với loài Pseudomonas
và Enterococcus.Mafenide sulfate được đặc biệt dùng để điều trị cho các vết
bỏng bề dày toàn phần nhỏ (bỏng độ 3 nhỏ) và bỏng tai để ngăn ngừa viêm
sụn tai.
– Bạc sulfadiazine, là thuốc bôi tại chỗ phổ biến nhất, có phổ kháng khuẩn rộng
do phân tử bạc và sulfa có hoạt tính với các vi khuẩn Gram dương, đa số các
vi khuẩn Gram âm, và một số loại nấm. Thuốc không gây đau khi bôi nên
được bệnh nhân ưa dùng và dễ sử dụng.
– Các thuốc kháng khuẩn dạng mỡ chứa gốc dầu như polymyxin B, neomycin,
và bacitracin thường trong suốt, không đau khi bôi, do đó cho phép quan sát
tình trạng của vết bỏng. Các thuốc này thường được dùng để chữa các vết
bỏng nông, các vùng ghép da, healing donor sites và các vết bỏng độ 2 nhỏ.

– Mupirocin giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn Gram dương, đưặc biệt
Staphylococcus aureus – tụ cầu vàng kháng methicillin, và một số vi khuẩn
Gram âm chọn lọc.
– Nystatin dạng bột được rắc lên vết bỏng để kiểm soát sự phát triển của nấm,
bột nystatin có thể được trộn với các thuốc bôi như polymyxin B nhằm hạn
chế sự phát triển của nấm
– Các thuốc dùng để ngâm gồm các dung dịch .5% silver nitrate solution, 0.5%
sodium hypochlorite, 5% acetic acid, và 5% mafenide acetate.


– Việc sử dụng kháng sinh toàn thân trước khi mổ còn có vai trò giảm hoại tử và
nhiễm trùng vết bỏng trước khi vết thương kín miệng hoàn toàn. Các vi khuẩn
cần chú ý khi lựa chọn kháng sinh toàn thân phổ rộng bao gồm các loài S.
Aureus and Pseudomonas, là những giống thường phát triển và lan rộng trong
các vết thương.Sau khi bị bỏng nặng, các vi khuẩn đường ruột được tìm thấy
trên băng/gạc ở các vết thương,cũng thuộc các loại này.
Bước 6: Lựa chọn dịch truyền trong ngày điều trị thứ hai
• Truyền dung dịch Dextrose 5% pha trong nước.
Bước 7: Điều trị hỗ trợ —Dinh dưỡng
• Phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng tốt nhất là nuôi ăn đường ruột sớm (enteral
nutrition) vì giúp giảm bớt chứng rối loạn (tăng) chuyển hóa của cơ thể đáp ứng
với vết bỏng. Do đó, cần cân nhắc đặt ống nuôi ăn qua hỗng tràng hoặc tá tràng
sớm trong vòng 6 giờ kể từ khi bỏng.
• Nhu cầu calo là lượng calo cần thiết để tăng cân và đạt được cân bằng nitơ (đạm)
trong cơ thể, được tính toán dựa trên phân tích hồi quy sự thay đổi của thể trọng
so với lượng thức ăn nạp vào hàng ngày, ở ngưới lớn mức này khoảng 25 lcal/kg
cộng thêm 40kcal/% diện tích bỏng, cho 24h (một ngày kể từ khi bỏng) (Bảng
67.3). Nhu cầu protein khoảng 2.5 g/kg/ngày. Cần đo lượng urea trong nước tiểu
sau 24h để tính toán lượng nitrogen cần bổ sung (xem chap 43 về dinh dưỡng).
Công thức tính ở trẻ em cũng được lập dựa trên phân tích hồi quy lượng thức

ăn nạp vào cơ thể, có ý nghĩa duy trì cân năng trung bình trong suốt thời gian
nằm viện (Bảng 67.4).
Điều trị dự phòng viêm loét và huyết khối tĩnh mạch sâu cần được bắt đầu
động thời với các biện pháp điều trị kể trên, trừ khi có chống chỉ định.

Bảng 67.3 Công thức tính nhu cầu calo của bệnh nhân bỏng trưởng thành
Tuổi
Công thức
6–60 tuổi
25 kcal/kg/ngày + 40 kcal/% bỏng/ngày
>60 tuổi
25 kcal/kg/ngày + 65 kcal/% bỏng/ngày

Bảng 67.4 Công thức tính nhu cầu calo của bệnh nhân bỏng trẻ em
Tuổi
Formulas
0–1 tuổi
2,100 kcal/m2 DTCT/ngày + 1,000 kcal/m2 DTB/ngày
1–11 tuổi
1,800 kcal/m2 DTCT/ngày + 1,300 kcal/m2 DTB/ngày
12–18 tuổi
1,500 kcal/m2 DTCT/ngày + 1,500 kcal/m2 DTB/ngày
Theo bệnh viện Nhi khoa Shriners tại Galveston, Texas
DTCT: diện tích cơ thể
DTB: diện tích bỏng

Bước 8: Quản lý các biến chứng
Ngoài các yêu cầu kể trên, việc điều trị bỏng thành công còn bao gồm việc dự đoán
trước và quản lý các biến chứng có thể xảy ra.




536

S. Sagar et al.

Tài liệu nên tham khảo
1. AlisonK,PorterK.Consensusontheprehospitalapproachtoburnpatientmanagement.Injury.
2004;35(8):734–8.
This paper outlines nine key steps in the initial management of burn patients in the prehospital
environment.
2. Ahuja RB, Bhattacharya S. Burns in the developing world and burn disasters. BMJ.
2004;329(7463):447–9.
3. HaynesGR,NavickisRJ,WilkesMM.Albuminadministration—whatistheevidenceofclinical
benefit? A systematic review of randomized controlled trials. Euro J Anaesthesia.
2003;20(10):771–93.
In burn patients, complications were lowered by albumin compared with crystalloid.
4. Sheridan RL. Burns. Crit Care Med. 2002;30(11 Suppl):S500–14.
5. WilkesMM,NavickisRJ.Patientsurvivalafterhumanalbuminadministration.Ametaanalysis
of
randomized, controlled trials. Ann Int Med. 2001;135(3):149–64.
In this study, overall, no effect of albumin on mortality was detected.
6. Barret JP, Dziewulski P, Ramzy PI, et al. Biobrane versus 1% silver sulfadiazine in seconddegree pediatric burns. Plast Reconstr Surg.2000;105(1):62–5.
The treatment of partial-thickness burns with Biobrane is superior to topical therapy with 1%
silver sulfadiazine. Pain, pain medication requirements, wound healing time, and length of
hospital stay are significantly reduced.
7. Artz CP, Moncrief JA. The treatment of burns. 2nd ed. Philadelphia: WB Saunders Company;
1969.
Provides the rule of nines for establishing extent of burned body surface.



Index

537



×