Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Đề phòng chấn thương và sơ cấp cứu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.03 KB, 4 trang )

ĐỀ PHÒNG CHẤN THƯƠNG KHI SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ
THÔ SƠ VÀ DỤNG CỤ CHẠY BẰNG ĐIỆN CẦM TAY
1.1 Dụng cụ thô sơ cầ m tay:
1.1.1 Những nguyên nhân gây chấn thương:
Có rất nhiều loại dụng cụ thô sơ cần tay đựơc sử dụng trong sản xuất và đời sống
hàng ngày như: cuốc; xẻng, dao, kéo, búa, kìm, cưa, đục, tuavit, cơlê v.v.
Khi sử dụng các dụng cụ này có thể bị chấn thương như đứt, dập, bàn tay, ngón tay,
dụng cụ tung bắn vào người, ngã vì mất đà, v.v. do những nguyên nhân chính sau:
 Sử dụng dụng cụ đã hư hỏng
 Sử dụng không đúng với công dụng của nó.
 Cách thao tác khi sử dụng không đúng quy cách
1.1.2. Nội quy an toàn lao động:
Để đề phòng chấn thương khi sử dụng các dụng cụ thô sơ cầm tay cầm thực hiện
các biện pháp:
a) Sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng:
Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ chất lượng của dụng cụ:
 Dụng cụ phải được chế tạo từ vật liệu tốt để tránh bị hư hỏng: cong vênh, gãy, vỡ,
sứt mẻ,… khi va đập.
 Chuôi (cán) gỗ phải làm từ các loại gỗ cứng và dai (dẻ, sối, phong, sến, lim,…) có độ
không quá 12%. Bề mặt cán phải được gia công nhẵn, không có vết nứt, đốt, mắt
cây, vết vỡ và xước lõm. Các búa, rìa tạ, cuốc chim và các dụng cụ gõ đập khác thai
phải có tiết diện trái xoan (ôvan) để không bị xoay khi nắm và đuôi cán to dần để
không bị tuột khỏi tay khi gõ đập. Chiều dài cán đục, dao trổ, tuavit tối thiểu phải từ
120 – 140mm khi chiều rộng thân cán là 25 – 40mm và cán phải thon dần về phía
đầu lắp.
 Phần làm việc của dụng cụ (lưỡi cuốc, xẻng, dao, rìu, v.v.) phải lắp chắc và chêm
chặt vào đầu cán, không được có vết rạn nứt sứt mẻ, quằn. Lưỡi cuốc, xẻng, rìu, đục
phải sắc gọt không bị tốn sức khi sử dụng. Lưỡi cắt của dụng cụ cắt gọt (dao, kéo,
bào, cưa, v.v.) phải được chế tạo từ loại thép tốt và mài đúng quy cách.
 Mặt va đập của búa, búa tạ phải hơi lồi ra và không bị sứt, vỡ hoặc vát. Mặt đầu cán
đục, đầu choòng, đột không bị toè (ba via).


 Dụng cụ đã hư hỏng cần sửa chữa hoặc thay thế cái mới.
b) Sử dụng dụng cụ theo đúng công dụng của nó:
Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp sử dụng dụng cụ không đúng công dụng, sử
dụng tuỳ tiện, gượng ép nên đã xảy ra chấn thương. Ví dụ: dùng lưỡi dao để siết, mở ốc vít;
dùng kìm thay cơlê để mở hặc siết đai ốc, v.v. Để công việc đạt hiệu quả và an toàn khi sử
dụng dụng cụ phải chú ý những điều sau:
 Chọn đúng loại dụng cụ theo công dụng. Ví dụ: dao (cắt, chặt, gọt, vót); kìm (kẹp
chặt, vặn siết chặt mối buộc bằng dây thép, nhổ đinh); không được dùng búa hay
thanh sắt, gỗ thay dùi đục.
 Chọn đúng kích cỡ với đối tượng cần thao tác. Ví dụ: miệng cơlê dẹt hay cơlê ống
phải chọn đúng kích thước của đai ốc hay đầu bulông, không được rộng hơn sẽ làm
cho đai ốc bị chờn không tháo, siết được hoặc gây trượt mấy đà, cũng không được
dùng vật chèn; dùng tuavit để vặn đinh vít, chiều dày và rộng của mũi tuavit phải vừa
khít với rãnh trên đầu đinh vít, không được mỏng hoặc dày hơn.
c) Sử dụng dụng cụ phải thao tác đúng quy cách
Khi sử dụng dụng cụ phải thao tác đúng quy cách mới đỡ tốn sức, đảm bảo an toàn,
tăng năng suất và chất lượng công việc.
Khi dùng kéo, kìm bao giờ cũng đặt tay nắm vào phần cuối cán để lực bóp, cắt được
mạnh. Dùng búa hay dùi đục cũng vậy, tay phải nắm vào đuôi cán thi lực nện đập mới mạnh
và tránh được tay đập vào vật cần làm.
Khi dùng cưa tay hay dao để cưa cắt không bao giờ được dùng bàn tay hay ngón tay
để làm cữ.
Khi gia công (cưa, cắt, đục, khoan, bào v.v.) vật phải được đặt lên bàn gia công chắc
chắn. Những vật khi gia công có thể bị xê dịch hoặc xoay, trượt thì phải được giữ chặt bằng
giá kẹp, êtô.
Khi chặt vật cứng như gỗ, sắt thép phải đặt chúng lên vật kê chắc chắn (dao sắt
không bằng chắc kê) để đỡ tốn sức, thận trọng để vật kê và vật được chặt không bắn vào
người. Khi chặt gạch nếu giữ gạch bằng tay thì bàn tay cần đỡ phía dước viên gạch để
miếng gạch chặt ra không rơi vào chân. Khi cắt các thanh, tấm vật liệu gỗ, tôn hay nhựa
cứng, bằng cưa tay hay kéo phải đặt chúng lên gối đỡ, lúc cưa đến cuối mạch cắt phải dùng

tay giữ đầu vật đã cưa, cắt sắp đứt để tránh khỏi rơi, văng bắn vào người.
Khi dùng búa tạ dập lên mũi ve, đục, chạm để chặt sắt, tuyệt đối cấm giữ chúng trực
tiếp bằng tay mà phải dùng thanh kẹp giữ có cán dài. Nếu hai người cùng làm (một người
giữ thanh kẹp một người quai búa), người quai búa phải đứng ở một bên người giữ mũi ve,
đục.
Tóm lại các dụng cụ thô sơ cầm tay khi sử dụng phải bảo đảm chắc chắc, an toàn,
tiện dụng và dùng đúng công dụng.
1.2. Dụng cụ chạy điện cầ m tay:
1.2.1. Nguyên nhân gây tai nạn:
Các dụng cụ chạy điện cầm tay như: khoan, cưa, mài (sắc, nhẵn), mỏ hàn đệin, máy
cắt tỉa cành cây, v.v. khi sử dụng có thể gây chấn thương hay điện giật do những nguyên
nhân chính sau:
 Chạm vào các bộ phận mang điện bị hở (dây trần, mối nối dây có bọc cách điện, các
điểm đấu dây dẫn với dụng cụ, cầu dao, ổ găm, phích cắm, công tắc bị hở, v.v.)
 Dòng điện rò ra vỏ dụng cụ hay vỏ dây dẫn do cách điện không đảm bảo.
 Sử dụng dụng cụ với điện áp lớn hơn quy định an toàn ở những nơi có môi trường
nguy hiểm về điện.
 Dụng cụ sử dụng không thực hiện nối đất nối không bảo vệ, hoặc có thực hiện
nhưng không đạt yêu cầu an toàn.
 Làm việc với dụng cụ chạy điện cầm tay nhưng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
không phù hợp.
 Bị chấn thương dưới dạng cơ học (dụng ụ va đập, cắt cuốn kớp, văng bắn, ngã, v.v.)
trong khi thao tác.
1.2.2 Nội dung an toàn lao động:
Để đề phòng chấn thương, điện giật khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay cần thực hiện
những yêu cầu sau:
 Chỉ những người đã qua huấn luyện chuyên môn và kỹ thuật an toàn mới được phép
sử dụng dụng cụ chạy điện cầm tay.
 Trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ dụng cụ: dây dẫn, phích cắm, công tác, cầu dao,
dây nối đất, nối không nếu không đảm bảo an toàn cần xử lý trong 1 – 2 phút, nếu

không có sự cố gì mới tiến hành làm việc.
 Khi đang vận hành nếu bất ngờ bộ phận dụng cụ sau khi đã ngắt điện và hãm dừng
hẳn.
 Cấm đứng trên thang tựa, thang treo để làm việc với dụng cụ chạy điện cầm tay.
 Phải bắc sàn chắc chắn, có thành chắn bảo vệ khi làm việc trên cao.
 Trong lúc tạm nghỉ, cũng như khi di chuyển dụng cụ đến chỗ làm việc khác phải ngắt
mạch động cơ. Khi rời khỏi nơi làm việc phải ngắt điện nguồn.
 Không được nắm vào bộ phận làm việc hay dây dẫn điện của nó để mang xách dụng
cụ điện.
 Để tránh hư hỏng, dây dẫn điện phải treo lên hoặc cho vào hộp, máng bảo vệ.
 Nếu trong quá trình làm việc phát hiện thấy dây dẫn bị đứt, hay hở phải lập tức cắt
cầu dao.
 Trong lúc mưa hay sương mù cần đình chỉ sử dụng dụng cụ chạy điện ở ngoài trời.
 Không được dùng dụng cụ chạy điện để gia công các chi tiết gỗ tươi, hay ẩm ướt.
 Tuyệt đối không được sử dụng chạy điện cầm tay có đuôi, cán không cách điện.
 Làm việc ở nơi ẩm ướt công nhân phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân
như găng tay, giày ủng cách điện.
 Để phòng tránh bụi, phoi, mảnh vụn bắn vào mắt, công nhân phải đeo kính bảo hộ.
 Sau khi kết thúc công việc trong ca, mọi dụng cụ chạy điện phải được làm vệ sinh
sạch sẽ, cuốn dây gọn gàng và cất vào nơi khô ráo.

×