Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

THUYẾT MINH BPTC nhà dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.88 KB, 72 trang )

PHẦN THỨ NHẤT

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC QUAN TRỌNG
_____________________________

MỤC LỤC
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU.................................................................................................2
1. Giới thiệu công trình:......................................................................................................................................2
2. Phạm vi công việc và thời gian hoàn thành gói thầu :....................................................................................2
CHƯƠNG II – BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC QUAN TRỌNG............................................3
I.

CÔNG TÁC THI CÔNG PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU..............................................................3
1. Các yêu cầu cơ bản đối với công tác phá dỡ, dọn mặt bằng:....................................................................3
2. Các biện pháp cụ thể:..................................................................................................................................3

II.

CÔNG TÁC THI CÔNG KHỐI NHÀ CHÍNH (XÂY DỰNG MỚI KHỐI A)........................................4
A/ BIỆN PHÁP THI CÔNG HỐ MÓNG:......................................................................................................4
B/ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN KẾT CẤU BTCT:.................................................................................7
C/ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN:..................................................................................16

III.
CÔNG TÁC THI CÔNG XÂY DỰNG MỚI TƯỜNG RÀO, SÂN ĐƯỜNG....................................26
A./ CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC.......................................................................................................................26
B./ CÔNG TÁC THI CÔNG SAN NỀN:.....................................................................................................28
C./ THI CÔNG LỚP CẤP PHỐI ĐÁ DĂM SÂN ĐƯỜNG:.......................................................................29
D./ THI CÔNG BÊ TÔNG NỀN:.................................................................................................................31
IV.


CÔNG TÁC THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN:.....................................................................................32
1. Công tác chuẩn bị:.....................................................................................................................................32
2. Định vị, đặt ống:........................................................................................................................................32
3. Luồn dây, lắp đặt thiết bị:..........................................................................................................................32
4. An toàn lao động trong công tác lắp đặt hệ thống điện:...........................................................................33
V.

CÔNG TÁC THI CÔNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY:.......................34
1. Biện pháp thi công hệ thống sét................................................................................................................34
2. Thi công lắp đặt hệ thống PCCC và báo cháy: (xem bản vẽ BPTC).......................................................35

VI.
CÔNG TÁC THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC:............................................................36
1. Thi công cấp nước:....................................................................................................................................36
2. Thi công thoát nước:.................................................................................................................................36
3. Lắp đặt thiết bị:..........................................................................................................................................37
4. Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt hệ thống nước:.......................................................................38
VII. CÔNG TÁC THI CÔNG HỐ GA, HẦM TỰ HOẠI:..........................................................................38
1./ Công tác chuẩn bị mặt bằng sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẳn:............................................................38
2./ Công tác chuẩn bị ván khuôn:..................................................................................................................38
3./ Công tác chuẩn bị cốt thép:......................................................................................................................38
4./ Công tác thi công phần bê tông cốt thép:................................................................................................38
VIII. CÔNG TÁC THI CÔNG CẢI TẠO KHỐI NHÀ B, C:.......................................................................40
A. CÔNG TÁC PHÁ DỠ:.............................................................................................................................40
B. THI CÔNG XÂY TƯỜNG GẠCH:.........................................................................................................42
C. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN:...................................................................................44
Page 1 of 72


IX.

CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG RÀO:............................................................................................54
A. THI CÔNG PHẦN MÓNG......................................................................................................................54
B. BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC THUỘC PHẦN THÂN THÔ..........................................59
C. BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC THUỘC PHẦN HOÀN THIỆN:.....................................67

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU.
1. Giới thiệu công trình:
a. Giới thiệu dự án và gói thầu:
- Công trình : Xây dựng trụ sở khu phố Giãn Dân, phường Long Thạnh Mỹ
- Gói thầu: Xây lắp + Chi phí hạng mục chung
- Loại, cấp công trình: cấp III
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Quận 9
- Nguồn vốn: Nguồn vốn Quận quản lý
b. Địa điểm xây dựng : Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
c. Quyết định đầu tư và các văn bản pháp lý:

- Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 23/10/2017 của Ủy ban nhân dân quận 9 về
việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình Xây dựng trụ sở khu phố Giãn Dân,
phường Long Thạnh Mỹ;
- Quyết định số 2369/QĐ-QLCT ngày 12/12/2017 của Ban Quản lý đầu tư xây
dựng công trình quận 9 về việc phê duyệt dự toán các gói thầu giai đoạn thực hiện dự
án công trình Xây dựng trụ sở khu phố Giãn Dân, phường Long Thạnh Mỹ.
d. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Nhằm đảm bảo diện tích làm việc của Ban điều hành khu
phố, là nơi sinh hoạt cộng đồng và hội họp của bà con.
e. Nội dung và qui mô đầu tư: dự án có phần cải tạo các khối nhà hiện hữu và phần xây
dựng mới.
(Xem chi tiết hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công)
f. Các hạng mục đầu tư chủ yếu:
- Xây mới khối A bao gồm: hội họp khu phố, phòng làm việc chung, phòng dân quân,
vệ sinh, hành lang.

- Tường xây gạch không nung, tường các phòng sơn nước.
- Nền các phòng, hành lang lát gạch kích thước 600x600mm. Nền vệ sinh lát gạch kích
thước 300x300mm.
- Trần thạch cao khung kim loại nổi kích thước tấm 600x600mm.
- Mái lợp tôn sóng vuông mạ màu, xà gồ mái thép hộp.
- Giải pháp thiết kế chủ yếu chi tiết theo nội dung văn bản số 2920/QLĐT-TĐ ngày
13/9/2017 của Phòng quản lý đô thị quận.
2. Phạm vi công việc và thời gian hoàn thành gói thầu :
a) Phạm vi công việc của gói thầu :
- Xây lắp + chi phí hạng mục chung
b) Thời hạn hoàn thành : tối đa 110 ngày (Kể cả ngày lễ và ngày nghỉ).
Page 2 of 72


CHƯƠNG II – BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC QUAN TRỌNG
I.CÔNG TÁC THI CÔNG PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU.
1. Các yêu cầu cơ bản đối với công tác phá dỡ, dọn mặt bằng:

Việc phá dỡ các cấu kiện, bộ phận không làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của các cấu
kiện bộ phận khác. Nếu trong quá trình phá dỡ, xây mới, nhà thầu phát hiện thấy sự làm việc
không an toàn của các cấu kiện, trước khi thực hiện nhà thầu sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Tư
vấn giám sát cũng như Chủ đầu tư.
Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Khu vực thi công phải che chắn, tưới ẩm ... Đảm bảo vệ sinh môi trường cho công trường
và khu vực xung quanh.
Bố trí mặt bằng để vật liệu phá dỡ hợp lý gọn gàng.
Tuân thủ theo nguyên tắc phá dỡ từ trên cao xuống dưới thấp.
2. Các biện pháp cụ thể:

a. Phá dỡ bê tông.

Dùng máy khoan, máy cắt bê tông kết hợp thủ công để phá dỡ. Cắt cốt thép bằng máy hàn
Trong quá trình phá dỡ phải bắc giáo thi công thật chắc chắn, sau đó dùng máy cắt, máy
khoan hoặc búa căn để phá dỡ.
Phun ẩm nước trong quá trình thi công.
Vật liệu thải phải được tập kết đúng nơi qui định theo sự chỉ định của kỹ sư công trường
và được vận chuyển ngay ra ngoài.
Các vật liệu còn có thể sử dụng được ở các công trình khác cần phải có ý kiến của Chủ
đầu tư.
Xung quanh khu vực phá dỡ, nhà thầu sử dụng bạt dứa che chắn cẩn thận và có biển báo
nguy hiểm, làm hàng rào tạm ngăn khu vực phá dỡ.
b. Tháo dỡ nền gạch cũ và gạch ốp tường khu WC.
Dùng xà cầy để cậy từng hàng gạch .
Tháo dỡ gọn từng khu vực, từng viên gạch lát khi bóc được đánh sạch vữa bám và xếp
gọn tại vị trí mà kỹ sư chỉ định.
Cạo sạch lớp vữa bám ở nền bê tông.
Phun ẩm nước trong quá trình thi công.
Từng khu vực khi tháo dỡ phải được làm gọn , dọn sạch ngay lập tức.
Vật liệu thải phải được tập kết đúng nới qui định theo sự chỉ định của kỹ sư công trường
và được vận chuyển ngay ra ngoài.
Các vật liệu còn có thể sử dụng được ở các công trình khác cần phải có ý kiến của Chủ
đầu tư.
c. Phá dỡ tường gạch.
Tuyệt đối không được đẩy đổ cả miếng tường .
Bắc giáo thi công và dùng xà cầy để cậy từng hàng gạch và chuyển xuống xếp gọn .
Page 3 of 72


Khi phá dỡ tường phải có bảng hiệu cấm không cho những người không có nhiệm vụ vào
khu vực phá dỡ .
Tiến hành lựa chọn và phân loại, gạch có thể tái sử dụng được vận chuyển xếp gọn vào

chỗ riêng để dễ lấy sử dụng lại, vữa trát và các loại vật liệu thải được vận chuyển đổ vào bãi
riêng để chuyển ra khỏi công trường, khi phá dỡ vận chuyển các vật liệu thải phải tưới ẩm
tránh gây ô nhiễm môi trường.
Các công tác làm gọn, dọn sạch thực hiện như phần tháo dỡ nền.
d. Bóc lớp vữa trát tường.
Dùng xà cầy, búa đục, bay sắt để bóc lớp vữa cũ.
Để tránh bụi gây ô nhiễm môi trường phải tưới nước ẩm tường và tưới ẩm vữa trát thải .
Vận chuyển vật liệu thải vào bãi riêng để chuyển ra khỏi công trường. Các xe vận chuyển
phải phủ bạt kín .
Xung quanh khu vực phá dỡ, nhà thầu sử dụng bạt dứa che chắn cẩn thận và có biển báo
nguy hiểm, làm hàng rào tạm ngăn khu vực phá dỡ.
e. Tháo dỡ cửa khuôn cửa.
Khi tháo dỡ cửa phải đặc biệt cẩn thận tránh va đập có thể gây sứt mẻ, dập lát cửa. Vận
chuyển cửa đến chỗ riêng biệt và có biện pháp bảo vệ cho đến khi sửa chữa lại đem sử dụng.
Tháo dỡ khuôn cửa: Dùng búa đục xà cầy để đục nhẹ hàng gạch xung quanh khuôn ra, dỡ
nhẹ nhàng khuôn ra khỏi tường. Khi vận chuyển phải đóng nẹp cố định hình dạng của khuôn
cửa. Vận chuyển, xếp bãi bảo quản giống như đối với cửa.
f. Tháo dỡ các thiết bị vật liệu điện nước.
Trước khi tiến hành tháo, phá dỡ phần xây dựng phải tiến hành tháo dỡ các thiết bị vật
liệu điện nước, khi thực hiện phần việc này phải đặc biệt chú ý đến tháo dỡ các thiết bị điện
nước.
Các thiết bị vật liệu điện nước còn sử dụng được phải được vận chuyển và bảo quản trong
kho.
II. CÔNG TÁC THI CÔNG KHỐI NHÀ CHÍNH (XÂY DỰNG MỚI KHỐI A).
A/ BIỆN PHÁP THI CÔNG HỐ MÓNG:

1. Biện pháp trắc đạc định vị hố đào.
 Định vị và thi công móng công trình chuẩn xác theo thiết kế là yêu cầu bắt buộc
trong thi công công trình.
 Để thực hiện tốt công việc này nhà thầu sẽ phối hợp với đại diện Chủ đầu tư cùng

nhau xác định các mốc tiêu chuẩn (mốc vị trí và mốc cao độ), lập phương án, tính toán số
liệu cho công tác bố trí và công tác trắc địa khác phục vụ quá trình thi công.
 Để xác định vị trí của công trình trên thực địa, từ các mốc chuẩn dùng máy kinh vĩ và
thước xác định trục cơ bản và các trục chi tiết.
 Trục cơ bản (từ trục xác định hình dáng của công trình theo đường bao chu vi).
 Các trục chi tiết dùng để trực tiếp xác định vị trí các cấu kiện, các chi tiết
công trình.

Định vị các trục cơ bản:
 Sử dụng phương pháp toạ độ cực, toạ độ vuông góc, giao hội góc, giao
Page 4 of 72


hội cạnh.
 Trước tiên tiến hành tính toán chuẩn bị các số liệu về góc và độ dài. Số liệu có thể
tính bằng phương pháp: giải tích đồ thị, đồ thị kết hợp với giải tích (đồ giải). Từ các số liệu
về góc và độ dài đó dùng máy kinh vĩ và thước tiến hành bố trí các điểm góc của công trình
(phương pháp toạ độ cực).

Định vị các trục chi tiết:
 Cách tiến hành tương tự như khi định vị trục cơ bản, sau khi đã định vị được các
trục chi tiết tiến hành làm các mốc cố định vị trí của các trục này, các mốc này được đặt ở các
vị trí sao cho khi thi công công trình các mốc này không bị ảnh hưởng, xê dịch (mỗi trục có 2
mốc cố định ở 2 đầu) và được bảo vệ trong suốt quá trình thi công. Từ vị trí các trục chi tiết
của công trình dùng máy kinh vĩ và thước xác định đường biên của các hố móng. Cố định vị
trí các đường biên hố móng bằng các mốc ở phía ngoài. Sau khi đào móng xong cần kiểm tra
lại các đường biên của hố móng, nếu có sự sai lệch cần tiến hành điều chỉnh ngay. Cần kiểm
tra cao độ đáy móng, được xác định từ các mốc cao độ gần nhất.
 Định vị, cắm mốc vị trí tim móng trên các hố móng đã đào (dùng máy kinh vĩ ngắm
theo hai phương hoặc căng theo hai phương) từ đó định vị vị trí móng trên hố móng. Tiến

hành lắp dựng cốt pha c cốt thép và đổ bê tông móng .
* Biện pháp định vị cột thẳng hàng, chính xác theo các trục và không
lệch tim móng:
 Để đảm bảo cho các cột thẳng hàng chính xác theo các trục và không lệch tim móng
thì móng phải được thi công chính xác.
 Tiến hành đánh dấu tim mốc, định vị các cột trên móng, đánh dấu các tim cột lên
mặt móng. Dùng máy kinh vĩ kiểm tra xem các mốc tim cột đánh dấu trên mặt móng đã đúng
với trục cột hay chưa, nếu chưa đúng cần tiến hành điều chỉnh cho đúng.
 Đánh dấu tim của các cạnh cột lên mặt ngoài của cốp pha. Khi dựng cốp pha xong
tiến hành cân chỉnh dọi kiểm tra của 4 mặt của cốp pha sao cho tim của cốp pha thẳng hàng
với tim của cột đã được đánh dấu trên mặt móng.
 Tiến hành cố định chắc cốp pha.
 Để thi công được một dãy cột thẳng tiến hành thi công đồng loạt các cột trong dãy,
tiến hành đóng các mốc theo thanh vuông góc với trục của dãy cột cách các tim cột một
khoảng cách nhất định. Khi đổ bê tông các cột cần phải dọi kiểm tra thường xuyên từng cột
và dùng máy kinh vĩ để kiểm tra thước xuyên các mốc xem chúng có thẳng hàng không. Nếu
có sự sai lệch cần phải điều chỉnh kịp thời.
2. Biện pháp đào đất hố móng:
 Biện pháp đào đất tại công trình được sử dụng bằng máy đào (dùng 2máy loại
0,7m3/gầu) kết hợp nhân công gọt sửa hoàn thiện đến cao độ đáy móng quy định. Cao trình
đào sẽ cao hơn cao trình thiết kế của đáy móng khoảng 15-20cm, áp dụng biện pháp đào thủ
công để sửa đáy móng đến đúng cao trình thiết kế.
 Khi đào ngoài phần đất được tính toán để lấp lại hố móng, đất đào lên sẽ được đổ
trực tiếp lên xe tải để vận chuyển đến bãi đổ ngoài phạm vi công trình. Đất dự trữ để lấp lại
hố móng được tập kết tại các khu vực đất trống không sử dụng để tập kết vật liệu hoặc sử
dung làm đường giao thông nội bộ trong công trình. Khi đào bằng thủ công, đất đào lên được
đổ cách mép hố móng tối thiểu 0.5m để không bị sạt lở xuống hố đào.
 Khi đào đất mỗi hố móng sẽ được đào rộng hơn 50cm mỗi chiều so với kích thước
Page 5 of 72



móng để tạo khoảng cách chống đỡ ván khuôn và bố trí hố ga để bơm thoát nước ngầm (nếu
có) và nước mưa (trời mưa khi thi công).
3. Biện pháp tiêu nước hố móng và vận chuyển đất:
 Vách hố đào được đào theo mái dốc để đảm bảo không bị sạt lở. Dưới các hố đào có
bố trí lỗ thu nước để xử lý toàn bộ nước đọng. Đất đào gom gọn thành từng cụm cách xa
miệng hố ít nhất là 0.5mét, xung quanh miệng hố tạo bờ bao nhằm ngăn chặn nước từ bên
trên chảy xuống hố đào.
 Vận chuyển đất: lượng đất vận chuyển đi được tính toán sao cho khối lượng đất còn
lại đủ để lấp móng công trình và không ảnh hưởng đến mặt bằng thi công công trình. Ô tô
vận chuyển đất được phủ bạt để tránh rơi vãi và gây ô nhiễm môi trường. Trước khi ra khỏi
công trường ô tô được rửa sạch lốp xe và thùng xe.
 Hoàn thiện hố móng: dùng nhân lực san sửa hố móng đảm bảo đúng kích thước, cao
độ. Dùng xẻng, cuốc bàn, cuốc chim để san sửa hố móng.
 Kiểm tra hố móng: dùng máy kinh vĩ + thước thép để kiểm tra cao độ đáy móng, tim
trục móng sau đó tiến hành nghiệm thu hố móng.
4. Biện pháp lấp đất hố móng và đầm đất:
 Đắp đất được thực hiện bằng phương pháp thủ công, trước khi đắp đất phải đánh dấu
cao độ đắp, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và trang bị bảo hộ
lao động.
 Khi đắp các hố có nước phải dùng máy bơm (hoặc thùng nhỏ) bơm hút cho khô
nước, vét sạch bùn, để khô mặt mới cho lấp đất.
 Dùng đầm cóc để đầm đất nền, móng.
 Đất được đắp theo từng lớp, độ dày từ 10-20cm, đầm tay qua một lượt rồi dùng đầm
cóc đầm cho tới khi đạt độ chặt yêu cầu. Đất đắp phải đủ độ ẩm (nếu quá khô phải tưới nước
làm ẩm), không lẫn cỏ, rác, các khối gạch đá to, làm mất tính đồng nhất của đất.
 Quá trình đầm luôn được gối chồng giữa vết đầm cũ và mới là 10cm để đảm bảo nền
đất được đồng nhất.
 Khi chưa tiến hành các công việc tiếp theo trên nền đất đã đắp thì không được đào
xới bề mặt, không cho xả nước chảy lan trên bề mặt,…

 Kiểm tra độ ẩm của nền: phải đảm bảo đủ độ ẩm, ma sát gữa các hạt làm chúng
chuyển dịch dễ dàng, công tác đầm sẽ đạt hiệu quả cao.
5. An toàn lao động trong công tác đào đất hố móng:
 Công việc ATLĐ trong công đọan này cần phải có sự bố trí nghiên cứu trước khi thi
công để tránh ảnh hưởng đến công trình và các công trình xung quanh. Trong công đọan này
cần tuân thủ các quy định sau:
 Đào đất hố móng đường hào hoàn toàn đúng theo thiết kế thi công đã được duyệt
trên cơ sở tài liệu khảo sát địa hình thủy văn và có biện pháp kỹ thuật an toàn trong thi công.
 Trong qua trình đào phải tích cực quan sát phát hiện những chướng ngại vật nguy
hiểm như hệ thống ngầm, hơi, khí độc, bom đạn, mìn.. Nếu phát hiện ngưng thi công ngay và
công nhân phải rời khỏi khu vực thi công ngay đợi khi có biện pháp xử lý.
 Trong khu vục đang đào luôn có biện pháp thoát nước động. Khi mưa to phải ngưng
thi công ngay tránh sụt lở.
 Đào đất đến mực nước ngầm phải ngưng thi công ngay và có biện pháp chống đất
Page 6 of 72


mới tiếp tục thi công.
 Không thi công kiểu hàm ếch.
 Trong khu vực đào nếu có cây cối phải chặt cây, đào gốc trước mới đào đào đất hố
móng sau.
 Khi đào đất bằng máy có những yêu cầu sau:
+ Trong thời gian họat động không cho người đứng trong bán kính họat động của máy
và đứng trên mái dốc.
+ Khi máy xúc lên những tảng đá lớn phải được xếp xếp đúng chỗ để phòng ngừa sự cố
máy có thể thoát hiểm.
+ Người không có nhiệm vụ không được leo lên máy với bất cứ lý do gì.
+ Khi ngưng máy mới được di chuyển ra ngoài và hạ gầu xuống.
6. An toàn lao động trong công tác lấp đất hố móng:
 Trước khi lấp đất hố móng phải tiến hành tháo dỡ tất cả vách cứng gia cố mới tiến

hành lấp đất theo từng lớp cho đến độ chặt đất theo quy định thiết kế k=0.95.
 Khi đắp đất nằm trên trên mái dốc lớn hơn 200 phải có biện pháp gia cố phần đất đã
đắp để chống sạt lở, xói mòn, sụp đất.
 Làm rào chắn với các biển báo nguy hiểm, hạn chế những người không phận sự
không vào khu vực thi công lấp đất.
7. Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu đào, lấp đất:
 Công tác đất phải được nghiệm thu đúng theo bản vẽ thiết kế và các quy định của
quy phạm về kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các công trình xây dựng
cơ bản.
 Phải thường xuyên tiến hành kiểm tra quá trình đào đắp đất cũng như quy trình công
nghệ chất lượng đào đắp đất.
 Trong quá trình đắp đất phải thường xuyên kiểm tra trình tự đắp đất, bề dầy lớp rải,
bề rộng lớp đầm số lượt đầm, tốc độ di chuyển của máy, bề rộng phủ vạch đầm, khối lượng
thể tích thiết kế phải đạt...
 Những phần của công trình được nghiệm thu sau khi lấp kín gồm:
+ Nền móng tầng lọc và vật thoát nước.
+ Thay đổi loại đất khi lấp.
+ Những biện pháp xử lý bảo đảm ổn định của nền (Xử lý nước mặt, cát chảy, hang
hốc ngầm v.v.).
+ Móng các công trình trước khi xây, đổ bê tông.
+ Những công trình bị gián đoạn thi công lâu ngày trước khi bắt đầu thi công lại.
B/ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN KẾT CẤU BTCT:
1. Biện pháp thi công bê tông lót.
a. Thi công.
- Khi đào móng xong đến cao độ thiết kế mới tiến hành đập đầu cọc, phần bê tông đầu
cọc đập phải dọn sạch, vận chuyển ra khỏi công trường.
- Các móng được thi công độc lập đổ liên tục toàn khối đến cốt thiết kế, biện pháp thi
công sẽ trình cho Tư vấn giám sát phê duyệt trước khi thi công.
- Hố được dọn sạch sẽ và làm phẳng, khô ráo và được nghiệm thu trước khi đổ bê tông
lót móng.

Page 7 of 72


- Kiểm tra lại toàn bộ cao trình đáy hố móng.
- Đổ bê tông lót móng.
- Bê tông lót được sản xuất tại hiện trường theo thiết kế cấp phối thiết kế hoặc có thể
dùng bê tông thương phẩm.
- Kiểm tra độ dày của bê tông lót, cao trình mặt trên của lớp bê tông lót bằng máy thủy
bình.
b. Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu bêtông lót.
 Vật liệu sử dụng:
+ Cát vàng.
+ Ximăng .
+ Đá 4x6 quy cách.
 Biện pháp thi công:
+ Dọn dẹp sạch sẽ hố móng tưới nước đầm kỹ cho đến khi đạt cường độ thiết kế
+ Sản xuất bê tông đá 4x6 liều lượng theo quy chuẩn TCVN với khối lượng theo yêu
cầu các hố móng cần đổ.
+ Sử dụng vách hố móng làm ván khuôn thành.
+ Đổ vào hố móng sử đụng máy đầm mặt đầm kỹ cho đến khi đạt cường độ
quy định.
2. Biện pháp thi công coffa:

Gia công ván khuôn:
Sử dụng chủ yếu ván khuôn thép đã gia công định hình để làm cốp pha, kích thước
các tấm phù hợp với từng chi tiết móng.

Kết hợp ván khuôn gỗ dày 30mm cho thanh dầm và sàn hoặc dày 40mm
cho đáy dầm. Ván khuôn gỗ chỉ dùng cho những chỗ có kích thước nhỏ, không phù hợp với
ván khuôn thép.


Dùng xà gồ thép hoặc gỗ 80x100 để đỡ đáy cốp pha, gỗ 40x40 làm văng
chống và giằng kéo.

Chọn ván khuôn: gỗ làm ván khuôn phải tốt, không bị cong vênh, mục
nát, đảm bảo vững chắc, không bị biến hình khi chịu sức nặng của khối bê tông cốt thép mới
đổ và những tải trọng khác trong quá trình thi công, đúng kích thước và hình dạng theo thiết
kế, kín khít và bằng phẳng. Đối với ván khuôn kim loại căn cứ vào hình dạng, kích thước của
kết cấu, tiến hành phân loại ,tổ hợp

cốp pha, nắn chỉnh, vệ sinh khi đem sử dụng.

Ván khuôn móng:

Ván khuôn làm móng băng thường có chiều dày 3cm, các nẹp đứng
dùng gỗ 4x6cm và cách nhau 0.4-0.6mm tùy theo chiều dày của ván thành và chiều cao của
móng.

Chiều rộng lòng ván được cố định bằng những gông trên mặt và những
thanh văng tạm trong lòng khuôn, ở phía ngoài dùng những thanh chống và cọc đóng xuống
đất để giữ cho thành khuôn thẳng.

Khi làm các mảng ghép được tính toán chiều dài từng mảng hợp lý, vừa
tận dụng gỗ, vừa tháo lắp dễ dàng, đảm bảo kín khít để tránh mất nước xi măng, ảnh hưởng
đến chất lượng công trình.
Page 8 of 72


 Ván khuôn cột:
- Sau khi thi công xong cốt thép cột, ta tiến hành lắp coffa cột, bốn mặt cột được lắp từ

dưới lên bằng ván khuôn thép định hình.
- Hộp coffa được gia công trước 3 mặt, sau khi lắp đặt và chỉnh sửa vào đúng vị trí cho
tiến hành ghép mặt thứ tư còn lại. Tuy nhiên mặt thứ tư này chỉ ghép từng đoạn để đảm bảo
công tác đầm nén khi đổ bê tông.
- Xung quanh cột có đóng gông thép để chịu áp lực ngang của vữa bê tông và giữ cho
ván khuôn cột đúng kích thước thiết kế, các gông được đặt cách nhau 70(cm) để ván khuôn
khỏi phình.
- Để vị trí cột không bị xê dịch, dùng các ống chống thép có tăng đơ để chống xiên,
chân các ống giáo thép tỳ xuống nền được giữ bằng các cọc gông chân hoặc tỳ xuống sàn
được giữ bằng hệ thống giằng chân cột.
- Trong quá trình lắp coffa cột để kiểm tra các phương ta dùng máy trắc địa
(để kiểm tra mặt cắt ngang cột) và các quả dọi (để kiểm tra theo phương đứng).
- Các khe nối ván phải kín khít để nước xi măng khỏi chảy rỉ ra.
- Đối với coffa gỗ ván phải phẳng, không mục nát, cạnh ván phải bào thẳng để khi ghép
không hở.
- Gông khi tháo cần dùng búa gõ nhẹ vào nêm. Tuyệt đối không sử dụng gông làm chỗ
đứng trong khi điều chỉnh ván khuôn và đổ bê tông.
 Ván khuôn đà kiềng, dầm, đà giằng,…
- Ván khuôn được thi công đảm bảo độ cứng và ổn định, dễ tháo không gây khó khăn
cho việc đổ bê tông và lắp đặt cốt thép.
- Ván khuôn được lắp ghép kín, khít để không bi mất nước ximăng.
- Ván khuôn được gia công lắp đặt đúng theo định hình thiết kế.
- Lắp dựng ván khuôn đà giáo đúng theo các yêu cầu sau:
+ Bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông được chống dính
+ Khi lắp dựng ván khuôn thường có móc trắc đạc và biện pháp thích hợp để thuận
tiện cho việc kiểm tra tim, trục và cao độ của các kết cấu.
- Trong quá trình lắp dựng ván khuôn điều cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để
khi cọ rửa nước và rát bẩn có thể thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông được bít lại.
 Ván khuôn sàn:
- Tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu kỹ thuật tương tự cốp pha móng đã nêu trong mục 2.4.

a. Công tác chuẩn bị
- Xác định cao độ, tim trục dầm bằng cách dùng máy thủy bình hay máy rọi trục và
vạch mực lên cột.
- Bố trí mặt bằng rải khung giàn giáo hay cây chống đỡ.
- Tập kết giàn giáo, cây chống, xà gồ theo từng khu vực.
- Triển khai lắp đặt khung giàn giáo 1,73m tại vị trí sàn. nhà thầu lắp 2 tầng giàn giáo.
b. Lắp dựng cốp pha dầm:
- Cốt pha dầm được cấu tạo từ ván khuôn định hình bề mặt là thép tấm dày 0,5mm,
khung xương là thép tấm rộng 5cm. Hoặc là ván ép phủ phim dày 1,8cm được gia cố bằng
thép hộp vuông 50x50.
- Lắp dựng ván khuôn đáy bằng tấm cốt pha định hình theo tim trục đã định vị sẵn trên
cột.
- Lắp dựng cốt pha 2 thành bên.
Page 9 of 72


- Liên kết ván khuôn đáy và thành bên bằng chốt sắt, ti neo với khoảng cách 600 1 ti
neo.
- Gia cố bằng thanh chống xiên bằng thép hộp 50x50.
- Chống phụ bổ sung dưới đáy dầm bằng thanh chống đỏ D49->60, có thể tăng chỉnh độ
cao. Với khoảng cách các cây chống <2m 1 cây tại vị trí giữa dầm.
c. Lắp dựng cốp pha sàn:
- Lắp dựng khung giàn giáo 1,73m cao 2 tầng trong phạm vi ô sàn.
- Trong từng khu vực sàn cụ thể, trải lớp thép hộp chính 50x100 với khoảng cách
1200mm trên kích đầu của giàn giào
- Trải lớp xà gồ thép hộp phụ 40x80 với khoảng cách 600mm.
- Trải ván khuôn thép định hình lên bề mặt lớp xà gồ phụ.
- Cân chỉnh cao độ cốt pha sàn bằng cách tăng chỉnh kích đầu và kích chân.
- Gia cố lại toàn bộ hệ giàn giáo bằng ống thép giằng ngang. Chống bổ sung bằng
những cây chống đơn.

- Bịt kín khe hở tại các vị trí giao dầm, cổ cột… bằng tôn, tấm bạt nhựa…
d. Tháo dỡ cốp pha:
- Tháo dỡ cốp pha tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995.
- Thời gian tháo dỡ cốp pha phải đủ điều kiện khi bê tông đạt cường độ 70% cường độ
thiết kế, theo thực tế thì sớm nhất là 10, khi bắt đầu tháo ván khuôn, chỉ được tháo 50% dàn
giáo và cây chống. Sau khi bê tông đạt đủ cường độ thiết kế mới tiến hành tháo hết dàn giáo
và cây chống.
- Trước khi tiến hành tháo dỡ cốp pha phải được sự chấp thuận của TVGS và CĐT.
e. Lan can an toàn:
- Tại vị trí dầm biên và vị trí lỗ chờ thông tầng, lỗ thang máy lắp dựng các thanh an
toàn cao 1,2m bằng thép hộp D49.
- Gắn dây cứu sinh xung quanh khu vực đổ bê tông.
f. Nghiệm thu cốp pha:
- Cốp pha sẽ được chủ đầu tư và TVGS nghiệm thu trước khi lắp dựng cốt thép và
nghiệm thu trước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
- Kiểm tra độ cứng vững, khoảng cách, giằng chéo và giằng ngang của hệ dàn giáo và
chống.
- Kiểm tra chủng loại, khoảng cách và vị trí của các ban sàn, ban dầm.
- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
- Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu đi kèm
- Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
3. Biện pháp thi công cốt thép:

Nắn thẳng cốt thép: với những cuôn thép D6-D8 dùng tời quay sức kéo
từ 3-5 tấn để kép thẳng. Với những thép lớn D>10mm, dùng máy uốn thép để nắn thẳng cốt
thép.


Cạo rỉ cốt thép: dùng bàn chải sắt cạo hết rỉ trên bề mặt, sau đó dùng giẻ
lau sạch. Đối với những thép thanh có thể dùng sức người tuốt đi tuốt lại qua cát sạch hạt to.

Cắt cốt thép: trước khi cắt cốt thép, phải căn cứ vào chủng loại, nhóm
thép, hình dạng, kích thước, đường kính, số lượng thanh và phải tính toán chiều dài của đoạn
Page 10 of 72


thép cần cắt, cần lưu ý khi cốt thép bị uốn sẽ dãn dài: độ dãn dài phụ thuộc vào góc uốn, có
thể tính độ dãn dài đó như sau: khi bị uốn cong với góc 45 0 cốt thép dãn dài 1 đoạn 0.5d (d:
đường kính cốt thép), khi bị uốn cong với góc 90 0 cốt thép dãn dài một đoạn: 1d, khi bị uốn
cong với góc 1350 hay 1800 cốt thép dãn dài 1 đoạn 1.5d.
 Với cốt thép D6-12mm: cắt bằng phương pháp thủ công, thường dùng dao cắt nửa
cơ khí, xấn, trạm kết hợp với đe búa tạ để chặt cốt thép.
 Với cốt thép D>12mm: cắt bằng máy chạy động cơ điện, khi cắt cốt thép nên cắt số
thanh nhiều nhất mà máy có thể cắt được để tận dụng công suất của máy, không nên cắt các
thanh có đường kính lớn nhất cho từng loại máy .

Uốn cốt thép: cốt thép sau khi đã cắt xong cần uốn theo hình dạng và
kích thước thiết kế, đó là một trong những công việc chủ yếu của thợ cốt thép, công việc đòi
hỏi kỹ thuật cao. Nếu kỹ thuật cao thành thạo năng suất cao hình dạng cốt thép uốn sẽ chính
xác, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc tiếp theo. Để độ kết dính giữa cốt thép với thép
tròn trơn phải uốn móc ở hai đầu.

Với thép nhỏ, thường dùng vam tay, có loại uốn từng thanh đường kính
10mm, có loại uốn nhiều thanh một lúc để uốn các thanh có d=6:8 với cốt thép D>=12mm:
dùng máy uốn để uốn cốt thép.

Công tác uốn: công tác chuẩn bị xem xét quy cách hình dạng và kích

thước các bộ phận của cốt thép cần uốn để chuẩn bị dụng cụ và xác định các bước uốn.

Lấy dấu: khi uốn những cốt thép lớn và phức tạp thì trước tiên phải lấy
dấu, tức là đánh dấu các đoạn có độ dài cần thiết lên cốt thép. Khi lấy dấu cần căn cứ các góc
uốn khác nhau để trừ bớt đoạn dãn dài khi uốn và tính thêm chiều dài móc uốn ở đầu.

Uốn thử: trước khi uốn hàng loạt, cần uốn thử trước một thanh cho từng
loại, sau đó kiểm tra hình dạng, kích thước xem có phù hợp với yêu cầu thiết kế không, đồng
thời đối chiếu với vạch dấu, khoảng cách giữa các vị trí đặt vam và cọc tựa có phù hợp
không, điều chỉnh trước khi uốn hàng loạt.

Uốn thành hình: trước khi uốn một thanh cần xác định bước uốn đảm
bảo thao tác thuận tiện và tăng năng suất lao động.

Khi uốn cốt thép vị trí của vạch dấu điểm uốn ở trên thớt sẽ thay đổi tuỳ
theo góc độ khác nhau. Khi uốn góc 90 0 thì vạch dấu điểm uốn nằm ngang với mép ngoài cọc
tựa, khi uốn góc 1350 – 1800 thì vạch dấu điểm uốn nằm cách mép ngoài cọc tựa một đoạn
bằng đường kính thanh thép ngoài cần uốn.

Nối cốt thép: uốn đầu 2 thanh cốt thép cần nối thành móc câu, rồi đặt
chồng lên nhau một đoạn nhất định và buộc bằng dây thép có đường kính 1mm.

Trước khi nối lập sơ đồ bố trí mối nối tránh nối ở chỗ chịu lực lớn, chỗ
cong, tránh nhiều mối nối trùng trong mặt cắt ngang.

Chiều dài chồng lên nhau của các thanh nối buộc bằng 30d, nhưng
không nhỏ hơn 250mm ở vùng chịu kép: với thép tròn trơn phải uốn móc, cốt thép có gờ
không cần uốn móc.

Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu nối không quá 25% diện

tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có
gờ.

Lắp dựng cốt thép: việc lắp dựng cốt thép có thể tiến hành lắp dựng,
buộc từng thanh ở hiện trường hoặc gia công sẵn thành lưới, khung sau đó đem dựng đặt.
Page 11 of 72


Dựng buộc cốt thép móng:
+ Đặt lưới thép ở đế móng: gia công sẵn và lắp buộc tại hố móng, lưới thép được đặt
trên những mếng kê bằng bê tông để đảm bảo chiều dày lớp
bảo vệ.
+ Lắp thép cổ móng: xếp 4 thanh thép đã được uốn thành hình cổ chai lên khung gờ,
đo từ chân cốt thép lên phía trên 10cm (vị trí đặt cốt đai đầu tiên), sau đó đo từ vị trí đo đến
điểm uốn hình cổ chai, căn cứ vào khoảng cách cốt đai xác định số lượng cốt đai của cổ
móng. Lồng cốt đai vào 4 thanh thép đứng, các mối nối của cốt đai phải so le, không nằm
trên một thanh thép chịu lực. Buộc cốt đai với các thanh thép đứng.
+ Sau khi buộc xong, dọn sạch hố móng, kiểm tra vị trí đặt lưới thép đế móng và buộc
chặt lưới thép với cốt thép đứng. Cố định thép bằng thanh gỗ đặt ngang hố móng, đóng các
cọc gỗ đó rồi ghim chặt cốt thép với thanh gỗ.
Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép:

Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép: công tác kiểm tra và nghiệm thu cốt
thép được tiến hành trong 2 giai đoạn là sau khi gia công và sau khi lắp đặt.

Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép sau khi gia công: kiểm tra mác và
đường kính cốt thép cho phù hợp với yêu cầu của thiết kế. Kiểm tra hình dáng, kích thước
các sản phẩm cốt thép sau khi gia công. Kiểm tra vị trí, chất lượng các mối nối buộc. Kiểm
tra cường độ chất lượng mối hàn.


Kiểm tra nghiệm thu cốt thép sau khi lắp đặt: kiểm tra kích thước, số
lượng và khoảng cách giữa các cốt thép, những chỗ giao nhau, chiều dày lớp bảo vệ cốt thép,
vị trí các chi tiết chôn sẵn và các thép chờ.
4. Biện pháp thi công bêtông:

Chuẩn bị vật liêu trước khi thi công: trước khi tiến hành đổ bê tông, vật
liệu cần được chuẩn bị tốt, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng yêu cầu, có kế hoạch cung cấp
vật liệu kịp thời để đảm bảo liên tục.

Vệ sinh ô đổ: trước khi đổ bê tông phải dọn sạch bùn đất và rác bẩn
trong ô đổ khô ráo phải tưới cho ráo, đối với những ô đổ là nham thạch thì dùng nước rửa
nhưng không để đọng nước ở bề mặt. Đối với những móng, hố đào sâu phải kiểm tra khả
năng ổn định của thành đất đề phòng bị sụt lở khi xe chở bê tông đi qua và đáy móng khô
ráo.

Kiểm tra ván khuôn: kiểm tra vị trí tim, cốt, kích thước, hình dạng.
Kiểm tra dàn giáo chống đỡ. Dọn sạch rác bẩn và bùn đất ở trong ván khuôn. Đối với ván
khuôn bằng gỗ cần được tưới ướt (nhưng không để đọng nước). Sau khi tưới nước, nếu còn
có khe hở chưa nở khít thì phải trám lại cho kín khít để tránh mất nước xi măng trong quá
trình đổ bê tông. Nếu đổ bê tông trên bề mặt bê tông đã đông cứng thì phải tẩy sạch màng
mỏng xi măng và lớp đá rời rạc cũng như lớp bê tông yếu trên bề mặt, rồi dùng nưới xối rửa
và làm ướt đầy đủ.

Kiểm tra cốt thép: cạo sạch dầu bẩn bám trên cốt thép. Các thỏi đệm lớp
bảo vệ và giá đỡ phải đặt đúng quy định. Kiểm tra số lượng và vị trí chôn sẵn hoặc những lỗ
chừa sẵn.

Chuẩn bị máy móc: đường vận chuyển, điện nước thi công và những
vấn đề khác trong quá trình thi công bê tông.


Tính toán liều lượng pha trộn: căn cứ vào mác bê tông để tính cấp phối
vật liệu: để cấp phối vật liệu được đảm bảo, dùng hộc để đong các cốt liệu và cân để đong xi


Page 12 of 72


măng.


Trộn và vận chuyển bê tông:
 Bê tông lót và cấu kiện nhỏ: trộn tại chỗ bằng máy trộn đặt tại công trường.
 Máy trộn bê tông: dùng máy trộn bê tông 250 lít để trộn bê tông.
 Thể tích vật liệu đổ vào cối trộn phải phù hợp với dung tích quy định của máy, thể
tích chênh lệch không quá 10%.
 Cho máy chạy trước khi cho vật liệu vào thùng trộn, không được ngừng máy trước
khi đổ bê tông ra, khi thi công phải cho thùng trộn quay liên tục.
 Trước hết đổ 10-15% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng
thời đổ dần dần và liên tục phần nước còn lại, khi đổ chú ý cho xi măng nằm giữa cát và đá,
không để xi măng trực tiếp dính vào thùng.
 Đối với chất phụ gia hoá dẻo thì hoà tan chất phụ gia đó vào nước để trở thành
huyền phù và cho vào máy trộn như trên.
 Khi cho thêm chất phụ gia dạng bột thì chất phụ gia và xi măng phải trộn sơ bộ ở
trên sàn trộn cho đều màu rồi cho vào máy trộn như là xi măng.
 Thời gian ít nhất để trộn đều một khối bê tông kể từ lúc đổ toàn bộ cốt liệu thì sau
khoảng thời gian trộn 2 giờ phải đổ vào thùng trộn các cốt liệu và nước đúng liều lượng quy
định, quay thùng trộn trong 5 phút, sau đó cho tiếp xi măng vào cối trộn như trước.
 Nếu thời gian ngừng trộn trong 1 giờ, thì trước khi ngừng phải súc thùng trộn bằng
cách đổ nước và cốt liệu vào máy và quay, cho đến khi mặt trong của thùng trộn sạch hoàn
toàn.

 Vận chuyển bê tông bằng xe xe cải tiến thông qua hệ thống máng trượt xuống hố
móng.

Bảo dưỡng bê tông:
 Sau khi đổ bê tông xong khoảng 2-3 giờ (đối với khí hậu nóng, có gió hoặc 10-20
giờ (đối với thời tiết lạnh dưới 20 0C)phải che đậy mặt bê tông và bắt đầu tưới nước. Khi che
đậy mặt bê tông có thể dùng rơm rạ, bao tải, mạt cưa hay cát, tưới nước, tốt nhất là dùng cách
phun, không được tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông khi bê tông mới đông cứng.
 Trong mọi trờng hợp phải tưới không cho bê tông trắng mặt. Nước dùng để tưới
phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước trộn bê tông.
 Khi dùng cát, bao tải phủ thì thời gian cách quãng giữa 2 lần tưới có thể dài hơn, có
thể lấy bằng 1.5 lần thời gian quy định trên.
 Các mặt bằng bê tông có diện tích nằm ngang lớn có thể xây be bờ xung quanh và
đổ 1 lớp nước vào trong đó.
 Trong quá trình dưỡng hộ không được va chạm mạnh vào ván khuôn và
dàn giáo.

Thử nghiệm bê tông:
 Trong quá trình tiến hành đổ bê tông, phải lấy mẫu bê tông công trình tại chính nơi
đang đổ bê tông, mẫu lấy phải ghi rõ ngày, tháng, tên công trình và hạng mục, độ sụt, mỗi tổ
mẫu thí nghiệm gồm 6 viên kích thước 150x150x150, 3 viên thí nghiệm ở tuổi 7 ngày và 3
viên thí nghiệm ở tuổi 28 ngày. Các kết cấu bê tông đổ tại chỗ và vữa xi măng ngoài việc ép
mẫu thí nghiệm, còn sử dụng phương pháp kiểm tra cường độ BT bằng súng bật nẩy tại hiện
trường.
Page 13 of 72


 Công tác thí nghiệm, kiểm tra chất lượng công trình được duy trì thường xuyên
trong suốt quá trình thi công.
 Các báo cáo kết quả thí nghiệm về vật liệu và bê tông được đưa vào hồ sơ nghiệm

thu giai đoạn và tổng nghiệm thu công trình.
5. Biện pháp bảo dưỡng bê tông.
 Sau khi đổ bê tông xong khoảng 2-3 giờ (đối với khí hậu nóng, có gió hoặc 10-20
giờ (đối với thời tiết lạnh dưới 20 0C)phải che đậy mặt bê tông và bắt đầu tưới nước. Khi che
đậy mặt bê tông có thể dùng rơm rạ, bao tải, mạt cưa hay cát, tưới nước, tốt nhất là dùng cách
phun, không được tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông khi bê tông mới đông cứng.
 Trong mọi trờng hợp phải tưới không cho bê tông trắng mặt. Nước dùng để tưới
phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước trộn bê tông.
 Khi dùng cát, bao tải phủ thì thời gian cách quãng giữa 2 lần tưới có thể dài hơn, có
thể lấy bằng 1.5 lần thời gian quy định trên.
 Các mặt bằng bê tông có diện tích nằm ngang lớn có thể xây be bờ xung quanh và
đổ 1 lớp nước vào trong đó.
 Trong quá trình dưỡng hộ không được va chạm mạnh vào ván khuôn và
dàn giáo.
6. Biện pháp thi công khối xây:
 Biện pháp trắc đạc:

Các điểm khống chế mặt bằng và cao độ được bố trí xung quanh khu
vực xây dựng và được đánh dấu rõ ràng tại những vị trí nhất định. Các điểm này được đặt tại
vị trí như góc nhà, cầu thang hiện hữu.

Dùng máy thủy chuẩn để xác định các điểm khống chế cao độ như cửa,


Dùng máy kinh vĩ để ngắm thẳng tường, ngắm độ thẳng đứng trong quá
trình xây.

Để khống chế trục đứng của công trình dùng máy chiếu đứng quang
học.


Có thể xác định độ thẳng đứng trong quá trình xây bằng day dọi.

Trước khi chuyển qua giai đoạn tô tường cần kiểm tra độ thẳng đứng
của tường bằng máy kinh vĩ có độ chính xác cao.

Các đường tim trục được vạch ra bằng dây mực trên sàn, từ đó xác định
chân tường.
 Công tác xây:
a/ Biện pháp thi công xây tường và kết cấu phức tạp.

Dùng máy trộn 80lít để trộn vữa, vận chuyển ngang bằng các xe rùa và
vận chuyển lên cao bằng vận thăng.

Dàn giáo xây bắt bên trong công trình.

Gạch xây phải đi đúng quy cách, đúng chất lượng, đảm bảo những
nguyên tắc kỹ thuật thi công sau: ngang - bằng; đứng- thẳng; mặt phẳng; góc vuông; mạch
không trùng; thành một khối đặc chắc.

Khi xây phải ngâm nước cho ướt gạch, không sử dụng các viên gạch bị
Page 14 of 72


nứt trong quá trình vận chuyển.

Vữa xây dựng phải có cường độ đạt yêu cầu thiết kế và có độ sụt tiêu
chuẩn
như sau:

Đối với tường và cột gạch: từ 9 đến 13mm;


Đối với lanh tô xây vỉa: từ 5 đến 6mm;

Đối với các khối xây khác bằng gạch: từ 9 đến 13mm.

Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa nắng và
phải tưới nước thường xuyên.

Kiểu cách xây và các hàng gạch giằng trong khối xây phải theo yêu cầu
của thiết kế. Kiểu xây thường là một dọc-một ngang hoặc ba dọc-một ngang.

Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là
12mm. Chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm.
Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không
nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất là 50cm.

Phải dùng những viên gạch nguyên đã chọn lọc để xây tường chịu lực,
các mảng tường cạnh cửa và cột. Không được dùng gạch vỡ, gạch ngói vụn để chèn, đệm vào
giữa khối xây chịu lực.

Khi các kết cấu tường, cột xây không đồng thời thì dùng cốt thép đặt
trước trong tường chính và cột để giằng các tường, móng (1/2 và một viên gạch) với tường
chính và cột.

Trong khối xây, các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch
nguyên. Không phụ thuộc vào kiểu xây, các hàng gạch ngang này phải bảo đảm:

Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng);

Xây ở cao trình đỉnh cột, tường v.v.;


Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (mái đua, gờ, đai). Ngoài ra
phải đặt gạch ngang nguyên dưới đầu các dầm, dàn, xà gồ, tấm sàn, ban công và các kết cấu
lắp đặt khác.

Phải xây mặt đứng phía ngoài của tường không trát, không ốp bằng
những viên gạch nguyên đặc chắc, có lựa chọn màu sắc, góc cạnh đều đặn. Chiều dày các
mạch vữa phải theo đúng thiết kế.

Khi ngừng thi công do mưa bão, phải che kín trên khối xây cho khỏi bị
ướt.
b/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu công tác xây.

Các dụng cụ kiểm tra: thước đuôi cá, dây dọi để kiểm tra thẳng, dây
căng để kiểm tra ngang, thước tầm để kiểm tra phẳng.

Công tác nghiệm thu phải tiến hành:

Kiểm tra mức độ hoàn thành công tác thi công theo yêu cầu của thiết kế, và các
tài liệu liên quan.

Lập biên bản ghi rõ các sai sót phát hiện trong quá trình nghiệm thu, quy định
rõ thời gian sửa chữa và đánh giá chất lượng công tác thi công.

Bảo đảm các nguyên tắc xây ở các mặt đứng, mặt ngang, độ phẳng và
thẳng góc,…
Page 15 of 72




Chiều dày và độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch giằng.

Việc đặt đúng và đủ các bộ phận giằng neo.

Việc thi công chính xác các khe lún, khe co giãn, vị trí các đường ống thông
hơi, ống dẫn khói, các lỗ chừa để đặt đường ống, đường dây sau này.

Chất lượng mặt tường được ốp bằng đá ốp hoặc các loại gạch ốp khác.

Kích thước của khối xây.

Đặt và gia công cốt thép.

Các tài liệu xác định mác vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm được sử dụng.

Đối với tường xây gạch không trát phải đảm bảo: mặt ngoài các tường phải có
màu sắc đồng đều, yêu cầu về mạch xây và miết mạch, các đường nét trang trí phải theo đúng
thiết kế.

Sai số trong mặt cắt ngang của các gối tựa dưới xà gồ, vì kèo, các dầm
trục và các kết cấu chịu lực khác theo bất kì một hướng nào so với vị trí thiết kế phải nhỏ hơn
hoặc bằng 10mm.
c/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu vật liệu xây.
Áp dụng theo các tiêu chuẩn:

TCVN 127 – 1985 : Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng.

TCVN 1451 – 1986 :Gạch đặc đất sét nung.

TCVN 90 – 1981 : Gạch đặc đất sét nung.


TCVN 4314 – 1986 : Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4506 – 1987 :
Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
Vật tư vật liệu sử dụng chủ yếu :

Gạch tiêu chuẩn (theo yêu cầu điều kiện sách) không nứt, bể.

Cát vàng sàng kỹ (tuyệt đối không dùng cát đen, cát biển).

Xi măng (đúng theo điều kiện sách).
 Đối với những cấu kiện đặc biệt có thể pha thêm phụ gia theo yêu cầu
thiết kế.
d/ An toàn lao động trong công tác xây:
- Trước khi xây tường, cán bộ kỹ thuật phải xem xét tình trạng của tường đã xây trước
cũng như tình trạng của dàn giáo và giá đỡ, đồng thời phải kiểm tra lại việc sắp xếp, bố trí
vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác.
- Khi xây đến độ cao cách nền nhà hoặc sàn tầng 1,5m phải bắt dàn giáo hoặc giá đỡ.
- Không được phép đứng trên bờ tường để xây, đi lại trên bờ tường, đứng trên mái hắt
để xây, tựa thang vào tường mới xây để lên xuống.
- Khi xây có mưa to hoặc giông phải cấp 6 trở lên phải che đậy, chống đỡ khối xây cẩn
thận, đồng thời mọi người phải đến nơi an toàn.
- Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài nhà phải đặt rào ngăn hoặc
biển báo.
C/ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN:

1. Công tác trát:
a/ Biện pháp thi công tô trát, láng:
 Tô trát tuân theo nguyên tắc tô từ trong ra ngoài, từ góc trát ra, từ trên xuống và

không ngừng nghỉ giữa chừng.
Page 16 of 72


 Trước khi trát, bề mặt công trình phải được làm sạch (cọ hết rêu, vết dầu, bụi bẩn…)
và tưới nước cho ẩm. Nếu bề mặt là kim loại thì phải tẩy hết gỉ. Khi mặt vữa trát dày hơn
8mm, phải trát làm nhiều lớp. Chiều dày mỗi lớp không nhỏ hơn 5mm và không dày hơn
8mm. Chiều dày mặt vữa trát không được quá 20mm. Các lớp trát đều phải phẳng khi lớp
trước đã se mặt mới trát lớp sau, nếu lớp trước đã khô quá thì phải tưới nước cho ẩm.
 Phải chú ý chỗ lát dưới dạng cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, chỗ lắp thiết
bị vệ sinh và chỗ dễ bị bỏ sót.
 Các mặt không đủ độ nhám như mặt bê tông (đổ trong ván khuôn thép), mặt kim
loại, gỗ bào, gỗ dán, trước khi trát phải gia công bằng cách khía cạnh hoặc phun cát để đảm
bảo cho vữa bám chắc vào mặt kết cấu. Phải trát thử một vài chỗ để xác định độ bám dính.
b/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu công tác tô trát, láng:
 Vật liệu dùng để trộn vữa phải đảm bảo yêu cầu theo các tiêu chuẩn Nhà nước hiện
hành.
 Mác xi măng dùng để trộn vữa được xác định theo các tiêu chuẩn hiện hành.
 Vữa tô trát phải đạt cường độ theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế cho từng công tác.
 Mặt tường sau khi trát không được có khe nứt, gồ ghề, nẻ chân chim hoặc
bị chảy.
 Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh; các góc vuông phải được kiểm tra
bằng thước vuông. Các gờ bệ cửa sổ phải thằng hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ
dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sâu vào dười khung cửa sổ ít nhất 10mm.
 Phải kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt trát, tất cả những chỗ
bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chỗ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se
mặt mới trát sửa lại.
c. Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu vật liệu trát, láng:
Áp dụng theo các tiêu chuẩn:


TCVN 127 – 1985 : Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng.

TCVN 4314 – 1986 : Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4506 – 1987 : Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 5674 – 1992 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng.
Vật tư vật liệu sử dụng chủ yếu:

Cát vàng sàng kỹ (tuyệt đối không dùng cát đen, cát biển).

Xi măng (đúng theo điều kiện sách).

Đối với những cấu kiện đặc biệt có thể pha thêm phụ gia theo yêu cầu thiết kế.
d. An toàn lao động trong công tác trát:

Khi tô trát ở trên cao thì dàn giáo và sàn công tác phải được lắp dựng
chắc chắn. Không được chất tải quá giới hạn cho phép làm việc an toàn của hệ dàn giáo.

Khi vận chuyển vật liệu lên cao phải dùng thùng chứa có mặt kín, vách
kín để không gây ra rơi vãi.

Không được làm việc khi thời tiết xấu như có giông tố, trời tối, mưa to,
gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
e. Công tác bảo dưỡng.
 Sau khi xây tô xong khoảng 2-3 giờ (đối với khí hậu nóng, có gió hoặc 10-20 giờ
Page 17 of 72


(đối với thời tiết lạnh dưới 20 0C) phải che đậy mặt xây tô và bắt đầu tưới nước. Khi che đậy
mặt tường xây tô có thể dùng rơm rạ, bao tải, mạt cưa hay cát, tưới nước, tốt nhất là dùng

cách phun, không được tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông khi bê tông mới đông cứng.
 Trong mọi trờng hợp phải tưới không cho tường trắng mặt. Nước dùng để tưới phải
thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước trộn bê tông.
 Khi dùng cát, bao tải phủ thì thời gian cách quãng giữa 2 lần tưới có thể dài hơn, có
thể lấy bằng 1.5 lần thời gian quy định trên.
 Các mặt bằng bê tông có diện tích nằm ngang lớn có thể xây be bờ xung quanh và
đổ 1 lớp nước vào trong đó.
 Trong quá trình dưỡng hộ không được va chạm mạnh vào ván khuôn và
dàn giáo.
2. Công tác lát gạch, đá:
a/ Biện pháp thi công lát gạch, đá các loại:

Công tác lát chỉ được bắt đầu sau khi đã hoàn thành và làm sạch bề mặt
được lát. Gạch lát phải được nhúng nước kỹ trước khi lát, xếp theo đúng loại, màu sắc và
hình hoa. Gạch lát không được nứt, vênh, gẫy góc, không có các khuyết tật khác trên mặt.

Kiểm tra kỹ mặt phẳng và cao độ nền trước khi lát và căng dây làm
mức.

Lát các hàng gạch chuẩn dọc theo chân tường, mặt lát phải phẳng,
không được gồ ghề và thường xuyên kiểm tra bằng nivô, thước dài 2m.

Khi vữa lót đã khô dùng nước quét ướt mép gạch và rót nước xi măng
trắng vào lấp kín mạch. Khi chưa chèn mạch không được đi lại hoặc va chạm làm bong lớp
gạch lát.

Vữa xi măng để miết mạch giữa các tấm ốp phải đúng màu sắc thiết kế
hoặc cùng màu với tấm ốp.

Khoảng cách giữa các mặt lát với nhau và giữa mặt lát với chân tường

phải lát gạch rối. Mạch hở giữa mặt lát với gờ chân tường phải chèn đầy vữa xi măng.

Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ phẳng, độ dốc, độ dính kết với
mặt nền lát. Chiều dày lớp vữa lát, chiều dày mặt vữa màu sắc hình dáng trang trí đều phải
làm đúng thiết kế.
b/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu công tác lát:

Khe hở giữa mặt lát và thước kiểm tra không được lớn hơn 3mm. Phải
kiểm tra chiều dốc thoát nước bằng cách đổ nước thử hoặc thả cho lăn hòn bi thép đường
kính 10mm nếu có vũng đọng thì phải lát lại.

Chiều dày lớp vữa xi măng lót không được lớn hơn 15mm. Mạch giữa
các
viên gạch không lớn hơn 1mm.

Phải kiểm tra độ đặc và liên kết giữa gạch lát và cấu kiện sàn ở dưới
bằng cách gõ lên tất cả gạch lát, nếu chỗ nào bị bộp phải bóc lên lát lại.

Vật liệu ốp phải phẳng, nhẵn, không cong vênh, nứt nẻ, sứt góc cạnh,
không có vết xước, ố bẩn hoặc thủng, cạnh phải thẳng, sắc, góc phải vuông. Khi thi công
không được gây ố bẩn trên mặt ốp, hết sức tránh va đập, làm hỏng mặt ốp.
Sau khi lát xong phải bảo vệ sạch bề mặt và không cho để dàn giáo hay các
vật cứng trực tiếp lên bề mặt.
Page 18 of 72


c/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu vật liệu lát:
Áp dụng theo các tiêu chuẩn:
 TCVN 127 – 1985 : Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng.
 TCVN 4314 – 1986 : Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.

 TCVN 4506 – 1987 : Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 5674 – 1992 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng.
Vật tư vật liệu sử dụng chủ yếu :
 Gạch lát tiêu chuẩn (nguồn gốc xuất xứ, theo yêu cầu điều kiện sách) không nứt, bể.
 Cát vàng sàng kỹ (tuyệt đối không dùng cát đen, cát biển).
 Xi măng (đúng theo điều kiện sách).
d/ An toàn lao động trong công tác lát:

Thùng, xô đựng vữa cũng như các dụng cụ đồ nghề khác phải để ở vị trí chắc
chắn tránh rơi, trượt, đổ. Khi tạm ngừng công việc phải thu dọn vật liệu dụng cụ vào một
chỗ.

Cấm vứt vật liệu dụng cụ từ trên cao xuống.

Khu vực lát gạch phải có hàng rào ngăn và biển cấm.
3. Thi công ốp gạch:
a/ Biện pháp thi công ốp gạch, đá:

Trước khi ốp phải đặt xong hệ thống và đường dây điện khuất. Kết cấu
được ốp phải chắc, trước khi ốp phải tẩy sạch các vết vữa dính, vết dầu, vết bẩn trên
bề mặt.

Nếu mặt ốp có chỗ gồ ghề trên 15mm và nghiêng lệch so với phương
thẳng đứng trên 15mm thì phải xả bằng vữa xi măng.

Mặt tường trát và mặt bê tông trước khi ốp phải đánh xờm, mặt vữa trát
chỗ ốp không được lớn hơn 5cm và không lớn hơn chiều rộng của viên gạch ốp.

Gạch ốp không được cong, vênh, bẩn, ố, mờ men. Các góc cạnh ốp phải
đều, các cạnh phải thẳng sắc. Trước khi ốp phải rửa sạch gạch ốp.


Vữa để ốp phải dùng cát rửa sạch và xi măng pooc lăng mác không nhỏ
hơn 300, mác vữa phải theo đúng yêu cầu thiết kế. Chiều dày lớp vữa lót từ 6 đến 10mm,
chiều dày mặt ốp không được lớn hơn 2mm và chèn đầy xi măng lỏng.
b/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu công tác ốp:
Sau khi ốp, mặt ốp phải đạt những yêu cầu sau:

Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dáng và kích thước hình học.

Gạch ốp đúng kiểu cách kích thước, màu sắc, các mặt ốp phải ngang bằng,
thẳng đứng, sai lệch không quá 1mm trên 1m dài.

Những hình ốp, đường nét hoa văn trên bề mặt ốp phải đúng theo thiết kế.

Lớp vữa dưới gạch ốp phải đặc (kiểm tra bằng cách gõ lên các viên gạch ốp,
các viên bộp phải gỡ ra ốp lại).

Các mạch vữa ngang và dọc phải sắc nét, thẳng, đều đặn và đều vữa.

Khi miết mạch xong phải cọ sạch mặt ốp, không để lại vết vữa.

Vết sứt mẻ ở cạnh gạch ốp không được lớn hơn 1mm.
Page 19 of 72



Khi kiểm tra bằng thước dài một mét khe hở giữa thước và mặt ốp không được
lớn hơn 2mm.
c/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu vật liệu ốp:
Áp dụng theo các tiêu chuẩn:

 TCVN 127 – 1985 : Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng.
 TCVN 4314 – 1986 : Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.
 TCVN 4506 – 1987 : Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 5674 – 1992 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng.
Vật tư vật liệu sử dụng chủ yếu :
 Gạch ốp tiêu chuẩn (nguồn gốc, xuất xứ theo yêu cầu điều kiện sách) không nứt, bể.
 Cát vàng sàng ky (tuyệt đối không dùng cát đen, cát biển).
 Xi măng (đúng theo điều kiện sách).
d/ An toàn lao động trong công tác ốp

Thùng, xô đựng vữa cũng như các dụng cụ đồ nghề khác phải để ở vị trí chắc
chắn tránh rơi, trượt, đổ. Khi tạm ngừng công việc phải thu dọn vật liệu dụng cụ vào một
chỗ.

Cấm vứt vật liệu dụng cụ từ trên cao xuống.

Khu vực gia công đá ốp phải có hàng rào ngăn và biển cấm.

Khi ốp gạch vào bề mặt công trình phải đảm bảo chắc chắn. Khi ốp các viên có
kích thước lớn phải có biện pháp chống đỡ. Ốp theo thứ tự từ dưới lên trên.
4. Biện pháp thi công chống thấm:
a/ Biện pháp thi công chống thấm:

Công tác chống thấm là khâu đặc biệt cần quan tâm vì thường hay xảy
ra trường hợp sửa chữa, ảnh hưởng nhiều khi công trình được đưa vào sử dụng. Công tác này
được chúng tôi quan tâm ngay từ khi thi công móng.

Để đổ bê tông các sàn sê nô, mái,..., các cốt liệu cát, đá được chúng tôi
rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất lẫn và bằng cách sàng nhiều lần.


Khi thi công bê tông các cấu kiện đòi hỏi chống thấm trên, độ sụt của bê
tông sẽ được khống chế chặt chẽ. Mặt khác khi đổ bê tông, tháo ván khuôn việc làm sạch ván
khuôn và bề mặt bê tông sẽ làm cho để đảm bảo không còn mảnh gỗ vụn bám dính bê tông.
Các vết lõm do ván khuôn để lại trong bê tông vệ sinh bằng bàn chải sắt, khí nén để thổi sạch
rồi xử lý bằng hồ xi măng nguyên chất và được láng vữa tạo dốc hoặc đổ bê tông bảo vệ khi
lớp hồ này vẫn ướt để đảm bảo lớp hồ dày chưa bị nứt rạn. Sau đó mới làm lớp chống thấm
thứ 2.

Đối với sàn mái, sê nô, ô văng, sau khi đổ bê tông 12 giờ được ngâm
nước xi măng trong thời gian là 20 ngày, khuấy nước xi măng hàng giờ để đảm bảo độ kín
cho bê tông và được quét chống thấm trước khi thi công tiếp các phần bên trên của cấu kiện.
b/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu chống thấm:

Các sàn vệ sinh, hồ nước ngầm, bể tắm, phòng tắm, hàng hiên, sênô,
máng nước… đều phải được chống thấm theo tiêu chuẩn hiện hành.

Bề mặt chống thấm phải phẳng, ở điều kiện chắc, khô ráo, không được
dính dầu mỡ, nhớt, bụi xi măng và các tạp chất bám dính khác.

Bão hòa toàn bộ bề mặt hút nước nhưng không để nước đọng lại.
Page 20 of 72


Lớp chống thấm trước phải khô mới được quét tiếp lớp sau.
Lớp chống thấm sau phải quét vuông góc với lớp trước.
5. Thi công matit.
Yêu cầu kỹ thuật :
Bề mặt sau khi bả mát tít cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :
- Phẳng, nhẵn, bóng, không rỗ, không bong rộp.
- Bề dày các lớp bả không nên quá 1mm.

- Bề mặt mát tít không sơn phủ phải đều màu.
Chuẩn bị bề mặt:
- Các loại mặt trát đều có thể bả mát tít, nhưng tốt hơn là mặt trát bằng vữa ximăng cát
vàng. Phải chuẩn bị tốt bề mặt bả mát tít.
- Nếu bề mặt trát bằng cát hạt to : dùng giấy ráp số 3 đánh kỹ để rụng bớt hạt to bám
trên bề mặt. Khi bả mát tít những hạt cát to này dễ bị lật lên bám lẫn vào mát tít khó thao tác.
- Quét trước đều 1 nước keo bằng chổi quét vội hoặc con lăn, mục đích tăng độ bám
dính của mát tít vào bề mặt.
Trình tự thao tác :
Thường bả 3 lần, bề mặt mát tít hoàn htiện mới đạt chất lượng tốt.
Bả lần 1: Nhằm phủ kín và tạo phẳng bề mặt.
+ Bả bằng bàn bả :
- Dùng dao xúc mát tít đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải.
- Đưa bàn bả áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho mát tít bám hết bề
mặt. Sau đó dùng cạnh của bàn bả gạt đi gạt lại để dàn mát tít bám kín đều.
- Bả theo từng dải (đám) từ trên xuống, từ góc ra, chỗ lõm bù mát tít cho phẳng.
+ Bả bằng dao bả lớn :
- Cầm dao bả mát tít ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại 1 bên đỡ lấy phía dưới của
dao để thao tác.
- Dùng dao xúc mát tít đổ lên dao lớn 1 lượng vừa phải.
- Đưa dao áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho mát tít bám hết bề
mặt. Sau đó dùng lưỡi dao gạt đi gạt lại để dàn mát tít bám kín đều.
Bả lần 2 : Tạo phẳng và làm nhẵn.
+ Để mát tít lần trước khô mới bả lần sau.
+ Dùng giấy ráp số 0 làm phẳng, nhẵn những chỗ gợn lên do vết bả để lại.
+ Đánh giấy ráp làm nhẵn bề mặt. Đeo khẩu trang để tránh bụi. Tay cầm giấy ráp luôn
đưa sát bề mặt và di chuyển theo vòng xoáy trôn ốc. Vừa đánh vừa quan sát để đánh
kỹ những chỗ gợn do vết dao bả hay bàn bả.
+ Bả mát tít : Phủ kín và tạo phẳng như lần 1 và làm nhẵn bóng.
Khi mát tít còn ướt, dùng 2 cạnh dài bàn bả gạt đi gạt lại trên bề mặt (2-3 lần), vừa gạt

vừa miết nhẹ, đều tay. Thiếu thì bù thêm mát tít, tiếp tục làm cho nhẵn. Dùng bàn bả vuốt nhẹ
lên bề mặt lần cuối.
+ Những góc lõm (giao tuyến giữa 2 mặt phẳng) phải dùng miếng cao su bả. Tay cầm
sao cho ngón cái đè lên miếng cao su và 4 ngón kia ở dưới để thao tác. Dùng dao xúc mát tít,
lượng vừa phải để phết vào 1 góc của miếng cao su, đặt miếng cao su (góc có mát tít) tiếp



Page 21 of 72


giáp với góc định bả và từ từ kéo dịch theo cạnh giao tuyến, vừa kéo vừa áp nhẹ cao su để
mát tít bám hết vào góc.
Bả lần 3 : Hoàn thiện bề mặt ma tít.
- Kiểm tra trực tiếp bằng mắt phát hiện những vết xước, những chỗ lõm để bả mát tít
dặm cho đều.
- Đánh giấy ráp làm phẳng nhẵn những chỗ lồi, giáp mối (giữa các đợt bả) hoặc gợn
lên do vết bả để lại.
- Sửa sang lại các cạnh, giao tuyến cho thẳng nét.
6. Thi công sơn nước.
a/ Biện pháp thi công sơn:
 Trước khi tiến hành sơn bề mặt bên trong và bên ngoài công trình, cần hoàn thành
những công việc sau:

Lợp xong mái, thi công xong các lớp chống thấm, hệ thống thiết bị kỹ thuật
trong nhà như đường dẫn điện thoại, điện chiếu sáng, vật chôn ngầm...

Lắp xong các cửa sổ, cửa đi.



Hoàn thiện công tác trát lát, ốp, lắp kính,...



Kiểm tra và sửa chữa những chỗ có khuyết tật trên bề mặt kết cấu cần sơn.

 Không cho phép tiến hành công tác sơn mặt ngoài công trình trong thời tiết có mưa
và kết cấu còn ướt, khi có gió với tốc độ lớn hơn 10m/giây. Màu sơn ở mặt ngoài công trình
phải bền, chịu được thay đổi thời tiết và không biến màu.
 Bề mặt cấu trúc trước khi sơn phải làm sạch bụi bẩn, các vết dầu mỡ, vôi vữa. Những
chỗ tiếp giáp giữa tường ngăn và cửa đi, tủ tường và tường chịu lực, trần, chỗ tiếp giáp giữa
các kết cấu bằng các vật liệu khác nhau cần phải gắn bằng loại mát tít không có lót. Bề mặt
gồ ghề của kết cấu phải được gia công bằng phẳng bằng cách trát vữa hay mát tít.
 Khi tiến hành công tác sơn cần tuân theo quy trình sơn các lớp, thời gian ngừng giữa
các lớp sơn trung gian và lớp sơn ngoài cùng bảo đảm thời gian cho khô sơn, tăng độ bóng bề
mặt và độ bám dính của sơn vào kết cấu. Mỗi lớp sơn sau chỉ được tiến hành sau khi lớp
trước đã khô và đóng rắn.
 Việc nghiệm thu công tác sơn chỉ tiến hành sau khi bề mặt sơn đã khô hoàn toàn và
đóng rắn.
b/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu sơn:
Nghiệm thu kỹ thuật :
 Chất lượng công tác sơn vôi sau khi nghiệm thu công trình công trình phải thỏa mãn
những yêu cầu sau:
 Bề mặt sơn phải cùng màu không có vết ố, đường ranh giới giữa các diện tích sơn
không có vết tụ sơn, chảy sơn hoặc vón cục. Trên mặt kết cấu không có vết loang lổ làm ảnh
hưởng màu sắt và bề mặt công trình. Những vết do đường hàn hay chổi quét sơn tạo nên chỉ
cho phép đối với những kết cấu có yêu cầu sơn thô nhưng không lộ rõ đối với khi nhìn cách
xa 3m. Trường hợp này chỉ cho phép đối với quét vôi và vôi ximăng.
 Bề mặt sơn dầu, sơn vecni phải mịn bóng và đồng màu không cho phép lộ màu của
lớp sơn lót phía dưới không được phép lộ màu của lớp sơn lót phía dưới, không được có vết

ố, vết chảy, tụ sơn hay đứt đoạn về màu sắc, độ dầy mỏng và vết chổi.
Page 22 of 72


 Các ranh giới giữa hai vết sơn có màu sắc khác nhau phải sắc gọn theo đúng thiết kế
về màu sắc.
 Những đường viền bao màu sơn những đường viền khung của hay những hình vẽ
trang trí phải có cùng chiều rộng đồng màu trong suốt chiều dài không có vết đứt đoạn hay lộ
rõ nét gẫy và loang lổ.
c/ Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu vật liệu sơn:
Áp dụng theo các tiêu chuẩn:
+ TCVN 5637 – 1991 : Quản lý chất lượng xây lắp công trình. Nguyên tắc
cơ bản.
+ TCVN 5674 – 1992 : Công tác hoàn thiện trong xây dựng.
+ TCVN 4091 – 1985 : Nghiệm thu các công trình xây dựng.
Vật liệu sơn (theo yêu cầu thiết kế và điều kiện sách):
+ Sơn dầu (nguồn gốc, chủng loại).
+ Sơn nước (nguồn gốc, chủng loại).
+ Bột trét (nguồn gốc, chủng loại).
d/ An toàn lao động trong công tác sơn:

Sơn khung cửa trời phải có giàn giáo chuyên dùng và công nhân phải
đeo
dây
an toàn.

Chỉ được dùng thang tựa để quét vôi sơn trên diện tích nhỏ ở độ cao
cách nền nhà không quá 5m. Ở độ cao trên 5m nếu dùng thang tựa phải cố định đầu thang với
các bộ phận kết cấu vững chắc của công trình.


Sơn bên trong nhà hoặc dùng các lọai sơn có chứa chất độc hại phải
trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc và đảm bảo các tiêu chuẩn bồi dưỡng. Phải mở tất
cả các cửa và các thiết bị thông gió.

Cấm hút thuốc lá và làm bất kỳ một công việc có sử dụng lửa hoặc phát
sinh ra tia lửa trong khu vực sử dụng sơn nitro. Công nhân làm việc không quá 2 giờ.

Cấm người vào trong phòng quét vôi, sơn đã có pha các chất độc hại
chưa khô và chưa được thông gió tốt.

Chỉ được bố trí những công nhân đã qua huấn luyện chuyên môn và đủ
sức khỏe để điều chế sơn có pha chất độc hại và dễ cháy.

Khi đốt các lớp sơn cũ phải có biện pháp thông gió tốt.

Khi tẩy các lớp sơn cũ bằng hóa chất công nhân phải đeo găng tay cao
su và dùng gáo có cán dài để múc tưới.
7. Thi công lắp dựng cửa – vách, lan can:
a. Gia công hoàn thiện tại xưởng:
- Cửa – vách, lan can được tiến hành sản xuất và hoàn thiện tại xưởng theo bản vẽ chi
tiết.
- Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được tiến hành đóng gói, bao bọc cẩn thận bề mặt và
các góc cạnh để tránh trầy xước, sứt mẻ sau đó được nhập kho bảo quản, chờ lắp đặt tại công
trình.
- Sản phẩm cửa – vách, lan can trước khi vận chuyển đến lắp đặt tại công trình cần có
văn bản mời TVGS và Chủ đầu tư nghiệm thu.
Page 23 of 72


b. Vận chuyển đến công trình:

- Khi công trình đã đảm bảo mặt bằng, các hạng mục thô được hoàn thiện theo yêu cầu,
sản phẩm được tập kết đến công trình để chuẩn bị lắp đặt.
- Trước khi lắp đặt cửa, cần có văn bản mời TVGS và chủ đầu tư nghiệm thu cửa đạt
yêu cầu mới cho lắp đặt.
c. Biện pháp thi công lắp dựng cửa – vách, lan can:
 Nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ công tác này được chúng tôi trình mẫu mã vật liệu
và cataloge về kiểu dáng, màu sắc.
 Việc gia công lắp đặt chúng tôi có đội ngũ chuyên ngành tay nghề cao, đảm bảo tính
chính xác, mỹ thuật khi đưa vào lắp dựng.
 Các phụ kiện lắp đặt cùng cửa như tay nắm, khóa, khoen, móc... được chúng tôi cung
cấp và lắp đặt theo đúng yêu cầu.
 Những khung cửa sổ, cửa đi và các kết cấu khác trước khi gắn kính phải tiến hành
sơn lót và trám matit những chỗ khuyết tật và lồi lõm cục bộ. Những đường soi rãnh để lắp
kính cần phải đánh sơn sạch và sấy khô.
d. Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cửa – vách, lan can:
 Để kiểm tra độ phẳng, thẳng đứng của khuôn cửa tránh hiện tượng vặn vẹo, đổ,
nghiêng chúng tôi sử dụng máy plane từ khi xây tường và lắp khung.
 Rãnh để lắp kính phải đảm bảo kích thước theo thiết kế.
 Chất lượng mạch matit phải phẳng nhẵn, mịn mặt, không có vết nứt, không có vết
long khỏi kính và không có khe hở. Trong trường hợp cần thiết phải kiểm tra chất lượng
mạch gắn matit, mạch matit phải chắc đặc, không có khuyết tật.
 Mũ đinh vít hay đinh ghim không được nhô ra ngoài khung và lõm sâu
vào khung.
 Các đệm cao su phải ép sát và giữ chặt kính ở phía trong, còn phía ngoài đệm được
ép chặt vào rãnh của khung, không được có khe hở giữa đệm với
khung cửa.
 Trên kết cấu cũng như trên mặt kính khi lắp xong phải làm sạch, không có vết dính
bùn, matit hay sơn, vết vữa và các vết bẩn dầu mỡ.
e. Biện pháp kiểm tra và nghiệm thu vật liệu lắp dựng cửa :
Áp dụng theo các tiêu chuẩn:

+ TCVN 5637 – 1991 : Quản lý chất lượng xây lắp công trình. Nguyên tắc
cơ bản.
Vật liệu sản xuất cửa (theo yêu cầu thiết kế và điều kiện sách):
+ Thép hình (nguồn gốc, chủng loại).
+ Bản lề cửa (nguồn gốc, chủng loại).
f. An toàn lao động trong công tác lắp dựng cửa :
 Phải cắt kính trong phòng riêng biệt. Các mảnh kính thừa, vỡ phải được thường
xuyên thu dọn và đổ gọn vào nơi quy định.
 Khi nâng, dịch chuyển và lắp ráp các tấm kính ở trên cao phải có sàn che bảo vệ cho
những vị trí nằm trực tiếp bên dưới hoặc khu vực đó phải có rào ngăn hoặc biển cấm.
 Lắp kính cho khung cửa trời, cửa sổ đóng cố định trên cao phải sử dụng dàn giáo,
sàn công tác.
 Cấm dựa thang vào mặt kính hoặc những khung cửa đã lắp kính.
Page 24 of 72


 Khi dịch chuyển kính, cũng như khi thu dọn các mảnh kính vụn, vỡ sau khi cắt công
nhân phải sử dụng găng tay vải bạt.
- Lắp ráp cửa sổ, cửa ra ban công phải được làm từ phía bên trong của phòng.
8. Thi công lắp dựng trần thạch cao:
a. Thi công gia công:
- Vật tư dùng làm trần thạch cao được kỹ sư tại công trường tính toán và tập kết đến
công trường.
- Vật tư trước khi gia công được TVGS và chủ đầu tư nghiệm thu đạt yêu cầu.
- Cần bố trí bãi gia công trần thạch cao rậng rãi thoải mái, sạch sẽ tại công trường.
- Bố trí máy móc gia công trần thạch cao: Máy cắt cầm tay, máy hàn, máy khoan,
máy mài, ….
- Nhân lực phục vụ gia công phải đảm bảo có chứng chỉ hành nghề rõ ràng.
- Trình tự gia công trần:
+ Gia công khung xương đúng kích thước

+ Cắt tấm thạch cao đúng kích thước.
+ Chuẩn bị băng keo lưới để lắp đặt.
b. Thi công lắp đặt:
Trước khi lắp đặt trần thạch cao cần kiểm tra nghiệm thu vật tư bằng văn bản với
TVGS và chủ đầu tư.
- Hệ thống trần của công trình theo thiết kế là hệ thống trần khung nhôm, để đảm bảo
kỹ thuật và mỹ thuật chúng tôi sẽ thực hiện như sau :
Lắp ráp hệ thống khung
Hệ thống khung bao gồm :
1. Thanh chữ U
2. Khoá giữ
3. Tăng đơ
4. Bộ thanh treo
5. Kẹp treo
Hệ thống khung trần được lắp ráp như sau:
- Xác định cao độ lắp trần theo thiết kế bằng nivô và vạch mực chuẩn xung quanh khu
vực cần lắp trần.
- Định vị các móc treo và gắn chặt vào trần bêtông và được phân bố đều chính xác với
khoảng cách theo thiết kế.
- Sau đó lắp đặt bộ thanh treo vào móc thép. Bộ thanh treo này bao gồm 2 thanh kim
loại được ghép nối với nhau bằng bộ phận tăng đơ.
- Thanh hình chữ U nằm trên được khóa chặt vào bộ thanh treo bằng bộ dụng cụ kẹp
treo được gắn vào thanh treo năm phía dưới.
- Tiếp tục lắp chặt thanh chữ U nằm phía dưới vào thanh chữ U nằm trên bằng khoá
giữ, việc định vị thanh chữ U nằm dưới phụ thuộc vào kích thước tấm trần.
- Sau khi hệ thống khung đã được lắp dựng hoàn hảo, tiến hành lắp ráp tấm trần.
d. An toàn lao động khi thi công trần thạch cao:
- Công tác thi công trần thạch cao là công tác làm việc trên cao đòi hỏi phải chú ý tốt
đến an toàn lao động.
Page 25 of 72



×