Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy và học môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.6 KB, 21 trang )

TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC
DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG THPT

I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng
khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Trong bất kì một xã hội nào, một
giai đoạn lịch sử nào thì đạo đức luôn luôn giữ một vai trò quan trọng.
Trong những năm qua cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta đề ra đã diễn ra trong khắp cả nước. Trên địa bàn
thành phố Hà Nội , để thực hiện kế hoạch 55-KH/TU ngày 04/03/2008 của BCĐ
thành phố về cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để
chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long, Hà Nội thực hiện nhiệm vụ năm 20102011 SGD&ĐT đã tổ chức cuộc thi chuyên đề “ Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh trong việc dạy học môn Ngữ văn”.
Cuộc vận động đã tác động sâu sắc đến nhận thức của nhiều Đảng viên và
của các tầng lớp nhân dân. Hơn nữa đối với môi trường giáo dục, việc tích hợp nội
dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào một số bộ môn sẽ góp phần rèn
luyện phẩm chất đạo đức cho HS và nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy được
tính sáng tạo của HS.
Nhà văn Mac-xim Goor-ki đã từng nói “ Văn học là nhân học”. Môn văn là
một môn khoa học xã hội có vai trò giáo dục nhân cách con người. Học văn không
chỉ học về tri thức mà còn học cách làm người. Bởi vậy việc tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với môn Ngữ văn là rất quan trọng và vô cùng cần
thiết. Tuy nhiên việc tích hợp còn gặp nhiều khó khăn, bất cập cho mỗi giáo viên.
Đó là những lí để tôi chọn đề tài.
2. Mục đích
- Qua đề tài này tôi muốn giúp cho các em HS hiểu được tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh và thấy được tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh.
- Góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tình cảm cho HS.
- Tạo niềm say mê hứng thú và phát huy tính tích cực trong việc tự học, tự rèn


luyện phẩm chất đạo đức ở HS.

1


- Hướng dẫn cho HS biết cách đưa nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào
bài viết của mình.
- Phát huy việc đổi mới phương pháp để phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại.
- Tuy vậy, làm thế nào để việc tích hợp đạt hiệu quả cao? Vì vậy với đề tài này
tôi cũng muốn chia sẻ với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong nghề nghiệp
và cũng mong nhận được sự góp ý chân thành của mọi người.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng : HS trường PTTH Mỹ Đức C, cụ thể là một số lớp như : 11A2,
11A3, 12A2, 12A5, 12A9.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong từng phân môn, từng nội dung ở một số
4.
5.
-

bài tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 10,11,12.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu vai trò, nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Nghiên cứu về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
So sánh
Thực nghệm
Nêu ví dụ


2


II.

NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1.1. Vai trò của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về văn
hóa, đạo đức của dân tộc việt Nam.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách cho con người, nhất là việc giáo dục đạo đức
cho thế hệ trẻ qua một số môn học trong trường PT, trong đó có môn Ngữ văn.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ trở thành kim chỉ nam cho hành động của
thế hệ thanh niên.
1.2 Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải tự nhiên mà có được . Tư tưởng
đạo đức của Người trước hết được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc : Đó là lòng yêu nước, tình yêu thương con người, lòng nhân ái bao dung, vị
tha và tinh thần đoàn kết….
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và tiếp thu những tinh hoa văn
hóa nhân loại của phương Đông và phương Tây. Những kiến thức mà Người đã
tiếp thu được đều được soi rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac- Lê Nin với
một phương pháp luận khoa học đúng đắn- phương pháp biện chứng duy vật ,
để từ đó Người xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới trên cơ sở chuẩn mực
đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn được hình thành từ hoạt động thực tiễn, từ

quá trình tự rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ của một bậc đại nhân, đại trí,
đại dũng.

1.3. Những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Trung với nước, Hiếu với dân
- Hồ Chí Minh đã từng nói : Ngày xưa Trung là trung với vua, Hiếu là hiếu với
cha mẹ mình thôi…. Ngày nay, nước ta là nước dân chủ cộng hòa …Trung là
trung với tổ quốc , hiếu là hiếu với nhân dân.

3


- Như vậy chữ Trung trong truyền thống là đạo thờ vua. Trung là trung với vua,
với triều đại phong kiến. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực, gạt bỏ
những mặt tiêu cực và bổ sung những nội dung mới của thời đại. Chữ Trung
theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là trung thành với sự nghiệp dựng nước và
giữ nước, là trung thành với Đảng, với nhân dân.
- Chữ Hiếu theo quan niệm của người xưa là phải thương yêu, chăm sóc, phụng
dưỡng cha mẹ. Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chữ Hiếu mang nghĩa rộng
hơn. Hiếu là phải lo cho dân, đấu tranh vì dân, hết lòng phục vụ nhân dân, phải
kính trọng và gần dân.
b. Lòng yêu thương con người, sống có nghĩa tình
- Tình yêu thương con người nó xuất phát từ trái tim, từ tâm trí của Bác. Tình yêu
thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được hun đúc, bồi
dưỡng từ truyền thống gia đình, truyền thống quê hương và truyền thống dân
tộc.
- Bác dành tình yêu thương cho mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhất là nhân dân lao
động - những người cùng khổ trong xã hội. Tình yêu đó không chỉ bó hẹp trong
phạm vi đất nước Việt Nam mà Người còn dành tình yêu thương cho tất cả
những người lao động nghèo khổ trên thế giới.

- Tình yêu thương ở bác còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí.
- Với Bác tình yêu thương còn được thể hiện ở lòng khoan dung độ lượng.
- Một điểm nổi bật khác nữa là phải nói đến là tình yêu thương của Bác đã biến
thành hành động, chiến đấu chống lại những thế lực đen tối để đem lại cuộc
sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.

c. Cần, Kiệm, Liêm , Chính, Chí công vô tư
Nói về tầm quan trọng của những đức tính trên, Hồ Chí Minh đã mượn
những hiện tượng thiên nhiên để so sánh:
Trời có bốn mùa : Xuân, hạ, thu ,đông
Đất có bốn phương: Đông, tây, nam, bắc
Người có bốn đức:Cần, kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người.

4


Vì vậy việc giáo dục đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư cho
HS là vô cùng cần thiết.
- Chữ Cần: theo Bác là siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai
- Chữ Kiệm: trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là không xa xả, hoang phí.
Phải tiết kiệm sức lao động, thời gian, tiền của dân, của nước. Với Bác Cần mà
không Kiệm thì làm chừng nào xào chừng ấy, Kiệm mà không cần thì không
phát triển được. Như vậy Cần phải đi đôi vợi Kiệm.
- Chữ Liêm : nghĩa là trong sạch, không tham lam.
- Chữ Chính: Là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Để thực hiện tốt chữ Chính
Bác yêu cầu mỗi cá nhân phải tự mình Chính trước, có vậy mới giúp đực người
khác Chính được.

- Chí công vô tư : Phải đem lòng Chí công vô tư mà đối với người khác, Khi làm
việc gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của tập thể lên trên hết, phải công tâm chính
trực khi làm việc, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể.
d. Tinh thần Quốc tế trong sáng.
- Ngay từ khi bắt đầu làm cách mạng, Hồ chí Minh luôn chủ trương cần phải
đonà kết với nhân thế giới, đặc biệt là đoàn kết Quốc tế vô sản.
- Đoàn kết với những dân tộc bị áp bức, với nhân dân các nước trong cuộc đấu
tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân .
2. Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy và học văn
trong trường THPT
2.1. Khái niệm và tính chất
* Khái niệm
- Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất
thể hóa đưa tới đối tượng mới như là một thể thống nhất của các thành phần
mới.
- Trong chương trình THPT - Môn Ngữ văn năm 2002 khái niệm được hiểu là:
Sự phối hợp các tri thức gần gũi có quan hệ mật thiết với nhau trong thự tiễn để
chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo thành một kết
quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.
* Tính chất: Tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy
định lẫn nhau. Đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.
- Tính liên kết: Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn không có sự phân
chia giữa các thành phần kết hợp.
5


- Tính toàn vẹn dưa trên sự thống nhất nội tại của các thành phần liên kết.
2.2. Yêu cầu,nguyên tắc tích hợp
- Trước hêt người GV cần phải xác định rằng, đây là dạy và học môn Ngữ văn
chứ không phải là dạy về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. GV cũng không

dược giảng giải nội dung bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh mà là tích hợp nội
dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc giảng dạy.
- Dựa vào “ Chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của các môn học trong
trường THPT mà Bộ GD&ĐT ban hành. GV xác định những vấn đề cơ bản, chủ
yếu nhất trong tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với kiến thức
cơ bản của bài học.
- Bồi dưỡng kĩ năng, phát huy tính tích cực cho HS.
+ Làm cho HS năng động, tự giác, say mê, hứng thú
+ Khơi dậy ở HS nhận thức về sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.3. Nội dung tích hợp
- Không phải bất kì một bài hay một tiết học nào cũng cũng tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Phải tùy thuộc vào nội dung, vào từng thời điểm
của bài học để người GV có thể tích hợp một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Tránh lạm dụng tích hợp quá nhiều, tiết học sẽ trở thành một giờ giảng đạo đức
khô khan, cứng nhắc.
- Để việc tích hợp đi đến thành công, người GV giúp cho HS liên tưởng đến tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong một số các môn học khác như
môn Lịch sử, Giáo dục công dân.
II.3.1.Tích hợp trong tiết đọc văn.
- Đối với tiết đọc văn, dung lượng kiến thức của tiết học lớn. Hơn nữa số HS có
khả năng cảm thụ tác phẩm văn học tốt là không nhiều. Vì vậy khi tích hợp nội
dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh GV phải có những phương pháp thích hợp
và phù hợp với từng đối tượng HS.
- Phương pháp mà tôi vận dụng là phương pháp thuyết trình, vấn đáp ( Đối với
đối tượng HS trung bình)gợi mở, trao đổi, thảo luận ( Đối với đối tượng HS
khá, giỏi).
- GV cần phải biết lựa chọn nội dung tích hợp tư tưởng đạo đúc Hồ Chí Minh
phù hợp với từng tác phẩm
a. Tích hợp nội dung :Trung với nước, hiếu với dân.

6


* Chương trình Ngữ văn 10.
- Tơ lòng( Phạm Ngữ Lão), Nhàn( Nguyễn Bỉnh Khiêm), Cảnh ngày hè ( Nguyễn
Trãi)
- Bình Ngô đại cáo( Nguyễn Trãi), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( Ngô
Sĩ Liên).
VD: Khi dạy và học đến 2 câu thơ cuối của bài thơ Cảnh Ngày hè của Nguyễn
Trãi:
Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đồi phương
GV phát vấn: hai câu thơ cuối của bài thể hiện nội dung gì? Qua đó em hiểu gì
về tấm lòng Nguyễn Trãi??
HS trr lời, GV nhận xét

Nguyễn Trãi

Hồ Chí Minh

Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc
Mong
là làm
cho sao
dâncho
khắp
nước
nơi ta
ấmhoàn
no, hạnh

toàn phúc
độc lập, dân ta hoàn toàn tự do. Đồn
=> Tấm lòng ưu ái với nước với dân với nước dân

* Chương trình Ngữ văn 11.
- Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu), Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu).
- Từ ấy( Tố Hữu).
* Chương trình Ngữ văn 12.
- Tây Tiến ( Quang Dũng), Việt Bắc ( Tố Hữu), Đất nước( Nguyễn Khoa Điềm),
Đất nước ( Nguyễn Đình Thi)
- Vợ nhặt ( Kim Lân), Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong
gia đình ( Nguyễn Thi).
VD. Phần củng cố nội của tác phẩ m Rừng xà nu GV tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về lòng yêu nước.

7


GV nêu câu hỏi : Rừng xà nu thể hiện tinh thần gì của dân tộc? Thế hệ trẻ ngày
nay phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc?

Rừng xà nu

Ca ngợi sức mạnh
cộng đồng dân làng
Xô Man
 Tinh thần yêu nước trong tác phẩm Rừng xà

Tinh thần yêu nước

chống giặc ngoại xâm
củakhiến
nhữngchúng
ngườitadân
nu
nhớ đến nội
Tây Nguyên
dung “ trung với nước, hiếu với dân” trong tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh.
Yêu nước với Bác là phải trung thành với Đảng, với nhân dân, hết lòng phục

vụ nhân dân.
 Thanh niên ngày nay phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân
tộc. Muốn vậy phải ra sức học tập,rèn luyện về phẩm chất đạo đức lấn trí tuệ

-

để xây dựng một đất nước ngày càng thêm giàu đẹp, dân chủ và văn minh.
b. Tích hợp nội dung : Tình yêu thương con người, sống có nghĩa tình.
* Chương trình Ngữ văn 10.
Đọc Tiểu Thanh Kí ( Nguyễn Du), Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm).
* Chương trình Ngữ văn 11.
Thương vợ ( Tú Xương), Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Chí phèo ( Nam Cao).
Mộ ( Hồ Chí Minh)
Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
VD . Khi học sang tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch lam, phần tổng kết nội
dung GV tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con
người.
GV nêu câu hỏi: Em hãy tổng kết giá trị nội dung của tác phẩm Hai đứa trẻ ?
HS trả lời, GV chốt lại vấn đề

Tình yêu thương của Thạch Lam đối với những con người nhỏ bé trong phố
huyện, nhất là với trẻ em gợi cho chúng ta nhớ đến những câu thơ:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Bởi đâu vận nước gian nan
8


Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
GV : Em nào có thể cho cô biết bài thơ trên do ai sáng tác? Em hiểu gì về con
người đó?
HS trả lời: Đó là một bài thơ Bác hồ viết tặng các em thiếu nhi.
Hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người
- Thương những người cùng khổ
- Thương đồng chí, đồng bào, bạn bè
- Thương yêu trẻ thơ.
=> Tình thương của Bác là mênh mông, vô bờ bến. Vì vậy nhà thơ Tố Hữu
đã từng viết: Bac ơi tim bác mênh mông quá
Ôm cả non sông mọi kiếp người
Bài học ngày hôm nay không chỉ cho các em hiểu được kiến thức mà còn
mang đến cho các em bài học quý giá về lẽ sống. Đó là bài học về tình yêu
thương con người .
* Chương trình Ngữ văn 12.
- Việt Bắc ( Tố Hữu)
- Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Vợ nhặt ( Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa
( Nguyễn Minh Châu)
c. Tích hợp nội dung: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư.
- Bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho chúng ta bài học về chữ liêm: Ta

dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao”. Nhà thơ tìm đến
nơi vắng vẻ để giữ cho tâm hồn trong sạch.
- Khi giảng đoạn trích “ Lẽ ghét thương” trích “ Truyện Lục Vân tiên” của
Nguyễn Đình Chiểu GV có thể tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh trong phần nội dung nhận xét về nhân vật ông Quán :
- GV nêu câu hỏi: Qua việc phân tích lẽ ghét và lẽ thương, em có nhận xét gì về
nhân vật ông Quán?

9


-

Qua đoạn trích chúng ta không chỉ thấy được một ông Quán yêu nước thương
dân mà còn hiểu được phẩm chất của những người nông dân Nam Bộ: Chí công
vô tư ,bộc trực, thẳng thắn, phân minh.=> Những phẩm chất đáng quý ấy sau
này được Bác Hồ đúc kết lại thành một trong bốn nội dung cốt lõi của tư tưởng

đạo đức Hồ Chí Minh.
d. Tích hợp nội dung : Tinh thần quốc tế trong sáng
- Nội dung “Tinh thần quốc tế trong sáng được thể hiện qua bài Đại cáo Bình
Ngô của Nguyễn Trãi, Tây Tiến của Quang Dũng.
- VD. Phần cuối của bài thơ Tây Tiến:
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
GV phát vấn : Nội dung của hai câu thơ trên là gì ?
HS : Hai câu thơ cuối là lời hẹn ước, lời thề thiêng liêng của tác giả với đồng
đội và nói lên tình cảm gắn bó keo sơn giữa các nước anh em .
GV chốt lại vấn đề : Việt - Lào hai nước chúng ta. Tình trong như nước hồng
hà biển Đông. Điều đó thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, yêu chuộng hòa

bình của dân tộc Việt Nam.
II.3.2.Tích hợp trong tiết tiếng việt
- Trong giờ tiếng việt tôi thường xuyên tổ chức một giờ dạy với phương pháp
mới lấy HS làm trung tâm
- Tích Hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngoài 4 nội dung trong tư
tưởng đạo đức của Người tôi còn tích hợp những bài nói, bài viết của người về
ngôn ngữ tiếng Việt.
- Cung cấp cho HS bài tập mở rộng về tư tưởng đạo đức Hồ CHí Minh. Tôi xin
dẫn ra một VD về việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong
giờ tiếng việt.
VD: Khi dạy bài ngữ cảnh đến phần nhân vật giao tiếp tôi cho HS khảo sát một
VD nhằm mục đích tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đúc Hồ Chí Minh.
“Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần
phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng
ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước
nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở

10


công học tập của các em”(Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Hồ Chí Minh).
- GV: Câu nói trên là của ai nói với ai ? Dựa vào đó em hãy cho biết địa vị, mối
quan hệ xã hội giữa người nói và người nghe người nghe ntn? Từ đó em hiểu
thêm gì về con người Hồ Chí Minh?
- Hs trả lời.

Đối tượng tham gia Địa vị, quan hệ xã hội


Nhận xét

giao tiếp

- Người nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
giàu tình yêu thương,
- Người nói: Bác Hồ
nước
- Người nghe: Các - Người nghe: Học sinh nhất là luôn quan tâm
- Quan hệ thân mật, gần
em học sinh
đến các em HS
gũi

Hình ảnh Bác Hồ nói với các em học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
2.3.3.Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giờ làm văn.
- Trong tiết làm văn việc rèn luyện cho HS thực hành vầ cách lập dàn ý, viết đoạn
văn là rất quan trọng
- Tùy thuộc vào mục tiêu của từng bài để GV hướng dẫn cho HS biết liên hệ thực
tế về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đối với những bài Nghị luận văn học và nghị luận xã hội GV ra một số đề cho
HS thảo luận nhóm
VD1 : Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối của
Hồ Chí Minh?
11



+Yêu cầu: HS lập dàn ý, viết đoạn văn và rút ra bài học về tấm gương
đạo đúc Hồ CHí Minh
+ GV chốt: Bài học về tấm gươn đạo đức Hồ Chí Minh : Hồ chí Minh là
một nghệ sĩ - một chiến sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và giàu ý chí,
nghị lực, quyết tâm.
VD2:Trong tiết tự chọn về Phát biểu theo chủ đề ( Nghị luận xã hội)
tôi cho HS thảo luận một số chue đề như sau:
Chủ đề 1: (Tài và đức).Bác Hồ có câu: “ Có tài mà không co đức là người vô
dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Suy nghĩ của anh( chị
về câu nói trên)
Chủ đề 2: ( Đức tính kiên trì, lòng quyết tâm, nghị lực). Nhà văn Nguyễn Bá
Học đã viết: “ Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng
người ngại núi e sông”. Anh ( chị ) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội để
trình bày ý kiến của mình về câu nói trên.
Chủ đề 3: ( Tình yêu thương con người). “ Lá lành đùm lá rách” là một truyền
thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Anh ( chị ) viết một bài văn nghị luận xã
hội để trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ trên
Chủ đề 4: ( Lẽ sống). Trong bài thơ “ Một khúc ca xuân” nhà thơ Tố Hữu có
viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Anh ( chị) viết một bài văn nghị luận xa hội trình bày ý kiến của mình về
những câu thơ trên
- Yêu cầu : Xây dựng dàn ý, chọn một nội dung để phát biểu và có liên hệ với
khẩu hiệu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Cử một đại diện của nhóm lên trình bày
3. Biện pháp tích hợp
- Việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi người giáo viên

phải có năng lực sư phải có kiến thức vững vàng và phương pháp phù hợp kết
hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
- Mục đích cuối cùng của bài dạy theo hướng tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh cần phải đảm bảo thục hiện được mục tiêu của bài học. Ở đây tôi
xin đưa ra vài biện pháp tích hợp khi thực hiện dạy học theo hướng tích hợp.
12


3.1. Dùng sơ đồ, bảng biểu
Biện pháp này nhằm hệ thống lại kiến thức của bài học theo một trình tự lô
gic, chặt chẽ và giúp cho HS có cái nhìn tổng hợp.

Tỡnh yờu thương con người của Hồ
Chớ Minh

Bạn bè,
đồngcao
bào,
3.2.Người
Dùng hệ thống bài tập nâng
Trẻ thơ
đồng
chớgiờ luyện tập, thực hành
- cựng
Biện khổ
pháp này thực hiện trong
những
- Phát huy tính tích cực, động não của HS trong một tiết học theo hướng tích cực
lấy HS làm trung tâm.

3.3. Dùng tranh ảnh minh họa
- Biện pháp này được vận dụng trong giờ dạy áp dụng công nghệ thông tin.
- VD: Khi dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ CHí Minh GV đưa hình ảnh
Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình Hà Nội.

4. Cơ sở thực tiễn
Qua một năm thục hiện khẩu hiện chuyên đề tích hợp nội dung giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với môn Ngữ văn trong nhà trương tôi đã vận
dụng một cách linh hoạt trong từng phân môn của môn học này và đạt được
những kết quả nhất định.
- Giờ học sinh động và hấp dẫn hơn đối với những tiết học áp dụng công nghệ
thông tin có tranh ảnh minh họa và sơ đồ bảng biểu.
13


- HS hứng thú hơn và tích cực làm việc hơn trong mỗi tiết học.
- HS có nhiều tiến bộ trong việc liên hệ với tấm gương đạo đúc Hồ Chí Minh
trong bài viết của mình.
- Trong quá trình dạy, tôi nhận thấy nhiều HS luôn luôn cố gắng, phấn đấu trong
việc trau dồi kiến thức, tìm tòi sáng tạo và rèn luyện phẩm chất đạo đức.
- Những kết quả trên thu được chỉ giới hạn trong một số lớp chọn mà tôi đã và
đang giảng dạy. Còn đa số HS ở lớp đại chà vấn đề tích hợp giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó khăn.

14


Chương hai . Thực trạng nghiên cứu đề tài
1. Thực trạng nghiên cứu đề tài.
Sau một năm nghiên cứu đề tài ở trường PTTH Mỹ Đức C tôi nhận thấy

rằng vấn đề tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh còn gặp nhiều khó
khăn đối với giáo viên, chất lượng bài viết của học sinh liên hệ với tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh chưa đạt hiệu quả cao.
- Vấn đề tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chưa được thực hiện
một cách đồng bộ đối với đội ngũ giáo viên trong tổ. Hơn nữa sự tích hợp còn
phụ thuộc vào năng lực, trình độ sư phạm của từng người. Tích hợp như thế nào
để cho bài giảng sinh động, hập dẫn không mang tính chất gượng ép thực sự
còn rất nhiều GV lúng túng.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc đổi mới phương
pháp dạy và học lấy HS làm trung tâm và áp dụng công nghệ thông tin vào bài
giảng đòi hỏi mỗi người GV phải mất nhiều thời gian, công sức.
- Qua những bài kiểm tra và giờ thảo luận về một số chủ đề văn nghị luận xã hội
trên lớp tôi thấy rằng chất lượng bài viết của HS trong việc liên hệ với tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh nhìn chung còn rất yếu. Chỉ một số trường hợp
của HS lớp chọn thì bài viết tương đối tốt, chứng tỏ được sự hiểu biết phong
phú về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
* VD: Trong bài viết số 5 của chương trình Ngữ văn lớp 11 tôi cho HS lớp
11A2 như sau:
Để giáo dục thế hệ trẻ, Bác Hồ đã viết:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biến
Quyết chí ắt làm nên
( Hồ Chí Minh)
Anh ( chị ) viết một bài văn nghị luận xã hội khoảng 400 từ để trình bày ý
kiến của mình về những câu thơ trên. Qua đó anh chị co suy nghĩ gì về việc tu
dưỡng, rèn luyện vè phẩm chấtt đạo đức và trí tuệ của thanh niên ngày nay.
* Khi chấm bài tôi nhận thấy rằng đa số HS chỉ nhìn thấy mặt hạn chế của
thanh niên trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên cũng có 2 bài đạt điểm 8. Tôi
xin trích dẫn ra 2 VD trong hai bài viết của HS


15


Bài đạt điểm 4 của em Nguyễn Văn Thắng lớp 11A2 “ Thanh niên ngày
nay không thể đào núi và lấp biển được mà chỉ biết ăn chơi, xa đà. Ngày nay giới
trẻ chỉ thích đi đánh bi a, điện tử , đánh nhau.... Lời dạy của Bác thật hay và bổ
ích nhưng liệu thnah niên có thực hiện được haykhông mới là vấn đề quan
trọng.”
Bài đạt điểm 8 của em Đỗ Thúy An lớp 11A2: “ Bốn câu thơ trên được
Bác Hồ đúc rút từ trong thực tết cuộc sống, từ quá trình rèn luyện, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức – ý chí, nghị lực của bản thân. Những câu thơ của Bác chính
là lời khuyên vô cùng bổ ích và trở thành phương châm hành động cho thế hệ
trẻ. Ngày nay, đất nước của chúng ta được sống trong hòa bình, được hưởng một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên trong xã hội có biết bao nhiêu con người
có cuộc sống khó khăn, không may mắn. Nhưng bằng ý chí, nghị lực và quyết
tâm cao họ đã vươn lên để khẳng định mình và trở thành một tấm gương sáng
trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là anh
Nguyễn Hữu Ân trong một bài viết “ truyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân”
trong chương trình Ngữ văn `12 tập một.Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương
như anh Nguyễn Hữu Ân thì không ít những bạn trẻ sống buông thả, không có ý
chí nghị lực vươn lên. Đây là những bạn trẻ đáng bị lên án và phê phán. Như vậy
thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để thực hiện được lời dạy của Bác? Điều
quan trọng hơn là mỗi chúng ta phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện về tài năng,
trí tuệ cũng như phẩm chất đạo đức, phải có lòng kiên trì, ý chí, nghị lực, quyết
tâm cao. Bởi vì: Ví không có cảnh đông tàn. Thì đâu vó cảnh huy hoàng ngày
xuân”.
- Dưới đây là bảng thống kê kết quả của HS trong việc vận dụng làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí minh trong năm học 2010- 2011 của một số lớp : 11A2,
11A3, 12A2, 12A5, 12A9.


Lớp

11A2

11A3

12A2

12A5

12A9

Tỉ lệ HS giỏi

4,8%

O%

0%

2,5%

0%

16


Tỉ lệ HS khá


35,2%
%

37%

25%

40%

26%

Tỉ lệ HS
trung bình

56%

59,5%

56,7%

54%

55%

Tỉ lệ HS yếu

4%

3,5%


16%

3,5%

17%

Tỉ lệ HS kém

0%

0%

2,3%

0%

2%

2. Nguyên nhân
a. Đối với giáo viên
GV chúng tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm của đồn
nghiệp về việc tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí trong môn học của
mình. Trong năm học vừa qua tôi tích cực đi dự giờ thăm lớp của nhiều đồng chí
trong tổ. Tôi nhận thấy rằng để việc tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí
Minh trong môn Ngữ văn còn nhiều khó khăn, hạn chế.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh vào bài giảng: Tích hợp vào phần nào của bài, tích hợp nội dung nào cho
phù hợp và tích hợp như thế nào?
- Để cho bài giảng sinh động, hấp dẫn trong một tiết dạy văn theo hướng tích hợp
tư tưởng đạo đức Hồ Chí minh đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian, công

sức.
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, áp dụng khoa học
công nghệ vào bài giảng còn nhiều hạn chế
- Đối tượng HS của trường đa số là ở mức độ trung bình- yếu nên GV gặp rất
nhiều khó khăn trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới: Trao đổi, thảo
luận lấy HS làm trung tâm.
b. Đối với học sinh
- Chất lượng đầu vào lớp 10 của HS ở trường thấp, ý thức tự học tập rất kém:
lười học, không có tinh thần tự giác học tập
- phẩm chất đạo đức của nhiều em HS xuống cấp trầm trọng. Ngày nay nhiều em
HS đánh mất đi nhiều phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc
3. Giải pháp thực hiện
a. Đối với giáo viên

17


- Thường xuyên tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí minh trong nhiều tiết
học và phải linh hoạt sáng tạo trong phương pháp cũng như trong việc lựa chọn
nội dung tích hợp
- Có ý thức tự trau dồi, tích cực dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nhiệm của đồng
nghiệp.
- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực để phát huy tính sáng tạo
của HS
- Đầu tư nhiều thời gian cho việc áp dụng những phương tiện dạy mới trong thời
đại ngày nay.
- GV phải là tấm gương sáng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho HS
noi theo, đặc biệt phải tâm huyết với nghề.
b. Đối với học sinh
- Để làm tốt một bài văn theo hướng liên hệ với tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh thì HS cần phải tìm hiểu kĩ về cuộc đời và con người Bác, hiểu sâu sắc tác
phẩm văn học của Hồ Chí Minh sáng tác
- Tích cực tham vào các hoạt động từ thiện do trường, lớp hoặc địa phương tổ
chức.
- Cần có ý thức trong việc rèn luyện tính tự học và tu dưỡng phẩm chất đạo đức.

Chương ba: Kết luận
1. Kết luận chung
Cùng tồn tại song song với những môn khoa học xã hội khác như môn Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục công dân ... song môn văn lại có một vai trò vô cùng quan
trọng trong việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh. Có một
điều vô cùng lí thú : văn học giáo dục đạo đức cho con người không phải ở những
luân lí , khái niệm khô khan, cứng nhắc mà nó lắng lại ở chiều sâu của cảm xúc.
Đến với một tiết đọc văn, người giáo viên không chỉ truyền đạt truyền cho học
sinh kiến thức mà còn dạy cho các em hiểu được thế nào là tình yêu thương, lòng
bao dung, vị tha, độ lượng....Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đi lên và kéo
theo đó cũng là những mặt trái của nó. Việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong một số môn xã hội, nhất là môn Ngữ văn mục đích cuối cùng vẫn
phải đạt được mục tiêu bài học và góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm
hồn cho học sinh. Những nghiên cứu trên là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đúc rút
được trong quá trình giảng dạy. Vì vậy tôi rất mong nhận sự đóng góp ý kiến chân
thành của các bạn đồng nghiệp!
18


2. Kiến nghị
a. Với tổ chuyên môn trong nhà trường
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề: tích hợp gioá dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh, các bài dạy khó
- Xây dựng , bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, nhất là việc đổi mới phương
pháp dạy và học theo hướng tích cực
b. Với nhà trường
- Đầu tư sách tham khảo cho giáo viên
- Đầu tư kinh phí cho các tổ chuyên môn làm việc ngoài giờ trong các buổi hội
thoả chuyên đề
- Biểu dương, khen thưởng cho những học sinh nghoè vượt khó, đạt được nhiều

-

thành tích cao trong học tập
c. Với Sở GD&ĐT
Mở các lớp tập huấn chuyên đề cho giáo viên .
Đầu tư cho các trường về phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo
d. Với phụ huynh học sinh
Quan tâm nhiều hơn nữa về việchọc tập của con em mìm
kết hợp giáo dục các em ở gia đình và nhà trường
Tài liệu tham khảo
1. SGK Ngữ văn lớp 10, 11, 12
2. Giáo trình trư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc
gia
3. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thường phổ thông
4. Một số mẩu chuyện về tư tưởng đâọ đức Hồ Chí Minh trên Intenet
5. Sách giá viên Ngữ văn 10, 11, 12.

Ngày 20 tháng 5 năm 2011
Người viết

Phạm Thị Thanh


19


20


Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học cấp cơ sở
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Nhận xét, đánh giă của hội đồng khoa học cấp trên
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................


21



×