Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THỰC TRANG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.2 KB, 11 trang )

THỰC TRANG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I. THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TSCĐ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VÀ
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Về tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, thời gian sử
dụng lâu. Theo quy định hiện hành thì tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định phải
thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện về thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm và giá trị ≥
5.000.000 đồng. Song trên thực tế hiện nay nhiều tài sản do tính chất sử dụng , vai
trò của chúng đối với sản xuất, chỉ nên xếp vào công cụ lao động như điện thoại di
động,máy bộ đàm, bàn , tủ, cầu dao điện… nhưng chúng có giá trị lớn hơn 5 triệu
đồng nên trên thực tế các doanh nghiệp đang phải xếp vào TSCĐ. Và lẽ đương
nhiên kế toán phải vào danh mục, vào sổ, vào thẻ TSCĐ để theo dõi tất cả mọi biến
động về nó như khấu hao, sửa chữa, điều chuyển… Sau vài năm hết khấu hao nếu
vẫn còn sử dụng nó lại được theo dõi trong danh mục tài sản cố định có giá trị
bằng không cho tới khi thanh lý, như vậy khá phức tạp cho công tác theo dõi và
kiểm tra của kế toán. Vì vậy, tiêu chuẩn để nhận biết về mặt giá trị cần nghiên cứu
để sớm điều chỉnh tăng lên cho phù hợp.
2. Về giá trị thu hồi ước tính TSCĐ
Giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ là chỉ tiêu nói lên số tiền có thể thu được
khi tiến hành thanh lý (hay bán) những tài sản đã hết khấu hao. Một trong những
đặc điểm cơ bản của TSCĐ dù là tài sản có cũ, lạc hậu, hư hỏng… tới mức nào thì
vẫn còn là một lượng giá trị "cố định" có thể thu hồi được, kể cả trong trường hợp
100% hình thái vật chất của tài sản được thu hồi dưới dạng phế liệu.
Mức trích khấu hao hao trung bình h ng nà ăm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ (số năm ước tính)
Công thức xác định mức khấu hao hiện nay là:
Theo công thức xác định mức trích khấu hao trên đây không tính đến giá trị
thu hồi, như vậy làm cho cách tính đơn giản hơn, loại bỏ được một yếu tố ước tính


trong công thức nêu trên, nhưng theo tôi việc không đưa giá trị thu hồi vào công
thức xác định khấu hao là chưa phù hợp vì:
+ Trên thực tế có rất nhiều TSCĐ khi thanh lý sẽ thu hồi được (hoặc bán
được) với số tiền lớn, ví dụ như nhà cửa, ô tô…, nếu không tính tới giá trị thu hồi
thì tài sản cố định đã gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí
cao hơn thực tế.
Giá trị thu hồi là cái vốn có của TSCĐ, việc sử dụng giá trị thu hồi sẽ làm cho
TSCĐ không được phép khấu hao hết nguyên giá.Ví dụ như tài sản cố định có
nguyên giá 105 triệu đồng, giá trị thu hồi ước tính 5 triệu, thời gian sử dụng 10
năm, mức khấu hao 1 năm là 10 triệu ((105-5)/10) sau năm thứ 10 nếu TSCĐ vẫn
còn sử dụng tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể không phải trích khấu hao
nhưng giá trị còn trên sổ sách kế toán vẫn là 5 triệu đồng, điều đó không những
hợp lý mà còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối
với TSCĐ, đồng thời nếu có hiện tượng mất mát, làm hư hỏng… TSCĐ do các yếu
tố chủ quan của con người thì sẽ dễ dàng cho việc xác định mức trách nhiệm vật
chất, bắt bồi thường đối với người phạm lỗi.
Việc sử dụng chỉ tiêu giá trị thu hồi còn có tác dụng trợ giúp đắc lực cho quản
trị tài chính khi tiến hành công tác thanh lý TSCĐ, nó sẽ được hạch toán vào phần
chi phí để so sánh với phần thu do thanh lý, giúp tài sản cố định xác định được số
lãi (lỗ) hoạt động khác do thanh lý TSCĐ đem lại hợp lý hơn hiện nay.
Theo chế độ kế toán của các nước tiên tiến, kể cả kế toán Mỹ, người ta vẫn
đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định mức khấu hao, ngay cả khi sử dụng các
phương pháp khấu hao nhanh hay khấu hao theo sản lượng thì giá trị thu hồi được
coi là một chỉ tiêu giới hạn để khống chế tổng mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ.
Qua những nội dung trên thiết nghĩ ta cũng nên nghiên cứu để đưa giá trị thu hồi
vào công thức tính toán xác định và trích khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên việc ước tính
giá trị thu hồi như thế nào cho hợp lý lại là một bài toán cần phải có lời giải đáp
bằng cách nghiên cứu, hướng dẫn của cơ quan chức năng Nhà nước (tài chính,
thuế…) và tổ chức thực hiện ở các doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu giá trị thu hồi được
áp dụng thì công thức xác định mức khấu hao sẽ là:

Mức trích khấu hao trung bình h ng nà ăm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ _ Giá trị thu hồi(ước tính)
Thời gian sử dụng TSCĐ (số năm ước tính)
3. Quản lý TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá
Số lượng cũng như tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn sử
dụng được trong các doanh nghiệp ngày càng cao, điều đó chứng tỏ rằng phương
pháp khấu hao được áp dụng và việc tổ chức công tác kế toán để xác định mức
khấu hao là chưa phù hợp. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là làm sao cho thời gian
sử dụng TSCĐ ước tính để trích khấu hao càng sát tới thời gian sử dụng thực càng
tốt.
Trên thực tế hiện nay có những doanh nghiệp số TSCĐ đã khấu hao hết
nguyên giá vẫn còn sử dụng chiếm tới 55-60% trong tổng số TSCĐ (tính theo
nguyên giá) và xu hướng là tỷ trọng này ngày càng lớn. Và chính trong doanh
nghiệp có tỷ trọng TSCĐ đã hết khấu hao vẫn tham gia vào sản xuất lớn mà không
phải trích khấu hao, thì đương nhiên chỉ tiêu mức khấu hao hàng năm sẽ nhỏ, điều
không hợp lý này sẽ dẫn tới cơ cấu chi phí về giá thành sẽ thay đổi…gây khó khăn
lớn cho việc phân tích hoạt động kinh tế bởi vì khi tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sản xuất có liên quan đến TSCĐ như: số vòng quay của TSCĐ, tỷ suất lợi
nhuận tính trên toàn tài sản … sẽ không được chính xác, số liệu phân tích kém ý
nghĩa kinh tế.
Trong tương lai nếu các giải pháp đã nêu ở các mục trên đây được áp dụng thì
nó sẽ góp phần giảm thiểu số lượng TSCĐ có giá trị còn lại bằng không ở trong
các doanh nghiệp. Còn hiện tại để quản lý và khai thác có hiệu quả đối với những
TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn còn đang sử dụng, các doanh nghiệp cần
thực hiện tốt các nội dung sau đây:
+ Tổ chức kiểm kê đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã hết khấu hao,
nếu tài sản nào còn sử dụng tốt tăng cường chế độ quản lý hiện vật, tăng công suất
sử dụng và sớm có kế hoạch thay thế.
+ Mạnh dạn nhuợng bán, thanh lý những tài sản đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử

dụng kém. Vì nếu cứ cố kéo dài mãi việc sử dụng những tài sản này sẽ tốn kém
nhiều chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động, sản phẩm do chúng tạo ra
không đảm bảo chất lượng và có thể doanh nghiệp bị tụt hậu, kém khả năng cạnh
tranh do mất cơ hội để đầu tư trang thiết bị những loại TSCĐ mới có công nghệ
hiện đại, kỹ thuật tiên tiến.
+ Đưa nội dung phản ánh thực trạng về mặt kỹ thuật, công nghệ, tính năng,
tác dụng của những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá hiện có tại doanh nghiệp
vào trong báo cáo thuyết minh tài chính hàng năm. Tổ chức các hội nghị phân tích
đánh giá hiệu quả của việc tiếp tục sử dụng hay không sử dụng những tài sản này
để có quyết định kịp thời.
4. Quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Đối với việc trích khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ), các doanh nghiệp hiện
nay ứng xử khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình. Một số doanh
nghiệp trong ngành dệt, giấy, vận chuyển chất lỏng bằng lòng ống… đề nghị kéo
dài thời gian KHTSCĐ nhưng ngược lại, đối với máy móc thiết bị điện tử và phần
mềm tin học thì các doanh nghiệp có xu hướng muốn khấu hao nhanh hơn so với
quy định hiện hành. Dựa vào ba tiêu thức để xác định thời gian KHTSCĐ là tuổi
thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế; hiện trạng tài sản có; và mục đích, hiệu suất
sử dụng ước tính của TSCĐ thì các kiến nghị của các doanh nghiệp này âu cũng là
hợp lý.
Bên cạnh đó, trên thực tế doanh nghiệp Nhà nước đã phải vay nợ để trang bị
TSCĐ. Nếu áp dụng theo khung quy định hiện hành thì nhiều khi doanh nghiệp
không tìm ra nguồn để trả nợ thời hạn bởi vì thời hạn trả nợ và thời gian khấu hao
không trùng nhau. Xét về bản chất KHTSCĐ thì việc cho phép khấu hao nhanh để
trả nợ là không hợp lý song lại hợp tình bởi nó khuyến khích những doanh nghiệp
dám đầu tư vào đổi mới TSCĐ, hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Vì thế Nhà nước
có thể mở thêm một lối nhỏ cho các doanh nghiệp được khấu hao nhanh thêm một
mức nào đó giúp họ tạo được nguồn trả nợ. Tất nhiên, nếu doanh nghiệp nào có
nguồn thì cứ theo khung sẵn có mà vận dụng hoặc khấu hao nhanh hơn. Nhưng có
câu hỏi đặt ra là: "Như vậy có bất công bằng trong cạnh tranh hay không?". Tất

nhiên, nếu chúng ta làm như vậy sẽ gây ra phần nào sự bất công bằng trong cạnh
tranh nhưng có thể đạt được mục đich rất lớn là: khuyến khích các doanh nghiêp
mạnh dạn đầu tư vào những TSCĐ hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động,
giảm chi phí nhưng lại nâng cao được chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh
tranh với sản phẩm ngoại nhập, một mục tiêu rất quan trọng của đường lối phát
triển kinh tế của nước ta hiên nay.
Mặt khác, theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp cần thực hiện việc quản lý,
theo dõi các TSCĐ được giao quản lý như đối với các TSCĐ dùng trong hoạt động
kinh doanh. Để dám dùng, tính đủ, nếu các TSCĐ này có tham gia vào hoạt động
kinh doanh thì trong thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh , doanh
nghiệp phải thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, chế độ chưa quy định việc phân bổ nguồn từ số tiền
KHTSCĐ tạm dùng ra sao. Vì vậy, tiền khấu hao nên được phân bổ theo nguồn
TSCĐ, cụ thể như sau:
- Đối với những TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp giữ hộ
và những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của riêng doanh nghiệp mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý
thì số tiền khấu hao nộp Ngân sách Nhà nước.
- Đối với TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp thì số
tiền khấu hao được hạch toán tăng quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
Bên cạnh các vấn đề trên, việc tính toán nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
cũng có thể thay đổi phù hợp hơn với thực tế. Đối với các TSCĐ thuê tài chính,
liệu có nên tính nguyên giá TSCĐ loại này căn cứ vào số tiền thuê hàng năm trên
hợp đồng thuê mua không? hay lấy ngay nguyên giá thực tế mà các công ty cho
thuê hạch toán thì sẽ đơn giản hơn nhiều. Bản thân các công ty cho thuê khi có
được TSCĐ họ đã phải xác định nguyên giá TSCĐ đó. Các doanh nghiệp thuê

×