Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH
GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN HÀO HIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

T.p Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN HÀO HIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

H ướng dẫn khoa học:
T.S. HUỲNH THẾ DU

T.p Hồ Chí Minh, Năm 2017




-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân do tôi thực
hiện. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và chính
xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả thực hiện của luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Luận văn này không nhất thiết thể hiện quan điểm của Chương trình giảng dạy
kinh tế Fulbright hoặc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hào Hiệp


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright với sự hướng dẫn của thầy Huỳnh Thế Du. Hoàn thành luận văn này, tác giả muốn
được bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Huỳnh Thế Du, người đã giành nhiều công sức hướng
dẫn, đóng góp ý kiến cũng như giúp đỡ tác giả. Đồng thời, tác giả cũng chân thành cảm ơn
các giảng viên, nhân viên tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn.

Xin được cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ, và có những ý kiến
đóng góp quý báu nhằm hoàn thiện nội dung của luận văn. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới
các cơ quan và cá nhân đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu thực hiện luận
văn này.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn ở cạnh tôi, giành tình thương yêu, tin
tưởng và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Hào Hiệp


-iii-

TÓM TẮT
Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và cả nước,
tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng đã đặt ra nguy cơ tụt
hậu đối với Hải Phòng. Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Hải Phòng”
nhằm tìm ra yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và lực cản đối với sự phát triển của thành
phố dựa trên hai mục tiêu cơ bản (ngân sách và việc làm) thông qua khung phân tích năng
lực cạnh tranh địa phương của Porter được hiệu chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh so với các đối
thủ cạnh tranh tiềm năng trong nhóm so sánh.
Phân tích mục tiêu cơ bản về việc làm cho thấy Hải Phòng hiện chưa tạo được đủ
việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng. Cơ hội việc làm tại Hải Phòng cũng
kém hấp dẫn so với các địa phương khác. Lao động chủ yếu tập trung trong khu vực hộ cá
thể, nông nghiệp và công nghiệp thâm dụng lao động, là những khu vực Hải Phòng không
có nhiều tiềm năng để phát triển. Về ngân sách, Hải Phòng có nguồn thu lớn nhất từ thuế
gián thu từ hoạt động ngoại thương, nhưng ngân sách thành phố không được hưởng các
khoản này. Ngân sách địa phương khá hạn chế của Hải Phòng khi dẫn tới những khó khăn
trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành tiềm năng của thành phố.
Phân tích năng lực cạnh tranh theo khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương
cho thấy Hải Phòng có nhiều lợi thế về các yếu tố sẵn có. Tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên biển và du lịch thuận lợi để khai thác. Quy mô dân số và vị trí địa lý mở ra thị
trường và cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp địa phương, rất thuận lợi để phát triển
thương cảng quy mô lớn. Tuy vậy, năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương của Hải Phòng
còn khá yếu: Hạ tầng y tế và giáo dục về cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhưng

vẫn cần khắc phục về vấn đề chất lượng. Hạ tầng kỹ thuật giao thông và khu công nghiệp
của thành phố đã khá đầy đủ nhưng sự phát triển thiếu đồng bộ và khó tiếp cận đối với
doanh nghiệp. Chính sách điều hành của chính quyền thành phố còn nhiều hạn chế, đặc
biệt là về ngân sách - đầu tư, tính minh bạch của chính quyền và trách nhiệm giải trình với
người dân. Môi trường kinh doanh thiếu công bằng ảnh hưởng lớn tới hoạt động và sự phát
triển của các doanh nghiệp tại Hải Phòng, vốn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ. Cụm
ngành thế mạnh của thành phố là cảng biển đã khá phát triển nhưng gặp các giới hạn về
liên kết, cơ sở hạ tầng dù các điều kiện cầu thuận lợi.


-iv-

Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu kiến nghị các chính sách để nâng cao năng
lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng. Đối với chính phủ, kiến nghị việc xem xét cơ cấu
phân chia ngân sách để cân bằng giữa tính hiệu quả và công bằng đối với các địa phương.
Đối với Hải Phòng, các kiến nghị bao gồm: (i) cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận
nguồn lực của doanh nghiệp; (ii) cải cách khu vực công bao gồm cải cách hành chính, tính
năng động, thái độ và năng lực phục vụ của chính quyền, (iii) xây dựng niềm tin của người
dân và tận dụng vốn xã hội; (iv) tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và khuyến khích
khởi nghiệp; (v) tăng cường kết nối và phát triển cảng biển theo cấu trúc cụm ngành.


-v-

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh...................................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề chính sách và mục tiêu nghiên cứu.................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2

1.5. Cấu trúc luận văn........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh.......................................................................4
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh địa phương..................................................................4
CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG...........................7
3.1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Hải Phòng.....................................................7
3.1.1. Cơ cấu kinh tế...................................................................................................... 7
3.1.2. Cơ cấu việc làm và thu ngân sách........................................................................8
3.1.2.1. Cơ cấu lao động và việc làm.........................................................................8
3.1.2.2. Nguồn thu ngân sách...................................................................................10
3.1.2.3. Vai trò của cảng biển đối với ngân sách và tạo việc làm tại Hải Phòng.....13
3.2. Khả năng thu hút đối tượng tiềm năng của Hải Phòng.............................................15
3.2.1. Khả năng thu hút người giàu và người giỏi....................................................... 15
3.2.2. Khả năng thu hút doanh nghiệp.........................................................................16
3.2.2.1. Thu hút doanh nghiệp nước ngoài (vốn FDI)............................................. 16
3.2.2.2. Phát triển doanh nghiệp địa phương........................................................... 17
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Hải Phòng..................18
3.3.1. Nhóm yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương.......................................................18
3.3.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................18
3.3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................19
3.3.1.3. Quy mô địa phương.................................................................................... 20
3.3.2. Nhóm yếu tố năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương....................................... 21
3.3.2.1. Cơ sở hạ tầng xã hội................................................................................... 21
3.3.2.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật................................................................................ 23
3.3.2.3. Chất lượng chính sách điều hành của địa phương...................................... 26
3.3.3. Nhóm yếu tố năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp....................................31
3.3.3.1. Chất lượng môi trường kinh doanh.............................................................31
3.3.3.2. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp................................................33



-vi3.3.3.3. Trình độ phát triển của cụm ngành............................................................. 35
CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HẢI PHÒNG............40
4.1. Vấn đề nhìn từ mục tiêu ngân sách và việc làm........................................................40
4.2. Tổng hợp về năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng.................................... 41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 43
5.1. Kết luận.....................................................................................................................43
5.2. Kiến nghị chính sách.................................................................................................44
5.2.1. Kiến nghị chính sách đối với Chính phủ............................................................44
5.2.2. Kiến nghị chính sách đối với Hải Phòng........................................................... 44
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................. 46


-vii-

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: GRDP và thu NSNN các địa phương trong nhóm so sánh....................................1
Hình 2-1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương.................................................5
Hình 2-2: Mô hình “kim cương”............................................................................................6
Hình 3-1: Cơ cấu kinh tế theo khu vực của Hải Phòng......................................................... 7
Hình 3-2: Cơ cấu kinh tế theo loại hình kinh tế của Hải Phòng (2005÷2014)......................7
Hình 3-3:Cơ cấu lao động tại Hải Phòng phân theo một số chỉ tiêu......................................8
Hình 3-4: Cơ cấu lao động, việc làm tại Hải Phòng (2000÷2011)........................................ 9
Hình 3-5: Thu NSNN tại Hải Phòng (2000÷2015)..............................................................10
Hình 3-6: Cơ cấu thu nội địa trong thu NSNN của Hải Phòng............................................11
Hình 3-7: Thu NSNN Hải Phòng theo loại hình doanh nghiệp........................................... 11
Hình 3-8: Cơ cấu phân chia NSNN Hải Phòng (2015)........................................................12
Hình 3-9: Thu hải quan trong so sánh với tổng thu-chi ngân sách Hải Phòng....................13
Hình 3-10: Thu-chi NSNN năm 2015 của Nhóm so sánh................................................... 14
Hình 3-11: Tốc độ tăng dân số Hải Phòng (2005÷2015).....................................................15
Hình 3-12: Số liệu di cư đi và đến Hải Phòng (2004÷2009)............................................... 16

Hình 3-13: Thu hút vốn FDI của Nhóm so sánh (1996÷2016)............................................17
Hình 3-14: Số lượng doanh nghiệp tại địa phương trong Nhóm so sánh (năm 2005÷2014)
18
Hình 3-15: Diện tích, dân số và quy mô GRDP của Nhóm so sánh....................................21
Hình 3-16: Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI năm 2016 của nhóm so sánh.....................................24
Hình 3-17: Chỉ số PAPI của Nhóm so sánh (2011÷2015)................................................... 27
Hình 3-18: Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số PAPI Hải Phòng (2011÷2015)...................27
Hình 3-19: Thu và chi ngân sách bình quân đầu người Nhóm so sánh (2001÷2014).........29
Hình 3-20: Cơ cấu chi NSNN của Hải Phòng năm 2015.....................................................29
Hình 3-21: Cơ cấu chi NSNN đầu tư, giáo dục & y tế Hải Phòng (2008÷2014)................30
Hình 3-22: Cơ cấu chi đầu tư, chi giáo dục & y tế của Nhóm so sánh năm 2014...............30
Hình 3-23: Xếp hạng chỉ số PCI của Nhóm so sánh............................................................32
Hình 3-24: Chỉ số PCI của Hải Phòng (2006÷2016)........................................................... 32
Hình 3-25: Cơ cấu doanh nghiệp tại Hải Phòng.................................................................. 33
Hình 3-26: Cơ cấu vốn và Vốn bình quân doanh nghiệp Hải Phòng (2000÷2013).............34


-viiiHình 3-27: Sơ đồ cụm ngành Cảng biển ở Hải Phòng.........................................................36
Hình 3-28: Lượng hàng thông qua cảng biển Hải Phòng (năm 2006÷2016).......................37
Hình 3-29: Mô hình kim cương cụm ngành cảng biển tại Hải Phòng.................................39
Hình 4-1: Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng........................41

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Thu hút vốn FDI của Hải Phòng (1996÷2016)................................................... 16
Bảng 3-2: Lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển tại Hải Phòng................................25
Bảng 3-3: Tổng chi ngân sách của Nhóm so sánh (2001÷2014).........................................28


-ix-


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính Tp. Hải Phòng......................................................................52
Phụ lục 2: Dân số, GRDP và thu NSNN của Hải Phòng so với Bình Dương, Bắc Ninh,
Quảng Ninh (năm 2000 và 2015).........................................................................................53
Phụ lục 3: Diện tích tự nhiên, quy mô dân số và GRDP năm 2015 của các địa phương trong

nhóm so sánh........................................................................................................................54
Phụ lục 4: Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa Ngân sách địa phương và Ngân sách Trung
ương (năm 2007÷2017E).....................................................................................................54
Phụ lục 5: Số doanh nghiệp trong VNR500 của các địa phương trong Nhóm so sánh.......55
Phụ lục 6: Các địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam (Báo cáo PCI 2016).....................55
Phụ lục 7: Một số chỉ tiêu về giáo dục của Hải Phòng........................................................56
Phụ lục 8: Một số chỉ tiêu về Y tế tại các địa phương trong nhóm so sánh.........................60
Phụ lục 9: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Hải Phòng................................................61
Phụ lục 10: Phát triển Khu công nghiệp tại Hải Phòng trước năm 2007.............................64
Phụ lục 11: Cơ sở hạ tầng tại một số Khu công nghiệp tại Hải Phòng năm 2015...............65
Phụ lục 12: Phân tích các chỉ tiêu thành phần PCI của Hải Phòng......................................66
Phụ lục 13: Phân tích mô hình kim cương đối với cụm ngành cảng biển Hải Phòng.........83
Phụ lục 14: Danh sách các cảng biển chính tại Hải Phòng..................................................90
Phụ lục 15: Kết quả khảo sát doanh nghiệp tại Hải Phòng Những điểm yếu của hệ thống cơ
sở hạ tầng logistics ở cảng Hải Phòng................................................................................. 94


-x-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BR-VT
CNTT
DDI

FDI
GDP
ICD
KCN
Nhóm so sánh

NGTK
NSNN
PAPI

PCI
PPP
TEU

THCN
Tp.HCM
vùng ĐBSH


-1-

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh
Hải Phòng là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) với
hệ thống cảng có vai trò quan trọng trong xuất - nhập khẩu và lưu chuyển hàng hóa của
miền Bắc. Năm 2000÷2015, Hải Phòng luôn đứng trong nhóm có tổng sản phẩm địa
phương (GRDP) cao nhất cả nước (tương ứng thứ 5 và 6 cả nước). Trong giai đoạn này, thu
ngân sách nhà nước (NSNN) của Hải Phòng cũng đứng thứ 4 cả nước (sau Tp. Hồ Chí
Minh, Hà Nội và Bà Rịa - Vũng Tàu). Tính riêng trong vùng ĐBSH, Hải Phòng chỉ xếp sau
Hà Nội trong đóng góp GRDP và thu NSNN.

Hình 1-1: GRDP và thu NSNN các địa phương trong nhóm so sánh

250
200
150
15,0

0,3

50

13,1

100
1,2

Nghìn tỷ VND

300

0
Cần
Thơ

Bắc
Ninh

800
600


70,1

3,9

200

63,4

400
4,9

Nghìn tỷ VND

1.000

0
Đà
Nẵng

Vĩnh
Phúc

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê (NGTK) các địa phương Dù luôn là trung tâm kinh
tế lớn của cả nước, nhưng Hải Phòng đang dần bị các địa phương khác bắt kịp và vượt qua:
Năm 2000, Bình Dương có dân số và GRDP chỉ bằng khoảng ½ so với Hải Phòng, nhưng
tới năm 2015, tỉnh này đã có dân số tương đương và có GRDP gấp 1,55 lần Hải Phòng.
Tương tự, các địa phương khác trong vùng ĐBSH như: Quảng Ninh, Bắc Ninh,… cũng có
sự phát triển mạnh mẽ và đã thu hẹp đáng kể khoảng cách



-2-

phát triển so với Hải Phòng (Phụ lục 2). Điều này đặt ra nguy cơ bị tụt hậu và thách thức lớn
cho Hải Phòng trong việc duy trì vị thế trung tâm kinh tế của vùng ĐBSH và của cả nước.

Bên cạnh đó, năng lực điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh của Hải Phòng
cũng không được các doanh nghiệp đánh giá cao. Dù xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của Hải Phòng năm 2016 (thứ 21 cả nước) đã tăng đáng kể từ năm 2014 (thứ
34), nhưng những điểm yếu cố hữu: chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai, tính năng
động của chính quyền, ít được cải thiện.
1.2. Vấn đề chính sách và mục tiêu nghiên cứu
Sự vươn lên mạnh mẽ của các tỉnh trong vùng ĐBSH và các trung tâm kinh tế lớn
của cả nước đặt ra nguy cơ bị tụt hậu của Hải Phòng và cho thấy thách thức lớn cho thành
phố trong việc duy trì vị thế trung tâm kinh tế của vùng và của cả nước. Để đạt được các
mục tiêu này và phát triển trở thành “thành phố cảng xanh, văn minh hiện đại phát triển
1

bền vững” , Hải Phòng cần cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Vì vậy, tác giả chọn đề
tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng” nhằm phân tích các yếu
tố chính cấu thành năng lực cạnh tranh của thành phố, đề xuất những biện pháp khả thi
giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố dựa trên kết quả nghiên cứu.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu bao gồm:
(i) Hiện trạng năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng như thế nào?
(ii) Chính sách nào cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính bằng việc: (i) Thu thập thông tin, số liệu
thứ cấp sẵn có (Niên giám thống kê, báo cáo PCI, báo cáo PAPI…) để có nhận định và
phân tích về năng lực cạnh tranh của Hải Phòng. (ii) Thu thập dữ liệu từ các nhóm đối
tượng có liên quan bổ sung cho lập luận và phân tích. (iii) Nhận dạng các yếu tố cốt lõi

quyết định năng lực cạnh tranh của thành phố, từ đó đưa ra kiến nghị chính sách.
Năng lực cạnh tranh của Hải Phòng được đặt trong so sánh với nhóm đối thủ cạnh
tranh tiềm năng (sau đây gọi là Nhóm so sánh). Trong nghiên cứu, nhóm này được lựa chọn
gồm: (i) nhóm địa phương trong vùng ĐBSH đã có sự vươn lên mạnh mẽ: Quảng Ninh, Bắc

1Nghị quyết số 12-NQ/ĐH, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lần thứ XV, nhiệm kỳ 20152020, 10/2015


-3-

Ninh,Vĩnh Phúc, Hải Dương; (ii) nhóm trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh
(Tp.HCM), Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) và Bình Dương.
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm năm chương: (i) Chương 1 nêu lên bối cảnh, vấn đề chính sách, câu
hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; (ii) Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, khung
phân tích; (iii) Chương 3 nêu lên thực trạng của năng lực cạnh tranh của Hải Phòng trên cơ
sở hai mục tiêu chủ yếu và thu hút các đối tượng tiềm năng; phân tích các yếu tố tác động
tới năng lực cạnh tranh; (iv) Chương 4 tổng hợp và đánh giá năng lực cạnh tranh của thành
phố; (v) Chương 5 kết luận và kiến nghị các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Hải Phòng dựa trên các kết quả phân tích đã thực hiện.


-4-

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Mỗi địa phương đều hướng tới sự phát triển thịnh vượng thông qua việc thực hiện
hai mục tiêu cơ bản: (i) tạo việc làm và thu nhập cho người dân, (ii) ngân sách đảm bảo
cung cấp dịch vụ công. Để thực hiện các mục tiêu này, địa phương cần phải thu hút được
các đối tượng tiềm năng: doanh nghiệp tới kinh doanh, người có năng lực đến làm việc và

người khá giả tới cư trú (Peterson, 1981 trích theo Huỳnh Thế Du, 2016), thông qua việc
nâng cao “năng lực cạnh tranh” của mình.
“Năng lực cạnh tranh” thể hiện khả năng cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ của
một địa phương khi so sánh với các sản phẩm từ các địa phương khác (Webster và Muller,
2000). Việc sản xuất hàng hóa có giá trị cao với giá thành thấp tương ứng với quá trình
nâng cao năng suất của địa phương. Vì vậy, năng suất là yếu tố quyết định quan trọng nhất
của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người (Porter,
2008). Để tăng trưởng năng suất bền vững, nền kinh tế phải liên tục tự nâng cấp mình.
Vì vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh, nghiên cứu tập trung vào: (i) đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh thông qua cơ cấu ngân sách, việc làm cũng như khả năng thu hút
các đối tượng tiềm năng; (ii) phân tích các yếu tố có tác động tới năng lực cạnh tranh, tìm
ra các yếu tố quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh.
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh địa phương
Nghiên cứu sử dụng khuôn khổ phân tích năng lực cạnh tranh của Porter (2008), được
hiệu chỉnh cho cấp độ địa phương bởi Vũ Thành Tự Anh (2016). Theo khung phân tích này,
năng suất và tốc độ tăng năng suất của địa phương được quyết định bởi ba nhóm yếu tố:

“Các yếu tố sẵn có của địa phương” gồm: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, hay
quy mô của địa phương… bao gồm số lượng, chất lượng, khả năng khai thác của các
nguồn lực. Những yếu tố này là đầu vào cần thiết cho việc cạnh tranh của địa phương và
cho cả các doanh nghiệp hoạt động trong địa phương đó.
“Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương” gồm các nhân tố cấu thành môi trường hoạt
động của doanh nghiệp địa phương, gồm: (i) chất lượng của hạ tầng xã hội (văn hoá, giáo dục,
y tế); (ii) chất lượng của hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, hệ thống cấp điện - nước, viễn
thông); (iii) các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khoá, điều hành và


-5-

cung cấp dịch vụ công. Các yếu tố trên không trực tiếp “tạo ra” năng suất hay năng lực cạnh

tranh, nhưng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất.

Hình 2-1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

Môi trường kinh doanh

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý

Quy mô địa phương

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2016)
“Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp” có tác động trực tiếp tới năng suất
của doanh nghiệp, bao gồm: chất lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm
ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Trong đó, trình độ phát triển của cụm
ngành được phân tích thông qua mô hình kim cương (Porter, 2008) gồm các yếu tố: (i) các
điều kiện nhân tố đầu vào, (ii) các ngành hỗ trợ và liên quan, (iii) các điều kiện cầu, (iv)
bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh.


-6Hình 2-2: Mô hình “kim cương”

Nguồn: Porter (2008), trích trong Vũ Thành Tự Anh (2011)



-7-

CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Hải Phòng
3.1.1. Cơ cấu kinh tế
Năm 2000÷2015, cơ cấu kinh tế của Hải Phòng cho thấy đóng góp rất lớn nhất của nhóm
ngành dịch vụ với khoảng 50% GRDP. Tỷ phần nhóm ngành công nghiệp, xây dựng tăng đáng
kể (từ mức 34,1% lên 40,9% GRDP), tương ứng là sự sụt giảm 10 điểm phần trăm về tỷ phần
của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Điều này cho thấy sự chuyển dịch tích cực của
cơ cấu kinh tế thành phố từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Hình 3-1: Cơ cấu kinh tế theo khu vực của Hải Phòng

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Năm 2015

7,5%

Năm 2010

10,0%

Năm 2005
Năm 2000
0%

Nguồn: Tổng hợp NGTK Hải Phòng các năm


Hình 3-2: Cơ cấu kinh tế theo loại hình kinh tế của Hải Phòng (2005÷2014)
2006
201
4
201
3
201
2
2011
201
0
200
9
200
8
200
7

2005


34%
0

Nguồn: Tổng hợp NGTK Hải
Phòng

24%

23%


31%


-8-

Cơ cấu GRDP theo thành phần kinh tế trong 10 năm (2005÷2014) cho thấy đóng góp
rất lớn của khu vực ngoài nhà nước với khoảng ½ GRDP. Trong đó, vai trò của khu vực tư
nhân và cá thể ngày một tăng, tương ứng với khoảng ¼ GRDP cho mỗi khu vực trong năm
2014. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự sụt giảm về tỷ phần của khu vực nhà nước và khu
vực kinh tế tập thể đối với GRDP của thành phố.
3.1.2. Cơ cấu việc làm và thu ngân sách
3.1.2.1. Cơ cấu lao động và việc làm
Lực lượng lao động của thành phố phân bổ khá đều giữa khu vực thành thị (42,1%)
và nông thôn (57,9%). Dù cao gấp 1,4 lần so với bình quân của cả nước (tương ứng là
30,4%), nhưng tỷ phần lao động tại thành thị của Hải Phòng thấp nhất trong các thành phố
trực thuộc Trung ương. Chỉ có hơn 30% số lao động tại Hải Phòng làm việc tại các doanh
nghiệp và 12,8% làm việc trong các cơ sở kinh tế cá thể. Như vậy, có tới hơn ½ số lao động
của thành phố làm việc trong khu vực phi chính thức (tự làm), và do đó không được hưởng
phúc lợi xã hội của nhà nước đối với người lao động.
Hình 3-3:Cơ cấu lao động tại Hải Phòng phân theo một số chỉ tiêu

Nguồn: Tổng hợp NGTK Hải Phòng
Lực lượng lao động của Hải Phòng cũng phân bố khá đều giữa các khu vực: nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dù nông nghiệp là ngành tập trung nhiều lao động nhất
nhưng lượng lao động trong ngành tăng thấp hơn mức tăng chung của lực lượng lao động
trong giai đoạn năm 2000÷2011 (Hình 3-4). Điều này phản ánh sự chuyển dịch lao động từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch diễn ra khá

chậm. Khu vực dịch vụ tạo ra 36,1% số việc làm, tập trung trong khu vực dịch vụ phi chính

thức (thương mại, kinh doanh nhỏ). Đối với khu vực chính thức, lao động tập trung tại các
ngành: vận tải kho bãi, du lịch và trong khu vực công (y tế, giáo dục, quản lý nhà nước,…).


30%
40%

30%

tương

đối (%)

20%

Tăng trưởng

10%

Tăng trưởng TB của lực lượng lao độn

0%
Nông nghiệp; 317.184

-10%

Kích cỡ hình tròn thể hiện quy mô lao động
trong ngành, số sau tên ngành là số lượng lao
động trong ngành trong năm 2011
-20%


Hình 3-4: Cơ cấu lao động, việc làm tại Hải Phòng (2000÷2011)


-101

Khu vực công nghiệp tạo ra khoảng /3 số lượng việc làm, tập trung tại các ngành
thâm dụng lao động (dệt-may, da giày), vật liệu xây dựng (khai khoáng, xi măng), cơ khí
và đóng tàu. Các ngành công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị điện, điện tử tuy có mức
tăng trưởng cao nhưng chưa tạo nhiều việc làm cho lực lượng lao động của thành phố.
3.1.2.2. Nguồn thu ngân sách
Thu NSNN của Hải Phòng chủ yếu là thu hải quan từ hoạt động ngoại thương (thuế
xuất-nhập khẩu, thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu…) qua hệ thống cảng
biển của thành phố. Nguồn thu này đã tăng 13,6 lần kể từ năm 2000, đóng góp khoảng
2

70% tổng thu ngân sách thành phố trong năm 2015 và tiếp tục tăng trong năm 2016 .
Hình 3-5: Thu NSNN tại Hải Phòng (2000÷2015)

2015
2014

9.

2010

6

2005


2

2000

2.893

920
0
Thu Ngân Sách (Tỷ VND)

Nguồn: Tổng hợp NGTK Hải Phòng
Thu nội địa cũng tăng 14 lần từ năm 2000, nhưng chỉ chiếm từ 20÷25% tổng thu NSNN
tại Hải Phòng. Điều này cho thấy đóng góp từ các ngành khác của nền kinh tế Hải Phòng
vào ngân sách là khá khiêm tốn so với thu hải quan. Trong đó, thu NSNN từ hoạt động sản
xuất kinh doanh (từ khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực FDI) chiếm khoảng
60% thu nội địa trong năm 2015. Các khoản thu khác: thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Lệ
phí trước bạ, phí xăng dầu cũng có tốc độ tăng khá nhanh kể từ năm 2005.


2 Thống kê sơ bộ cho thấy Thu ngân sách nhà nước Tp. Hải Phòng năm 2016 đạt 62.640 tỷ VND, trong đó
thu hải quan đạt 43,240 tỷ VND, tương ứng 69,0% thu NSNN


-11Hình 3-6: Cơ cấu thu nội địa trong thu NSNN của Hải Phòng

Khu vực nhà nước
Thu nhà, đất

2015


2014

2010

23%

2005

32%

0

Nguồn: Tổng hợp NGTK Hải Phòng và Quyết toán NSNN Thống kê cũng cho thấy sự tăng
trưởng mạnh trong thu NSNN từ khu vực ngoài nhà nước và FDI: năm 2005, thu NSNN từ
khu vực nhà nước gấp 1,25 lần tổng thu từ hai khu
vực trên; tới năm 2015, thu NSNN từ ba khu vực này là tương đối đồng đều. Cơ cấu nguồn thu
từ các khu vực kinh tế cũng có sự khác biệt khá lớn: (i) thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ
đặc biệt,…) chiếm phần lớn thu ngân sách từ khu vực kinh doanh trong nước, tương ứng trên
2

70% số nộp ngân sách; (ii) thuế trực thu (thuế TNDN và tiền thuê đất) chiếm tới /3 thu ngân
sách của khu vực FDI. Với tính lũy thoái, thuế gián thu là loại thuế không nên bị lạm dụng
hoặc khai thác quá mức. Việc dựa khá nhiều vào thuế gián thu cho thấy cơ cấu thiếu bến vững
của nguồn thu ngân sách khu vực kinh doanh trong nước tại Hải Phòng.

Hình 3-7: Thu NSNN Hải Phòng theo loại hình doanh nghiệp


×