BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----
-----
TRẦN NHÂN PHÚC
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC XẾP HẠNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----
-----
TRẦN NHÂN PHÚC
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC XẾP HẠNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62340102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.
TS. NGUYỄN VĂN DŨNG
2.
TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, dữ liệu
và kết quả đưa ra trong luận án là trung thực và nội dung luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Người cam đoan
Tác giả
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Thầy Cô thuộc Trường Đại
học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh,
đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình
đào tạo, giúp tôi có được những kiến thức cần thiết để thực hiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn
Dũng và TS. Đặng Ngọc Đại đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận án.
Tiếp theo, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới tập thể đồng nghiệp đã
luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án.
Và cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, người than đã cổ vũ và
truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh
12/2017
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Tóm tắt đóng góp mới
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.
Lý do chọn đề tài……………………………………………
1.2.
Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ……………
1.2.1.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước ……………………
1.2.2.
Tình hình nghiên cứu trong nước ……………………
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...………
1.3.1.
Mục tiêu nghiên cứu ………………………………
1.3.2.
Câu hỏi nghiên cứu …………………………………
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu………………………………
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu …………………………………
1.5.
Phương pháp nghiên cứu ……………………………
1.5.1.
Phương pháp định tính ………………………………
1.5.2.
Phương pháp định lượng……………………………
1.6.
Đóng góp mới của luận án…………………………
1.7.
Cấu trúc của luận án…………………………………
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.
Hiệu quả tài chính của công ty niêm yết..……………
2.1.1
Công ty niêm yết .……………………………………
2.1.2
Hiệu quả tài chính và tiêu chí đo lường……………
2.2.
Mức xếp hạng quản trị công ty…………………….
2.2.1
Quản trị công ty ……………………………………
2.2.1.1.
Khái niệm quản trị công ty …………………………
2.2.1.2.
Một số lý thuyết liên quan quản trị công ty …………
iv
2.2.1.3.
Các nguyên tắc quản trị công ty ……………………
2.2.1.4.
Đặc điểm quản trị công ty của Việt Nam…………
2.2.2.
Mức xếp hạng Quản trị công ty……………………
2.2.2.1.
Đánh giá quản trị công ty cấp quốc gia ……………
2.2.2.2.
Đánh giá quản trị công ty cấp công ty ……………
2.3.
Mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu quả tài chín
2.4.
Thành phần mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu
2.5.
Đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu ………………
2.5.1.
Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ………………
2.5.1.1.
Mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu quả tài chín
2.5.1.2.
Thành phần cấu thành mức xếp hạng quản trị công
2.5.2.
Mô hình nghiên cứu ………………………………
2.5.3.
Mô tả biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát
2.5.4.
Thiết lập phương trình hồi quy ……………………
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.
Quy trình nghiên cứu ………………………………
3.2.
Xây dựng thang đo…………………………………
3.2.1.
Thang đo mức xếp hạng quản trị công ty…………
3.2.2.
Thang đo HĐQT và trách nhiệm HĐQT ...…………
3.2.3.
Thang đo Công bố thông tin và tính minh bạch ……
3.2.4.
Thang đo Quyền cổ đông …………………………
3.2.5.
Thang đo Vai trò các bên liên quan ………………
3.3.
Thiết kế nghiên cứu ………………………………
3.3.1.
Nghiên cứu định tính ………………………………
3.3.2.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ ………………………
3.3.3.
Nghiên cứu định lượng chính thức…………………
3.3.3.1.
Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập …………
3.3.3.2.
Phương pháp xử lý dữ liệu và lý giải kết quả………
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.
Kiểm tra dữ liệu……………………………………
4.2.
Kết quả nghiên cứu ………………………………
4.2.1
Thống kê mô tả biến ………………………………
4. 2.2..
Kiểm định tương quan cặp giữa biến độc lập và cá
v
4.3.
Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với tập dữ liệu tổng thể……………………….
77
4.
3.1.Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROA ………………………….………….. 77
4.
3.2.Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROE ………………………….………….. 79
4.
3.3.Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với biến TobinQ và PBV ……………………. 83
4.
4.Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội với thành phần của CG ………………………….. 86
4.
5.Kết quả hồi quy bội theo phân tổ thống kê đối với công ty có yếu tố sở hữu nhà nước
và không có sở hữu nhà nước …………………………………….……………………..93
5.1.Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội ROA, ROE, Tobin’Q, PBV đối với biến CG đối
4.
với nhóm công ty có sở hữu nhà nước ……………
4.5.2.
Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội ROA, ROE, T
với nhóm công ty không có sở hữu nhà nước ….……
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1.
Kết luận ……………………………………………
5.2
Hàm ý một số chính sách nhằm nâng cao mức xếp
5.2.1.
Các thành phần của mức xếp hạng quản trị công ty
5.2.1.1.
Minh bạch và công bố thông tin ……………………
5.2.1.2.
HĐQT và trách nhiệm HĐQT………………………
5.2.1.3.
Bảo vệ quyền cổ đông ………………………………
5.2.1.4.
Vai trò các bên liên quan……………………………
5.2.2.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước…………………
5.2.3.Đối với nhà đầu tư…………………………………………………………………….....
5.3.Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. ……………………………….
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………….
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các ký hiệu,từ
viết tắt
BGĐ
BKS
CTCK
CTCP
CTNY
DNNN
ĐHCĐ
HĐQT
IFC
ICGN
OECD
PL
ROA
ROE
ROI
SGDCK
TP.HCM
SGDCK HN
TGĐ
TTCK
UBCKNN
WB
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các cách đánh giá mức xếp hạng quản trị công ty…………………
34
Bảng 2.2: Tổng hợp một số mô hình nghiên cứu mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu
quả tài chính……………………………………………………………… 44
Bảng 2.3: Tổng hợp một số mô hình nghiên cứu thành phần mức xếp hạng quản trị công
ty và hiệu quả tài chính……………………………………………......
46
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo HĐQT và trách nhiệm HĐQT ………..
61
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Công bố thông tin và tính minh bạch …
62
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Quyền cổ đông ………………………..
64
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Vai trò các bên liên quan ……………..
64
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến ………………………………………………….
73
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan …………………………………………………….
76
Bảng 4.3: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROA trên tập dữ liệu tổng thể…
78
Bảng 4.4: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROE trên tập dữ liệu tổng thể …
80
Bảng 4.5: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với Tobin’Q trên tập dữ liệu tổng
thể… 83
Bảng 4.6: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với PBV trên tập dữ liệu tổng thể…..
84
Bảng 4.7: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối ROA với các thành phần của CG …..
87
Bảng 4.8: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối ROE với các thành phần của CG……
88
Bảng 4.9: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối Tobin’Q với các thành phần của CG..
89
Bảng 4.10: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối PBV với các thành phần của CG…..
90
Bảng 4.11: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROA trên tập dữ liệu có SHNN..
94
Bảng 4.12: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROE trên tập dữ liệu có SHNN..
95
Bảng 4.13: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với Tobin’Q trên tập dữ liệu có
viii
SHNN………………………………………………………………………….
Bảng 4.14: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với PBV trên tập dữ liệu có SHNN
Bảng 4.15: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROA trên tập dữ liệu không có
SHNN………………………………………………………………………….
Bảng 4.16: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với ROE trên tập dữ liệu không có
SHNN…………………………………………………………………………
Bảng 4.17: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với Tobin’Q trên tập dữ liệu không
có SHNN……………………………………………………………………...
Bảng 4.18: Kết quả xử lý hồi quy tuyến tính bội đối với PBV trên tập dữ liệu không có
SHNN…………………………………………………………………………
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống quản trị công ty……………………………………………………
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu tổng hợp mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu quả tài
chính …………………………………………………………………………
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu tổng hợp thành phần mức xếp hạng quản trị công ty và
hiệu quả tài chính ……………………………………………………………………….
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của luận án …………………………………………….
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………...
Hình 4.1: Đồ thị biểu thị tương quan giữa tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và mức
xếp hạng quản trị công ty đối với tập dữ liệu tổng thể………………………
Hình 4.2: Đồ thị biểu thị tương quan giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và
mức xếp hạng quản trị công ty đối với tập dữ liệu tổng thể…………………
Hình 4.3: Đồ thị biểu thị tương quan giữa Tobin’Q và mức xếp hạng quản trị công ty
đối với tập dữ liệu tổng thể………………………………………………….
Hình 4.4: Đồ thị biểu thị tương quan giữa PBV và mức xếp hạng quản trị công ty đối
với tập dữ liệu tổng thể…………………………………………………........
Hình 4.5: Đồ thị biểu thị tương quan giữa ROA và các thành phần của CG………......
Hình 4.6: Đồ thị biểu thị tương quan giữa ROE và các thành phần của CG………......
Hình 4.7: Đồ thị biểu thị tương quan giữa Tobin’Q và các thành phần của CG……….
Hình 4.8; Đồ thị biểu thị tương quan giữa PBV và các thành phần của CG……….......
x
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện để nghiên cứu và kiểm định sự ảnh hưởng
của mức xếp hạng quản trị công ty đối với hiệu quả tài chính của công ty niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên thế giới, tại những nền kinh tế phát triển, quản trị công ty rất được coi
trọng, các quốc gia đều ban hành Quy chế quản trị công ty dựa theo các nguyên tắc
quản trị công ty của tổ chức OECD, và có rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
quản trị công ty thông qua mức xếp hạng quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của
công ty niêm yết. Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, thị
trường chứng khoán mới thành lập với khung pháp lý chưa hoàn thiện thì quản trị
công ty lại càng cần thiết để tạo ra những chẩn mực trong điều hành, giám sát hoạt
động của công ty.
Để thấy rõ hơn tầm quan trọng của quản trị công ty, cần phải có những
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quản trị công ty đối với hoạt động của công ty.
Nghiên cứu này được thực hiện để góp một phần vào việc khẳng định tầm quan
trọng của quản trị công ty thông qua sự ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của công
ty cũng như hàm ý những chính sách để nâng cao hiệu quả quản trị công ty.
Nghiên cứu được thực hiện theo hai phương pháp là định tính và định lượng:
phương pháp định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm,
phỏng vấn một số đối tượng có liên quan để nghiên cứu khám phá về tác động của
quản trị công ty đối với hiệu quả tài chính của công ty niêm yết, xây dựng bảng câu
hỏi nghiên cứu; nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định thang đo và kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu định tính khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nghiên
cứu, đồng thời đánh giá và xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu
định lượng được thực hiện hai lần, lần thứ nhất để kiểm định thang đo hình thành
bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức, lần thứ hai để kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của quản trị công đến hiệu quả tài
chính của công ty niêm yết, góp phần khẳng định tầm quan trọng của quản trị công
ty, giúp các nhà quản lý, điều hành hiểu rõ hơn sự cần thiết và tầm quan trọng của
việc áp dụng các quy tắc về quản trị công ty trong quản lý, điều hành. Từ kết quả
xi
nghiên cứu, luận án hàm ý một số chính sách để nâng cao mức xếp hạng quản trị
công ty niêm yết theo ba nhóm: các chính sách đối với các thành phần cấu thành
mức xếp hạng quản trị công ty, các chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước, và
các chính sách đối với nhà đầu tư.
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài
Quản trị công ty là một hệ thống, bao gồm các mối quan hệ giữa ban giám
đốc, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định
hướng và sự kiểm soát công ty. Các quan hệ này được xác định một phần bởi luật
pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Quản trị công ty tốt có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lành mạnh, thúc đẩy hoạt
động của công ty, tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên
ngoài ở mức chi phí thấp hơn. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi
ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển
bền vững. Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi, việc tăng
cường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách công
quan trọng. Quản trị công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng
hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, và
dẫn đến việc phát triển thị trường vốn. Quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm mức
độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài (IFC,
2010)
Trong Cẩm nang quản trị công ty năm 2010, IFC cho thấy quản trị công ty
có vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp:
(1)
Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh: quản trị công ty
tốt sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các
vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý.
Nhiều vấn đề có thể sẽ được phát hiện sớm giúp giải quyết tốt hơn khi có sự kết hợp
giữa tinh thần trách nhiệm cao, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Bằng việc xây
dựng quy định về chế độ lương, thưởng dựa trên kết quả kinh doanh, quản trị công
ty sẽ giúp cải thiện hiệu quả công việc quản lý của BGĐ. Không những thế, quản trị
công ty tốt còn giúp cải thiện quy trình ra quyết định, các quyết định được đưa ra
chính xác, kịp thời hơn khi có đầy đủ thông tin và quá trình liên lạc được tổ chức
hiệu quả, điều này sẽ giúp hiệu quả của các hoạt động tài chính và kinh doanh của
công ty được nâng cao một cách đáng kể ở mọi cấp độ. Ngoài ra, quản
2
trị công ty tốt còn giúp tổ chức thực hiện tốt hơn các quy trình kinh doanh, hoạt
động của công ty dẫn đến năng suất cao hơn và chi phí vốn thấp hơn, góp phần nâng
cao doanh số và lợi nhuận cùng với sự giảm thiểu trong chi phí và nhu cầu về vốn.
Hệ thống quản trị công ty tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết
những xung đột liên quan tới công ty, giữa cổ đông với cổ đông, giữa cổ đông với
các bên có quyền lợi liên quan.
(2)
Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn: những công ty được quản trị
tốt sẽ gây được cảm tình với nhà đầu tư, làm cho nhà đầu tư tin rằng các tài sản của
công ty sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cổ đông chứ không phải để
phục vụ cho lợi ích riêng của các cán bộ quản lý. Niềm tin của nhà đầu tư được xây
dựng dựa trên sự minh bạch, dễ tiếp cận, kịp thời, đầy đủ, và chính xác của thông
tin ở mọi cấp độ. Khi tính minh bạch trong công ty được nâng cao, các
nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi khi họ có cơ hội được cung cấp thông tin về hoạt động
kinh doanh và các số liệu tài chính của công ty, dù những thông tin được công bố
mang tính tiêu cực đi chăng nữa, các cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi do họ có cơ
hội để giảm thiểu rủi ro. Ngày nay, các thị trường chứng khoán ngày càng yêu cầu
các công ty niêm yết phải tuân thủ những tiêu chuẩn quản trị nghiêm ngặt hơn, vì
vậy, để tiếp cận nguồn vốn, các công ty phải xây dựng hệ thống quản trị công ty đáp
ứng những tiêu chuẩn về quản trị công ty. Theo báo cáo khảo sát ý kiến nhà đầu tư
toàn cầu của Viện nghiên cứu kinh tế McKinsey vào tháng 7 năm 2002 cho thấy,
15% các nhà đầu tư tổ chức ở Tây Âu xem quản trị công ty quan trọng hơn các số
liệu tài chính trong khi ở Đông Âu và Châu Phi là 40%. Tỷ lệ này ở Bắc Mỹ là 7%,
Châu Á là 21% và Châu Mỹ Latin là 18%.
(3)
Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản : những công ty có hệ thống quản
trị công ty tốt sẽ có nhiều khả năng huy động được nguồn vốn giá rẻ. Chi phí vốn
phụ thuộc vào sự cảm nhận của các nhà đầu tư về mức độ rủi ro của công ty, nếu rủi
ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Nếu nhà đầu tư thấy quyền lợi của mình được
bảo vệ thì sẽ sẵn sàng quyết định đầu tư giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và kiếm
được những khoản tín dụng dài hạn. Đối với thị trường mới nổi như Việt Nam,
quản trị công ty có ảnh hưởng rất lớn vì hệ thống pháp lý chưa hoàn
3
thiện nên quyền lợi của nhà đầu tư chưa được bảo vệ đúng mức, vì vậy, chỉ cần một
sự cải thiện nhỏ trong vấn đề quản trị mà công ty áp dụng cũng có thể tạo nên một
sự khác biệt to lớn đối với các nhà đầu tư và nhờ đó giảm bớt chi phí vốn. Theo báo
cáo khảo sát ý kiến nhà đầu tư toàn cầu của Viện nghiên cứu kinh tế McKinsey vào
tháng 7 năm 2002, các nhà đầu tư trong diện được khảo sát sẵn sàng trả giá cao hơn
cho cổ phiếu của các công ty được quản trị tốt với tỷ lệ Nga là 38%, Trung Quốc là
25%, Braxin là 24%, Ba Lan là 23%, Mỹ là 14% và Đức là 13%.
(4)
Nâng cao uy tín của công ty : ngày nay, uy tín của một công ty có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, vì uy tín góp phần làm nên giá
trị thương hiệu, giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của công ty. Những công ty có
hệ thống quản trị công ty tốt sẽ tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các
chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính, khi đó, những công ty này sẽ dành
được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu.
Niềm tin của công chúng và giá trị thương hiệu có thể khiến người ta tin tưởng hơn
vào các sản phẩm của công ty, và điều này sẽ dẫn đến việc nâng cao doanh số, từ đó
dẫn đến việc gia tăng lợi nhuận, ngoài ra hình ảnh tích cực và uy tín của một công
ty đóng vai trò quan trọng trong việc định giá công ty giúp gia tăng giá trị công ty.
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển hết sức năng động,
số lượng các công ty, đặc biệt là các công ty cổ phần đại chúng đã gia tăng nhanh
chóng. Hàng trăm công ty đã mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh, một số công
ty đã phát triển và trở thành các công ty tầm cỡ khu vực và tiến tới là công ty toàn
cầu. Song song đó, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập gần như toàn diện với mức độ
liên kết ngày càng sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình đó, áp
lực cạnh tranh đối với các công ty ngày càng gay gắt dẫn tới yêu cầu phải hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả quản trị công ty, đảm bảo vừa phải tuân thủ đúng các
quy định của quốc gia, vừa phải phù hợp với các nguyên tắc, tập quán và thông lệ
tốt nhất của quốc tế. Quản trị công ty là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết hiện nay đối với
doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, nhận thức về vai trò
4
của quản trị công ty cũng như việc thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty chưa
được các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện đúng mức. Điều này được phản ánh
qua kết quả đánh giá về quản trị công ty tại Việt Nam của WB (2006) và IFC (2010,
2011, 2012, 2016), theo đó, khung pháp lý về quản trị công ty chưa hoàn thiện và
việc chấp hành những nguyên tắc quản trị công ty chưa được các doanh nghiệp thực
hiện nghiêm túc. Chỉ những lĩnh vực bị quy định chặt chẽ như đối xử công bằng với
các cổ đông và quyền của cổ đông đạt điểm số cao nhất. Trong khi đó các lĩnh vực
không bị luật lệ quy định, ví dụ như kiểm toán độc lập (tính độc lập, sự tham dự của
kiểm toán tại ĐHĐCĐ thường niên…) hay vai trò của các bên có quyền lợi liên
quan thường bị xem nhẹ và không tuân thủ thông lệ tốt. Theo báo cáo thẻ điểm
quản trị công ty Asean 2015-2016 của IFC, so với các nước trong khu vực là Thái
Lan, Philippin, Malaysia, Singapore, Indonesia thì điểm quản trị công ty của Việt
Nam trong giai đoạn 2012-2016 luôn thấp nhất, chỉ đạt trung bình 35,8 điểm, thấp
hơn nhiều so với nước liền kề là Indonesia với trung bình 51,7 điểm và chưa bằng
một nửa số điểm của Thái Lan, nước có điểm số cao nhất với trung bình 75,86
điểm.
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc
Trên thế giới, vai trò của quản trị công ty đã được chứng minh qua rất nhiều
bài nghiên cứu, đến nay, tác động của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của
công ty niêm yết được thực hiện theo bốn nhóm nghiên cứu, đó là nghiên cứu sự
ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu, tính chất của HĐQT, tính chất của BGĐ và mức xếp
hạng quản trị công ty đến hiệu quả tài chính.
Cấu trúc sở hữu và hiệu quả tài chính của công ty niêm yết
Đối với sở hữu tập trung, các nghiên cứu cho thấy, cổ đông lớn sở hữu cổ
phần chi phối sẽ gây bất lợi cho cổ đông thiểu số bằng cách tạo ra cấu trúc sở hữu
nhóm công ty kiểu kim tự tháp nhằm cho phép họ dịch chuyển tài sản hoặc lợi
nhuận từ công ty này đến một công ty bị chi phối khác. Cổ đông chi phối sẽ không
phải chịu toàn bộ chi phí đối với quyết định của mình mà sẽ bắt các cổ đông nhỏ lẻ
chia sẻ khi các quyết định sai và ảnh hưởng đến công ty, cổ đông chi phối sẽ không
5
có các quyết định đầu tư tốt vì họ đã đầu tư tập trung vào một công ty nên sợ dễ gặp
rủi ro hơn những cổ đông có danh mục đầu tư đa dạng (Johnson và cộng sự, 2000;
Claessens và cộng sự, 2000; La Porta và cộng sự, 2002; Zhang, 1998). Một dạng sở
hữu tập trung khác là sở hữu gia đình, các nghiên cứu cho thấy sở hữu gia đình, đặc
biệt là khi thành viên gia đình nắm quyền điều hành (CEO) ảnh hưởng tiêu cực đến
hoạt động của công ty (Morck và cộng sự, 1998; Claessens và cộng sự, 2000; PérezGonzález, 2001; Khamis và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho
rằng kiểm soát gia đình lại ảnh hưởng tích cực đến giá trị công ty (Barontini và
Siciliano, 2003), và cũng có nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ giữa sở hữu
gia đình và hiệu quả tài chính đo lường qua chỉ số ROA (Al-Ghamdi và Rhodes,
2015).
Sở hữu phân tán thì không một cổ đông hoặc nhóm cổ đông liên quan nào
có thể chi phối được công ty, cổ đông thiểu số có thể tham gia vào quá trình ra
quyết định của công ty thông qua quyền biểu quyết của mình. Vì vậy, các công ty
có sở hữu phân tán được định giá cao hơn khi có cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số tốt
và có cổ đông kiểm soát (La Porta và cộng sự, 2002; Shleifer và Vishny,1997;
Bethel và cộng sự,1998).
Đối với sở hữu nhà nước, Qi và cộng sự (2000) cho thấy sở hữu nhà nước
ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của công ty do khi đó, ngoài mục đích lợi
nhuận, doanh nghiệp còn hướng đến các mục đích khác. Tuy nhiên, cũng có nghiên
cứu cho rằng, ngoài ảnh hưởng tiêu cực thì sở hữu nhà nước cũng mang lại lợi ích
cho doanh nghiệp vì nhà nước có sức mạnh điều chỉnh hoạt động và kết quả hoạt
động của công ty theo hướng có lợi cho mình (Tian và Estrin, 2007).
Ngoài ra, về vấn đề sở hữu cũng có tranh cãi về quan hệ nhân - quả giữa các
yếu tố quản trị công ty và hiệu qủa tài chính. Đa số các nghiên cứu cho rằng hoạt
động của công ty bị tác động bởi cấu trúc sở hữu nhưng cũng có những nghiên cứu
cho kết quả ngược lại, là hiệu quả tài chính ảnh hưởng và quyết định đến cấu trúc sở
hữu (Kole, 1996; Cho, 1998).
Tính chất của HĐQT và hiệu quả tài chính của công ty niêm yết
6
Eisenberg và cộng sự (1998) và Yermack (1996) cho thấy quy mô HĐQT và
giá trị công ty đo lường bằng chỉ số Tobin‟Q có tương quan âm vì số lượng thành
viên HĐQT quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng có thành viên không tham gia tích cực
vào hoạt động của HĐQT mà dựa vào hành động của các thành viên khác, khi này,
chức năng kiểm soát và giám sát BGĐ của HĐQT sẽ được thực hiện kém hiệu quả.
Tương tự, Afrifa và Tauringana (2015) cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa
kích thước HĐQT và hiệu quả tài chính. Tuy nhiên Dalton và cộng sự (1998),
Pearce và Zahra (1992) lại cho rằng, quy mô HĐQT càng lớn thì càng có nhiều ý
kiến đóng góp chuyên sâu giúp cải thiện việc điều hành và nâng cao hiệu quả tài
chính. Cùng ý kiến đó là Beverley và Shireenjit (2009) khi nghiên cứu về cấu trúc
HĐQT và hiệu quả tài chính ở Ấn Độ, kết quả cho thấy quy mô HĐQT tương quan
dương với ROA và Tobin‟Q, quy mô trung bình HĐQT trong mẫu nghiên cứu của
Jackling và Johl (2009) là 9 thành viên, điều này cũng phù hợp với quy tắc thực
hành tốt nhất về quản trị doanh nghiệp của OECD khuyến nghị số lượng thành viên
HĐQT từ 5 đến 9 là tốt nhất.
Về tác động của tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và hiệu quả tài chính của
CTNY thì có 2 luồng ý kiến: luống ý kiến thứ nhất tín nhiệm thành viên HĐQT độc
lập và cho thấy có sự tương quan dương giữa tính độc lập của HĐQT (đo bằng số
lượng thành viên không kiêm nhiệm) với hiệu quả tài chính của công ty (Fama và
Jensen, 1983; Bhagat và cộng sự, 2000). Ý kiến thứ hai thì tín nhiệm thành viên
HĐQT kiêm nhiệm vì cho rằng những thành viên này sẽ có được những thông tin
tốt nhất giúp đánh giá hiệu quả hơn đối với các nhà quản trị cao cấp. Ngoài ra,
trường phái này cho rằng những thành viên độc lập làm việc bán thời gian và có thể
cùng lúc tham gia HĐQT nhiều công ty nên không thể hiểu những khó khăn của
công ty để đánh giá, thực hiện tốt công việc (Baysinger và Hoskisson, 1990).
Sự ảnh hưởng của chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm TGĐ và hiệu quả tài chính
của CTNY thì các nghiên cứu chưa có sự thống nhất về vấn đề này: Hướng nghiên
cứu thứ nhất cho rằng Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc sẽ có lợi cho
công ty vì tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo công ty, nếu tách biệt sẽ tạo thêm chí
phí mà công ty phải gánh chịu (Finkelstein và D‟Aveni, 1994; Brickley và cộng sự,
7
1997; Dahya và Travlos, 2000; Faleye, 2007). Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho
lập luận trái ngược, các nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy không có mối
quan hệ đáng kể giữa việc kiêm nhiệm và giá trị công ty, các công ty thay đổi cơ
cấu lãnh đạo để đối phó tình trạng suy giảm hoạt động nhưng sau khi thay đổi tình
hình không thay đổi (Daily và Dalton, 1997; Chia-Wei và cộng sự, 2008; Dahya,
2005).
Tính chất Ban Giám đốc và hiệu quả tài chính của CTNY
Khi BGĐ sở hữu một lượng cổ phần càng lớn thì họ sẽ có xu hướng ra những
quyết định để tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, cũng chính là tối đa hóa giá trị tài
sản của công ty. Hiệu ứng này cho ta một trong những giải pháp để kiểm sóat vấn đề
người đại diện ở những thị trường mà các công ty có sở hữu phân tán, nơi cổ đông
không phải là nhà quản lý bằng cách tạo cơ hội cho BGĐ sở hữu cổ phần của công
ty (Jensen và Meckling, 1976). Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng quy định,
nguyên tắc của thị trường sẽ bắt buộc các nhà quản lý phải tập trung mục đích tối đa
hóa giá trị tài sản chủ sở hữu dù họ sở hữu lượng cổ phiếu rất ít. Nhưng, với một
mức cổ phần sở hữu nhất định, những đặc quyền dành cho BGĐ như lương,
thưởng… có thể còn vượt quá cả những thua lỗ mà họ phải gánh chịu khi giá trị
công ty giảm. Khi tỷ lệ sở hữu cổ phần tăng lên, họ sẽ có thêm quyền để có thể yêu
cầu những đặc quyền lớn hơn dành cho họ, đôi khi hy sinh quyền lợi của cổ đông
mà không sợ bị phản ứng hay trừng phạt. Khi này, việc kiểm soát các hoạt động của
BGĐ sẽ trở nên khó khăn, và đó chính là hiệu ứng “Ngăn chặn” (Demsetz, 1983;
Fama và Jensen, 1983). Một số nghiên cứu định lượng về sự ảnh hưởng của số
lượng cổ phiếu BGĐ sở hữu và hiệu quả tài chính tại những môi trường khác nhau
cũng cho kết quả tương tự (Morck và cộng sự, 1988; McConnell và Servaes, 1990;
Mudambi và Nicosia, 1998; Hermalin và Weisback, 1991).
Mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu quả tài chính của CTNY
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có sự ảnh hưởng của mức xếp hạng
quản trị công ty đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết. Sự ảnh hưởng ở các
quốc gia giữa các khu vực khác nhau là khác nhau vì mỗi quốc gia có hệ thống pháp
luật, quy định về quản trị công ty riêng, cũng như tồn tại những khác biệt mang tính
8
đặc thù như khác biệt về cơ chế sở hữu, điều hành công ty…. Mức xếp hạng quản
trị công ty được cấu thành bởi các yếu tố như quyền của cổ đông, quyền được đối
xử bình đẳng của các cổ đông, vai trò của các bên liên quan, minh bạch thông tin,
trách nhiệm của HĐQT, chính vì vậy, khi công ty có mức xếp hạng quản trị công ty
cao thì những yếu tố trên được bảo đảm và thực hiện tốt, và từ đó tác động tích cực
đến hoạt động của công ty. Khi quyền của cổ đông được đảm bảo và cổ đông được
đối xử công bằng thì sẽ gắn kết cổ đông với công ty, đây chính là nguồn cung cấp
vốn giá rẻ cho công ty, khi các bên có quyền lợi liên quan được đảm bảo và thông
tin được minh bạch sẽ tạo ra sự tin tưởng của nhà đầu tư cũng như đối tác, đây
chính là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty trong giai đoạn khó khăn, khủng
hoảng (Gompers và cộng sự, 2003; Brown và Caylor, 2006; Drobetz và cộng sự,
2004; Jensen và Meckling, 1976; Christina, 2002; Bauer và cộng sự, 2004; Chong
và López, 2006; Klapper và Love, 2004; Gary và Gonzalez, 2008; Leal và Silva,
2005; Black và cộng sự, 2006; Facici và Aybar, 2012).
Tại một số nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi cũng có
những nghiên cứu về ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty đến hiệu quả
hoạt động của CTNY. Khi nghiên cứu tại Ukraina, Zheka (2006) cho thấy có sự
quan hệ mật thiết giữa điểm quản trị công ty và doanh thu thuần, hồi quy tuyến tính
của nghiên cứu cũng cho thấy các chỉ số về quyền cổ đông, tính minh bạch hay cơ
cấu của HĐQT có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính. Kanellos và George (2007)
nghiên cứu 262 công ty ở Hy Lạp và cho thấy những công ty có chỉ số quản trị công
ty thấp thì có giá trị Tobin‟q cao hơn những doanh nghiệp có chỉ số quản trị cao, và
kết luận rằng thị trường đánh giá cao những thông lệ quản trị tốt so với quyền cổ
đông thông qua giá cổ phiếu. Tại Ấn Độ, Balasubramanian và cộng sự (2008) tìm
thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa giá thị trường và điểm quản
trị công ty, doanh nghiệp lớn hơn đo bằng log (tài sản) thì có giá trị Tobin‟q thấp
hơn, những doanh nghiệp có sở hữu của cổ đông nội bộ hay cổ đông nước ngoài cao
hơn thì có giá trị Tobin‟q cao hơn. Nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy có mối quan
hệ tích cực giữa điểm quản trị công ty và ROA, ROE, FCF (Dòng tiền tự do), và
doanh số của mỗi nhân viên (Hodgson và cộng sự, 2011). Nghiên cứu tại
9
Bangladesh, Haque và Arun (2016) cho thấy có sự tác động tích cực của mức xếp
hạng quản trị công ty đến giá trị công ty qua chỉ số Tobin‟q, và sự quan hệ giữa
mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu quả tài chính chưa rõ ràng.
Thành phần mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu quả tài chính của
CTNY
Trên thế giới cũng có nhiều bài nghiên cứu, nghiên cứu sự ảnh hưởng các
thành phần cấu thành mức xếp hạng quản trị công ty như tính minh bạch, quyền cổ
đông, vai trò các bên liên quan… đến hiệu quả tài chính, kết quả cho thấy có sự tác
động của tính minh bạch và công bố thông tin trong hầu hết các nghiên cứu (Leal và
Silva, 2005; Chong và López, 2006; Gary và Gonzalez, 2008; Gupta và Sharma
(2014).
Haque và Arun (2016) khi nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy các thành
phần cấu thành mức xếp hạng quản trị công ty là quyền của cổ đông, sự độc lập và
trách nhiệm của HĐQT, báo cáo tài chính và công bố thông tin đều có ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả tài chính của các CTNY trên sở giao dịch chứng khoán
Dhaka.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Các nghiên cứu thường thực hiện theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của
những yếu tố thuộc quản trị công ty như sở hữu, tính chất của BGĐ, HĐQT đối với
hiệu quả tài chính tương tự như những nghiên cứu trên thế giới, thực hiện lặp lại tại
Việt Nam và cho kết quả tương tự. Phạm Quốc Việt (2010) nghiên cứu về mối quan
hệ giữa các nhân tố quản trị công ty và hiệu quả tài chính của công ty cổ phần và
cho thấy: Cấu trúc sở hữu tập trung có tương quan âm với hiệu quả tài chính của
công ty được xác nhận trong nhóm công ty có quy mô lao động nhỏ; Việc kiêm
nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của chủ tịch HĐQT có tương quan dương với hiệu
quả tài chính của công ty được xác nhận trong nhóm công ty có quy mô vốn nhỏ,
hoặc nhóm công ty có tỷ lệ nợ thấp; Tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên BKS có
tương quan dương với hiệu quả tài chính của công ty được xác nhận trong nhóm
công ty có sở hữu nhà nước kiểm soát, hoặc nhóm công ty có quy mô vốn nhỏ; Tồn
tại đồng thời hiệu ứng “hội tụ lợi ích” và hiệu ứng “ngăn
10
chặn”, được xác nhận trong nhóm công ty có quy mô vốn nhỏ đối với thành viên
nước ngoài trong BGĐ. Ngoài ra, hiệu ứng “hội tụ lợi ích” còn được phát hiện thấy
ở các nhóm công ty có quy mô lao động nhỏ, nhóm công ty có chất lượng lao động
cao, hoặc nhóm công ty có quy mô vốn lớn; Cấu trúc sở hữu phân tán có tương
quan âm với hiệu quả tài chính của công ty bị bác bỏ trong nhóm công ty có tỷ lệ nợ
cao; Tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngoài có tương quan dương với hiệu quả tài chính
của công ty không được chứng minh, cũng không bị bác bỏ; Tỷ lệ sở hữu cổ phần
nhà nước có tương quan âm với hiệu quả tài chính của công ty chưa được chứng
minh hoặc bác bỏ. Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011) cho thấy hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với sở hữu quản trị, tỷ lệ sở hữu của
nhà đầu tư tổ chức không tác động đến hiệu quả tài chính; tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ
lệ đầu tư tài sản cố định và tốc độ tăng trưởng không ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính đo bằng Tobin‟q, nhưng khi đo hiệu quả tài chính bằng ROE thì tỷ lệ sở hữu
nhà nước, và tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng thuận và tỷ lệ đầu tư tài sản cố định ảnh
hưởng nghịch; quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ ảnh hưởng nghịch với hiệu quả tài
chính đo bằng Tobin‟q và ảnh hưởng thuận với hiệu quả tài chính đo bằng ROE;
ngành nghề không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Dao va Hoang (2012) đã phát
hiện số lượng các thành viên trong BGĐ và các tỷ lệ an toàn vốn có ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Võ Hồng Đức và
Phan Bùi Gia Thuỷ (2013) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính chất HĐQT và
hiệu quả tài chính cho thấy quy mô HĐQT tác động ngược chiều đến hiệu quả tài
chính công ty do tiềm ẩn chi phí người đại diện. Trái ngược với tác động ngược
chiều thì thành viên nữ trong HĐQT, trình độ học vấn của HĐQT và quyền kiêm
nhiệm có mối quan hệ tích cực với hiệu quả tài chính công ty.
Như vậy, kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy ảnh
hưởng của quản trị công ty đối với hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết. Kết
quả nghiên cứu ở những nước có nền kinh tế phát triển đã khẳng định ảnh hưởng
của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính theo cả hai hướng: sự ảnh hưởng của các
yếu tố của quản trị công ty và sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty.
11
Trong khi đó, tại Việt Nam, mới chỉ có những nghiên cứu đi theo hướng nghiên cứu
thứ nhất, là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến hiệu
quả tài chính, và cho kết quả nghiên cứu tương tự như những nghiên cứu trên thế
giới. Với hướng nghiên cứu thứ hai, là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mức xếp
hạng quản trị công ty đến hiệu quả tài chính, thì chưa có nghiên cứu tại Việt Nam.
Mặc dù quản trị công ty là nhu cầu cấp thiết, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của doanh nghiệp, nhưng đánh giá về quản trị công ty tại Việt Nam cho thấy
nhận thức của doanh nghiệp về quản trị công ty chưa đầy đủ, chưa đúng mức và
việc thực thi còn mang tính đối phó, chưa nghiêm túc. Từ đó dẫn đến nhu cầu phải
có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quản trị công ty góp phần nâng cao nhận thức
của lãnh đạo các công ty nhằm cải thiện hiệu quả quản trị công ty, và nghiên cứu
theo hướng sự ảnh hưởng của mức xếp hạng quản trị công ty đối với hiệu quả tài
chính xuất phát từ thực tế chưa có nghiên cứu tương tự tại Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Quản trị công ty đã được chứng minh là yếu tố sống còn với các doanh
nghiệp để phát triển bền vững cũng như hội nhập quốc tế. Trong xu thế hội nhập
của nền kinh tế, quản trị công ty tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, trong khi
cần quan tâm nhiều hơn tới các tiêu chuẩn quản trị công ty như là một trong những
bước quan trọng để tiến tới sự minh bạch và nhằm thu hút thêm sự quan tâm của
các nhà đầu tư thì phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức và
còn nhiều thiếu sót trong tuân thủ, điều đó cho thấy các doanh nghiệp chưa nhận
thức được vai trò của quản trị công ty, vẫn thi hành theo hướng phải làm theo quy
định. Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quản trị công ty
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được thực hiện với mục tiêu như sau:
-
Xác định các yếu tố thành phần của mức xếp hạng quản trị công ty.
Xác định mức độ tác động của các thành phần mức xếp hạng quản trị công
ty đến hiệu quả tài chính của CTNY trên SGDCK TP.HCM.
hiệu
Xác định mức độ tác động của mức xếp hạng quản trị công ty đến