Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác động của đặc điểm giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.38 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

LÊ THỊ MẾN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số
: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò to lớn của báo cáo tài chính là cung cấp những thông tin tài chính ra bên ngoài
một cách kịp thời và hợp lý (Bolo và Hosseini 2007; Salehi và Azary, 2008). Chất
lượng báo cáo tài chính ảnh hưởng nhiều tới các quyết định chiến lược của nhà quản
trị, và đặc biệt của các nhà đầu tư. Các học giả như Bushman và Smith (2001), Healy


và Palepu (2001), Biddle và Hilary (2006),… đều cho rằng một báo cáo tài chính có
chất lượng cao sẽ làm gia tăng đầu tư hiệu quả. Như vậy có thể thấy chất lượng báo cáo
tài chính của mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp đại chúng luôn là mối
quan tâm hàng đầu của không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà còn của các đối tượng
bên ngoài như nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu.
Không thiếu các hướng dẫn, những quy đinh về việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Cũng không khó để có thể hiều và thực hiện các hướng dẫn về việc lập và trình bày báo
cáo tài chính. Nhưng vẫn còn tồn tại những trường hợp lỗ giả lãi thật hoạc lãi giả lỗ
thật. Không hẳn vì trình độ của kế toán viên, kiểm toán viên có hạn, không phải vì
quản trị công ty kém. Mà đơn giản vì mục đích tư lợi của bản thân các giám đốc điều
hành, họ chỉ định phải như thế, họ “phù phép” cho báo cáo tài chính theo ý của họ,…
Các chuẩn mực kế toán và chính sách kế toán hay pháp luật nói chung cũng có thể chỉ
quản lý về mặt hành chính.
Các vụ sụp đổ của các tập đoàn đa quốc gia như Enron, Woldcom,.. làm dấy lên lo
ngại về chất lượng báo cáo tài chính. Vấn đề đặt ra không phải báo cáo đó có được
kiểm toán hay không, báo cáo đó có được lập bởi những người có chuyên môn nghiệp
vụ giỏi hay không, … mà là vấn đề đạo đức. Cần thiết và cấp thiết rằng kế toán hành vi
phải quan tâm hơn đặc biệt là đặc điểm dẫn đến hành vi của các tổng giám đốc điều


2

hành (CEO). Chính vì vậy, luận văn hướng đến đề tài nghiên cứu: Tác động của đặc
điểm CEO đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đo lường sự tác động của các đặc điểm CEO chất
lượng BCTC, qua đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC.
Cụ thể, luận văn thực hiện nhằm đạt đến ba mục tiêu:
Luân văn hướng đến 2 mục tiêu chính:

Thứ nhất, đo lường sự tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng báo cáo tài chính;
Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm CEO đến chất lượng báo cáo
tài chính.
Thứ ba, kiến nghị những giải pháp phù hợp từ kết quả nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã giới thiệu ở trên, câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra là:
Câu hỏi 1: Đặc điểm của CEO có thực sự tác động tới chất lượng báo cáo tài chính
hay không?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng đặc điểm như thế nào?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào được đưa ra để góp phần nâng cao chất lượng BCTC?


3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là sự tác động của đặc điểm CEO đến
chất lượng báo cáo tài chính
Phạm vi nghiên cứu
Các dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm
2014 và 2015. Mẫu nghiên cứu không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư và các công ty chứng khoán.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên, luận văn sẽ sử dụng phương pháp định tính: tiến hành lược khảo các lý
thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Sau đó, với phương pháp định lượng: luận
văn khảo sát chất lượng thông tin thông qua việc xây dựng thang đo. Ngoài ra, luận văn
sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp ước lượng mô hình hồi quy thích hợp
nhằm đo lường tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng báo cáo tài chính. Trong

mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc được xác định là chất lượng báo cáo tài chính. Và
biến độc lập được xác định là đặc điểm của CEO bao gồm: độ tuổi CEO, giới tính,
nhiệm kỳ công tác, quyền kiêm nhiệm, giới tính, tỷ lệ sở hữu và trình độ học vấn của
CEO.
6. Đóng góp của nghiên cứu
Như mục tiêu nghiên cứu đã trình bày, trước nhất nghiên cứu bổ sung thêm vào
hàng loạt các nghiên cứu trước đây về vấn đề kế toán hành vi, về đặc điểm của nhà
quản lý mà cụ thể là tổng giám đốc điều hành ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo tài
chính như thế nào. Qua đó, cũng cung cấp thêm những cơ sở khoa học giúp các đối


4

tượng sử dụng báo cáo tài chính có thể đánh giá được chất lượng báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn bao gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của đặc điểm CEO và chất lượng

báo cáo tài chính trên thế giới
Hambrick và Mason (1984) lập luận rằng đặc điểm nhân khẩu học như kinh nghiệm,
độ tuổi, giới tính và sở hữu ảnh hưởng đến giá trị và cơ sở nhận thức của CEO và làm
cho họ có những sự lựa chọn khác nhau, đặc biệt là trong những tình huống phức tạp,
cuối cùng cho ra những kết quả kinh doanh khác nhau.
1.1.1 Tác động của độ tuổi đến chất lượng báo cáo tài chính
Nghiên cứu về mối quan hệ này còn khá ít các nghiên cứu thực nghiệm. Dù vậy, một
nghiên cứu của Hua-Wei Huang và Ena Rose-Green (2012) cho thấy có mối quan hệ
giữa tuổi của CEO đến chất lượng báo cáo tài chính. Sử dụng một mẫu gồm 3413
doanh nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2008. Chất lượng báo cáo tài chính được đo
lường thông qua hai công cụ: Thứ nhất là Bảng phân tích dự báo của các chuyên gia
(dữ liệu dự báo I/B/E/S - Institutional Brokers' Estimate System, được thành lập bởi
công ty môi giới New York Lynch, Jones & Ryan và công ty liên
doanhTechnometrics); Thứ hai là Báo cáo tài chính được trình bày lại – Financial
restatement. Các tác giả đã tìm thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa độ tuổi CEO và
chất lượng báo cáo tài chính.
1.2.2 Tác động của nhiệm kỳ đến chất lượng báo cáo tài chính
Theo tác giả Hill và Phan (1991) cho rằng khi nhiệm kỳ CEO tăng thì mức rủi ro doanh
nghiệp tăng cao và lợi nhuận của cổ đông sẽ giảm. Ngoài ra, các CEO còn lựa chọn kế
toán để phóng đại thu nhập trong những năm tài chính họ nắm quyền để làm tăng
khoản thù lao của họ (Kalyta, 2009).


6

Tuy nhiên, sử dụng mô hình hôi quy đa biến mẫu, Keehwan Kim và Joon Sun Yang
(2014) cho thấy rằng nhiệm kỳ của ban giám đốc có tác động tích cực đền chất lượng
báo cáo tài chính. Các tác giả sử dụng ba mô hình đại diện cho chất lượng báo cáo:
+ Thứ nhất, sử dụng giá trị tuyệt đối của các khoản trích trước tùy ý được sử dụng phổ
biến trong quản trị lợi nhuận được sửa đổi bởi Dechow(1995). Kết quả là, nhiệm kỳ

của giám đốc có mối quan hệ tiêu cực với giá trị tuyệt đối của các khoản trích trước tùy
ý, CEO có nhiệm kỳ dài thì giá trị tuyệt đối các khoản trích trước sẽ ít hơn. Điều này
có nghĩa rằng, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng các khoản trích trước
(chất lượng dồn tích) và nhiệm kỳ.
+ Thứ hai, sử dụng mô hình lợi nhuận bền vững: giả định rằng những công ty có lợi
nhuận bền vững thì chất lượng sẽ cao hơn so với những công ty có lợi nhuận không
bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệm kỳ của ban giám đốc tăng đồng nghĩa
với việc tăng tính bền vững cho lợi nhuận.
+ Thứ ba, mô hình ERC - earnings response coefficient (hệ số phản ứng thu nhập): Căn
cứ vào phản ứng của thị trường thông qua lợi nhuận cổ phiếu. Ở mô hình này, Kim và
Yang (2014) cũng cho thấy mối quan hệ giữa nhiệm kỳ của giám đốc có mối quan hệ
tích cực với lợi nhuận cổ phiếu, đồng thời tác giả cũng cho thấy việc thay đổi trong lợi
nhuận của công ty và lợi nhuận cổ phiếu cũng có mối quan hệ tích cực. Tóm lại, nhiệm
kỳ dài của giám đốc làm tăng hệ số phản ứng thu nhập của thị trường.
1.2.3 Tác động của quyền kiêm nhiệm đến chất lượng báo cáo tài chính
Ở khía cạnh này, Dechow et al. (1996) cho thấy nếu có sự kiêm nhiệm Giám đốc điều
hành Chủ tịch sẽ làm tăng khả năng vi phạm các nguyên tắc kế toán trong các doanh
nghiệp Mỹ. Biến báo cáo tài chính được đo lường thông qua: Khoản lợi nhuận trích
trước.
Byard et al. (2006) cho rằng sự hiện diện của một CEO cũng là chủ tịch hội đồng quản
trị có liên quan với chất lượng kém của các thông tin tài chính. Tương tự như vậy,
Beekes và các tác giả. (2004); Firth và các tác giả. (2007) báo cáo rằng các báo cáo tài


7

chính là phù hợp hơn trong trường hợp tách các vị trí của Giám đốc điều hành và chủ
tịch hội đồng quản trị cho các doanh nghiệp Anh và Trung Quốc.
Tuy nhiên, các tác giả khác đã không phát hiện đáng kể mối liên hệ giữa chế độ nhị
nguyên và chất lượng thông tin trong các bối cảnh khác nhau của nghiên cứu. Như

nghiên cứu của Ahmed et al. (2006) tại các doanh nghiệp ở New Zealand cho năm tài
chính 1991-1997. Tương tự là kết quả của Bradbury et al. (2006) nghiên cứu 139
doanh nghiệp Singapore và 113 doanh nghiệp Malaisia được niêm yết trên sàn Kuala
Lumpur cho năm tài chính 2000. Kết quả nghiên cứu của Petra (2007) cũng cho kết
quả tương tự là không tìm được mối tương quan.
1.2.4 Tác động của giới tính đến chất lượng báo cáo tài chính
Với 2.938 doanh nghiệp Mỹ cho năm tài chính 2006, Barua và các tác giả (2010) báo
cáo về mối quan hệ giữa giới tính của các CFO và chất lượng dồn tích (accurals
quality). Họ tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng những công ty có CFO là nữ sẽ có chất
lượng dồn tích cao hơn và rủi ro có sai sót khi đánh giá, ước tính các khoản trích trước
là thấp hơn so với những công ty có CFO là nam giới. Tương tự, Srinidhi, Tsui (2011)
và Krishnan và Parson (2008) chỉ ra rằng sự đa dạng giới tính có ảnh hưởng tích cực
đến chất lượng lợi nhuận.
1.2.5 Tác động của tỷ lệ sở hữu đến chất lượng báo cáo tài chính
Soongsoo (Sam) Han (2004) thu thập dữ liệu là tỷ lệ sở hữu vốn được lấy từ cơ sở dữ
liệu Compact Disclosure trong giai đoạn từ năm 1997-2001. Nghiên cứu này điều tra
các mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu chứng khoán và chất lượng các báo cáo tài
chính của một công ty, được đo bằng độ lớn của khoản trích trước tùy ý và các bản đồ
của các khoản trích trước của dòng tiền và mức độ công bố thông tin. Tác giả cho thấy
thấy quyền sở hữu chứng khoán của nhà quản lý có liên quan đến tiêu cực với chất
lượng báo cáo và mức độ công bố thông tin.


8

Fan, J. & Wong, J. (2002) nghiên cứu mối quan hệ về cấu trúc sở hữu với chất lượng
thông tin kế toán ở bảy nền kinh tế Đông Á trừ Nhật Bản gồm 282 doanh nghiệp Hong
Kong, 91 doanh nghiệp Indonesia, 177 doanh nghiệp Malaysia, 133 doanh nghiệp
Singapore, 95 doanh nghiệp Hàn Quốc, 66 doanh nghiệp Đài Loan và , 133 doanh
nghiệp Thái Lan. Kết quả cho thấy tỷ lệ sở hữu cao đồng nghĩa với việc chất lượng

thông tin kế toán thấp. Điều này được giải thích là tỷ lệ sở hữu cao thì cơ hội để một cá
nhân đó thao túng doanh nghiệp và can thiệp vào báo cáo tài chính theo hướng có lợi
cho họ sẽ cao. Đồng nghĩa với việc thông tin kế toán có thể bị bóp méo.
1.2.6 Tác động của trình độ học vấn đến chất lượng báo cáo tài chính
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào trình độ học vấn của các
CEO. Nhưng đây là một trong những đặc điểm quan trọng, góp phần nâng cao năng lực
quản lý của nhà quản trị.
Cá nhà nghiên cứu tài chính đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa năng lực quản lý và
hiệu quả hoạt động công ty (Dunphy, Turner và Crawford, 1997; Ljungquist, 2007).
Darmadi (2011) phát hiện ra rằng các thành viên Ban giám đốc tốt nghiệp sau đại học
có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động công ty.
Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm đó, một nghiên cứu của Bathula (2008) trên 61
công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoáng New Zealand giai đoạn 2004-2007
cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa thành viên có bằng tiến sỹ với hiệu quả hoạt
động công ty. Bathula (2008) nhận định, kỹ năng nghiên cứu và phân tích thật sự là cần
thiết cho công ty nhưng không nhất thiết là phải có một chất lượng học thuật cao như
vậy, điều này không mang lại bất kỳ giá trị nào cho hiệu quả hoạt động công ty.
1.2.7 Tác động của thu nhập và chất lượng báo cáo tài chính
Một cách tổng quát thu nhập của CEO bao gồm lương, thưởng, quyền chọn cổ phiếu,
các lợi ích dài hạn khác (Cheng và Farber ,2008). Dựa trên việc phân tích dữ liệu của


9

289 công ty phải công bố lại báo cáo tài chính giai đoạn 1997-2001, tác giả đã cho thấy
việc giảm thu nhập của CEO sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Laux và
Laux (2009) cho rằng việc tăng thu nhập của CEO thông qua cổ phiếu tức là khuyến
khích CEO sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp xem ra không cần thiết để nâng cao vấn đề
quản trị lợi nhuận.
Armstrong và ctg (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa việc nắm giữ cổ phiếu và thù

lao của CEO với việc thao tác can thiệp vào báo cáo tài chính. Họ tìm thấy rằng ở
những doanh nghiệp CEO có sở hữu cổ phần thì việc vi phạm nguyên tắc kế toán ít xảy
ra hơn.
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây về sự tác động của đặc điểm CEO
đến chất lượng báo cáo tài chính:
Tác giả

Biến đo lường

Công cụ đo lường chất lượng

đặc điểm

báo cáo tài chính

Kết quả

CEO
Huang và Độ tuổi

+ Bảng phân tích của công ty môi Mối

quan

Green

giới (Dữ liệu dự báo I/B/E/S)

hệ


cùng

(2012)

+ Công bố lại BCTC

chiều

K. Kim và Nhiệm kỳ

Sử dụng 3 mô hình:

Mối

J.S. Yang

+ Mô hình dồn tích (Dựa trên Mô hệ tích cực

(2014)

hình Dechow et al , 1995):
TA i,t =

β 0 +β 1 (1/A i,t-1 )+

β 2 (ΔRev i,t -

ΔAR i,t + β 3 PPE i,t +ε i,t
TA: Tổng các khoản trích trước được
tính bằng chênh lệch giữa thu nhập trước

các khoản bất thường với dòng tiền
A : Tổng tài sản ;
ΔAR : Sự thay đổi trong khoản phải

quan


10

thu ;
ΔRev : Sự thay đổi của doanh thu ;
PPE : tài sản, nhà máy và thiết bị ròng.

+ Mô hình lợi nhuận bền vững: Sử
dụng giá trị lùi của ROA hiện
hành (ROA) bằng lợi nhuận thuần
trên tổng tài sản của ROA kỳ
trước (lagROA) để ước tính lợi
nhuận bền vững :
ROA t = lợi nhuận của năm t/tổng
tài sản năm trước (lagged total
assets);
lag ROA=lợi nhuận thuần của
năm t-1/tổng tài sản của năm
trước (lagged total assets)
+



hình


ERC -

earnings

response coefficient (hệ số phản
ứng thu nhập): Mối liên hệ giữa
Lợi nhuận cổ phiếu trong sự thay
đổi của lợi nhuận thuần hàng năm
Dechow et Quyền
al. (1996),
Byard

et

al. (2006),
Firth



nhiệm

kiêm + Các khoản trích trước:(accruals) Mối

quan

= ΔCA - ΔCL - ΔCash + ΔSTD – Dep. hệ tiêu cực
Trong đó:
ACA = sự thay đổi trong tài sản ngắn
hạn;

ACL = sự thay đổi trong nợ phải trả

các tác giả.

ngắn hạn;

(2007)

ACash = sự thay đổi trong tiền và các


11

khoản tương đương tiền;
ASTD = sự thay đổi trong các khoản nợ
bao gồm nợ phải trả ngắn hạn;
Dep = Chi phí khấu hao.

+ Ý kiến kiểm toán
Ahmed et Quyền
al., 2006;

kiêm + Chất lượng lợi nhuận: Chất Không có

nhiệm

lượng

khoản


trích

trước mối

Bradbury

(Accrual) : trích trước vốn lưu hệ

et

động :

al.,

2006; Petra

WCA t = (ΔCA t - ΔCL t -ΔCash/TA t-1 )

2007

WCA t: : Trích trước vốn lưu động trong

quan

năm t;
ΔCA t : Sự thay đổi trong tài sản ngắn
hạn trong năm t;
ΔCL t : Sự thay đổi trong nợ ngắn hạn
trong năm t;
ΔCash: Sự thay đổi tiền trong năm t;

TA t-1 : Tổng tài sản trong năm t-1

Barua

và Giới tính

các tác giả

+ Mô hình dồn tích (Mô hình Mối
Dechow et al. 1995)

quan

hệ tích cực

(2010)
Srinidhi,
Tsui
(2011);
Krishnan
và Parson
(2008)
Sam

Han Tỷ lệ sở hữu

+ Mô hình chất lượng lợi nhuận – Mối

quan



12

trích trước tùy ý (Theo mô hình hệ

(2004)

của Dechow và Dichev, 2002).

trái

chiều giữa

+Mức độ công bố thông tin: dựa tỷ

lệ

sở

trên chỉ số minh bạch và công hữu

của

khai T&D của Standard and nhà

quản

Poor's tại Hoa Kỳ (The Standard lý với chất
and Poor’s Transparency and lượng
Disclosure


thông

tin

kế toán
Fan, J. &

+ Thông tin kế toán hữu ích đo Mối

Wong,

lường thông qua lợi nhuận cổ hệ

J.

phiếu

(2002)

trái

chiều

nhà Trình độ học Các nhà nghiên cứu tài chính Mối

Các

quan


quan

nghiên cứu vấn

nghiên cứu mối quan hệ giữa trình hệ

tài

độ học vấn của nhà quản lý với chiều(Dun

chính:

Dunphy,

hiệu quả hoạt động công ty thông phy,

Turner và

qua chỉ số tobin’Q, ROE.

cùng

Turner và

Crawford,

Crawford,

1997;


1997;

Ljungquist,

Ljungquist,

2007.

2007;

Darmadi

Darmadi,

(2011);

2011)



Bathula

không



(2008)

mối
hệ


quan


13

(Bathula
,2008)
Laux

và Trả thu nhập

+ Quản trị lợi nhuận

Không có

Laux

trên cơ sở cổ

mối

(2009),

phiếu

hệ

quan


Cheng và
+ Nguyên tắc kế toán

Farber

Mối

quan

(2008)

hệ tích cực

Armstrong

Ít vi phạm



nguyên tắc

ctg

(2010)

kế

toán

hơn

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng
báo cáo tài chính tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có một nghiên cứu nào nói về mối
quan hệ giữa đặc điểm CEO và chất lượng báo cáo tài chính. Có chăng là mối quan hệ
giữa đặc điểm Hội đồng quản trị với chất lượng báo cáo tài chính như luận án tiến sỹ
của Nguyễn Trọng Nguyên (2015), và luận văn thạc sỹ của Đoàn Thị Mỹ Thương
(2015). Ngoài ra, nếu chỉ xét đến việc đo lường chất lượng báo cáo tài chính thì luận
văn thạc sỹ của các tác giả như Mai Hoàng Hạnh (2014), Trương Ngọc Quỳnh Trang
(2014), Nguyễn Công Tiến (2014) cũng kế thừa cách đo lường của các học giả trên thế
giới đó là sử dụng mô hình chi phí trích trước và chất lượng trích trước được phát triển
bởi Dechow and Dichev (2002).


14

1.3 Nhận xét chung và khe hổng nghiên cứu
Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy các tác giả thường sử dụng mô hình dồn tích để
đo lường cho chất lượng báo cáo tài chính. Phương pháp này có nhược điểm là chỉ tập
trung vào chất lượng lợi nhuận, mặt khác lại khó đo lường các khoản trích trước. Mặt
khác, khi đo lường về sự tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng báo cáo tài
chính tại Việt Nam thì chưa có một nghiên cứu nào về mối quan hệ này và ngay cả trên
thế giới cũng còn rất ít và cũng chưa thật đầy đủ, chỉ dừng lại đơn lẻ ở một vài đăc
điểm của CEO như hoặc độ tuổi hoặc giới tính, hoặc thu nhập. Mà chưa có nghiên cứu
toàn diện về đặc điểm của CEO tác động tới chất lượng báo cáo tài chính như thế nào.
Như vậy có thể thấy dường như rất ít tác giả tập trung vào mối quan hệ giữa đặc điểm
của CEO và chất lượng báo cáo tài chính, nếu có thì cũng chưa thật đầy đủ về đặc điểm
của CEO. Hơn nữa, về phương pháp đo lường chất lượng báo cáo tài chính cũng lộ rõ
những nhược điểm.
Chính vì vậy mà luận văn hướng đến đo lường đặc điểm của CEO với chất lượng báo

cáo tài chính với một cách đo lường được xem là có nhiều ưu điểm đó là hướng về đo
lường đặc tính chất lượng báo cáo tài chính (Theo F.v.Beest, G.Bram, S. Boelens
,2009). Và đặc điểm của CEO cũng được xem xét một cách toàn diện hơn bao gồm các
đặc điểm như: độ tuổi, nhiệm kỳ, giới tính, quyền kiêm nhiệm, tỷ lệ sở hữu và thu
nhập.


15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Vai trò của CEO
CEO là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đóng vai trò là người chịu
trách nhiệm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là người thừa
hành đại diện cho chủ doanh nghiệp trong các nhệm vụ, quyết định có liên quan (Theo
lý thuyết người đại diện và lý thuyết quản trị).
CEO cũng là người đóng vai trò chiến lược là người quảng bá hình ảnh của doanh
nghiệp với các bên liên quan, thực thi các chiến lược (Theo lý thuyết quản trị và lý
thuyết các bên liên quan).
Mintzberg (1973) nghiên cứu các họat động của nhà quản trị và cho rằng mỗi nhà quản
trị đều phải thực hiện 10 vai trò khác nhau và được phân thành 3 nhóm: Nhóm vai trò
quan hệ với con người, Nhóm vai trò thông tin và Nhóm vai trò quyết định.
Bảng 2.1: Vai trò của CEO (Mintzberg,1973)
Nhóm

vai

trò Nhóm

quan hệ với con thông tin
người

1.Vai trò đại diện

Tham gia vào các
sự kiện khác nhau:
phát

biểu,

giới

thiệu, tượng trưng
cho tổ chức
2.Lãnh đạo

Xây dựng mối quan
hệ với cấp dưới,
động viên, thúc đẩy

vai

trò Nhóm

vai

quyết định

trò


16


nhân viên
3.Liên hệ

Duy trì mối quan hệ
mạng lưới làm việc
nội bộvới bên ngoài
và giúp cung cấp
thông tin

4.Giám sát

Giám sát thông tin
bên trong và bên
ngoài về những vấn
đề



thể

ảnh

hưởng tổ chức
5.Truyền đạt

Truyền đạt những
thông tin cả bên
trong và bên ngoài
cho nội bộ


6.Phát ngôn

Truyền đạt những
thông tin của tổ
chức cho bên ngoài

7.Doanh nhân

Hành

động

như

người khởi xướng,
thiết
khích

kế,

khuyến

những

cải

tiến và đổi mới
8.Giải quyết những




những

hành

xung đột

động đúng và kịp
thời khi DN đối mặt
với những vấn đề


17

quan trọng những
khó khăn bất ngờ.
9.Phân phối

Chịu trách nhiệm
phân

phối

các

nguồn

lực:


thời

ngân

quỹ,

gian,

phương tiện, nhân
sự
10.Đàm phán

Đại diện cho tổ
chức thương lượng,
đàm phán

Nguồn: Mintzberg,1973
2.2 Chất lượng Báo cáo tài chính
2.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (Financial statements) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra
của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính,
kết quả tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về tình
hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu
của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, nó cũng
cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ
(IASB, 2012).
2.2.2 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một khái niệm phức tạp và chỉ mang tính chất tương đối. Có nhiều
quan điểm khác nhau về chất lượng. Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu, chất
lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định, chất lượng là sự thỏa



18

mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với
mục đích khác nhau, nên có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Tuy nhiên,
định nghĩa chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế đó là định nghĩa của Tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). ISO 9000:2005, định nghĩa “Chất lượng là mức
độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.
Theo FASB (1999); IASB (2008) mục đích của một báo cáo tài chính là cung cấp
thông tin tài chính chất lượng cao liên quan đến đơn vị kinh tế, hữu ích để ra các
quyết định kinh tế
2.2.3 Thông tin báo cáo tài chính
Khái niệm thông tin BCTC được nhìn nhận theo hai quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, BCTC là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra
của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài
chính, kết quả tài chính của doanh nghiệp. BCTC cung cấp các thông tin về tình
hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu
cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, nó
cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao
phó cho họ (IASB, 2010). Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về:
tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ,
khoản góp vốn của chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền. Thông
thường, một hệ thống BCTC bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo thu
nhập; báo cáo vốn chủ sở hữu; báo cáo lưu chuyển tiền và thuyết minh BCTC.
Quan điểm thứ hai cho rằng, mặc dù thông tin BCTC truyền thống trình bày trên
cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán, nhưng chỉ mang tính chất quá khứ nên không
đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết hiện nay của người sử dụng. Ngày nay, những
thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế theo xu hướng hội nhập, yêu cầu cần
xem xét lại về bản chất cũng như nội dung của các BCTC của doanh nghiệp.



19

Thông tin BCTC không chỉ gắn liền thông tin tài chính, mà nó còn bao gồm những
thông tin phi tài chính (Ferdy Van Beest, 2009). Theo tác giả, các nhà nghiên cứu
trước đây khi đo lường chất lượng thông tin thường sử dụng định lượng và tập
trung vào những khía cạnh cụ thể của thông tin BCTC như: chất lượng lợi nhuận,
mô hình giá trị phù hợp…thông tin BCTC được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm
thông tin tài chính và phi tài chính cũng như các công bố bắt buộc và tự nguyện.
2.2.4 Yêu cầu Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính
Cả IASB và FASB đều thống nhất rằng phải phát triển một khuôn mẫu lý thuyết về
chất lượng báo cáo tài chính dưới nền tảng là đặc tính chất lượng của thông tin kế
toán.
2.2.4.1 Theo quan điểm của IASB và FASB
Theo IASB và FASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích được
phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản và các đặc điểm chất lượng bổ sung.
Các đặc điểm chất lượng cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực. Các đặc điểm chất
lượng bổ sung: có thể so sánh; có thể kiểm chứng; kịp thời và có thể hiểu.
• Thích hợp (Relevance)
Để thích hợp, thông tin kế toán phải có khả năng tạo ra sự khác biệt trong việc ra
quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Theo đó, “nó phải có giá trị dự đoán,
giá trị xác nhận, hoặc cả hai” (IASB, 2010a, p.QC7). Thông tin tài chính có giá trị
dự đoán (predictive value) nếu nó có thể được sử dụng như một dữ liệu đầu vào cho
người sử dụng dự đoán kết quả tương lai. Thông tin tài chính có giá trị xác nhận
(confirmatory value) nếu nó cung cấp thông tin phản hồi về các đánh giá trước đó.


20


• Trình bày trung thực (Faithful representation)
Thông tin được trình bày trung thực khi nó được mô tả đầy đủ (complete),trung lập
(neutral) và không mắc lỗi (free from error) (IASB, 2010a). Thông tin đầy đủ bao
gồm tất cả các thông tin cần thiết cho người sử dụng hiểu được các hiện tượng, bao
gồm tất cả các mô tả và giải thích cần thiết. Thông tin trung lập khi không có sự
thiên vị trong việc lựa chọn hoặc trình bày, không bị thiên lệch nhằm đạt đến một
kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái độ cá biệt. Không mắc lỗi có
nghĩa là không có sai sót hoặc thiếu sót trong các mô tả và quy trình soạn thảo thông
tin. Chẳng hạn, một ước tính không thể được xác định là chính xác hoặc không
chính xác, tuy nhiên, việc trình bày ước tính được xem là trung thực nếu số tiền
được mô tả một cách rõ ràng, bản chất và hạn chế của quá trình ước tính được giải
thích.
• Có thể so sánh (Comparability)
Thông tin về một doanh nghiệp sẽ hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với
thông tin tương tự ở doanh nghiệp khác hoặc ở cùng một doanh nghiệp trong các kỳ
khác nhau. Có thể so sánh cho phép người sử dụng phân biệt và hiểu sự giống nhau
hay có khác nhau về các khoản mục (IASB, 2010a). IASB và FASB cũng cho rằng,
tính có thể so sánh có thể đạt được từ việc đạt được các đặc điểm chất lượng cơ
bản. Một sự trình bày trung thực các thông tin kinh tế thích hợp tự nó đạt được, ở
một mức độ nào đó, sự có thể so sánh được với các thông tin thích hợp tương tự
được trình bày trung thực bởi một doanh nghiệp khác.
• Có thể kiểm chứng (Verifiability)
Có thể kiểm chứng giúp đảm bảo với người sử dụng rằng những thông tin trình bày
trung thực đối với các hiện tượng kinh tế. Có thể kiểm chứng có nghĩa là những
người quan sát và đánh giá đủ năng lực và độc lập khác nhau có thể đạt được sự


21

đồng thuận, mặc dù không phải là hoàn toàn, về việc thông tin được trình bày trung

thực.
• Kịp thời (Timeliness)
Kịp thời có nghĩa là có thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết định đúng lúc.
Nói chung, thông tin cũ thì kém hữu ích hơn. Nếu báo cáo chậm trễ thì thông tin sẽ
mất đi tính thích hợp. Tuy nhiên, một số thông tin có thể vẫn hữu ích lâu sau khi kết
thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xác định và đánh giá xu
hướng phát triển.
• Có thể hiểu (Understandability)
Thông tin có thể hiểu nếu nó được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng, súc tích.
BCTC được trình bày cho người sử dụng là những người có những kiến thức nhất
định về kinh doanh và hoạt động kinh tế.
2.2.4.2 Theo quan điểm của VAS
Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình
tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực,
thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người
sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và
sự kiện. Đối với một sô khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các
thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thê ảnh hưởng tới chất lượng và
bản chất của khoản mục.
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài
chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh


22

hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đối mức độ ảnh hưởng của
thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có
sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng.

Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ,
việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác
hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước
tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích
và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu.
2.3 Các phương pháp chủ yếu để đo lường chất lượng báo cáo tài chính
Do đặc trưng của báo cáo tài chính, nên chắc chắn việc đo lường chất lượng báo cáo
tài chính là thông qua thành phần cấu tạo của nó (Dechow và Dichev, 2002; Schipper
và Vincent, 2003; Botosan, 2004). Tuy nhiên mỗi người sử dụng lại có mức độ quan
tâm đến những vấn đề khác nhau trong một báo cáo nên sẽ có sự chênh lệch về chất
lượng giữa các thành phần (khoản mục được trình bày trên báo cáo tài chính) và bản
thân người nghiên cứu cũng có những cảm nhận khác nhau về mức độ hữu dụng của
thông tin trong từng bối cảnh cụ thể. Như vậy, dường như cách đo lường trực tiếp có
vấn đề (Botosan, 2004).
Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã đo chất lượng báo cáo một cách gián tiếp tập trung
vào các thuộc tính được cho là có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính như
quản trị lợi nhuận, công bố lại báo cáo tài chính và tính kịp thời (Schipper & Vincent,
2003; Cohen et al., 2004).
Mô hình dồn tích tập trung vào đo lường chất lượng lợi nhuận, mô hình này được sử
dụng để đo lường mức độ quản trị lợi nhuận. Mô hình giả định rằng nhà quản lý sử
dụng phương pháp trích trước tùy ý, qua đó người quản lý có thể kiểm soát lợi nhuận


23

(Dechow et al., 1995). Tuy nhiên làm thế nào để phân biệt trích trước tùy ý và không
tùy ý. Hơn nữa, sử dụng mô hình này được sử dụng chỉ là mô phỏng một cách gián
tiếp của chất lượng lợi nhuận, không bao gồm thông tin phi tài chính. Vì vậy, kết luận
liên quan đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính dựa trên mô hình dồn tích sẽ
không cung cấp bằng chứng một cách trực tiếp và toàn diện (Healy & Wahlen, 1999).

Mô hình giá trị thích hợp đo lường chất lượng thông tin báo cáo tài chính thì tập trung
vào mối quan hệ giữa số liệu kế toán và phản ứng của thị trường chứng khoán (ví dụ,
Barth et al., 2001; 1997; Nichols & Wahlen, 2004). Giá chứng khoán được giả định
rằng đại diên cho giá trị của doanh nghiệp, giá trị sổ sách của doanh nghiệp dựa trên
số liệu kế toán. Khi mối quan hệ này mạnh thì sẽ làm thay đổi thông tin kế toán tương
ứng với sự thay đổi của giá trị thị trường doanh nghiệp. Điều này được giả định rằng,
thông tin về lợi nhuận cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy (trình bày trung
thực) (Nichols & Wahlen, 2004). Tuy nhiên, phương pháp này lại không phân biệt rõ
giữa thông tin thích hợp và đáng tin cậy. Mặt khác, thị trường chứng khoán có thể
không hiệu quả. Như một hệ quả, giá chứng khoán không đại diện cho giá trị của công
ty một cách hoàn toán chính xác (Nichols & Wahlen, 2004).
Cả hai mô hình trên đều dựa vào thông tin tài chính được tiết lộ trên báo cáo tài chính
hàng năm để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, để đo lường một cách
toàn diện báo cáo tài chính phải bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài
chính. Ngoài cách đo lường dựa trên hai mô hình nêu trên (mô hình dồn tích và mô
hình giá trị thích hợp), cách đo lường phổ biến tiếp theo mà các nhà nghiên cứu tập
trung đó là đo lường các yếu tố cụ thể trong báo cáo thường niên theo chiều sâu gồm
cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Ví dụ, Hirst et al. (2004) nhấn mạnh
vào việc sử dụng giá trị hợp lý kế toán và chất lượng báo cáo tài chính. Gearemynck
và Willekens (2003) xem xét mối quan hệ giữa kiểm toán viên báo cáo và tính hữu
dụng của thông tin báo cáo tài chính. Beretta và Bozzolan (2004) tập trung vào chất
lượng của kiểm soát nội bộ và công bố thông tin rủi ro. Tuy nhiên, nghiên cứu tập


24

trung vào một phần tử cụ thể trong các báo cáo hàng năm không cung cấp mộ cách
tổng quan và toàn diện về chất lượng tổng báo cáo tài chính.
F.v.Beest, G.Bram, S. Boelens (2009) phát triển một công cụ đo lường một cách toàn
diện nhằm đánh giá chất lượng báo cáo tài chính dựa trên báo cáo tài chính và báo cáo

thường niên.
Bảng tóm tắt sau đây chỉ ra các phương pháp đo lường chất lượng báo cáo tài chính mà
các nhà nghiên cứu thường sử dụng, cũng như là từng ưu, nhược điểm của từng
phương pháp:
Bảng 2.2: Tổng quan các công cụ đo lường chất lượng báo cáo tài chính được sử dụng
trong các nghiên cứu trước đây
Mô hình dồn Lý thuyết liên Các yếu tố cụ Đặc tính thông tin
tích

quan đến giá thể trong báo
trị

cáo

thường

niên
Kỹ thuật Kiểm tra mức Xem xét mối Xem

xét

các Kiểm tra mức độ

độ quản trị lợi quan hệ giữa yếu tố cụ thể hữu ích của thông
nhuận

được thu nhập của trong báo cáo tin trên báo cáo tài

đai diện cho cổ phiếu và lợi thường
chất lượng lợi nhuận

nhuận

được

để

niên chính

đat theo chiều sâu,
đo bằng cách tiến

lường mức độ hành một thử
phù hợp và độ nghiệm
tin

cậy

của

thông tin báo
cáo tài chính


×