Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (viettinbank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Phan Thanh Hương

PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Phan Thanh Hương

PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Ts. Phạm Tố Nga

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Luận văn được hoàn thành sau quá trình học
tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và dưới sự tận tình hướng dẫn
của Ts. Phạm Tố Nga.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Phan Thanh Hương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6
5. Kết cấu của luận văn:....................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA
HỆ THỐNG NHTM.................................................................................................... 7
1.1. Những vấn đề cơ bản về rửa tiền............................................................... 7
1.1.1. Khái niệm rửa tiền.............................................................................. 7
1.1.2. Các hình thức rửa tiền....................................................................... 8
1.1.3. Chu trình rửa tiền............................................................................. 10
1.2. Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng..................................... 12
1.2.1.Ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền và sự cần thiết của công tác
phòng chống rửa tiền................................................................................. 12
1.2.2. Các dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng......14
1.2.3. Phương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng16
1.3. Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................................ 20


1.3.1. Các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động trong lĩnh vực chống
rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố................................................. 19
1.3.2. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế
giới................................................................................................................. 21
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG RỬA
TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM............................................................................................................................... 29
2.1. Thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam................. 29
2.1.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ
thống ngân hàng Việt Nam......................................................................... 29
2.1.2. Thực trạng về hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam............................................................................... 32
2.1.3. Những khó khăn trong công tác phòng chống rửa tiền...........39

2.2. Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Thương mai Cổ phần Công Thương Việt Nam............................................. 40
2.2.1. Công tác tổ chức và phân công nhiệm vụ phòng chống rửa tiền
cho các bộ phận có liên quan.................................................................. 41
2.2.2. Một số quy định về phòng chống rửa tiền tại hệ thống ngân
hàng Thương mai Cổ phần Công Thương Việt Nam........................... 45
2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Phòng chống rửa
tiền tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam........................................... 48
2.2.4. Tổ chức thực hiện công tác phòng chống rửa tiền tại hệ thống
ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.................51
2.3. Đánh giá chung hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.........................53


2.3.1. Hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam......................... 53
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................ 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................... 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIETINBANK..................................................... 58
3.1. Định hướng phát triển hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng............................................................................................................... 58
3.1.1. Định hướng phát triển ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam Việt Nam đến năm 2020................................................................. 58
3.1.2. Định hướng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt
Nam............................................................................................................... 59
3.2. Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Thương mại
Cổ phần Công Thương Việt Nam........................................................... 60
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.......................................... 60
3.2.2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro................................................. 61

3.2.3. Hạn chế việc cấp tín dụng bằng tiền mặt.................................... 63
3.2.4. Ban hành quy trình phòng, chống rửa tiền................................. 64
3.2.5. Thành lập một bộ phận chuyên trách về phân tích thông tin
khách hàng..................................................................................................... 75
3.3. Kiến nghị........................................................................................................ 76
3.3.1. Cơ quan lập pháp và các Bộ, Ban, ngành liên quan:...............76
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.................................... 76
KẾT LUẬN................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 79


1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AML (Anti – Money Laundering): chống rửa tiền
AMLO (Anti – Money Laundering Office) hay AMLC (Anti – Money
Laundering Council): Cơ quan chuyên trách chống rửa tiền APG (Asia
Pacific Group): Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương
CDD (Customer Due Diligence): yêu cầu chú ý xác đáng khách hàng
FATF (Financial Action Task Force): Lực lượng đặc nhiệm tài chính về
chống rửatiền
FIU (Financial Intelligence Unit): đơn vị tình báo tài chính
GPML (Global Programme against Money – Laundering): chương trình toàn
cầuvề chống rửa tiền
IMF (International Moneytary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế
KYC (Know your customer): Biết về khách hàng của mình
ODC (Office on Drugs anh Crime): Văn phòng Ma túy và Tội Phạm UNODC
(United Nations Office on Drugs anh Crime): Cơ quan phòng chống ma túy và
tội phạm của Liên Hợp Quốc CSTT: chính sách tiền tệ
G7: Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm Pháp, Đức, Ý,

Nhật,Anh, Hoa Kỳ, Canada
LHQ: Liên Hợp Quốc
NHTW: Ngân hàng Trung Ương
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
PCRT: phòng chống rửa tiền
TCTC: tổ chức tài chính
TCTD: tổ chức tín dụng


2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ thu thập từ Cục phòng, chống
rửa tiền.................................................................................................................................... 33
Biểu đồ 2.2: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo phương
thức rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.............................................. 36
Biểu đồ 2.3: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được Vietinbank chuyển về
cục phòng chống rửa tiền qua các năm 2006 -2016.................................................... 55
Báng 3.1 Các dấu hiệu định lượng.................................................................................. 65
Báng 3.2 Các dấu hiệu định tính...................................................................................... 68


3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chu trình rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng …………………10
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức ngân hàng Vietinbank ……………………42
Hình 2.2: Sơ đồ các bộ phận có liên quan đến công tác Phòng chống rửa tiền tại
ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam …………………………...…43

Hình 2.3: Phần mềm AML được triển khai tại ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam……………………………………..………………………………50
Hình 2.3 Quy trình phòng chống rửa tiền tại Vietinbank………………..…53


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc
gia trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Hoạt động
rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, xã
hội, chính trị, an ninh, quốc phòng... của tất cả các quốc gia, làm méo mó các
hoạt động thương mại quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm hệ thống
tài chính và nền kinh tế quốc gia hoạt động thiếu lành mạnh, nhất là những quốc
gia đang phát triển có sức đề kháng yếu, dễ bị tổn thương trước những tác động
của hoạt động rửa tiền.
Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, quản lý lượng tiền gửi rất lớn,
với các giao dịch liên quan trực tiếp tới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, ngân hàng vừa là mục tiêu nhưng cũng là bộ phận khá quan trọng trong
cuộc chiến chống rửa tiền. Do vậy, không thể phủ nhận rằng, công tác phòng,
chống rửa tiền của ngành ngân hàng rất quan trọng, có vai trò quyết định trong
cuộc chiến khốc liệt này.
VietinBank đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường tài chính
quốc tế. Hệ thống hoạt động của VietinBank đang phát triển mạnh với 151 chi
nhánh trong, ngoài nước và quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng, định chế tài
chính tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Phạm vi, quy mô và
tính chất hoạt động ngày càng lớn mạnh đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối
mặt với nguy cơ rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và gian lận thương mại đang là những vấn đề nổi cộm trên toàn cầu.
Những rủi ro này có thể ảnh hưởng rất lớn về uy tín và danh tiếng đối với

các ngân hàng, thậm chí có thể gây tổn thất về tài chính và ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh. Nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết hiện nay cũng
như nâng cao năng lực quản trị rủi ro và tuân thủ trong lĩnh vực phòng chống
rửa tiền /Tài trợ khủng bố và phòng, chống gian lận, VietinBank đã đẩy mạnh
công tác hiện đại hóa, xây dựng hệ thống tự động hỗ trợ kiểm soát rủi ro


5

tuân thủ trong ngân hàng. Thông qua công tác phòng chống rửa tiền, cũng đã có
một số trường hợp nghi ngờ rửa tiền được phát hiện trong các loại giao dịch:
Giao dịch liên quan đến rút lượng lớn tiền mặt; Giao dịch liên quan đến việc sử
dụng hộ chiếu giả để mở tài khoản, rút tiền tại ngân hàng… Tuy nhiên hoạt
động này tại VietinBank còn tồn tại một số hạn chế nhất định, vẫn thiếu sự hỗ
trợ của các quy định pháp luật, các công cụ cũng như nguồn lực cần thiết. Vì
vậy, tôi chọn đề tài “Phòng chống rửa tiền qua Ngân Hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam( Vietinbank)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và luận giải một số vấn đề lý thuyết về rửa tiền; công tác
phòng, chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng thương mại.
Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại và hạn chế
của ngân hàng Vietinbank trong hoạt động phòng chống rửa tiền.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực phòng, chống
rửa tiền của ngân hàng Vietinbank
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động phòng chống rửa tiền qua Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
3.2. Phạm vi nghiên cứu

-

Pham vi về không gian: hệ thống Ngân Hàng Vietinbank

-

Phạm vi về thời gian: từ năm 2013 - 2016

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dùng các phương pháp như:
-

Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình rửa

tiền tại các nước trên thế giới và Việt Nam.


6

-

Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng

rửa tiền tại ngân hàng Vietinbank.
-

Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá

khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp.
Bên cạnh đó vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu khác như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu-so sánh, phương pháp
mô tả, khái quát.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn trình bày bao gồm
Chương 1: Cơ sở lý luận về phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân
Hàng Thương Mại
Chương 2: Thực trạng công tác phòng, chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng Vietinbank
Chương 3: Một số giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân
Hàng Vietinbank


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG
CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 1 trình bày một số nội dung có liên quan đến hoạt động rửa tiền
và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại. Nghiên cứu kinh
nghiệm một số quốc gia về phòng chống rửa tiền và đề xuất một số bài học kinh
nghiệm phù hợp.
1.1. Những vấn đề cơ bản về rửa tiền
1.1.1. Khái niệm rửa tiền
-

Theo Liên Hợp Quốc, dựa vào công ước Vienna (1988) và công ước

Palermo (2000), khái niệm rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất là:
“Việc sử dụng (nghĩa là bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận)

bất cứ tài sản nào mà nó được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay
một phần của phạm tội mà có hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp
đỡ người phạm tội đó thoát khỏi pháp luật”.
-

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Rửa tiền là quá trình

chuyển đổi qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất
hợp pháp hoặc tội phạm để nó có vẻ được phát sinh từ các quỹ hợp pháp.”
-

Theo Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) thì: “rửa tiền là việc xử lý

thu nhập có được do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp
của chúng”.
Tại Việt Nam, theo Điều 4, khoản 1 Luật Phòng, chống rửa tiền số
07/2012/QH13: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa
nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định
trong Bộ luật hình sự; trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm
nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản
do phạm tội mà có;c hiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài


8

sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài
sản.
Tóm lại, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa
nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định tại
Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm

trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do
phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài
sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
1.1.2. Các hình thức rửa tiền
* Theo phạm vi thực hiện, thì hình thức rửa tiền thể hiện dưới 5 trường
hợp:
-

Trường hợp 1: nguồn tiền được rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là

quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp thu được, được rửa cũng như
được tái đầu tư qua hệ thống tài chính nước đó
-

Trường hợp 2: nguồn tiền có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra

nước ngoài để tẩy rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu
thông ở thị trường trong nước
-

Trường hợp 3: nguồn tiền được hình thành ở nước ngoài, được tẩy rửa

ở nước đó hay nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát
triển.
-

Trường hợp 4: nguồn tiền được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính

của một nước đang phát triển để sử dụng ở nước khác, không quay lại đầu tư
cho nước đó

-

Trường hợp 5: nguồn tiền được chuyển vào một quốc gia đang phát

triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi.
*

Theo nội dung hoạt động, rửa tiền biểu hiện thông qua một số hình

thức sau đây:


9

-

Thông qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt: đổi từ đồng tiền nước

này sang đồng tiền nước khác để tiêu thụ
-

Thông qua việc mua tài sản: vàng, bạc, kim cương... là những tài sản

gọn nhẹ, có giá trị cao và thực hiện mua đi bán lại các tài sản này
-

Thông qua sổ tiết kiệm của người lao động ngụ cư ở nước ngoài: bọn

tội phạm thường lợi dụng người lao động nước ngoài, cho họ một ít hoa hồng và
yêu cầu họ gửi một số tiền dưới mức kiểm soát của nước đó đến một tài khoản

cụ thể.
-

Thông qua các trung tâm giải trí, sòng bạc, xổ số, cá cược:dùng giấy

chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của các ông chủ Casino hoặc tìm
mua những vé xổ số, cá cược trúng thưởng có giá trị lớn để chứng minh cho
nguồn thu nhập của mình là hợp pháp.
-

Thông qua các hợp đồng thương mại: bọn tội phạm khai tăng số lượng

hàng hóa trong hóa đơn mua bán hoặc lợi dụng các công ty kinh doanh hàng
hóa thật nhưng không bán hàng hoặc bán rất ít so với hóa đơn.
-

Thông qua đầu tư nước ngoài: Tiền được mang vào để thuê quyền sử

dụng đất, lập nhà xưởng... Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận được chuyển
đến một số địa chỉ theo mong muốn. Một thời gian sau, chúng tuyên bố phá sản
hoặc biến mất, những đồng tiền bẩn đã được khoác vỏ bọc hợp pháp.
-

Thông qua các giao dịch xuyên quốc gia: Lợi dụng các yếu tố địa lí và

sự khác nhau về mặt pháp luật, bọn tội phạm vận chuyển tiền qua biên giới, tạo
khoảng cách về địa lí giữa tội phạm gốc và đồng tiền cần tẩy rửa. Từ đó, chúng
tìm cách đưa vào hệ thống tài chính, ngân hàng để rồi có thể rút ra ở nước thứ
ba, thứ tư. Ở một số quốc gia, hoạt động rửa tiền chưa được quy định là tội
phạm hình sự nên những hành vi phạm tội của bọn tội phạm ở đó càng gặp ít rủi

ro.
-

Thông qua thị trường chứng khoán: Những đồng tiền bẩn được dùng để

mua cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Sau một thời gian, số cổ phiếu này
được bán lại với giá thấp hơn. Số tiền mà bọn tội phạm nhận được thông qua hệ
thống tài chính nên được xem là hợp pháp.


10

-

Thông qua hệ thống tài chính ngân hàng:

+ Tiền dưới mức kiểm soát được gửi vào những thời điểm khác nhau, ở nhiều
nơi trên thế giới. Sau một thời gian chuyển khoản qua nhiều ngân hàng, tiền
được rút ở ngân hàng của nước thứ ba, thứ tư một cách hợp pháp.
+ Tiền được chuyển từ nước ngoài về trong nước nhân danh hoặc trà trộn vào
các khoản kiều hối thông thường.
+ Lợi dụng tổ chức tín dụng: Tiền được gửi vào các quỹ tiết kiệm hoặc mua trái
phiếu, tín phiếu...làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với
quy định của mỗi nước. Sau đó, người gởi tiền rút dần hoặc mang các giấy tờ có
giá đi cầm cố, thế chấp để vay một khoản tiền nhất định.
1.1.3. Chu trình rửa tiền
Một chu trình rửa tiền tiêu biểu thông qua hệ thống ngân hàng thường
bao gồm 3 giai đoạn sau:
-


Đầu tư phân tán (Placement).

-

Phân tán lòng vòng (Layering).

-

Hợp nhất (Intergration).

Hình 1.1: Chu trình rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng


11

1.1.3.1. Đầu tư phân tán (Placement)
Đây là thuật ngữ nói lên việc phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi
pháp vào trong hệ thống tài chính mà không gây ra sự chú ý của các định chế tài
chính và của các cơ quan chức năng. Các tội phạm rửa tiền có thể thực hiện đầu
tư phân tán bằng cách chia các khoản tiền bẩn thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới
mức quy định - theo đề xuất của tổ chức chống rửa tiền quốc tế mức quy định là
15.000 USD hoặc 10.000 EUR - và thường được thực hiện ở những ngân hàng
có các quy chế kiểm soát nội bộ yếu kém, hoặc là những ngân hàng có uy tín
thấp. Thậm chí các tội phạm rửa tiền còn thực hiện một cách hoàn hảo các kế
hoạch của mình bằng cách chuyển tiền vào những tài khoản của những đối tác
mà những hóa đơn thu tiền của các đối tác này sẽ không bao giờ có các hàng
hóa hoặc dịch vụ đối ứng.
1.1.3.2. Phân tán lòng vòng (Layering)
Đây là thuật ngữ nói lên một quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch tài
chính phức tạp nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi

pháp để cuối cùng chúng quay trở lại và trở nên “sạch” hơn. Các kỹ thuật phân
tán thông thường là cho vay lại (loan-backs) và tính giá cao (double invoicing):
Việc cho vay lại (loan backs) được thực hiện bằng cách các tội phạm rửa
tiền sẽ chuyển tiền ra nước ngoài, thường trực tiếp vào những ngân hàng dễ dãi
(bank secrecy haven). Cần lưu ý rằng trong giai đoạn này, người chuyển tiền và
người thụ hưởng chỉ là một người. Sau đó, họ sẽ tìm cách vay lại từ chính các
ngân hàng dễ dãi này, và đương nhiên đồng tiền đi ra từ ngân hàng đã trở nên
“sạch”. Kỹ thuật này được thực hiện khá dễ dàng ở những quốc gia chưa thực
sự quan tâm đến hoạt động rửa tiền và lúc này sẽ rất khó kiểm soát được các tài
khoản này.
Đối với việc tính giá cao (double invoicing), tội phạm rửa tiền sẽ mua
hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngoài với giá trị trên hóa đơn cao hơn nhiều lần


12

so với giá trị thực. Khi chuyển tiền thanh toán, các đồng tiền “bẩn” được đưa
vào hệ thống ngân hàng một cách hợp pháp và trở nên “sạch” ở nước ngoài.
Ngoài ra, các giao dịch tài chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài
chính thứ cấp gắn liền với việc sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như
Internet banking cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
1.1.3.3. Hợp nhất (Integration)
Đây là thuật ngữ nói lên giai đoạn cuối cùng của việc rửa tiền, là việc tái
phân phối trở lại vào nền kinh tế các nguồn tiền không thể lần ra dấu vết được
nữa. Giai đoạn này được tiến hành thông qua hàng loạt các hành vi tiêu dùng xa
hoa lãng phí, đầu tư bất động sản, các chi tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp và
đầu tư tài chính. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm
gia tăng giá trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp,
đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm.


1.2. Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
1.2.1.Ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền và sự cần thiết của công tác
phòng chống rửa tiền
Về mặt phát triển kinh tế, khối lượng tiền rửa sẽ có ảnh hưởng xấu đến
nền kinh tế qua ba kênh chính như sau. Thứ nhất là làm xói mòn hệ thống tài
chính; thứ hai là làm giảm hiệu quả của khu vực kinh tế chính thức và thứ ba là
tác động đến khu vực kinh tế nước ngoài bằng cách bóp méo giá cả và làm
chệch hướng các dòng vốn quốc tế.
Rửa tiền sẽ làm suy yếu sự phát triển của hệ thống tài chính bằng hai lý
do. Lý do thứ nhất, rửa tiền làm xói mòn chính bản thân nội tại của các tổ chức
tài chính. Điều dễ dàng nhận thấy mối quan hệ nguy hiểm giữa hành vi rửa tiền
và cán bộ phụ trách của các tổ chức tài chính. Một số lượng tiền có nhu cầu
được rửa càng cao thì tính nguy hiểm càng lớn thông qua các hành vi tham
nhũng và các tìm kiếm đặc lợi khác. Điều này làm thiên lệch các quyết định


13

đầu tư tài chính và dẫn đến giảm hiệu quả của hệ thống tài chính ở cấp vi mô
lẫn vĩ mô. Lý do thứ hai, ở các nước đang phát triển, lòng tin của khách hàng
đối với hệ thống tài chính là một yêu cầu quan trọng để phát triển hệ thống này
qua thời gian, và như vậy, bất cứ một tín hiệu nào mà khách hàng cho rằng
những định chế tài chính là gian lận hoặc tiếp tay cho hoạt động gian lận này
đều có thể làm suy sụp niềm tin và có thể làm tổn hại đến cả hệ thống. Trong
tình trạng tồi tệ, khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra vì công chúng sẽ cư xử
theo hiệu ứng tâm lý bầy đàn hoặc rút vốn hàng loạt nếu lòng tin này không
còn.
Bên cạnh tác động đến hệ thống tài chính, rửa tiền còn tác động tiêu cực
trực tiếp đến tăng trưởng của khu vực kinh tế chính thức. Rửa tiền sẽ làm chệch
hướng và phân bổ nguồn lực trong khu vực chính thức kém hiệu quả. Theo các

báo cáo rửa tiền, phần lớn lượng tiền này được đem đi đầu tư ở những khu vực
xem như là “vô trùng” để đảm bảo tính an toàn hơn là suất sinh lợi. Những
khoản đầu tư này không những chỉ tạo ra ít hiệu suất cho nền kinh tế mà nó
chệch hướng cung và cầu tự nhiên của khu vực chính thức. Thường thì trong
khu vực bất động sản, các hoạt động nghệ thuật, đồ cổ, nữ trang và các ngành ô
tô đắt tiền được giới rửa tiền quan tâm. Những dấu hiệu bất thường về cung
hoặc cầu trong xã hội thường là do các hoạt động bất chính gây ra, và rửa tiền là
một hoạt động quan trọng tạo nên sự mất cân đối trong xã hội này. Việt Nam có
thể cho chúng ta một dấu hiệu khác thường về bất thường cung cầu trong lĩnh
vực bất động sản. Giá bất động sản cao xấp xỉ bằng Nhật Bản, trong khi đó thu
nhập thì chỉ bằng 1/20, nghiêm trọng hơn là bất động sản đa số đã có chủ nhưng
hầu như lại ít sử dụng thực sự.
Trong một nghiên cứu chuẩn bị cho Báo cáo giao dịch và Trung tâm
phân tích của Úc, tổ chức tư vấn dịch vụ Jonh Walker đã sử dụng mô hình Input
– Output phân tích kịch bản tác động của việc rửa tiền. Trong một kịch bản
trung hoà nhất cho thấy tác động ròng như sau: 1 tỷ đô la của tiền rửa làm giảm
đi khoảng 1,13 tỷ giá trị sản lượng, 609 ngàn thu nhập và 25 việc làm.


14

Đây là một tác động thật sự lớn, và thực tế ở các nền kinh tế lớn số tiền được
rửa là nhiều hơn chứ không phải dừng lại như kịch bản đã phân tích.
Rửa tiền cũng có tác động lên khu vực nước ngoài. Có hai tác động kinh
tế chính của việc rửa tiền lên khu vực nước ngoài đối với một nền kinh tế là làm
giảm đầu tư nước ngoài và bóp méo giá cả ngoại thương. Việc rửa tiền phần lớn
dính líu đến các hoạt động tham nhũng và điều này dẫn đến những khuyến
khích sai lệch trong danh mục đầu tư hoặc lựa chọn đầu tư nước ngoài. Chính
sự phân bố sai lệch này trong ngắn hạn làm giảm và nản lòng các dòng vốn đầu
tư chính thức và hiệu quả. Kết quả này trong dài hạn làm nền kinh tế không tiếp

thu được tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như công nghệ, kỹ
năng lao động, kiến thức và cả các kênh phân phối quốc tế… điều mà đáng lý ra
các nước đang phát triển rất cần đến để bắt kịp các nước phát triển.
Ngoài việc làm phân bổ sai lệch danh mục đầu tư, các hoạt động rửa tiền
thông qua hoạt động xuất và nhập khẩu sẽ làm bóp méo giá cả ngoại thương. Về
mặt lý thuyết, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại và với số lượng lớn có thể dẫn
đến làm thay đổi cơ cấu kinh tế đất nước và tạo ra sự cân bằng giả tạo. Một lúc
nào đó, việc rửa tiền hoàn tất hoặc rút ra khỏi một nước đột ngột với số lượng
lớn có thể dẫn đến khủng hoảng tiền tệ hoặc khủng hoảng ngân hàng, chưa kể
đến những hệ quả như thay đổi tỉ giá hối đoái thực và làm mất cân bằng giữa
khu vực hàng ngoại thương và phi ngoại thương.
Ngoài những ảnh hưởng về phân bố nguồn lực, hoạt động rửa tiền sẽ làm
sai lệch các thống kê kinh tế và như vậy sẽ làm cho việc đưa ra các chính sách
kinh tế, nhất là chính sách tiền tệ sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu
được. Và điều quan trọng hơn hết chính là rủi ro về danh tiếng cho quốc gia nếu
không kiểm soát được vấn nạn rửa tiền tại quốc gia mình.
1.2.2. Các dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là việc lợi dụng những kẻ hở trong các
quy định giao dịch, cho vay của ngân hàng để thực hiện tẩy rửa tiền. Rửa


15

tiền qua hệ thống ngân hàng là một trong những phương thức mà bọn tội phạm
thường sử dụng vì ưu điểm nổi bật của phương thức ngày là nếu thực hiện trót
lọt, dấu vết của đồng “tiền bẩn” gần như được xóa bỏ hoàn toàn. Đồng tiền đội
lốt hợp pháp được bổ sung vào dòng chảy vốn của nền kinh tế một cách tự
nhiên. Hơn nữa trên thế giới hầu như nước nào cũng có hệ thống ngân hàng.
Càng ở những nước có quy định về phòng, chống rửa tiền còn sơ khai, việc lợi
dụng hệ thống ngân hàng để rửa tiền càng thuận lợi hơn.

Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là một trong những phương thức mà
bọn tội phạm thường sử dụng. Tuy nhiên, để có thể rửa tiền qua kênh này, bọn
tội phạm thường sử dụng các thủ thuật hết sức tinh vi. Do vậy, việc đưa ra các
dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là hết sức cần thiết.
Có thể phân loại, định dạng và nhận biết một số dấu hiệu đáng ngờ ở các
giao dịch mà bọn tội phạm lợi dụng để rửa tiền như sau:
Thứ nhất, thông qua thông tin về khách hàng
Ngân hàng hoàn toàn có đủ cơ sở để nghi ngờ bất cứ một khách hàng nào
có thái độ miễn cưỡng khi cung cấp các thông tin, chứng từ thông thường theo
quy định của ngân hàng trong quan hệ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt là
những khách hàng cung cấp ít thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc khi
nộp đơn xin mở tài khoản tại ngân hàng, những khách hàng này đã cung cấp
những thông tin mà nếu muốn xác minh được những thông tin đó thì ngân hàng
sẽ gặp khó khăn hoặc phải trả chi phí rất cao.
Thứ hai, các tài khoản giao dịch đang bị điều tra hoặc bị khởi kiện.
Nhân viên ngân hàng thường chú ý đến các chủ tài khoản đang bị điều
tra, khởi kiện hoặc liên quan đến các vụ án đang được xét xử tại tòa án, hoặc
nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền.
Thứ ba, thông qua tính chất, đặc điểm của giao dịch.
- Các giao dịch không mang lợi ích về mặt kinh tế
Các giao dịch này có đặc điểm không phù hợp với các hoạt động thông
thường của khách hàng. Ví dụ như việc sử dụng thư tín dụng và một số biện
pháp tài chính thương mại để chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác.


16

Tuy nhiên, việc chuyển tiền này lại không phù hợp với các hoạt động kinh
doanh thông thường của khách hàng. Một trường hợp điển hình khác là các giao
dịch qua các tài khoản mà trước đó hầu như không có giao dịch nào, nhưng hiện

tại lại có rất nhiều giao dịch một cách bất thường mà chủ tài khoản này không
đưa ra được sự giải thích hợp lý cho việc liên tục sử dụng tài khoản
ở mức độ cao. Các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt giá trị lớn.
(1)

Mua hoặc bán ngoại tệ bằng tiền mặt với số lượng lớn cho dù khách

hàng có tài khoản trong ngân hàng.
(2)

Thường rút tiền mặt từ tài khoản với số lượng lớn, mà số tiền này

dường như không phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng.
(3)

Rút tiền mặt với số lượng lớn từ tài khoản vừa mới bất ngờ nhận

được một khoản chuyển tiền vô cùng lớn từ nước ngoài.
(4)

Gửi tiền mặt với số lượng lớn vào tài khoản bằng cách chia nhỏ số

tiền mặt muốn gửi thành nhiều khoản khác nhau. Tuy nhiên, nếu tính tổng số tất
cả các khoản tiền gửi đã chia nhỏ thì giá trị rất lớn.
(5)

Các khách hàng thường xuyên gửi tiền mặt với số lượng lớn vào

ngân hàng, nhưng tiền rút ra khỏi tài khoản thường bằng séc chi trả cho các cá
nhân, hay công ty không có quan hệ kinh doanh với khách hàng.

Thứ tư, thông qua các khoản vay có hoặc không có thế chấp
Các khoản vay được trả bằng tiền mặt, ngoại tệ hoặc các công cụ thanh
toán khác mà người cho vay không được tiết lộ.
Các khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba mà không
có mối liên hệ minh bạch với khách hàng.
1.2.3. Phương thức phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng.


Ban hành Luật và các quy định liên quan đến phòng, chống

rửa tiền
Hiện nay, tại hầu hết các nước phát triển đã ban hành Luật phòng,
chống rửa tiền. Thời gian ban hành Luật ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc
vào quy mô, mức độ tác hại của rửa tiền đối với quốc gia đó. Tuy nhiên, Luật


17

phòng, chống rửa tiền ở các nước có một số đặc điểm chung như: (i) Luôn
hướng đến việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF; (ii) Liệt kê tất cả các tội
danh liên quan đến rửa tiền; (iii) Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện
quy tắc nhận biết khách hàng; (iv) Quy định mức giao dịch phải báo cáo; (v)
Các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ; (vi) Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan
chuyên trách về phòng, chống rửa tiền.


Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền

Hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ quan chuyên trách
về phòng, chống rửa tiền. Nhiệm vụ của cơ quan này là giám sát việc thực hiện

Luật phòng, chống rửa tiền. Có hai mô hình hoạt động cơ bản
-

Mô hình thứ nhất, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc

bộ máy Chính phủ, thường là trực thuộc ngân hàng trung ương, trợ giúp chính
phủ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh việc thực hiện chức
năng giám sát thi hành Luật phòng, chống rửa tiền, cơ quan này còn thực hiện
chức năng thu thập các thông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý báo cáo giao
dịch đáng ngờ và đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác phòng, chống
rửa tiền.
-

Mô hình thứ hai, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị hoàn toàn

độc lập với bộ máy Chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào
trong bộ máy chính phủ. Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng
rãi hơn.
Ở các nước xem cơ quan này là cơ quan tình báo tài chính. Ưu điểm nổi
bật của mô hình này là đảm bảo sự độc lập, khách quan trong điều tra rửa tiền.


Thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng

thương mại
(1) Đánh giá khách hàng, phân loại rủi ro
Nhìn chung, các ngân hàng thương mại coi việc đánh giá và phân loại
khách hàng là việc làm hàng đầu. Việc đánh giá và phân loại khách hàng có ý
nghĩa quan trọng quyết định, vì thông qua đây, ngân hàng thương mại sẽ có



18

các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Thông thường các ngân hàng thương mại
trên thế giới thường phân khách hàng thành 3 loại như sau:
- Nhóm khách hàng có rủi ro cao: tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên
và bắt buộc trong việc tìm hiểu thông tin khách hàng.
- Nhóm khách hàng rủi ro trung bình: tiến hành kiểm tra, giám sát ở mức độ
bình thường và tìm hiểu thông tin về khách hàng khi có yêu cầu.
- Nhóm khách hàng rủi ro thấp: tiến hành kiểm tra, giám sát ở mức độ đơn
giản và chỉ đòi hỏi những thông tin thông thường về khách hàng
(2) Kiểm soát các giao dịch đáng ngờ.
Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thường liên quan đến
rửa tiền được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của từng
quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh … đều xem xét
dấu hiệu bất thường dựa trên mức (ngưỡng) giá trị của các giao dịch quy định
(thông thường các giao dịch có giá trị vượt mức 10.000 USD hoặc tương đương
sẽ nằm trong danh sách các giao dịch cần phải lưu ý, báo cáo). Tuy nhiên ở một
số ít các quốc gia khác lại lưu ý đến những giao dịch có dấu hiệu không bình
thường thông qua tính chất, đặc điểm giao dịch, các thông tin về khách hàng …
mà không quá quan tâm đến giá trị giao dịch, tiêu biểu cho trường hợp này là
Malaysia.
Khi phát hiện về các giao dịch đáng ngờ, nhân viên ngân hàng phụ trách
sẽ tiến hành xử lý, báo cáo cấp trên xem xét. Sau khi kiểm tra tính xác thực
thông tin về khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định việc chuyển các thông tin này
cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền. Để việc này được tiến hành tốt, các ngân
hàng phải được hướng dẫn xây dựng quy trình báo cáo thông tin về giao dịch
này, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng.
(3) Lưu giữ hồ sơ về khách hàng
Các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm chỉnh việc lưu giữ hồ sơ,

thông tin về khách hàng. Các thông tin về nhận dạng khách hàng và thông tin


19

giao dịch được lưu giữ trong thời gian tối thiểu là 5 năm hoặc dài hơn theo yêu
cầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các hồ sơ có liên quan đến công tác
điều tra khởi tố. Theo Luật phòng, chống rửa tiền của Malaysia, thời gian lưu
giữ hồ sơ khách hàng là 6 năm nếu không có dính líu gì đến các vụ việc khác.


Tuân thủ các khuyến nghị của FATF và thực hiện hợp tác quốc

tế về phòng, chống rửa tiền.
Ngày nay, hành vi rửa tiền không chỉ thực hiện trong phạm vi một quốc
gia mà còn có thể thực hiện xuyên suốt từ quốc gia này đến quốc gia khác. Do
vậy, công tác phòng, chống rửa tiền rất cần sự hợp tác của các quốc gia trong
việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
1.3. Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động trong lĩnh vực chống
rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố
* Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF:
FATF là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào tháng 7/1989 tại Hội
nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Paris. Đây là lực lượng quốc tế quan trọng nhất
về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hiện tại, FATF có 36 quốc gia thành viên
và 5 tổ chức khu vực là thành viên liên kết.
FATF tập hợp các chuyên gia lập pháp, tài chính và thi hành pháp luật để
đạt được các cuộc cải cách của các quốc gia về lập pháp và quản lý công tác
chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. FATF cũng hợp tác với một số cơ

quan, tổ chức quốc tế với vai trò là quan sát viên của FATF.
Tháng 4/1990, FATF đưa ra 40 khuyến nghị nhằm chống lại sự lạm dụng
hệ thống tài chính để rửa tiền buôn lậu ma túy. Các khuyến nghị này được thiết
lập như một khuôn khổ toàn diện về chống rửa tiền để áp dụng phổ biến trên
toàn thế giới. Các khuyến nghị đưa ra các nguyên tắc chung, cho phép các nước
có thể áp dụng linh hoạt tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và phù hợp với hiến pháp của
mỗi nước. Mặc dù không có hiệu lực bắt buộc, nhưng các khuyến


×