Tải bản đầy đủ (.docx) (165 trang)

Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.05 KB, 165 trang )

1

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

DONE SOUPHIDA

THIếT Kế Và Sử DụNG TàI LIệU THEO MÔĐUN
TRONG DạY HọC MÔN PHƯƠNG PHáP DạY HọC TOáN
CHO SINH VIÊN
CAO ĐẳNG SƯ PHạM NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN
DÂN LàO

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

1


2

HÀ NỘI, 2020

2


3

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

DONE SOUPHIDA



THIếT Kế Và Sử DụNG TàI LIệU THEO MÔĐUN
TRONG DạY HọC MÔN PHƯƠNG PHáP DạY HọC TOáN
CHO SINH VIÊN
CAO ĐẳNG SƯ PHạM NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN
DÂN LàO
Chuyờn ngnh: Lý lun v PPDH b mụn Toỏn
Mó s: 9.14.01.11

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS Trn Trung
2. TS. Hong Ngc Anh

3


4

HÀ NỘI, 2020

4


5

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu
do tôi thực hiện. Các kết quả trình bày trong luận án trung

thực, có nguồn trích dẫn. Các kết quả công bố chung
đồng nghiệp cho phép sử dụng đưa vào luận án.

Tác giả luận án

Done Souphida

5


6

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Toán – Tin,
Bộ môn LL & PPDH toán thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội; xin cảm ơn
quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Trung và TS. Hoàng
Ngọc Anh, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm truyền đạt những kiến thức
về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Cũng nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo hai
nước Lào – Việt Nam đã hỗ trợ, quan tâm tới đời sống, tình thần, động viên
khuyến khích tôi tôi trong suốt quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại Việt
Nam; xin cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục & Thể thao tỉnh Viêng Chăn và Sa
Văn Na Khệt đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện điều tra
khảo sát. Xin cảm ơn ban lãnh đạo, đội ngũ giáo viên và sinh viên các trường
CĐSP tỉnh Viêng Chăn và Sa Văn Na Khệt đã tạo điều kiện thuận lợi trong
cung cấp các số liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án, cũng như tạo điều

kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm kết quả nghiên cứu của bản thân.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm,
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng luận án của tôi không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi kính mong sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để luận án hoàn thiện hơn.
Tác giả luận án

Done Souphida

6


7

MỤC LỤC
Trang

7


8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

8

Viết tắt
CHDCND Lào

CTĐTGV
CT
ĐS
ĐC
GD&ĐT
GV
GD&TT
HH
HS

LL&PPDH
LĐC
LTN
NLTH
PPDH
PH&GQVĐ
PT
SGK
SV
SGV
TNSP
TB
CĐSP
THPT
TN
THCS
TT
NXB

Viết đầy đủ

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương trình đào tạo giáo viên
Chương trình
Đại số
Đối chứng
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Giáo dục và Thể thao
Hình học
Học sinh
Hoạt động
Lý luận và Phương pháp dạy học
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm
Năng lực tự học
Phương pháp dạy học
Phát niện và giải quyết vấn đề
Phương trình
Sách giáo khoa
Sinh viên
Sách giáo viên
Thực nghiệm sư phạm
Trung bình
Cao đẳng sư phạm
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Trung học cơ sở
Thứ tự
Nhà xuất bản



9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1.

Cấu trúc của môđun dạy học

Biểu đồ 3.1. Đa giác đồ tần số về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC
Biểu đồ 3.2. Đường biểu diễn tần suất lũy tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1
Biểu đồ 3.3. Đường biểu diễn tần suất lũy tích hội tự lùi của nhóm TN và
ĐC trong đợt TNSP vòng 2

9


10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI thể hiện tư tưởng chủ đạo là lấy
“học tập suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc
học là: học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người,
(Learning to know, learning to do, learning to live together, learning to be),
hướng tới xây dựng một xã hội học tập (UNESCO,1996). nước CHDCND
Lào đang trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới phát triển, đòi hỏi xã hội phải tạo ra

nguồn nhân lực có trình độ cao. Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách
mạng Lào lần thứ IX năm 2006 đã định hướng tiến hành phát triển nền giáo
dục của Lào ngày càng nâng cao, bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo
dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực
tiễn Lào nhằm từng bước đưa đất nước Lào phát triển, của từng vùng, từng
địa phương hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu nền giáo dục của Lào
thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới. Năm 2015 Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã
xác định ưu tiên hàng đầu tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn làm
được điều đó, rất cần thiết tập trung đổi mới từ chương trình đào tạo, nội
dung, phương tiện, phương pháp dạy học đồng thời bồi dưỡng chất lượng GV
đồng thời đầu tư trang bị thêm thiết bị dạy học của nhà trường, phát huy khả
năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.
Từ định hướng trên, nước CHDCNDLào đã đề ra kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực từ 2006 - 2015 theo 4 hướng: (i) Tăng cường nâng cao chất
lượng dạy học phổ thông ở nước CHDCND Lào, giáo dục phổ thông kéo dài
12 năm; (ii) khuyến khích và mở rộng cơ hội của người đến tuổi được học, cải
thiện chất lượng và liên kết giáo dục; (iii) Tổ chức chiến lược khoa học giáo
dục và kế hoạch hành động của khoa học giáo dục; (iv) Chú ý mở rộng các
trường kỹ thuật và đào tạo dạy nghề. Hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào
ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực


11

khoa học công nghệ có trình độ cao cho cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh
giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập cơ sở. Đổi mới phương
pháp và chương trình dạy học tất cả các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát
triển đổi ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất

lượng hiệu quả và đổi mới PPDH, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý
và phát huy nội lực để phát triển giáo dục.
Để nâng cao chất lượng dạy học, vấn đề đặt ra cần bồi dưỡng cho SV sư
phạm các năng lực cần thiết ngay từ khi còn học ở các trường đại học, phải dạy
cho sinh viên các phương pháp dạy học cũng như thực hiện học tập trong hoạt
động và bằng hoạt động. Theo lối dạy học cũ thì học trò hoàn toàn lệ thuộc vào
người thầy. Mâu thuẫn trên làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới
PPDH ở tất cả các cấp, ngành theo định hướng phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Tuy nhiên hiện nay, việc
đổi mới giảng dạy PPDH Toán cho SV ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào
vẫn còn những khó khăn tồn tại, nặng về truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò
theo một chiều thuyết trình, giảng giải. SV lĩnh hội kiến thức thụ động, chủ yếu
nhờ vào GV, giao lưu giữa SV với GV chưa được coi trọng. Thói quen và khả
năng của SV giúp đỡ nhau trong việc lĩnh hội các khiến thức còn hạn chế. Còn
nặng về cung cấp tri thức dưới dạng có sẵn, chưa khơi dậy tính tích cực học tập
của SV; giảng dạy PPDH Toán học còn chủ yếu theo hướng truyền thụ một
chiều, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của SV. Môn học này giúp
cho SV phát triển tư duy, phát triển năng lực trí tuệ, đáp ứng các yêu cầu thực
tiễn của xã hội. Mặt khác, Toán học cũng là một môn học trừu tượng cao. Nhiệm
vụ của GV là tổ chức các hoạt động học tập như thế nào để giúp SV có thể tự
khám phá, tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động,
sáng tạo của mình. Một trong những biện pháp để thực hiện điều đó là GV tổ
chức cho SV tự thảo luận, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra.


12

Hiện nay một trong những cách tiếp cận đang được quan tâm là tổ
chức dạy học theo môđun. Trong giáo dục, tiếp cận môđun gắn với tư

tưởng công nghệ dạy học, nó là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ
chức biên soạn nội dung dạy học sao cho chương trình đào tạo trở nên mềm
dẻo hơn, linh hoạt hơn, dễ dàng thích hợp với việc tổ chức học tập đa dạng.
Môđun dạy học là một đơn vị chương trình tương đối độc lập, được cấu
trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục
tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết
quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh. Có nhiều
loại môđun dạy học như: Môđun lớn; môđun thứ cấp và môđun nhỏ, các
môđun bao hàm nhau, trong môđun lớn chứa nhiều môđun thứ cấp; trong
mỗi môđun thứ cấp chứa một số môđun nhỏ, chúng quan hệ với nhau chặt
chẽ, không đứng độc lập nhau. Trong quá trình dạy học môn Toán ở trường
CĐSP cần hướng đến việc dạy tự học cho SV, với cách dạy này sẽ mang lại
hiệu quả hơn khi tổ chức cho SV tự học với tài liệu có hướng dẫn theo
môđun. Tài liệu dạy học theo Môđun dạy học được coi như một phương
tiện hỗ trợ quá trình tự học cho SV giúp nâng cao chất lượng dạy học. Tài
liệu dạy học theo môđun được coi như một cẩm nang hướng dẫn tự học cho
sinh viên, mỗi mô đun tương ứng với một chủ đề dạy học xác định, được
phân chia thành từng tiểu mô đun nhỏ có đầy đủ thành tố của quá trình tự
học. Với tài liệu dạy học theo môđun có thể giúp GV tổ chức dạy học theo
cá thể hóa, có thể lắp ghép, tích hợp trong quá trình dạy học trên lớp giúp
SV lĩnh hội kiến thức tốt hơn đồng thời phát triển khả năng tự học của SV.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án
là: “Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH
Toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế được tài liệu theo môđun PPDH Toán trong môn học Toán
THCS và đề xuất được phương pháp sử dụng các môđun đó trong quá trình
đào tạo GV ở trường CĐSP nước CHDCND Lào, nhằm nâng cao chất



13

lượng đào tạo và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên ngành
sư phạm Toán.
3. Phạm vi nghiên cứu

Môn PPDH Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào chủ yếu là đại
cương về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, chưa đi sâu rèn kĩ năng
về PPDH các nội dung cụ thể. Trong khi đó các môn học cụ thể về Toán
THCS lại thiếu vắng phần PPDH các kiến thức này mà chủ yếu dạy thuần túy
về kiến thức toán THCS, toán THPT. Do vậy đề tài thiết kế tài liệu theo
môđun PPDH Toán trong môn Toán học THCS.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu theo môđun dạy học về Phương
pháp dạy học Toán trong môn Toán học THCS thuộc các học phần toán cho
SV CĐSP nước CHDCND Lào.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán học THCS
thuộc các học phần Toán cho SV sư phạm Toán tại trường CĐSP nước
CHDCND Lào.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được những tài liệu theo môđun về PPDH Toán và sử dụng
trong đào tạo GV Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào thì sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học PPDH Toán trong đào tạo GV ở nước CHDCND
Lào, đồng thời góp phần phát triển năng lực tự học cho SV.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng tài liệu theo
môđun trong dạy học PPDH toán cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.2. Khảo sát thực trạng về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun
trong dạy học môn Toán học THCS cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.3. Thiết kế, biên soạn tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán

học THCS cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.4. Tổ chức dạy học môn Toán học THCS và sử dụng tài liệu theo
môdun về PPDH trong đào tạo cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.5. TNSP để kiểm định tính khả thi và tính hiệu quả của các đề xuất
trong luận án.


14

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có
liên quan đến thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH
nói chung. Nghiên cứu chương trình nội dung sử dụng tài liệu theo môđun trong
dạy học môn PPDH ở trường CĐSP nước CHDCND Lào nói riêng.
7.2.Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu hỏi, trao đổi với
các chuyên gia để điều tra tìm hiểu tình hình thực tiễn dạy và học có thiết kế
và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS ở Trường
CĐSP Lào.
7.3. Phương pháp TNSP: Tổ chức thực nghiệm các nội dung thiết kế và
sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS tại Trường
CĐSP Ban Keun, CĐSP Sa Văn Na Khệt thuộc nước CHDCND Lào nhằm
đánh giá tính khả thi và hiệu quả đề tài.
7.4. Phương pháp thống kê toán học: Luận án sử dụng phương pháp
phân tích định tính, phân tích định lượng nhằm rút ra những kết luận liên quan
đến các nội dung được xem xét. Đánh giá kết quả bằng phương pháp thống kê
toán học trong khoa học giáo dục.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Theo dõi, phân tích và đánh
giá kết quả tự học của một số sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm để
thấy tác động của các tác động sư phạm đối với các đối tượng sinh viên yếu,
trung bình, khả và giỏi.

8. Những đóng góp của luận án
8.1. Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số cơ sở lý luận
về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học của SV ở Trường
CĐSP nước CHDCND Lào.
8.2. Luận án bổ sung thêm tài liệu theo môđun về PPDH Toán trong
học phần “Toán học THCS” giúp sinh viên tự học học phần Toán học THCS.
Khẳng định thêm tính khả thi và hiệu quả việc thiết kế và sử dụng tài liệu theo
môđun có hướng dẫn theo môđun hỗ trợ sinh viên sư phạm Toán tự học môn
Toán học THCS.
8.3. Đã thiết kế và đề xuất phương án sử dụng tài liệu theo môđun


15

nhằm nâng cao hiệu quả dạy học về PPDH trong môn Toán học THCS ở
Trường CĐSP nước CHDCND Lào.
8.4. Tạo điều kiện cho giảng viên môn Toán học THCS (và các môn
học khác) có tư liệu tham khảo để thiết kế và sử dụng học liệu theo môđun
trong dạy học ở các trường Cao đẳng.
9. Các luận điểm đưa ra bảo vệ
9.1. Việc thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun về PPDH Toán trong
đạo tạo GV Toán ở Trường CĐSP nước CHDCND Lào là cần thiết.
9.2. Những tài liệu theo môđun về PPDH Toán đã được thiết kế được và
cách thức sử dụng trong đào tạo GV Toán ở Trường CĐSP nước CHDCND
Lào có tính khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo GV và
góp phần phát triển năng lực tự học cho GV.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm ba chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2. Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun PPDH môn Toán

THCS cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào.
- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Luận án có danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục kèm theo.


16

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Môđun xuất hiện đầu tiên tại Mỹ, vào đầu thế kỉ thứ XX, nó được xuất
hiện trong chương trình đào tạo bổ túc tức thời trong các nhà máy sản xuất ô tô
giúp công nhân có thể tự học hoặc tự học dưới sự hướng dẫn của các kĩ sư
(điển hình là hãng sản xuất ôtô General motor và ô tô Ford). Sự ra đời của khoa
học công nghệ, yêu cầu các công nhân phải làm quen với mục tiêu công việc
nên bắt buộc các công nhân phải làm sao có thể làm việc, thích ứng nhanh và
hiệu quả với các quy trình sản xuất về lí thuyết và cả thực hành trong một thời
gian ngắn (có những giai đoạn cao điểm từ 2 - 3 ngày). Và phương thức đào tạo
phải thực sự linh hoạt để công nhân có thể đáp ứng sự luân chuyển công việc
trong thời gian ngắn, điều này bắt buộc người ta phải xây dựng tài liệu hướng
dẫn thành các môđun độc lập để người học có thể tự học, tiếp cận công việc, do
đó chương trình đào tạo theo môđun được áp dụng. Do mô hình đào tạo tiện
lợi, mang lại chất lượng và hiệu quả cao nên đào tạo theo môđun nhanh chóng
được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Anh, Pháp, Đức. Rất dễ nhận
thấy đây là một kiểu đào tạo môđun đúng theo phong cách Mỹ “thực chất, trực
diện và hiệu quả” [59]. Đã có những giai đoạn tại Mỹ có những chương trình
bổ túc “năng lực cho GV” do Trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở Viện Đại học
Ohio của Mỹ tổ chức đào tạo được cấu trúc từ 12 môđun đến 100 môđun,
chương trình này mục đích nhằm phát triển bồi dưỡng giáo viên. Đặc biệt, các

môđun này được cầu trúc logic, phân thành các tầng, lớp chặt chẽ bao gồm các
môđun sơ cấp (cung cấp kiến thức cơ bản) và các môđun thứ cấp (là các đơn vị
thành phần là môđun bổ trợ)

[ 62] .

Ở Pháp, những khóa học có cấu trúc môđun được tổ chức trong thời
gian sau chiến tranh thế giới lần thứ II tại các vùng mỏ than. Nhưng nó khác


17

ở chỗ công nhân Mỹ được đào tạo nhằm đáp ứng cho dây chuyền sản xuất,
còn ở Pháp nhằm giải quyết công ăn việc làm cho công nhân mỏ, do tình
trạng thất nghiệp tại các mỏ than, nhưng trong cả 2 trường hợp các khóa học
đều mang tính “trọn vẹn” và “tích hợp” rất cao [23].
Ở Thụy Điển, chương trình đào tạo công nhân khai thác gỗ được cấu
trúc theo trình tự và nội dung cơ bản qua các môđun đào tạo. Hệ thống đào
tạo ở Thụy Điển được đưa vào sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ XX,
nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Điều này cũng nói lên việc phân
định giới hạn, và nội dung các môđun là công việc rất phức tạp, nó quyết định
hiệu quả của việc đào tạo theo môđun [60]. Bên cạnh đó, phương thức đào tạo
theo môđun cũng được triển khai ở Liên Xô (cũ) do Viện khoa học dạy nghề
nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực tập sản xuất kĩ thuật. Môđun trienr
khai ở Liên xô được thực hiện thông qua việc nghiên cứu xây dựng các
môđun theo các đơn vị kiến thức [14].
Đào tạo môđun không chỉ dừng lại ở châu Mĩ và châu Âu mà còn được
phát triển ở châu Úc, điển hình mô hình đào tạo theo mô được Australia phát
triển rộng rãi. Australia phát triển chương trình đào tạo sau các nước châu Mĩ
và châu Âu nhưng thực sự nước này đã kế thừa, kết hợp giữa chương trình

đào tạo truyền thống và các chương trình đào tạo theo môđun khá nhuần
nhuyễn và linh hoạt, đồng thời đưa ra các cách tổ chức đánh giá các chương
trình đào tạo theo môđun hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng chương
trình đào tạo theo môđun, Australia chú trọng chương trình mang tính chất
đặc thù đối với mỗi bang khác nhau hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm của
từng bang, ví dụ như M.O.Donnell và R.Meyer sống tại bang Victoria đã công
bố công trình về xây dựng chương trình đào tạo theo môđun thực sự khác biệt
so với chương trình của các bang khác, nhóm tác giả này đã nghiên cứu đề
xuất ra các khái niệm và kiến nghị, lí thuyết về chương trình đào tạo hỗn hợp
giữa môđun và truyền thống, giúp hai mô hình này bù lấp những điểm bất hợp
lí của nhau tạo nên một mô hình đào tạo phù hợp và hiểu quả. M.O.Donnell
đã đề cập đến dấu hiệu bản chất của môđun đào tạo là tính “trọn vẹn”, tính
“trọn vẹn” là “phần cốt lõi” của một môđun[57], [58].


18

Đào tạo theo môđun cũng được sử dụng nhiều ở nhiều nước châu Á,
bao gômg Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philippin nhưng vẫn dừng lại ở đào tạo
nghề và đào tạo đại học. Việc đào tạo theo môđun được đưa vào trường THPT
bắt đầu từ các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan,…trong đó có một số nước đã
đưa các chương trình đào tạo theo môđun vào kế hoạch dạy học chính khóa ở
các trường THPT.
Việc tổ chức dạy học theo môđun được triển khai đại trà khắp các nơi
trên thế giới, đặc biệt là Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour
Organization) đã thực hiện xây dựng chương trình đào tạo theo môđun hoàn
chỉnh, hiệu quả và thiết thực. Hệ thống này của ILO được hoàn thành có tầm
ảnh hưởng lớn đến chương trình đào tạo nghề và đào tạo học sinh THPT, đại
học, cao đẳng của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng nằm trong nhóm các
nước chịu tác động. Sự chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đã thách

thức các trường đại học, cao đẳng, tuy nhiên, khi chương trình đào tạo theo
môđun ra đời lại hoàn toàn phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ, giúp sinh
viên chủ động trong học tập, nâng cao khả năng, ý thức tự học cho sinh viên
đồng thời phân hóa được sinh viên. Tuy nhiên để chương trình đào tạo theo
môđun hiệu quả, đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức, tìm tòi sáng tạo, xây dựng
nên các môđun phù hợp với từng đối tượng và mục tiêu đào tạo của từng loại
hình[61].
Hệ thống tín chỉ học tập xuất phát từ Viện ĐH Harvard, được Viện
trưởng Eliot thực hiện vào năm 1872. Chương trình đào tạo cổ điển cứng nhắc
được thay thế bởi sự lựa chọn rộng rãi các chương trình, các môn học đối với
SV. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã phát triển rộng khắp, đặc biệt ở Mỹ.
Thực tiễn thực hiện mô hình đào tạo này cũng có những ưu điểm và hạn chế
nhất định. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có ưu điểm là: Mang lại hiệu quả cao
về phương diện quản lý, giảm giá thành đào tạo, hiệu quả học tập cao và tạo
ra tính mềm dẻo, khả năng thích ứng cao của các chương trình đào tạo. Bên
cạnh đó, hệ thống tín chỉ cũng bộc lộ những nhược điểm: Kiến thức bị cắt vụn


19

làm ảnh hưởng đến động cơ học tập của SV, SV nhìn mức độ học vấn quy
định cho một văn bằng như là sự tích lũy các tín chỉ học tập hơn là việc học
tập vì lợi ích cuối cùng của họ. Hạn chế này đã được khắc phục bằng sự khởi
xướng hệ thống “tín chỉ theo môđun” của Khoa Giáo dục - Viện Đại học
Massachusetts (Mỹ). Hệ thống tín chỉ theo môđun, cho phép SV đạt được văn
bằng đại học qua việc tích lũy các loại tri thức giáo dục khác nhau, được đo
lường bằng một đơn vị xác định. Tín chỉ theo môđun được cấp cho SV thực
hiện hoạt động học tập dưới sự điều khiển của GV, nhưng cũng có thể cấp cho
các SV làm việc độc lập khi đã ký kết một “hợp đồng học tập cá nhân” với
GV. Những nghiên cứu về hệ thống tín chỉ, hay tín chỉ theo môđun tập trung

chủ yếu vào phương diện quản lý, và xây dựng chương trình đào tạo. Do đó,
nó thiếu những chỉ dẫn đối với GV khi họ tham gia vào quá trình phát triển
chương trình đào tạo. Mặc dù vậy, hệ thống tín chỉ đã rất phổ biến, và được áp
dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm có hiệu quả đào tạo cao, có tính mềm dẻo
và khả năng thích ứng cao, đạt hiệu quả về mặt quản lý và giảm giá thành đào
tạo.
Một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Singapore triển
khai dạy học môđun đại trà, có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Hội nghị Quốc
tế về “Triển khai áp dụng môđun trong đào tạo” được tổ chức hai lần ( lần 1
vào năm 1977 tại Thái Lan và lần 2 vào năm 1985 tại Pháp) đã có khuyến
nghị “Sử dụng môđun là thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo.
Các nước không có nền kinh tế phát triển, đầu tư tổng thể cho giáo dục bị hạn
chế nên quan tâm tới đào tạo theo môđun. Không nên sa đà vào tranh cãi, duy
danh thuật ngữ, mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm” [21]. Đã
có nhiều tài liệu biên soạn theo môđun như: “Khái niệm về môđun đào tạo kỹ
năng cần thiết” của Ban đào tạo nghề thuộc Văn phòng lao động quốc tế;
“Cẩm nang cho GV về quản lý giáo dục” của tổ chức UNESCO khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương và một số sách, giáo trình Vật lý đại cương ở Mỹ cũng
đã biện soạn theo môđun [29].


20

Bước vào thế kỉ XXI là kỉ nguyên của khoa học, công nghệ, thông tin
và truyền thông, sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và một
tất yếu là nền kinh tế tri thức đã mở ra. Sự giao lưu quốc tế rộng lớn đòi hỏi
phải thiết kế một hệ dạy học mềm dẻo, linh hoạt cho phép người học dễ thích
ứng với cơ chế thị trường và có tính hiệu quả cao. Đó là hệ dạy học cá thể hóa
(Personalized System of Instruction – PSL) hay kế hoạch (Keller Lan). Hệ
dạy học này do Fred S.Keller và những cộng sự của ông sáng tạo ra. Từ đó

đến nay hệ dạy học này phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây và lan ra
toàn thế giới. Bản chất của hệ dạy học này là “tự học – cá thể hóa – có hướng
dẫn” (selflearning - personalized - assisted). Vai trò hướng dẫn chính ở đây là
do tài liệu biên soạn theo Mođun, các tài liệu tham khảo khác và các phương
tiện kỹ thuật dạy học. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được tiến hành
cuối mỗi học phần. GV là người biên soạn tài liệu dạy học, thiết kế nội dung
học tập, tổ chức, điều khiển quá trình học tập của SV, kiểm tra đánh giá khi
cần thiết. SV sẽ học theo tốc độ và nhịp độ riêng phù hợp với cá nhân mình
theo hướng dẫn của tài liệu là chủ yếu và của người hướng dẫn khi cần thiết.
Các phương tiện dạy học được sử dụng trong hệ thống dạy học này rất phong
phú và hiện đại, chúng tiếp nhận được những tiến bộ của khoa học và công
nghệ thời đại. Hệ dạy học cá thể hóa này tương ứng với nền giáo dục có qui
mô lớn và trình độ phát triển rất cao. Cùng với hệ thống ngành, chuyên ngành
đào tạo phong phú, đa dạng và luôn biến động, với những hình thức tổ chức
đào tạo linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người [31], [34].
Tóm lại, đào tạo theo môđun là chương trình thiết thực, được triển khai
nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả cao trong đào tạo đồng thời tạo
ra mô hình dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tự học của học
sinh, sinh viên. Việc triển khai dạy học theo môđun là cần thiết và cần triển
khai rộng áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau trong quá trình giáo dục
đào tạo tại mỗi nước.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam


21

Chương trình đào tạo theo môđun đã có mặt từ những năm 70 của thế
kỷ XX trong các chương trình của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Ở miền
Bắc Việt Nam chương trình đào tạo theo môđun du nhập muộn hơn một chút
cùng với các kỹ thuật và công nghệ mới chủ yếu từ các nước Đông Âu. Theo

Vũ Quốc Chung (2018), trong quá trình đào tạo giáo viên của miền Bắc Việt
Nam từ những năm 1970 đã thành lập các trạm đào tạo đại học, chương trình
đào tạo được thiết kế theo hướng môđun hóa để phù hợp với điều kiện kinh tế
- xã hội trong bối cảnh chiến tranh; đến những năm 1990 mô hình đào tạo tại
chức theo hình thức từ xa phát triển mạnh, các trường đại học tiếp tục khai
thác các môđun tài liệu giảng dạy để thuận lợi trong tổ chức hoạt động đào
tạo giáo viên; gần đây thông qua Dự án Việt - Bỉ và các Dự án phát triển giáo
dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn nhiều tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên phổ thông bằng tài liệu theo môđun.
Việt Nam phát triển chương trình đào tạo theo môđun từ năm 1988
thông qua đề tài “Thí sinh tự học” của Viện Nghiên cứu đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp về khả năng, điều kiện áp dụng dạy học theo môđun cho hiệu
quả. Tuy nhiên đề tài được báo cáo thông qua năm 1989 nhưng chỉ mới dừng
lại ở việc đề xuất điều kiện, nội dung áp dụng dạy học theo môđun [29].
Trong ngành Y tế có một vài tài liệu đề cập sơ bộ lý luận về dạy học theo
môđun và thiết kế dạy học theo môđun như: “Sư phạm y học” NXB Y học 1990; “Học theo môđun” NXB Y học - 1992; Bệnh học đại cương - NXB Y
học 1993, [29].
Nghiên cứu về môđun, tác giả Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự đã công
bố công trình "Vận dụng tiếp cận môđun vào việc đào tạo SV Trường ĐHSP
Hà Nội”, trong đó đề xuất các quan niệm về xây dựng và sử dụng môđun
trong dạy học, những lí luận về quy trình xây dựng và tổ chức dạy học với
môđun. Đồng thời, tác giả và cộng sự của mình đã nghiên cứu và công bố về
biên soạn môđun dạy học theo hướng tiếp cận hành vi giúp rèn luyện kĩ năng
tự học của học sinh[34],[37].


22

Tác giả Nguyễn Minh Đường trong công trình “Môđun kỹ năng hành
nghề - phương pháp tiếp cận và biên soạn” đã đưa ra cơ sở lí luận về môđun

dạy học; cách thức biên soạn môđun, tổ chức dạy học theo môđun trong đào
tạo nghề cùng nhiều những kĩ thuật dạy học với môđun. Tác giả đã khái quát
hóa về dạy học môđun đến hướng dẫn chi tiết kĩ thuật dạy học môđun, đầy có
thể coi là công trình hoàn thiện về mặt lí luận về xây dựng và sử dụng môđun
trong dạy học nghề [12].
Nối tiếp Nguyễn Minh Đường, tác giả Đỗ Huân đã xây dựng được cấu
trúc chương trình đào tạo nghệ theo cấu trúc môđun, sản phẩm của luận án
“Tiếp cận môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo nghề” đã hệ
thống hóa được cơ sở lí luận về chương trình học nghề theo tiếp cận môđun,
dựa trên các quan điểm về triết học, về tâm lí học, về giáo dục học. Tác giả đã
chỉ ra những nội dung cơ bản của định hướng xây dựng cấu trúc chương trình
đào tạo nghề theo môđun và đề xuất quy trình xây dựng chương trình có cấu
tạo môđun trong lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam bao gồm 5 thành phần:
xác định nhu cầu làm việc; phân tích việc làm thành các nhiệm vụ, các kỹ
năng thực hiện cần thiết; xây dựng khả năng học tập của học sinh; xây dựng
cấu trúc chương trình môđun; biên soạn nội dung môđun, từ đó đi đến kết
luận “vấn đề tiếp cận môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình là vấn đề
nghiên cứu có thực và cần thiết”. Như vậy, dạy học theo môđun là một tiếp
cận mới, mặc dù có nhiều triển vọng, song chưa có nhiều công trình nghiên
cứu, thử nghiệm trong lĩnh vực này [24].
Tác giả Đặng Thị Oanh tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu của mình
trong luận án “Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế
công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho SV khoa hóa học Đại học sư
phạm", theo tác giả để triển khai được một hệ thống dạy học kiểu mới thì việc
biên soạn và tổ chức dạy học phải thực hiện theo tiếp cận môđun. Từ những
đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học, cấu trúc của môđun dạy học, tác
giả đã tiếp cận môđun để xây dựng hệ thống kỹ năng thiết kế công nghệ bài


23


dạy và rèn luyện kỹ năng dạy học cho SV sư phạm hóa học. Kết quả nghiên
cứu TNSP cho thấy tài liệu biên soạn theo phương pháp môđun dùng cho SV
tự học - cá thể hóa - có hướng dẫn cho phép SV phát huy các năng lực của
bản thân. Tuy nhiên luận án chưa đưa ra các phương hướng, nguyên tắc, quy
trình biên soạn tài liệu và các hình thức sử dụng tài liệu theo môđun [35].
Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả Phạm Văn Lâm đã thực hiện
luận án tiến sĩ với đề tài: “Nâng cao chất lượng thực tập vật lý đại cương ở
trường Đại học kỹ thuật bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo
môđun” [29]. Trong luận án tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận như: Các hệ
thống dạy học; Các hình thức tổ chức dạy học ở đại học; Công nghệ dạy học
hiện đại; Môđun dạy học; Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun.
Trong các hệ thống dạy học tác giả đã tổng hợp và phân tích về hệ dạy học
“tự học - cá thể hóa - có hướng dẫn”. Còn trong các hình thức dạy học ở đại
học (Bài giảng, Xêmina,...) tác giả đã quan tâm đến một hình thức mới đó là
“hình thức tự học có hướng dẫn”, hình thức dạy học lấy tự học là chính, với
sự hướng dẫn của GV và tài liệu.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về môđun, môđun dạy học, cấu
trúc của môđun dạy học, phương pháp tự học có hướng theo môđun, nghiên
cứu về mục tiêu, nội dung, PPDH vật lý đại cương nói chung và thực trạng
dạy học thực tập vật lý đại cương nói riêng, từ đó tác giả đã đưa đến nhận
định ứng dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Từ nghiên cứu
cơ sở lý luận về môđun dạy học, phương pháp tự học có hướng dẫn theo
môđun và thực tiễn dạy học thực tập, tác giả đã thiết kế nội dung thực tập vật
lý đại cương theo môđun, thiết kế PPDH và đưa ra những điều kiện cần thiết
để dạy học thực tập bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Qua
TNSP cho thấy: Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun có tính khả
thi; SV chấp nhận và hứng thú học tập thực tập vật lý đại cươnghơn phương
pháp cũ; Chất lượng thực tập được nâng lên; Khẳng định được khả năng ứng
dụng mở rộng của PPDH này không những ở lĩnh vực thực tập vật lý đại



24

cương mà còn có thể ứng dụng mở rộng ở một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, ở
nghiên cứu này tác giả đi sâu phân tích khả năng và triển vọng của việc ứng
dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun trong dạy học học phần
thí nghiệm vật lý đại cương, còn bỏ ngỏ phần lý thuyết, bài tập. Tác giả cũng
chưa đi sâu nghiên cứu về NLTH, đặc điểm tự học của SV, đặc điểm hoạt
động nhận thức của SV, tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun góp
phần bồi dưỡng NLTH cho SV như thế nào, và chưa xây dựng bảng tiêu chí
đánh giá NLTH của SV, chưa đưa ra phương hướng, nguyên tắc, quy trình
chung để xây dựng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun [29].
Vấn đề tự học, tự học tiếp cận theo môđun, các năm gần đây cũng có
một số tác giả nghiên cứu và đề cập đến như:
Năm 2010, Dương Huy Cẩn trong luận án Tiến sĩ Giáo dục học với đề
tài: “Tăng cường NLTH cho SV hóa học ở trường Đại học sư phạm bằng
phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”. Luận án cũng đã nghiên cứu
thực trạng vấn đề tự học của SV, trên cơ sở đó đã đưa ra các biện pháp tăng
cường NLTH cho SV. Một trong những biện pháp mà tác giả sử dụng đó là
“Tự học bằng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun”. Qua kết quả
TNSP cho phép khẳng định việc nghiên cứu thiết kế tài liệu theo môđun có
hướng dẫn theo môđun và tổ chức dạy học bằng tài liệu theo môđun có hướng
dẫn theo môđun là phù hợp, thiết thực góp phần vào việc đổi mới PPDH ở
Đại học, đưa ra phương hướng, nguyên tắc, quy trình xây dựng tài liệu theo
môđun có hướng dẫn theo môđun cũng như các hình thức sử dụng tài liệu sao
cho hiệu quả [2].
Năm 2010, trong đề tài luận án Tiến sĩ Giáo dục học của Nguyễn Thị
Ngà với đề tài: “Xây dựng và sử dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo
môđun phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa

học góp phần nâng cao NLTH cho học sinh” [33]. Tác giả cũng đã đi sâu
nghiên cứu hệ dạy học “Tự học - cá thể hóa - có hướng dẫn” là một hình thức
dạy học hiện đại, đáp ứng được yêu cầu nâng cao NLTH của học sinh, trên cơ


25

sở đó đưa ra cơ sở lý luận để biên soạn, tổ chức nội dung dạy học theo tài liệu
theo môđun có hướng dẫn theo môđun. Tác giả đã đưa ra được nguyên tắc
xây dựng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun cho đối tượng là học
sinh chuyên hóa. Qua TNSP cho thấy tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo
môđun đã có tác dụng rõ rệt nâng cao hứng thú học tập, lòng tự tin của học
sinh vào khả năng học tập của bản thân, rèn luyện cho học sinh những kỹ
năng tự học cơ bản. Tuy nhiên theo chúng tôi tác giả vẫn chưa đưa ra phương
hướng, nguyên tắc, quy trình chung để xây dựng tài liệu theo môđun có
hướng dẫn theo môđun.
Năm 2017, Trần Đức Khoản đã thực hiện luận án Tiến sĩ về đề tài “Xây
dựng và sử dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun học phần vật lý
đại cương góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành kỹ
thuật”. Trong đó tác giả đã đề xuất quy trình và nguyên tắc xây dựng tài liệu
theo môđun; đề xuất các hình thức sử dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn
theo môđun, để hỗ trợ sinh viên Đại học ngành kỹ thuật tự học học phần vật lý
đại cương có hiệu quả, góp phần bồi dưỡng năng lực tự học, nâng cao chất
lượng dạy học học phần Vật lý đại cương. Luận án đã bổ sung thêm tài liệu
theo môđun có hướng dẫn theo môđun phần “điện học”, giúp sinh viên tự học
học phần Vật lý đại cương. Khẳng định thêm tính khả thi và hiệu quả việc xây
dựng và sử dụng tài liệu theo môđun có hướng dẫn theo môđun hỗ trợ sinh viên
Đại học ngành kỹ thuật tự học học phần Vật lý đại cương.
Tóm lại, nghiên cứu về môđun dạy học đã được nhiều nhà khoa học
Việt Nam tìm hiểu dưới các góc độ khác nhau, các tác giả đều có chung một

hướng khi nghiên cứu về môđun là làm rõ hơn bản chất, đặc trưng của môđun
nhằm phát huy hiệu quả của môđun trong quá trình đào tạo.
1.1.3. Những nghiên cứu ở nước CHDCND Lào
Muốn phát triển được đất nước, việc đầu tiên phải xác định phát triển
nguồn nhân lực mà trong đó giáo dục là yếu tố then chốt quyết định đến
nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào. Có một số công trình về nguồn


×