Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND lào tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.56 KB, 32 trang )

1

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

DONE SOUPHIDA

THIếT Kế Và Sử DụNG TàI LIệU THEO MÔĐUN
TRONG DạY HọC MÔN PHƯƠNG PHáP DạY HọC TOáN CHO SINH
VIÊN CAO ĐẳNG SƯ PHạM NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN D
ÂN LàO

Chuyờn ngnh: Lý lun v Phng phỏp dy hc b mụn Toỏn
Mó s: 9.14.01.11

TểM TT
LUN N TIN S KHOA HC GIO DC


2

HÀNỘI, 2020
CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học khoa học:
1. PGS.TS Trần Trung
2.TS. Hoàng Ngọc Aah

Phản biện 1: ..........................................PGS.TS Đào Thái Lai
Viện KHGD - VN


Phản biện 2: ....................................PGS.TS Trần Việt Cường
Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Triệu Sơn
Trường ĐH Tây Bắc...................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường hợp tại:
Trường Đại học sư phạm Hà Nội vào hồi ......giờ .....ngày .......tháng....năm 2020


3

Có thể tìm hiệu luận án thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1.

Phạm Anh Giang, Done Souphida (2016), “Xây dựng đề cương học phần
Phương pháp dạy học Toán ở trường sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực
thực hiện cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học

2.

Giáo dục Việt Nam, số tháng 1/2016 (tr.43-44).
Trần Trung, Done Souphida (2019), "Thiết kế tài liệu phương pháp dạy học
toán theo module trong các trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào nhằm phát triển năng lực sinh viên", Tạp chí Giáo dục, số tháng

3.


4/2019 (tr.322-327).
Trần Trung, Done Souphida (2019), "Thiết kế tài liệu dạy học môn Toán học
Trung học cơ sở theo mô đun ở trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân

4.

chủ nhân dân Lào", Tạp chí Giáo dục, số tháng 5/2019 (tr.150-154).
Trần Trung, Done Souphida (2019), "Thiết kế tài liệu dạy học theo module học
phần phương pháp dạy học toán học cho sinh viên sư phạm Toán ở trường Cao
đẳng sư phạm nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Tạp chí Khoa học giáo
dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số tháng 7/2019 (Giấy nhận đăng

5.

ngày 07/6/2019).
Tran Trung, Done Souphida (2020), "Using materials by module in teaching
maths - teaching methodology module for maths students at Lao teacher
training colleges", Vietnam Journal of Education, Volume 4, Issue 1 (p.215219).


4


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI thể hiện tư tưởng chủ đạo là lấy “học tập
suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là: học để biết,

học để làm việc, học để chung sống và học để làm người
Từ định hướng trên, nước CHDCNDLào đã đề ra kế hoạch đào tạo nguồn nhân
lực từ 2006 - 2015 theo 4 hướng: (i) Tăng cường nội dung dạy học trong chương
trình giáo dục phổ thông ở nước CHDCND Lào, giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm;
(ii) khuyến khích và mở rộng cơ hội của người đến tuổi được học, cải thiện chất
lượng và liên kết giáo dục; (iii) Tổ chức chiến lược khoa học giáo dục và kế hoạch
hành động của khoa học giáo dục; (iv) Chú ý mở rộng các trường kỹ thuật và đào tạo
dạy nghề. Hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào ngày càng nâng cao chất lượng đào
tạo nhân lực
Để nâng cao chất lượng dạy học, vấn đề đặt ra cần bồi dưỡng cho SV sư phạm các
năng lực cần thiết ngay từ khi còn học ở các trường đại học.
Hiện nay một trong những cách tiếp cận đang được quan tâm là tổ chức dạy học theo
môđun. Trong giáo dục, tiếp cận môđun gắn với tư tưởng công nghệ dạy học, nó là cách
thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung dạy học sao cho chương
trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Thiết
kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn PPDH Toán cho SV ở
trường CĐSP nước CHDCND Lào”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế được tài liệu theo môđun về Phương pháp dạy học trong môn Toán học
Trung học cơ sở và để xuất được phương pháp sử dụng các môđun đó trong quá trình
đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho
sinh viên Cao đẳng sư phạm ngành Toán.
3. Phạm vi nghiên cứu
Môn PPDH Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào chủ yếu là đại cương về
phương pháp dạy học ở trường phổ thông, chưa đi sâu rèn luyện kĩ năng về PPDH
các nội dung cụ thể. Trong khi đó các môn học cụ thể về Toán THCS lại thiếu vắng
phần PPDH các kiến thức này mà chủ yếu dạy thuần túy về kiến thức toán THCS,



6

toán THPT. Do vậy đề tài thiết kế tài liệu theo môđun PPDH Toán trong môn Toán
học THCS.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu theo môđun trong dạy học về Phương pháp
dạy học các nội dung cụ thể trong môn Toán học THCS thuộc các học phần toán cho
sinh viên Cao đẳng sư phạm Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán học Trung học cơ sở
thuộc các học phần Toán cho sinh viên sư phạm Toán tại trường Cao đẳng sư phạm
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được những tài liệu theo môđun về Phương pháp dạy học Toán
và sử dụng trong đào tạo giáo viên Toán ở trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Phương pháp
dạy học Toán trong đào tạo giáo viên ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đồng
thời góp phần phát triển năng lực tự học cho SV.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong
dạy học PPDH toán cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.2. Khảo sát thực trạng về thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy
học môn Toán học THCS cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.3. Thiết kế, biên soạn tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS
cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.4. Tổ chức dạy học môn Toán học THCS và sử dụng tài liệu theo môdun về
PPDH trong đào tạo cho SV CĐSP nước CHDCND Lào.
6.5. TNSP để kiểm định tính khả thi và tính hiệu quả của các đề xuất trong luận
án.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên
quan đến thiết kế và sử dụng tài liệu theo mô đun trong dạy học môn PPDH nói chung.
Nghiên cứu chương trình nội dung sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn
PPDH ở trường CĐSP nước CHDCND Lào nói riêng.
7.2.Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu hỏi, trao đổi với các
chuyên gia để điều tra tìm hiểu tình hình thực tiễn dạy và học có thiết kế và sử dụng
tài liệu theo môđun trong dạy học môn Toán học THCS ở Trường CĐSP Lào.
7.3. Phương pháp TNSP: Tổ chức thực nghiệm các nội dung thiết kế và sử
dụng tài liệu theo mô đun trong dạy học môn Toán học THCS tại Trường CĐSP Ban
Keun, CĐSP Sa Văn Na Khệt thuộc nước CHDCND Lào nhằm đánh giá tính khả thi
và hiệu quả đề tài.


7

7.4. Phương pháp thống kê toán học: Luận án sử dụng phương pháp phân tích
định tính, phân tích định lượng nhằm rút ra những kết luận liên quan đến các nội
dung được xem xét. Đánh giá kết quả bằng phương pháp thống kê toán học trong
khoa học giáo dục.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Theo dõi, phân tích và đánh giá kết
quả tự học của một số sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm để thấy tác động của
các tác động sư phạm đổi với các đối tượng sinh viên yếu. Trung bình, khả và giỏi.
8. Những đóng góp của luận án
8.1. Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số cơ sở lý luận về thiết
kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học của SV ở Trường CĐSP nước
CHDCND Lào.
8.2. Luận án bổ sung thêm tài liệu theo môđun về PPDH Toán trong học phần
“Toán học THCS” giúp sinh viên tự học học phần Toán học THCS.
8.3. Đã thiết kế và đề xuất phương án sử dụng tài liệu theo môđun nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học về PPDH trong môn Toán học THCS ở Trường CĐSP nước

CHDCND Lào.
8.4. Tạo điều kiện cho giảng viên môn Toán học THCS (và các môn học khác)
có tư liệu tham khảo để thiết kế và sử dụng học liệu theo môđun trong dạy học ở các
trường Cao đẳng.
9. Các luận điểm đưa ra bảo vệ
9.1. Việc thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun về Phương pháp dạy học Toán
trong đạo tạo giáo viên Toán ở Trường Cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào là cần thiết.
9.2. Những tài liệu theo môđun về Phương pháp dạy học Toán đã thiết kế được
và cách thức sử dụng chúng Toán trong đạo tạo giáo viên Toán ở Trường Cao đẳng sư
phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tài liệu tự học có tính khả thi và hiệu
quả, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên và góp phần phát triển năng lực tự
học cho sinh viên.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2.Thiết kế và sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học môn
PPDH Toán cho sinh viên CĐSP nước CHDCND Lào.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Luận án có danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục kèm theo.


8


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Môđun xuất hiện đầu tiên tại Mỹ, vào đầu thế kỉ thứ XX, nó được xuất hiện trong
chương trình đào tạo bổ túc tức thời trong các nhà máy sản xuất ô tô giúp công nhân
có thể tự học hoặc tự học dưới sự hướng dẫn của các kĩ sư (điển hình là hãng sản xuất
ôtô General motor và ô tô Ford).
Ở Pháp, những khóa học có cấu trúc môđun được tổ chức trong thời gian sau
chiến tranh thế giới lần thứ II tại các vùng mỏ than. Nhưng nó khác ở chỗ công nhân
Mỹ được đào tạo nhằm đáp ứng cho dây chuyền sản xuất.
Ở Thụy Điển, chương trình đào tạo công nhân khai thác gỗ được cấu trúc theo
trình tự và nội dung cơ bản qua các môđun đào tạo. Hệ thống đào tạo ở Thụy Điển
được đưa vào sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ XX.
Đào tạo môđun không chỉ dừng lại ở châu Mĩ và châu Âu mà còn được phát triển
ở châu Úc, điển hình mô hình đào tạo theo mô được Australia phát triển rộng rãi.
Việc tổ chức dạy học theo môđun được triển khai đại trà khắp các nơi trên thế giới,
đặc biệt là Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization)
Hệ thống tín chỉ học tập xuất phát từ Viện ĐH Harvard, được Viện trưởng Eliot
thực hiện vào năm 1872. Chương trình đào tạo cổ điển cứng nhắc được thay thế bởi
sự lựa chọn rộng rãi các chương trình
Một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Singapore triển khai dạy học
môđun đại trà, có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Hội nghị Quốc tế về “Triển khai áp
dụng môđun trong đào tạo”
Bước vào thế kỉ XXI là kỉ nguyên của khoa học, công nghệ, thông tin và truyền
thông, sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và một tất yếu là nền kinh
tế tri thức đã mở ra.
Tóm lại, chương trình có cấu trúc môđun và phương pháp đào tạo theo môđun, đã
phát triển và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Việc xây dựng cấu trúc
chương trình theo môđun ở mỗi quốc gia, trong từng lĩnh vực


10


1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Chương trình đào tạo theo môđun đã có mặt từ những năm 70 của thế kỷ XX
trong các chương trình của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc Việt Nam
chương trình đào tạo theo môđun du nhập muộn hơn một chút cùng với các kỹ thuật
và công nghệ mới chủ yếu từ các nước Đông Âu.
Việt Nam phát triển chương trình đào tạo theo môđun từ năm 1988 thông qua đề
tài “Thí sinh tự học” của Viện Nghiên cứu đại học và Giáo dục chuyên nghiệp về khả
năng, điều kiện áp dụng dạy học theo môđun cho hiệu quả.
Tác giả giả Nguyễn Minh Đường trong công trình “Môđun kỹ năng hành nghề phương pháp tiếp cận và biên soạn” đã đưa ra cơ sở lí luận về môđun dạy học.
Nối tiếp Nguyễn Minh Đường, tác giả Đỗ Huân đã xây dựng được cấu trúc
chương trình đào tạo nghệ theo cấu trúc môđun, sản phẩm của luận án “Tiếp cận
môđun trong xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo nghề” đã hệ thống hóa được cơ
sở lí luận về chương trình học nghề theo tiếp cận môđun
Tác giả Đặng Thị Oanh tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu của mình, và đã
bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: “Dùng bài toán
tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu
mới cho SV khoa hóa học Đại học sư phạm”
Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả Phạm Văn Lâm đã thực hiện luận án
tiến sĩ với đề tài: “Nâng cao chất lượng thực tập vật lý đại cương ở trường Đại học
kỹ thuật bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun” [29].
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về môđun, môđun dạy học, cấu trúc của
môđun dạy học, phương pháp tự học có hướng theo môđun, ưu nhược điểm của
phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun.
Năm 2010, Dương Huy Cẩn trong luận án Tiến sĩ Giáo dục học với đề tài:
“Tăng cường NLTH cho SV hóa học ở trường Đại học sư phạm bằng phương pháp
tự học có hướng dẫn theo môđun”.
Năm 2010, trong đề tài luận án Tiến sĩ Giáo dục học của Nguyễn Thị Ngà với đề
tài: “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kiến thức
cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao NLTH

cho học sinh”[32].
Năm 2017, Trần Đức Khoản đã thực hiện luận án Tiến sĩ về đề tài “Xây dựng và
sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun học phần vật lý đại cương góp
phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên đại học ngành kỹ thuật”.
Tóm lại, nghiên cứu về môđun dạy học đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam tìm
hiểu dưới các góc độ khác nhau, các tác giả đều có chung một hướng khi nghiên cứu
về môđun là làm rõ hơn bản chất
1.1.3. Những nghiên cứu ở Nước CHDCND Lào


11

Muốn phát triển được đất nước, việc đầu tiên phải xác định phát triển nguồn nhân
lực mà trong đó giáo dục là yếu tố then chốt quyết định đến nguồn nhân lực của nước
CHDCND Lào.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước Lào đặc biệt được coi trọng nhất là
trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020” của Ban tổ chức
Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào (2002) [43]. đề cập một cách khá toàn
diện.
Ngay từ năm 2006, Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ
VIII [48]. đã khẳng định. Giáo dục phải có trách nhiệm đào tạo.
Để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, có nhiều đề tài dự án về đổi mới
phương pháp dạy học ở các trường đại học, cao đẳng và THPT như cuốn sách về "Tài
liệu bồi dưỡng GV Toán Trường THCS và THPT"
Nghiên cứu về đổi mới PPDH nói chung và PPDH môn Toán nói riêng ở nước
CHDCND Lào, có một số nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu như luận án Tiến sĩ
Khoa học giáo dục
Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề
cơ bản và tổng quát nhất về PPDH Toán thuộc Bộ Giáo dục Lào nhằm phát triển

nguồn nhân lực nói chung.
Vẫn chưa có công trình nghiên cứu về việc xây dựng các tài liệu tự học có hướng
dẫn theo môđun trong dạy học cho SV sư phạm ở Lào; chưa có công trình nào trình
bày đầy đủ và hệ thống về phát huy NLTH của SV trong việc sử dụng tài liệu môđun
tại các Trường CĐSP ở nước CHDCND Lào
1.1.4. Một số nhận định
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu vấn đề tài liệu PPDH Toán học theo
môđun trên nhiều góc độ như:
- Tài liệu PPDH Toán học theo môđun là một yêu cầu của đổi mới dạy học và
khẳng định tầm quan trọng và cần thiết của tài liệu PPDH theo môđun.
- Mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của việc thiết
kế tài liệu trong quá trình dạy học theo môđun.
- Thực trạng thiết kế tài liệu PPDH theo môđun hiện nay của một số GV, SV còn
nhiều hạn chế. Hoạt động tự học chưa thường xuyên
- Một số tác giả đã chỉ ra biểu hiện của năng lực dạy học Toán của SV CĐSP
Toán.
- Chưa có bộ công cụ để đánh giá mức độ kỹ năng tự học của SV CĐSP nước
CHDCND Lào.
- Chưa đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của SV CĐSP


12

trong dạy học chương trình đào tạo.
- Chưa có các tài liệu, phương tiện hỗ trợ SV CĐSP nước CHDCND Lào tự học
các học phần PPDH Toán.
Do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề trên với đối tượng SV sư
phạm Toán học của nước CHDCND Lào.
1.2. Chương trình đào tạo sinh viên Sư phạm Toán ở các trường CĐSP nước
CHDCND Lào

1.2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo CĐSP Toán nước CHDCND Lào
Theo [39], Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo CĐSP Toán nước CHDCND
Lào được Bộ GD&TT phê duyệt với 5 yêu cầu cơ bản sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp
hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luận của Nhà nước. Có đạo
đức giáo dục, yêu nghề, gắn bó với giáo dục.
- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục:Có phương pháp thu nhập và
xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm hiểu biết môn học của mình
- Năng lực học toán: Sinh viên CĐSP Toán cần phải là đảm bảo kiến thức môn
học. Làm chủ kiến thức, đảm bảo nội dung môn học chính xác, hệ thống,
- Năng lực giáo dục của môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm,
thái độ thông qua việc giáo dục học tập và tích hợp các nội dung theo kể hoạch đã
xây dựng.
- Kỹ năng triển khai: Kỹ năng giải thích biểu hiện làm cho người khác hiểu được ý
nghĩa, cảm xúc, thái độ của mình một cách chính xác, hiệu quả.
Để SV có thể đáp ứng được Chuẩn nghề nghiệp, bản thân các giáo viên tương lai
cần rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong suốt thời gian học ở trường CĐSP.
Chính vì vậy chuẩn đầu ra của SV sẽ phản ánh mặt mạnh - mặt yếu trong chương
trình đào tạo bồi dưỡng hiện hành và tìm ra các vấn đề cần phải bổ sung
1.2.2. Chương trình đào tạo giáo viên Toán ở trường CĐSP nước CHDCND Lào
Đổi mới giáo dục tại CHDCND Lào hiện này đang theo định hướng phát triển
năng lực cho người học.
Chúng tôi cũng thống nhất tiếp cận theo các năng lực trong Chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể của Việt Nam nhằm vận dụng trong dạy học tại Trường CĐSP nước
CHDCND Lào.


13

Bắt đầu từ năm học 2013 - 2014 các trường CĐSP được Bộ Giáo dục và Thể thao

Lào giao nhiệm vụ đào tạo GV theo hình thức 12+4 (hệ 4 năm) với các học phần toán
trong chương trình đào tạo như sau:
Số tín chỉ

Năm thứ 1
Học kỳ
1
2

Năm thứ 2
Học kỳ
1
2

Năm thứ 3
Học kỳ
1
2

Toán học THCS:
2(0.4.0)
2(0-4-0)
Toán học THPT 1 :
3(0.4.3)
3(0-4-3)
Toán học THPT 2:
3(0-4-3)
Lịch sử toán học:
2(2-0-0)
2(2-0-0)

Hình học giải tích:
4(2-2-3)
4(2-2-3)
Đại số cơ bản:
3(1.2.3)
3(1-2-3)
Hình học cơ bản:
4(2-2-3)
Đại số nâng cao:
4(2.2.3)
4(2-2-3)
Tính toán 1
4(2.2.3)
4(2-2-3)
Tính toán 2:
4(2.2.3)
4(2-2-3)
Xác suất thống kê 1:
4(2.2.3)
4(2-2-3)
Xác suất thống kê 2:
4(2.2.3)
4(2-2-3)
Phương trình vi phân:
4(2.2.3)
4(2-2-3)
Giải tích thực:
4(2-2-3)
Đại số cao cấp:
3(1.2.3)

3(1-2.3)
Phương pháp giảng
2(2.0.0) 2(0.4.0)
dạy toán: 4(2-4-0)

Năm thứ 4
Học kỳ
1
2

3(0.4.3)

4(2-2-3)

4(2.2.3)

Trong chương trình đào tạo gồm 3 khối kiến thức toán:
- Các môn toán học cao cấp như Đại số, Giải tích, Thống kê, Hình học.
- Môn "Phương pháp giảng dạy toán" gồm những kiến thức đại cương về lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn Toán ở trường phổ thông; môn "Lịch sử toán học".


14

- Các môn Toán học THCS và Toán học THPT gồm những kiến thức toán học sơ
cấp và các kiến thức toán trong sách giáo khoa ở trường phổ thông,
Trong đó môn Toán học THCS có 4 tín chỉ (65 tiết), trong đó bao gồm 1 tín chỉ lý
thuyết và 3 tín chỉ thực hành.
- Năng lực tư duy và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học
- Năng lực giải toán, khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học

giải quyết một bài toán cụ thể có tính hướng đích cao
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, đây là năng lực hết sức quan trọng đối
với SV Toán trong quá trình học tập ở trong trường Cao đẳng
- Năng lực giải quyết vấn đề Toán học bao gồm khả năng trình bày vấn đề; xác
định cách thức và lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục toán học: Năng lực phát hiện, đặt ra và
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục - dạy học
- Năng lực vận dụng tri thức toán học vào thực tiễn.SV Toán cần có khả năng quan
sát, phân tích tình huống thực tiễn
Năng lực đánh giá và tự đánh giá. Trong dạy học theo kiểu truyền thống, đề cao
vai trò của GV nên tính tự chủ của SV bị hạn chế rất nhiều
Như vậy, các năng lực nêu trên đan xen, tác động hỗ trợ với nhau, tạo nên NLTH ở
SV. Các năng lực đó cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học.
1.3. Tài liệu theo mô đun trong dạy học PPDH Toán ở trường CĐSP
1.3.1. Tài liệu dạy học theo mô đun
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ chế
hoạt động của nhiều ngành nghề, trong đó có tác động trực tiếp đến giáo dục
Thuật ngữ môđun được sử dụng trong nhiều thuật ngữ của các ngành nghề kĩ
thuật như kiến trúc, điện tử, kỹ thuật vũ khí, du hành vũ trụ
Chuyển hóa các môđun đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ sang lĩnh vực
giáo dục – đào tạo là một bước ngoặt lớn và vì vậy nội dung,
Tài liệu theo môđun sử dụng trong dạy học được thiết kế bao gồm các môđun dạy
học, mỗi môđun có thể được phân thành các môđun nhỏ hơn gọi là môđun thứ cấp.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang được diễn đạt như sau: “Môđun dạy học là một
đơn vị chương trình tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục
vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và
hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể
hoàn chỉnh” [37].
Cần lưu ý môđun dạy học không phải là một giáo trình hay tài liệu chuyên khảo
mà là một tài liệu được thiết kế theo các nội dung kiến thức cần học và tuân theo một

logic nhất định


15

Môđun dạy học đặc trưng cho một đơn vị kiến thức cần học, môđun sơ cấp thường
vừa và nhỏ gọi là môđun lớn, môđun thứ cấp thường được coi là môđun nhỏ hoặc
cũng có thể là tiểu môđun chứa đựng tài liệu học tập.
Một môđun dạy học gồm có ba bộ phận hợp thành chủ yếu như sau:Hệ vào; Thân
môđun; Hệ ra. Ba bộ phận này là một chỉnh thể thống nhất [7].

Hệ vào

Thân mô đun

Hệ ra

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của môđun dạy học
(1) Hệ vào của môđun dạy học gồm: Tên gọi hay tiêu đề của môđun; Giới thiệu vị
trí, tầm quan trọng và lợi ích của môđun;
(2)Thân môđun chứa đựng đầy đủ nội dung dạy học, kèm theo những chỉ dẫn cần
thiết về cách học. giúp cho SV chiếm lĩnh được nội dung và hình thành được phương
pháp tự học. Thân môđun là bộ phận chủ yếu của môđun
(3) Hệ ra gồm: Một bản tổng kết chung; Một kiểm tra kết thúc; Hệ thống chỉ dẫn
để tiếp tục học. Nếu đạt tất cả mục tiêu của môđun.
1.3.2. Nguyên tắc thiết kế tài liệu theo mô đun về PPDH Toán cho sinh viên
Trong luận án này chúng tôi nghiên cứu thiết kế tài liệu theo mô đun môn Toán
học THCS (Học kỳ 2 năm thứ nhất) trong chương trình PPDH Toán ở trường CĐSP
nước CHDCND Lào.
Thiết kế tài liệu theo môđun về PPDH Toán cho sinh viên ở trường CĐSP nước

CHDCND Lào để cải tiến phẩm chất trong đào tạo giáo viên.
Chúng tôi thiết kế tài liệu theo môđun vè PPDH Toán này để phục vụ ở trường
CĐSP nước CHDCND Lào.
- Đảm bảo tính khoa học của thiết kế tài liệu theo môđun thực hiện.
- Đảm bảo tính chất lượng sư phạm của nội dung thiết kế tài liệu theo môđun.
Nhằm làm sáng tỏ phú hợp trình độ nhận thức của sinh viên.
- Đảm bảo tính khả thi của thiết kế tài liệu theo môđun.


16

- Đảm bảo tính thực tiễn. Đó là nội dung và cách trình bày các thiết kế tài liệu theo
môđun.
1.3.3. Quy trình thiết kế tài liệu theo mô đun trong dạy học PPDH Toán
Quá trình thiết kế tài liệu theo môđun trong dạy học hay gọi tắt là môđun dạy học
là quá trình môđun hóa tài liệu
Tài liệu sau khi môđun hóa có hình thái cấu trúc như cấu trúc của môđun dạy học
(bao gồm Hệ vào, Thân môđun và Hệ ra môđun) và mang đầy đủ tính trọn vẹn của
môđun dạy học
- Trọn vẹn về phát triển năng lực cho SV: SV sẽ được phát triển một số năng lực
sau khi nghiên cứu và tự học với tài liệu môđun dạy học giúp SV vừa tiếp thu tri thức
- Trọn vẹn trong cấu trúc: Tài liệu tự học khi đã được môđun hóa không thuần túy
chỉ chứa đựng các mục tiêu và nội dung học vấn mà còn tích hợp trong nó cả nội
dung và quy trình thực hiện để đạt mục tiêu.
1.3.3.1.Chuẩn bị kịch bản
1.3.3.2. Chuẩn bị học liệu môn Toán học THCS
Ví dụ như với môn Toán học THCS trong chương trình đào tạo GV Toán ở trường
CĐSP nước CHDCND Lào có thể thiết kế các mô đun về PPDH Toán theo từng nội
dung cụ thể trong giáo trình đào tạo.
Tiểu môđun là một bộ phận tương đối độc lập của môđun dạy học để thực hiện

nhiệm vụ của một nội dung kiến thức.
Đồng thời GV có thể biên soạn thành các môđun lý thuyết, môđun bài tập, môđun
bổ trợ để hỗ trợ SV học tập.
1.3.4. Quy trình sử dụng tài liệu theo môđun trong dạy học ở trường CĐSP nước
CHDCND Lào
Tài liệu theo môđun có phát huy được tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học
hay qua đó góp phần giúp nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên toán ở trường CĐSP
nước CHDCND Lào.
+ Sử dụng tài liệu theo môđun làm một tài liệu tham khảo trong dạy học dành cho
giảng viên và cho sinh viên.
+ Khi sử dụng tài liệu cần điều chỉnh lại các phần và nội dung các phần đảm bảo
cho phù hợp với người học.


17

+ GV sử dụng tài liệu theo môđun trong quá trình lên lớp cần thay đổi phương
pháp dạy học truyền thống.
1.3.5. Phương pháp và tiêu chí đánh giá tài liệu theo môđun
Cũng như các tài liệu dạy học khác, tài liệu theo môđun được xây dựng và sử
dụng như một tài liệu dạy học cho sinh viên.
1.3.5.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá tài liệu tự học theo môđun
Tác giả sử dụng các tiêu chí đánh giá theo bảng hỏi để xin ý kiến chuyên gia
theo các mức độ phù hợp hay không phù hợp trong dạy học ở trường Cao đẳng với
thang đo Liket 5 mức độ
1.3.5.2. Phương pháp đánh giá tài liệu tự học theo môđun
Để đánh giá tài liệu tự học theo môđun, đề tài nghiên cứu sử dụng phướng
pháp xin ý kiến chuyên gia về các nội dung đã đề xuất.
1.4. Thực trạng về dạy học về PPDH Toán trong đào tạo giáo viên ở Trường
CĐSP nước CHDCND Lào

Trước năm 1996, Chương trình đào tạo theo niên chế ở Trường CĐSP nước
CHDCND Lào được ban hành và Giáo trình của nước CHDCND Lào đã biên soạn và
sử dụng. Hiện nay
Để điều tra thực trạng giảng dạy PPDH Toán ở trường CĐSP nước CHDCND
Lào, chúng tôi thiết kếvà phát phiếu khảo sát 35 GV dạy PPDH Toán ở 2 trường
CĐSP nước CHDCND Lào gồm: Trường CĐSP Ban keun,Trường CĐSP Sa Văn Na
Khệt.
Đối với nội dung điều tra việc GV sử dụng các phương pháp dạy học cho SV toán
với kết quả như sau:
Mức độ sử dụng
Các PPDH
Thuyết trình
Vấn đáp
Phát hiện và giải quyết vấn đề

Thườngxuyê
n
63%
70%
53%

Thỉnh
thoảng
35%
30%
44%

Không sử
dụng
2%

0%
3%

Kết quả điều tra cho thấy rằng GV đã dùng nhiều phương pháp, trong đó phương
pháp vấn đáp được vận dụng nhiều nhất 70%, ít sử dụng chiếm 30% và không vận


18

A
B
C

A
B
C

A
B
C

dụng chiếm 0%,
Phương pháp thuyết trình cũng tương tự như phương pháp vấn đáp, GV đã vận
dụng nhiều chiếm 63%, ít sử dụng chiếm 35% và không vận dụng chiếm 2%.
Để tìm hiểu về thực trạng dạy học kiến thức PPDH toán trong học phần Toán
học THCS cho sinh viên ở trường CĐSP nước CHDCND Lào
Câu 1. Trong học phần PPDH Toán, anh chị được học nội dung nào đưới đây
Lý luận và PPDH đại cương
PPDH nội dung cụ thể môn Toán
Phương pháp giải toán

Câu 2. Ngoài học phần PPDH môn Toán, anh/chị có được học về PPDH các chủ
đề cụ thể môn Toán hay không?
Không được học
Có nhưng ít
Được học nhiều
Kết quả: 100% SV trả lời phỏng vấn,
Câu3. Đối với học phần Toán học THCS, anh/chị có được học kiến thức về PPDH
phương trình, PPDH hình học không?
Không được học
Có nhưng ít
Được học nhiều
Kết quả: 100% SV trả lời khảo sát, phòng vấn đều cho biết các em được học
phương pháp giải toán theo chủ đề trong môn Toán học THCS.
Nội dung môn Toán học THCS trong chương trình PPDH Toán được thực hiện
sau khi SV đã học tập và nghiên cứu học phần “Phương pháp dạy học toán”
Nghiên cứu, thực hiện môn Toán học THCS là tổ chức cho SV vận dụng kiến
thức tổng hợp đã học được để thực hiện các bài dạy Toán học phổ thông ở trường Sư
phạm.
Chúng tôi cũng tìm hiểu, phỏng vấn sâu về những khó khăn của GV THCS khi
áp dụng các kiến thức của môn PPDH Toán, đã được học ở Trường CĐSP Nước
CHDCND Lào.
GV chưa chịu khó tìm tòi, cải tiến PPDH. trong giờ giảng dạy, không ít GV còn
nặng về thuyết trình hơn là khuyến khích SV hoạt động học tập. SV ít tham gia xây
dựng nội dung bài, thường chỉ ghi chép một cách máy móc....
1.5. Kết luận chương 1
Luận án đã tổng hợp, phân tích kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu
của các tác giả trong nước và ngoài nước theo hướng tiếp cận môđun trong dạy học.
Trên cơ sở nghiên cứu về Chương trình đào tạo CĐSP Toán và Chuẩn đầu ra của



19

chương trình CĐSP Toán chúng tôi nghiên cứu dạy học theo định hướng phát triển
năng lực cho sinh viên CĐSP Toán nước CHDCND Lào
Mặc dù trình độ chung của GV và SV Nước CHDCND Lào còn tương đối thấp
nhưng vẫn có thể khai thác và vận dụng được những quan điểm, lý thuyết dạy học và
một số môn PPDH môn Toán theo mô đun ở trường CĐSP.

Chương 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU THEO MÔ ĐUN TRONG DẠY HỌC
MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂNLÀO

2.1. Khái quát về môn Toán học THCS trong chương trình đào tạo GV Toán
ởTrường CĐSP nước CHDCND Lào
Trong chương trình đào tạo và nghiên cứu môn Toán học THCS ở Trường
CĐSP Nước CHDCND Lào, học phần có các mục tiêu mà SV phải đạt được sau khi
nghiên cứu hoàn thành môđun bài học,
- Về kiến thức: SV phải nắm vững được những khái niệm, tính chất, công thức,
lý luận và Toán học THCS ở trường phổ thông.
- Về kỹ năng: SV phải có được kỹ năng thu nhận kiến thức và quan sát, vận dụng
kiến thức vào thức tiễn dạy học Toán
- Về thái độ: SV có ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập, chuẩn bị tốt các nội
dung lý thuyết, bài tập và sưu tầm, tích lũy kinh nghiệm tự học
Cấu trúc của tài liệu giáo trình mônToán học THCS gồm có 13 chương và trường
CĐSP Lào được thực hiện giảng dạy trong đối với SV gồm:
Chương 1: Lũy thừa, đẳng thức, căn bậc hai
Chương 2: Hình học trong mặt phẳng
Chương 3: Vetơ

Chương 4: Hàm số bậc nhất, bất phương trình
Chương 5: Lượng giác
Chương 6: Góc nội tiếp đường tròn
Chương 7: Diện tích và thể tích
Chương 8: Số mũ và căn
Chương 9: Phép biến hình trong mặt phẳng


20

Chương 10: Hàm bậc hai
Chương 11: Phương trình đường thẳng
Chương 12: Hệ phương trình và hệ bất phương trình
Chương 13: Xác suất và Thống kê mô tả
Thời lượng Toán học THCS có 2(1-4-0); 2 tín chỉ = 65 tiết;
1 lý thuyết = 13 tiết; 4 thực hành = 52 tiết; 0 tự học
Cho tới nay ở Lào, mônToán học THCS nói chung chưa phân hóa trong chuẩn đầu ra
theo các giai đoạn đào tạo ở trường CĐSP
- Tiêu chí kiến thức: Hiểu biết các nguyên lý dạy và học của môn PPDH Toán học
cơ bản trong chương trình như: Môn Đại số, Hình học, Lượng giác,... trong SGK
Toán học THCS.
- Tiêu chí kỹ năng dạy học: Có khả năng sử dụng một cách đa dạng các môn
họcToán học trong chương trình như: Môn Đại số, Hình học, Lượng giác, Giải tích.
SGK Toán THCS
- Tiêu chí đánh giá và nhận xét quá trình học tập: Có kỹ năng sử dụng nhiều chiến
lược đánh giá môn Toán học THCS cơ bản trong chương trình như: môn Đại số,
Hình học, Lượng giác, Giải tích, Tích phân,... SGK THCS.
2.2. Thiết kế tài liệu theo môđun PP môn Toán THCS ở Trường CĐSP Nước
CHDCND Lào
2.2.1. Cấu trúc tài liệu theo môđun PPHD mônToán học THCS ở Trường CĐSP

Nước CHDCND Lào
Theo chương trình khung của Bộ GD -TT Lào thiết kế cho SV CĐSP ngành Toán
học, các trường Cao đẳng đưa học phần Toán học THCS trong chương trình PPDH
Toán vào giảng dạy và có sự khác nhau khi thiết kế đề cương chi tiết cho học phần
này
Để khắc phục những khó khăn trong việc dạy và học Toán học THCS của GV và
SV, chúng tôi thiết kế tài liệu theo mô đun dựa trên cơ sở và các nguyên tắc ở trên.
Trong mônToán học THCS đã nghiên cứu bao gồm những nội dung cơ bản sau
theo chương trình đào tạo của Trường CĐSP Nước CHDCND Lào [50], [51],[52].
Thiết kế tài liệu theo môđun nhằm giúp SV tự học có hướng dẫn để gợi ý, định
hướng cho SV nghiên cứu từng vấn đề.
Cấu trúc các mô đun về PPDH toán trong môn Toán học THCS được thiết kế theo
từng chương trong giáo trình môn học và bổ sung để giảng dạy và tự học gồm:


21

Chương 1. Lũy thừa, đẳng thức, căn bậc hai
Nội dung 1.1. Giải toán lũy thừa, đẳng thức, căn bậc hai
Mô đun 1.2. PPDH lũy thừa, đẳng thức, căn bậc hai
Chương 2. Hình học trong mặt phẳng
Nội dung 2.1. Giải toán hình học trong mặt phẳng
Mô đun 2.2. PPDH hình học trong mặt phẳng
Chương 3. Vectơ
Nội dung 3.1. Giải toán vectơ
Mô đun 3.2. PPDH vectơ
Chương 4. Hàm số bậc nhất, phương trình, bất phương trình
Nội dung 4.1. Giải toán hàm số bậc nhất, phương trình, bất phương trình
Mô đun 4.2. PPDH hàm số bậc nhất
Mô đun 4.3. PPDH phương trình

Mô đun 4.4. PPDH bất phương trình
Chương 5. Lượng giác
Nội dung 5.1. Giải toán lượng giác
Mô đun 5.2. PPDH lượng giác
Chương 6. Góc nội tiếp đường tròn
Nội dung 6.1. Giải toán góc nội tiếp đường tròn
Mô đun 6.2. PPDH góc nội tiếp đường tròn
Chương 7. Diện tích và thể tích
Nội dung 7.1. Giải toán diện tích và thể tích
Mô đun 7.2. PPDH diện tích và thể tích
Chương 8. Số mũ và căn thức
Nội dung 8.1. Giải toán mũ và căn thức
Mô đun 8.2. PPDH số mũ và căn thức
Chương 9. Phép biến hình trong mặt phẳng
Nội dung 9.1. Giải toán phép biến hình trong mặt phẳng
Mô đun 9.2. PPDH phép biến hình trong mặt phẳng
Chương 10. Hàm số bậc hai
Nội dung 10.1. Giải toán hàm số bậc hai
Mô đun 10.2. PPDH hàm số bậc hai
Chương 11. Phương trình đường thẳng
Nội dung 11.1. Giải toán phương trình đường thẳng
Mô đun 11.2. PPDH phương trình đường thẳng
Chương 12. Hệ phương trình và hệ bất phương trình
Nội dung 12.1. Giải toán hệ phương trình và hệ bất phương trình


22

Mô đun 12.2. PPDH hệ phương trình
Mô đun 12.3. PPDH hệ bất phương trình

Chương 13. Xác suất và thống kê mô tả
Nội dung 13.1. Giải toán xác suất và thống kê mô tả
Mô đun 13.2. PPDH xác suất
Mô đun 13.3. PPDH thống kê mô tả
- Hướng xây dựng thứ nhất: Xây đựng tài liệu theo môđun dạng văn bản của
chương trình môn Toán học ở Trường CĐSP Lào với mỗi môđun gồm các tiểu
môđun.
- Hướng xây dựng thứ hai: Xây dựng tài liệu theo môđun dạng số hóa. Tài liệu
theo môđun dạng số học gồm môđun và các tiểu môđun.
2.2.2. Thiết kế tài liệu theo mô đun PPDH toán trong môn Toán học THCS ở
Trường CĐSP Nước CHDCND Lào
Sau đây là minh hoạ 2 môđun gồm: 1 môđun về PPDH nội dung đại số, 1 môđun
về PPDH nội dung hình học sử dụng trong dạy học môn Toán học THCS ở trường
CĐSP nước CHDCND Lào:
2.2.2.1. Minh hoạ mô đun về PPDH nội dung đại số
MÔ ĐUN 4.3
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH
1. Giới thiệu về mô đun
Trong sách giáo khoa phổ thông của Lào, cùng với sự mở rộng hệ thống số là
việc giải phương trình trong từng tập số tương ứng. Khái niệm phương trình được
hình thành từ ẩn tàng đến tường minh.
Phương trình là một nội dung trọng tâm, cơ bản trong chương trình đại số ở
trường THCS. Trong chương trình chính khóa cũng như chương trình nâng cao,
Theo Bùi Văn Nghị (2012), cần lưu ý về trình bày: Khi biến đổi phương trình,
nên viết dưới dạng chuyển của các hàm mệnh đề, Chẳng hạn: (x – 1)(x - 2) = 0
– 1 = 0 hoặc x - 2 = 0. Từ “hay” được dùng với nghĩa là tương đương
2. Mục tiêu của môđun
* Kiến thức




x


23

- Định nghĩa về phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn và công thức nghiệm
- Các dạng phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn và điều
kiện tương ứng
- Hệ thức Vi - ét và các ứng dụng
- Kiến thức về giá trị tuyệt đối.
- Kiến thức về tập xác định của một biểu thức
- Các hằng đẳng thức đáng nhớ
- Các quy tắc tính toán với các biểu thức đại số.
- Giải bài toán bằng cách lập phương trình
* Kỹ năng
- Kỹ năng làm cho học sinh ý thức được diễn biến của tập hợp nghiệm trong
quá trình biến đổi
- Kỹ năng phân tích cả phương diện ngữ nghĩa và phương diện cú pháp của
phương trình
- Kỹ năng hướng dẫn học sinh biểu diễn nghiệm trên trục số, trên mặt phẳng tọa
độ, trên đường tròn đơn vị
- Kỹ năng ứng dụng phương trình trong thực tiễn: Trong sách giáo khoa môn
toán của Lào hiện nay chưa đưa ra nhiều những bài toán thực tiễn
- Kỹ năng hệ thống hóa các dạng và các phương pháp giải phương trình (có
trong chương trình) cho học sinh
* Thái độ: SV có ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập, tự kiểm tra đánh giá,
chuẩn bị tốt các nội dung tự học
3. Điều kiện cần có để học môđun
* Về kiến thức toán học: SV đã học Toán học THCS.

* Về tài liệu tham khảo


24

[1]. Bộ Giáo dục (Lào), SGK lớp 8, 9, Nxb Giáo dục.
[2]. Bộ Giáo dục (Lào), Cục đào tạo GV. Giáo trình Toán học THCS, NXB
Giáo dục.
[3]. Bùi Văn Nghị (2014). Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể
môn Toán. NXB Đại học Sư phạm, Việt Nam.
4. Các đơn vị kiến thức cần nghiên cứu
Tiểu môđun 1. Dạy học phương trình bậc nhất một ẩn
Tiểu môđun 2. Dạy học phương trình bậc hai một ẩn
Tiểu mô đun 3. Một số lưu ý trong dạy học giải phương trình
A. BÀI KIỂM TRA BAN ĐẦU
B. CÁC TIỂU MÔ ĐUN
I. Tiểu modun 1: Dạy học phương trình bậc nhất 1 ẩn
1. LÍ THUYẾT
1.1. Phương trình một ẩn
1.2. Hai phương trình tương đương
1.3. Các phép biến đổi phương trình
1.4. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
2. Bài tập
II. Tiểu mô đun 1.2. Dạy học phương trình bậc hai một ẩn
1 . Lý thuyết
2. Bài tập
III. Tiểu mô đun 1.3. Một số lưu ý trong dạy học giải phương trình
Dạy học giải phương trình là dạy học giải toán, do vậy, cần lưu ý một số hoạt
động sau:
- Lưu ý cho học sinh nắm được khái niệm, từ đó, nhận dạng và phân loại một

số dạng phương trình cơ bản
- Lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải các loại, dạng phương trình đã phát
hiện, tìm ra.
- Cần lưu ý ít nhất là giúp học sinh ghi nhớ một số vấn đề cơ bản về phương trình
như: nghiệp và tập nghiệm
- Một lưu ý nữa trong dạy học phương trình là ngữ nghĩa và cú pháp. Ngữ nghĩa
có tính trừu tượng,


25

+) Về mặt cú pháp, cần lưu ý cho học sinh: sử dụng các kí hiệu một cách chính
xác (chẳng hạn như kí hiệu tương đương “”, suy ra là các kí hiệu
- Khi dạy học các bài toán bằng cách lập phương trình, giáo viên cần lưu ý cho
học sinh biểu diễn các yếu tố đề bài
- Khi tổng kết, ôn tập về nội dung giải phương trình, giáo viên cần yêu cầu hoặc
tổ chức cho học sinh hệ thống lại các dạng thường gặp của phương trình và phương
pháp giải.
C. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
D. BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC
2.2.2.2. Minh hoạ môđun PPDH về nội dung hình học

MÔ ĐUN 2.2
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÌNH HỌC TRONG MẶT PHẲNG
1. Giới thiệu về mô đun
Trong dạy và học hình học ở trường THCS, có nhiều dạng hoạt động khác nhau,
chẳng hạn như hoạt động vẽ hình,
2. Mục tiêu của môđun
* Kiến thức
- Hoạt động chứng minh hình học của học sinh trung học cơ sở

- Dạy học và rèn luyện hoạt động chứng minh hình học cho học sinh THCS
* Kỹ năng
- Rèn luyện các hoạt động chứng minh hình học
- Khai thác, xây dựng hệ thống hoặc một số bài tập theo chủ đề nhằm rèn luyện
hoạt động chứng minh hình học cho học sinh
- Kĩ năng tự học, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu.
* Thái độ: Tích cực, chủ động trong quá trình học cá nhân hay hợp tác.


×