Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận nhập môn kinh tế quốc tế phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.79 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………………………………..
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU
CAO SU TẠI VIỆT NAM

Môn: Nhập môn Kinh tế quốc tế
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên: 0308351900
Lớp: INE314_192_D03

TP HỒ CHÍ MINH, 07/2020


LỜI MỞ ĐẦU
Cao su là một trong những sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người,
là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều
kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên qui mô diện tích lớn. Đặc
biệt, ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với
mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia
đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy cao su trở thành một trong những mặt hàng tiêu
biểu cho việc xuất khẩu ra nước ngoài của nước ta. Sau hơn 10 năm thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất khẩu cao su đã đạt được những thành tích
đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn
cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên xuất khẩu cao su hiện nay cũng còn nhiều hạn chế


làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung.
Vấn đề đặt ra là, Việt Nam có khá nhiều lợi thế trong việc xuất khẩu cao su
nhưng tại sao hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy nước ta hiện có những
tiềm năng phát triển nào, cần có những giải pháp gì để khắc phục vấn đề này? Và đó
cũng chính là mục đích của bài tiểu luận này: “Phân tích thực trạng của ngành xuất
khẩu cao su tại Việt Nam”.


MỤC LỤC

Lời nhận xét của Giảng viên

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Ngành sử dụng cao su thiên nhiên
Biểu đồ 2: Cung cầu cao su thiên nhiên thế giới giai đoạn 2014 – 2019
Biểu đồ 3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su giai đoạn 2014 – 2019

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam
Bảng 2: Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

FTA

Hiệp định thương mại tự do

ITRC


Hội đồng Cao su Quốc tế ba bên

GVR

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

PHR

Công ty Cao su Phước Hòa

4


CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU
CAO SU
Ngành cao su Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển với nhiều biểu hiện
đang có như làn sóng đầu tư thiết bị hiện đại, giá tương đối hợp lý, nguồn nguyên liệu
phong phú và kỹ thuật cung cấp bởi các nhà cung cấp. Đặc biệt, đang có một số hỗ trợ
từ Nhà nước cho ngành cao su.


Theo đánh giá của Hội cao su nhựa TP. Hồ Chí Minh, hiện nay, ngành cao su
trong nước đang đứng trước nhiều cơ hội vô cùng tuyệt vời, đó là sự chuyển dịch các
nhà máy cao su từ các nước trong khu vực đến Việt Nam, đặc biệt là các nhà máy sản
xuất lốp xe. Thêm nữa, ngành cao su có rất nhiều thị trường ngách nên Việt Nam thực
sự có thể tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của mình. Đặc biệt, sản xuất cao su
trong nước đang có thế mạnh là lốp cho xe máy, xe ô tô,...
1. Những thuận lợi thiên nhiên mang lại
Cao su được xem là ngành mà lợi thế đi cùng quy mô. Nước ta có quỹ đất cùng

với khí hậu nhiệt đới vô cùng thích hợp cho việc trồng cây cao su. So với tổng diện
tích trồng cao su của thế giới, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á chiếm tới
hơn 80% tổng diện tích.
Năng suất khai thác của ngành cao su phụ thuộc tương đối phổ quát vào độ tuổi
của cây. Cây cao su có thể bắt đầu khai thác sau khi trồng được năm năm. Cây cho
năng suất cao nhất từ 18 đến 23 năm tuổi. Hiện nay, bình quân năng suất cao nhất của
cây cao su ở độ tuổi này của Việt Nam vào khoảng 2,2 – 2,4 tấn/ha/năm.
Không chỉ trồng và khai thác cao su, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng các rừng
cao su đã quá độ tuổi khai thác để tiến hành khai thác và chế biến gỗ, như Công ty cổ
phần chế biến gỗ Dầu tiếng hay Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An... Nói chung,
các dự án đầu tư sản xuất và chế biến gỗ khi đã đã phát huy được những hiệu quả nhất
định khi đưa vào sản xuất.
2. Cao su là nguồn tài nguyên không thể thiếu
Cao su là thành phần không thể thiếu trong sản xuất nhiều sản phẩm công
nghiệp và tiêu dùng như găng tay, lốp xe, dây thun, giày dép, ống dẫn…
Ngành công nghiệp lốp xe là ngành chính trong việc khai thác và sử dụng cao
su thiên nhiên. Cao su thiên nhiên rất phù hợp cho việc sản xuất lốp xe, đặc biệt là lốp
radial, lốp tải nặng và lốp tốc độ cao vì chất lượng của nó như độ bền tốt và tích tụ
nhiệt thấp. Ngoài ra, cao su còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cụ thể như


đường ống kháng dầu cho các mỏ dầu ngoài khơi, ống bên trong của lốp xe, giày dép,
đệm cầu và nền móng xây dựng ở khu vực dễ xảy ra động đất... Gỗ cao su được sử
dụng cho đồ nội thất, ván dăm và nhiên liệu. Mủ cô đặc được sử dụng để sản xuất
thảm lót, chất kết dính, bọt, bóng bay, bao cao su và các phụ kiện y tế như găng tay và
ống thông. Gỗ cao su được sử dụng cho đồ nội thất, ván dăm và nhiên liệu.
Biểu đồ 1: Ngành sử dụng cao su thiên nhiên

Nguồn: Statista, VCBS tổng hợp
3. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ đạo của cao su Việt Nam

Cao su Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu cho các thị trường châu Á, châu Âu
và Bắc Mỹ. So với tổng sản lượng toàn quốc, sản lượng cao su tiêu thụ trong nước chỉ
chiếm khoảng 20%, chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất nệm mút, xăm
lốp ô tô, giày dép,… Các doanh nghiệp lớn trong ngành thường có tỷ lệ tiêu thụ cao su
nội địa khoảng 30-40%, cao hơn mức trung bình của ngành. Cụ thể trong năm 2008,
cao su Phước Hòa, thị trường tiêu thụ nội địa chiếm 31%, tỷ lệ này đối với cao su
Đồng Nai là 40%.
Thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua
chính là Trung Quốc. Trong 10 tháng năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Việt
Nam đạt 837.800 tấn, trị giá 1,12 tỉ USD, tăng 8,2% về lượng và tăng 3,6% về trị giá
so với 10 tháng của năm 2018. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su
của Trung Quốc tăng từ 13,2% lên 15,6%. Đây là một dấu hiệu đầy khả quan cho
ngành cao su Việt Nam vì Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong
năm nay và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, đây cũng được xem là thị trường có nhiều
biến động thất thường nhất. Khi có những tác động nhỏ về chính sách, cơ chế từ phía
chính phủ, ngay lập tức nhu cầu và giá cao su cũng biến động theo. Do vậy, sự biến
động của thị trường này sẽ có ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của ngành cao su
trong nước.


4. Cơ hội và triển vọng của ngành xuất khẩu cao su sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Vào ngày 15 tháng 11 năm 2019, Việt Nam đã ký kết Hiệp định CPTPP tại Đà
Nẵng. Hiệp định này đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho ngành cao su với nhiều cơ
hội và tiềm năng. Đối với cao su thiên nhiên, CPTPP sẽ đưa thuế nhập khẩu của Việt
Nam từ 3% giảm còn 0%. Đối với sản phẩm cao su, mỗi nước thành viên CPTPP sẽ
được cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong
vòng 16 năm sau khi CPTPP có hiệu lực. Do đó, CPTPP tạo cơ hội cho sản phẩm cao
su Việt Nam được xuất khẩu sang các nước mà công nghiệp chế biến cao su chưa phát
triển nhiều như Chile, New Zealand, Brunei, Úc, Peru. Đồng thời, Việt Nam có thể

nhập khẩu cao su tổng hợp, máy móc thiết bị hiện đại từ các nước có thế mạnh như
Nhật Bản, Canada, Singapore với mức thuế 0%. Đây là cơ hội tốt giúp doanh nghiệp
giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh với những thị trường tương
đương. Đối với sản phẩm gỗ cao su, nhu cầu của thị trường đang có xu hướng tăng
nhanh vì phong trào “Trồng cây gây rừng”, sử dụng rừng trồng nhân tạo được khuyến
khích ở nhiều quốc gia. Đây là nhóm sản phẩm mà ngành cao su ít gặp cạnh tranh với
các nước thành viên, kể cả với Malaysia là nước có thế mạnh về sản phẩm gỗ cao su,
nhờ giá của Việt Nam thấp hơn khá nhiều. Nhờ được hưởng thuế xuất nhập khẩu 0%
đối với nguyên vật liệu và thiết bị cao cấp dùng cho công nghiệp chế biến gỗ mà
ngành gỗ cao su Việt Nam đã đạt được những ưu thế nhất định trên thị trường như
giảm giá thành, chuyển đổi sang công nghệ tiến bộ từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Cũng nhờ được hưởng lợi ích nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị, máy móc
cao cấp với mức thuế 0% mà các ngành công nghiệp sản xuất linh kiện cao su cho
ngành ô tô và nhiều ngành công nghiệp khác của Việt Nam có cơ hội phát triển nhanh
vượt bậc và các sản phẩm từ công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có nhiều triển vọng mở
rộng sang các nước thành viên của CPTPP.
Các cơ hội khác mang đến từ CPTPP và FTA cho ngành cao su còn là triển
vọng về đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào thị


trường Trung Quốc. CPTPP đã giúp Việt Nam trở thành đất nước thu hút vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài để hợp tác liên doanh sản xuất sản phẩm cao su, tạo điều
kiện khai thác dịch vụ tại các khu công nghiệp trên đất cao su. Đồng thời, thúc đẩy
ngành cao su tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng trong nước và quốc tế từ khâu
cung cấp nguyên liệu cao su thiên nhiên đến sản xuất thành phẩm cho thị trường nội
địa và xuất khẩu. Đây chính là tiềm năng của các doanh nghiệp trong tương lai.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM
1. Tổng quan thị trường cao su thế giới

Cây cao su chủ yếu được trồng ở các nước Đông Nam Á, châu Phi và một phần
nhỏ ở châu Mỹ. Theo báo cáo của Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên,
khoảng thời gian trước năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu tăng trưởng trung
bình 5% mỗi năm, nhưng hiện nay lại tăng khá chậm. Lượng tiêu thụ cao su thế giới


năm 2017 đạt 12,86 triệu tấn, đến năm 2018 đạt 14,02 triệu tấn và tăng lên 14,59 triệu
tấn trong năm 2019. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong tình trạng dư thừa, do sản lượng
cao su thiên nhiên thế giới trong năm 2017 là 13,45 triệu tấn, năm 2018 đạt 13,96 triệu
tấn và tăng lên 14,84 triệu tấn trong năm 2019.
Biểu đồ 2: Cung cầu cao su thiên nhiên thế giới giai đoạn 2014 – 2019

Nguồn: Niên giám thống kê 2018
Tình trạng cung vượt cầu đã gây áp lực rất lớn đến giá cao su trong những năm
gần đây. Giá giảm dẫn đến lợi ích kinh tế từ cây cao su giảm, nên người trồng cao su
không chú trọng đầu tư.
2. Thực trạng ngành cao su Việt Nam
2.1. Về sản xuất
Năm 2017, Việt Nam được xếp hạng là nhà sản xuất cao su thiên nhiên thứ ba
trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia. Sản xuất chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng


cao su tự nhiên toàn cầu và diện tích trồng cao su Việt Nam chiếm 5,6% diện tích cao
su toàn cầu.
Trong năm 2017, tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam là 653,2 ha và sản
lượng của cao su thiên nhiên là 1,094 tấn, năng suất trung bình là 1,676 tấn/ha. Đất
trồng cao su tại Việt Nam bao gồm nhà nước của các công ty cổ phần thuộc Tập đoàn
Cao su Việt Nam, các công ty tỉnh và doanh nghiệp tư nhân. Với tốc độ tăng trưởng
thấp do sự có hạn của đất đai, lĩnh vực này chỉ chiếm ưu thế trong khu vực cho đến
năm 2008.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn 2011 - 2018,
diện tích cao su từ hơn 800,000 ha năm 2011, sản lượng đạt hơn 789,000 ha. Năm
2018, diện tích đạt 965,400 ha, vượt kế hoạch 165,000 ha, sản lượng đạt 1,142 triệu
tấn. Năm 2018, khối lượng xuất khẩu cao su đạt 1,56 triệu tấn với kim ngạch xuất
khẩu 2 tỷ USD, tăng 13% về lượng nhưng giảm 7% về giá trị.
Bảng 1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam
Năm

Tổng diện

Diện tích thu hoạch

Sản lượng

Năng suất

201

tích
748.700

(ha)
439.100

(tấn)
751.700

(kg/ha/năm)
1.712


0
2011
201

801.600
917.900

460.000
510.000

789.300
877.100

1.716
1.720

2
201

958.800

548.100

946.900

1.728

3
201


978.900

570.000

966.600

1.696

4
201

985.600

604.300

1.012.700

1.676

5
201

973.500

621.400

1.035.300

1.666


6
201

969.700

653.200

1.094.500

1.676

7


201

965.400

686.400

1.142.000

1.664

8
Nguồn: Niên giám thống kê 2018
2.2. Về xuất khẩu
Giá trị đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Cao su không chỉ từ
nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên, mà còn bao gồm các sản phẩm cao su và sản
phẩm gỗ cao su của ngành Công nghiệp chế biến. Việt Nam xuất khẩu cao su vào hơn

60 thị trường tại các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là
ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019, chiếm thị phần
lần lượt là 66,5%, 8,3% và 3%. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu cao su năm 2018
là 1,56 triệu tấn, tương ứng giá trị 2,09 tỉ USD, với giá xuất khẩu bình quân 1.338
USD/tấn, so với năm 2017 tăng 13,3% về sản lượng nhưng giảm 7,0% về giá trị do
giá xuất khẩu giảm.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương dẫn số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan, cho biết trong 15 ngày đầu tháng 12/2019, lượng cao
su xuất khẩu đạt 95.000 tấn, trị giá 130,13 triệu USD, giảm 3,6% về lượng và giảm
0,7% về trị giá so với 15 ngày trước đó. Tuy nhiên, so với cùng kì năm 2018 tăng
13,3% về lượng và tăng 27,6% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.370
USD/tấn, tăng 3% so với 15 ngày trước đó và tăng 12,7% so với cùng kì năm
2018. Tính từ đầu năm 2019 đến hết ngày 15/12, lượng cao su xuất khẩu đạt 1,59 triệu
tấn, trị giá 2,15 tỉ USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 8,7% về trị giá so với năm ngoái.
Giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.349 USD/tấn, tăng 0,4% so với mức giá xuất khẩu
trung bình của cùng kì năm 2018. Cục Xuất nhập khẩu uớc tính năm 2019, xuất khẩu
cao su đạt 1,68 triệu tấn, trị giá 2,26 tỉ USD, tăng gần 7.7% về lượng và tăng 8% về trị
giá so với năm 2018.
Biểu đồ 3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su giai đoạn 2014 – 2019


Nguồn: Niên giám thống kê 2018
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo thị trường cao su Việt
Nam có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2020 do thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ - Trung
Quốc có triển vọng đạt được từng phần. Bên cạnh đó, thị trường hy vọng việc cắt
giảm lãi suất của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích nhu cầu
tiêu thụ cao su.
2.3. Cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu
Tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước vẫn còn khá thấp, vào khoảng 18,6%

sản lượng của cao su thiên nhiên quốc gia. Tuy nhiên, đó là một tín hiệu rất đáng
khích lệ trong ngành sản xuất cao su.
Sản phẩm cao su chính tại Việt Nam là lốp xe chiếm 70% tổng giá trị sản phẩm
cao su. Lốp xe máy, lốp xe đạp và lốp xe phục vụ ngành nông nghiệp có thể đáp ứng
nhu cầu địa phương, nhưng lốp xe tải, xe buýt và lốp xe khách vẫn được nhập khẩu do
sản xuất trong nước thấp hơn nhu cầu.
Sản phẩm khác được sản xuất tại Việt Nam là sản phẩm cao su kỹ thuật, đế
giày, găng tay, chỉ cao su, băng tải, nệm… Việc sản xuất các sản phẩm này trong nước
không thích ứng được với thị trường. Vì vậy, giá trị nhập khẩu sản phẩm cao su vào
Việt Nam tăng dần ngay cả khi giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su sản xuất tại Việt
Nam đã có sự tiến bộ theo chiều hướng tích cực trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất gỗ và đồ gỗ nội thất tại Việt Nam đã
phát triển không ngừng. Gỗ cao su được sử dụng để sản xuất đồ nội thất trong nhà và
đồ gia dụng cho xuất khẩu và thị trường trong nước. Năm 2018, gỗ cao su thô và các
sản phẩm làm từ gỗ cao su đạt doanh thu xuất khẩu 2,1 tỷ USD. Nhu cầu lấy nguyên
liệu từ gỗ cao su tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Do đó, Việt Nam phải nhập
khẩu gỗ cao su từ các nước láng giềng khác là Campuchia, Malaysia và Thái Lan.
Các loại cao su có lượng xuất khẩu năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018 gồm:
SVR 20 tăng 105,3%; SVR CV40 tăng 33,7%; RSS1 tăng 57,9%; Latex tăng


30,7%; SVR 3L tăng 14,4%; cao su dạng Crếp tăng 1.750%… Trong khi xuất khẩu
cao su tái sinh giảm 23,9% so với năm 2018; cao su Skim block giảm 56,5%, CSR 10
giảm 92,9%; SVR 10 giảm 15,4%…
Nhìn chung, năm 2019 giá xuất khẩu nhiều chủng loại cao su tăng nhẹ so với
năm 2018, trừ cao su SVR 3L, Skim block, SVR CV50, RSS3… Trong đó, cao su tái
sinh có giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh nhất, tăng 19,5%; CSR 10 tăng 18,8%;
SVR 10 tăng 5,4%; cao su hỗn hợp tăng 4,6%…
Bảng 2: Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019



Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

2.4. Mở rộng trồng cao su sang Lào và Campuchia
Nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới tăng và giá cả thuận lợi trong những năm
2004 - 2010 đã khuyến khích Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các chương trình đầu tư mở


rộng đồn điền cao su theo dự án 100,000 ha tại Lào và một dự án khác 200,000 ha tại
Campuchia kể từ năm 2005.
Cho đến năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam đã trồng khoảng 50,000 ha cao
su ở Lào và 150,000 ha ở Campuchia. Trong đó, các thành viên của GVR đã trồng
30,000 ha tại Lào và 70,000 ha tại Campuchia.
3. Thị trường xuất khẩu cao su ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam
là các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn
Quốc… và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Italia…
Tháng 9 năm 2019, xuất khẩu cao su giảm so với cùng kỳ năm 2018, nguyên
nhân chủ yếu do xuất khẩu sang Ấn Độ giảm, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc,
Hàn Quốc và Đài Loan lại tăng khá nhiều.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, trong tháng
9 đạt 103,43 nghìn tấn, trị giá 133,18 triệu USD, tăng 2% về lượng và tăng 2,6% về trị
giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang
Trung Quốc đạt 726,41 nghìn tấn, trị giá 974,77 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và
tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu cao su sang Trung Quốc
trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt bình quân 1.342 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ
năm 2018.
Trong thời gian tới, theo Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục
gặp khó khăn do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn biến khó lường.
Trong khi đó, Indonesia và Malaysia đã hoàn tất chương trình cắt giảm xuất khẩu cao

su tự nhiên theo cam kết của Hội đồng Cao su Quốc tế ba bên (ITRC) khiến sức ép từ
nguồn cung tăng lên. Bên cạnh đó, xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ sẽ ngày
càng cạnh tranh gay gắt nếu Thái Lan xúc tiến xuất khẩu cao su thành công.


4. Xuất khẩu cao su giảm trong quý I năm 2020 do dịch Covid-19
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê của Tổng cục
Hải quan, trong tháng 3 năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 60,56 nghìn
tấn, trị giá 87,08 triệu USD, giảm 21,8% về lượng và giảm 23,2% về trị giá so với
tháng 2/2020, giảm 40,9% về lượng và giảm 39,1% về trị giá so với tháng 3 năm
2019. Lũy kế ba tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 227,71
nghìn tấn, trị giá 331,25 triệu USD, giảm 32,9% về lượng và giảm 26,1% về trị giá so
với cùng kỳ năm 2019.
Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3 năm 2020 ở mức
1.438 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng 2 năm 2020, nhưng tăng 3,1% so với tháng 3
năm 2019. Nhìn chung, trong ba tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su sang hầu hết
các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su
vẫn đạt được sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019 ở một số thị trường như:
Bangladesh, Nhật Bản, Sri Lanka, Pakistan, Pháp...
Trong tháng 3 năm 2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất
của Việt Nam, đạt 33,97 nghìn tấn, trị giá 46,37 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và
giảm 23,7% về trị giá so với tháng 2 năm 2020, giảm 48,4% về lượng và giảm 49% về
trị giá so với tháng 3 năm 2019. Lũy kế ba tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su sang
Trung Quốc đạt 142,84 nghìn tấn, trị giá 203,1 triệu USD, giảm 34,8% về lượng và
giảm 29,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam
sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2020 bình quân ở mức 1.422 USD/tấn, tăng
8,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, các đơn hàng xuất khẩu cao su tự nhiên trong
quý 1/2020 giảm hơn 30%, các hợp đồng dài hạn có xu hướng tạm hoãn nhận hàng
hoặc hủy bỏ giao kèo đã ký kết trước đó do tác động của dịch Covid-19. Điều này dẫn

đến lượng tồn kho trong nước tăng cao so với năm trước (tăng 40 – 50%), gây phát
sinh chi phí lưu kho làm tăng giá thành sản phẩm.


Trên thị trường thế giới, giá cao su ở mức thấp do dịch Covid-19 khiến ngành
sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn và thị trường lo ngại kinh tế thế giới suy thoái. Tập
đoàn ô tô Toyota sẽ giảm sản lượng xe thành phẩm 40% tại Nhật Bản trong tháng 5
năm 2020 do nhu cầu toàn cầu giảm bởi đại dịch Covid-19. Tháng 3 năm 2020, doanh
số bán ô tô tại Trung Quốc giảm 43,3% so với tháng 3 năm 2019.


CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CAO SU
VIỆT NAM
Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung
Quốc nên ngành xuất khẩu cao su của nước ta hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Vì
vậy, chúng ta cần có một số biện pháp cụ thể và thiết thực để cải thiện tình hình. Hiện
nay, hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su
nguyên liệu, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là được chế biến phục vụ cho thị
trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này là quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu
có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Do đó, mặc dù Việt Nam là một


trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng lợi nhuận từ cao su thấp
hơn rất nhiều so với các nước như Malaysia hay Thái Lan.
1. Sản phẩm
Mặc dù còn giới hạn trong sản xuất nhưng các dòng sản phẩm chế biến từ cao
su của Việt Nam tương đối đa dạng với săm, lốp xe ô tô và xe gắn máy, găng tay cao
su phục vụ trong ngành y tế và tiêu dùng, đệm cao su, dòng sản phẩm phục vụ cho thể
thao, giải trí và các lĩnh vực y tế…
Trong thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm cao su thành phẩm và định hướng

đầu tư đang chủ yếu tập trung ở dòng sản phẩm săm, lốp xe ô tô, xe máy và xe đạp.
Sản phẩm chế biến từ cao su của Việt Nam được sản xuất với công nghệ tiên tiến và
thiết bị hiện đại từ châu Âu. Các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp mắt, phù
hợp thị hiếu người tiêu dùng, được đảm bảo về chất lượng và có khả năng cạnh tranh
với chính sách giá linh hoạt và chăm sóc khách hàng vô cùng cẩn thận của các doanh
nghiệp.
2. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu cao su
Trong năm 2019, Việt Nam dù vươn lên vị trí thứ hai thế giới về năng suất, thứ
ba về sản lượng và thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhưng ngược lại, tổng
lượng và giá trị cao su nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2019 lại tăng lần lượt 6,3% và
6,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Áp lực cạnh tranh còn đến bởi rào cản phi thuế quan từ các hiệp định thương
mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su sẽ lựa
chọn nguồn cung cao su từ các nước có chất lượng đảm bảo và an toàn hơn khi thuế
nhập khẩu cao su thiên nhiên giảm đến 0%.
Vì vậy, giải pháp trước mắt là các doanh nghiệp cần đa dạng hóa các sản phẩm
từ nguyên liệu cao su thiên nhiên như lốp xe, đế giày, cao su kỹ thuật, găng tay và một
số sản phẩm may mặc, gối, băng tải, nệm, thun... và các sản phẩm từ gỗ cao su như gỗ
tinh chế, gỗ ghép tấm, gỗ MDF (ván sợi mật độ trung bình)


Tuy nhiên nghịch lý còn nằm ở chỗ dù diện tích và sản lượng năm nào cũng
tăng nhưng lợi nhuận cho người sản xuất cao su hầu như không tăng hoặc tăng không
đáng kể. Trong chuỗi phân phối lợi nhuận, công đoạn sản xuất sản phẩm từ cao su
thiên nhiên là quan trọng nhất nhưng lại hưởng lợi thấp nhất.
Nhu cầu về cao su thiên nhiên bắt buộc nhà sản xuất phải cải tiến phương thức
quản lý, ứng dụng công nghệ mới, giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh. Về lâu dài,
nhà sản xuất sản phẩm từ cao su thiên nhiên phải đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị
hiện đại, thân thiện môi trường, thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, quản lý
chất lượng, xây dựng thương hiệu đủ mạnh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đây có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất đáng
kể cho nhà sản xuất cao su thiên nhiên, giúp họ đuổi kịp năng suất của các nước khác
trên thế giới. Bởi vì việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào nền nông nghiệp đã được
nhiều nước phát triển áp dụng và đem lại hiệu quả tích cực, vì vậy nếu nước ta có thể
áp dụng thành công những thành tựu ấy thì có thể sẽ tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành
xuất khẩu cao su Việt Nam.
Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực
sản xuất sản phẩm cao su để hạn chế xuất khẩu cao su nguyên liệu, như ưu đãi thuế,
tiền thuê đất, khuyến khích đầu tư khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp chuyên về
sản phẩm cao su. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hệ thống quản lý chất
lượng cao su thiên nhiên để đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Để các nhà máy
sơ chế mủ có được nguyên liệu đảm bảo chất lượng, nhà nước cần sớm ban hành tiêu
chuẩn kỹ thuật quốc gia về mủ cao su. Hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu thị trường, chuyển
đổi cơ cấu chủng loại cao su thiên nhiên theo nhu cầu của khách hàng và ưu tiên cho
các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị cao su từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm
tiêu dùng để giảm lệ thuộc vào sự biến động của giá thị trường.
Các địa phương cần có các chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài địa phương đầu tư công nghệ nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm
cao su. Khuyến cáo các đơn vị sản xuất, trồng cao su, nhất là các nông hộ nhỏ trồng
cao su dạng tiểu điền nên theo qui hoạch vùng sản xuất của địa phương với Tập đoàn


Công nghiệp Cao su Việt Nam để tạo nên một tập thể cùng nhau phát triển, giúp chính
quyền địa phương dễ quản lý hơn. Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su, tránh
dồn quá nhiều vào một thị trường như hiện nay. Hạ giá thành sản phẩm bằng cải tiến,
thay đổi công nghệ, khuyến cáo nông hộ nhanh chóng thay giống cây mới.
3. Bài toán xuất khẩu cao su sau đại dịch Covid-19
Nhận định về bối cảnh kinh doanh của năm 2020, các doanh nghiệp ngành
cao su có chung nhận định lĩnh vực cao su sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, giá
bán cao su ở mức thấp bình quân khoảng 32,34 triệu đồng/tấn giảm so với mức 33,41

triệu đồng/tấn năm 2019.
Hơn nữa, đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung
Quốc, một quốc gia tiêu thụ cao su thiên nhiên và dầu mỏ lớn nhất thế giới, kéo theo
tác động làm sụt giảm gần ¼ nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Trước tình hình đó các
doanh nghiệp trong ngành cao su đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 trong
đó đa phần là lãi sụt giảm.
Đầu tiên phải kể đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR). Ông
lớn này đã đặt mục tiêu tổng doanh thu dự kiến 29.933 tỉ đồng, xấp xỉ năm 2019 và lợi
nhuận trước thuế 5.785 tỉ đồng, tăng gần 13% so với kết quả đạt được ở năm 2019.
GVR cho biết, tập đoàn sẽ đẩy mạnh tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ và phát
huy tối đa hiệu quả những ngành nghề, sản phẩm có lợi thế. Bên cạnh đó, GVR tiếp
tục thực hiện hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu tập đoàn theo mô hình công ty cổ phần,
thoái vốn ở các công ty đã đủ điều kiện và sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp để tạo
nguồn lực cho phát triển, tăng cường hiệu quả quản lý.
Tiếp đó là mục tiêu kinh doanh của cao su Phước Hòa (PHR), công ty đã lên
kế hoạch công ty mẹ với tổng doanh thu đạt 2.460 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.148 tỷ
đồng; lần lượt tăng 46% và 115% so với thực hiện 2019. Tỷ lệ cổ tức không thấp hơn
40%. Trước đó năm 2019, công ty cũng đề ra kế hoạch lợi nhuận tham vọng 1.246 tỷ
đồng nhưng không hoàn thành.
Ngoài GVR và PHR đã công bố mục tiêu lãi tăng trưởng, các doanh nghiệp
ngành cao su còn lại đều dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ sụt giảm hoặc chỉ tăng nhẹ
so với 2019.


Thêm vào đó, Hiệp hội cao su Việt Nam khẳng định sẽ đồng hành với các
hội viên vừa chống dịch, vừa duy trì, ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh. Hiệp
hội sẽ đại diện doanh nghiệp ngành cao su báo cáo với các bộ ngành để đề xuất, kiến
nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phương thức hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả. Tìm
hướng đi mới cho doanh nghiệp, ngoài thị trường Trung Quốc cần mở rộng đến các thị
trường như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, EU… Ngoài ra khai thác tốt thị trường nội địa, vận

động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu các chính sách về hoãn, giãn thuế cho
doanh nghiệp và ngân hàng cũng đang có những chính sách cho vay, miễn giảm lãi
suất, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, miễn lãi quá hạn các khoản
vay…
Kết luận
Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của nước ta hiện nay. Vì vậy trong giai đoạn tới khi nước ta phấn đấu trở thành
nước công nghiệp thì ngành cao su cũng cần phải phát triển xứng tầm trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn. Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát
triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm
nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải khắc phục những khuyết tật của
kinh tế quốc doanh nói chung và kinh hộ, tiểu nông nói riêng (với sản xuất mủ cao
su).
Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì những
tác động từ biến động của thị trường thế giới đến kinh tế chúng ta ngày càng sâu sắc.
Ngành cao su Việt Nam cũng sẽ nằm trong hoàn cảnh này. Nhất là 90% sản phẩm cao
su dùng để xuất khẩu, nên tác động từ bên ngoài đối với ngành cao su sẽ rõ ràng hơn
những ngành khác. Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, ngành cao su Việt Nam
dù chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng đồng thời cũng nhận được những cơ hội và tác
động tích cực từ quá trình này. Nhờ những yếu tố như vậy nên ngành xuất khẩu cao su
ở nước ta ngày càng phát triển và vững mạnh.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên viên phân tích Nguyễn Thị Thu Hằng. Báo cáo ngành cao su tự nhiên,
Vietcombank Securities.
2. Thanh Tú. Lo khó khăn, doanh nghiệp ngành cao su đặt kế hoạch 2020 đi lùi,
CafeF.vn

3. ThS. Phan Thị Xuân Huệ (Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học
Trà Vinh). Thực trạng ngành Cao su sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP, Tạp
chí công thương.
4. Như Huỳnh. Cao su Việt Nam tiếp tục tăng thị phần tại Trung Quốc, Vietnambiz.


×