Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

nghiên cứu đặc điểm thực vật và phân biệt một số loài mang tên cát sâm tại bắc giang và quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOÀI MANG TÊN
CÁT SÂM TẠI BẮC GIANG VÀ QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOÀI MANG TÊN
CÁT SÂM TẠI BẮC GIANG VÀ QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu
2. PGS.TS. Trần Văn Ơn


HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành, lòng kính
trọng tới PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu và PGS.TS. Trần Văn Ơn – người đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo, luôn động viên khích lệ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Nghiêm Đức Trọng, chị Chu Thị Thoa,
DS. Lê Thiên Kim cùng với các thầy cô và các anh chị em tại Bộ môn Thực vật
– Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi và hết
lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tại Bộ môn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Dược liệu, cùng toàn thể anh
chị tại Khoa Hoá phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu đã tạo điều kiện, giúp
đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền –
Bộ Y tế, cùng toàn thể đồng nghiệp tại Phòng Quản lý Dược cổ truyền đã tạo
điều kiện, sắp xếp công việc hợp lý, động viên tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, người thân trong gia đình
luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2019
Học viên

Phạm Văn Hải


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ....................................................................................... 2
1.1. Đặc điểm thực vật chi Callerya ....................................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Callerya ...................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật và khóa phân loại chi Callerya ................................... 2
1.1.3. Phân bố chi Callerya trên thế giới và Việt Nam ....................................... 8
1.2. Đặc điểm thực vật các loài trong chi Callerya ở Việt Nam ........................... 11
1.2.1. Callerya atropurpurea (Wall.) Schot ...................................................... 11
1.2.2. Callerya cinerea (Benth.) Schot.............................................................. 11
1.2.3. Callerya cochinchinensis Gagn ............................................................... 12
1.2.4. Callerya eurybotrya Drake...................................................................... 12
1.2.5. Callerya fordii (Dunn) Schot .................................................................. 13
1.2.6. Callerya oosperma (Dunn) Z. Wei & Pedley ......................................... 13
1.2.7. Callerya reticulata var. reticulata ........................................................... 14
1.3. Tổng quan về Cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot) ......................... 14
1.3.1. Đặc điểm thực vật ................................................................................... 14
1.3.2. Phân bố và sinh thái ................................................................................ 15
1.3.3. Thành phần hóa học ................................................................................ 16
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
2.3.1. Phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 27
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 30


3.1. Đặc điểm thực vật của các mẫu nghiên cứu thu hái tại Bắc Giang và Quảng

Ninh....................................................................................................................... 30
3.1.1. Đặc điểm hình thái chung của các mẫu nghiên cứu ................................ 30
3.1.2. Đặc điểm hình thái chung của mẫu số M1, M3 ...................................... 32
3.1.3. Đặc điểm hình thái chung của mẫu số M2, M4 ...................................... 35
3.1.4. Đặc điểm hình thái của mẫu M6 ............................................................. 37
3.1.5. So sánh đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên cứu .............................. 39
3.1.6. So sánh đặc điểm thực vật của mẫu nghiên cứu với các mẫu mô tả theo
tài liệu nước ngoài ............................................................................................. 41
3.1.7. Đặc điểm giải phẫu của Callerya speciosa (Champ.) Schot ................... 50
3.1.8. Đặc điểm giải phẫu của Callerya fordii (Dunn) Schot............................ 55
3.1.9. Đặc điểm giải phẫu của Callerya sp........................................................ 61
3.2. Định tính thành phần hóa học chính và xác định hàm lượng flavonoid toàn
phần trong các mẫu nghiên cứu ............................................................................ 63
3.2.1. Đặc điểm sắc ký đồ TLC định tính nhóm chất flavonoid trong các mẫu
nghiên cứu ......................................................................................................... 63
3.2.2. Đặc điểm sắc ký đồ TLC định tính nhóm chất saponin trong các mẫu
nghiên cứu ......................................................................................................... 66
3.2.3. Khảo sát hàm lượng flavonoid tổng số trong các mẫu nghiên cứu ......... 67
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ..................................................................................... 69
4.1. Về đặc điểm thực vật và phân bố ................................................................... 69
4.1.1. Về đa dạng loài các mẫu trong nghiên cứu ............................................. 69
4.1.2. Về xác định tên khoa học của các mẫu nghiên cứu ................................ 69
4.2. Về đặc điểm giải phẫu thân, lá và bột rễ ........................................................ 71
4.2.1. Về đặc điểm giải phẫu thân, lá ................................................................ 71
4.2.2. Về đặc điểm bột rễ trong phân biệt loài .................................................. 72
4.3. Về đặc điểm sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng định tính nhóm chất flavonoid và
saponin trong dịch chiết rễ một số loài mang tên Cát sâm ................................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 75



TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CỦA CÁC MẪU NGHIÊN
CỨU
PHỤ LỤC 2: GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ TIÊU BẢN CÁC MẪU NGHIÊN
CỨU
PHỤ LỤC 3: ẢNH TIÊU BẢN CỦA CÁC MẪU TRÊN THẾ GIỚI
PHỤ LỤC 4: ẢNH TIÊU BẢN CỦA CÁC MẪU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 5: ẢNH GIẢI PHẪU THÂN, LÁ VÀ BỘT RỄ MẪU NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tên tiếng Anh hoặc tên khoa học

C

Callerya

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

HPTLC

MeOH

Tiếng Việt

High – Performance Thin Liquid

Sắc ký lớp mỏng hiệu

Chromatography

năng cao

Methanol

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLC

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các mẫu nghiên cứu ................................................................ 24
Bảng 3.1. Đặc điểm chính phân biệt các loài mang tên Cát sâm ở Bắc

Giang và Quảng Ninh ............................................................................................... 39
Bảng 3.2. So sánh đặc điểm mẫu nghiên cứu (M1, M3) với Callerya
speciosa (Champ.) Schot theo Thực vật chí Trung Quốc, Thực vật chí đại
cương Đông Dương và Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam ....................... 41
Bảng 3.3. So sánh đặc điểm mẫu nghiên cứu (M2, M4) với loài Callerya
fordii (Dunn) Schot theo Thực vật chí Trung Quốc và Thực vật chí
Campuchia, Lào và Việt Nam .................................................................................. 44
Bảng 3.4. So sánh đặc điểm mẫu nghiên cứu M6 với các loài trong chi
Callerya phân bố ở Việt Nam ................................................................................... 47
Bảng 3.5. Giá trị Rf của các vết phát quang màu xanh xuất hiện trên sắc ký
đồ định tính flavonoid............................................................................................... 64
Bảng 3.6. Giá trị Rf của các vết xuất hiện màu hồng và vàng trên sắc ký
đồ định tính saponin ................................................................................................. 66
Bảng 3.7. Hàm lượng flavonoid tổng số (tính theo catechin) trong các mẫu
nghiên cứu ................................................................................................................ 68


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh cây Cát sâm tại xóm Khe Táu, xã Yên Định, ........................... 15
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ............................................................................. 15
Hình 1.2. Các alcaloid phân lập từ Cát sâm ............................................................. 16
Hình 1.3. Các coumarin và lignan phân lập từ Cát sâm ........................................... 20
Hình 1.4. Các terpenoid và steroid phân lập từ Cát sâm .......................................... 21
Hình 1.5. Các saponin được phân lập từ Cát sâm..................................................... 22
Hình 1.6. Các acid hữu cơ phân lập từ Cát sâm ....................................................... 23
Hình 3.1. Hình ảnh các mẫu nghiên cứu ở thực địa ................................................. 31
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái thân, lá của các mẫu nghiên cứu ............................... 31
Hình 3.3. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng của
Callerya speciosa (Champ.) Schot ........................................................................... 33
Hình 3.4. Đặc điểm hình thái hoa Callerya speciosa (Champ.) Schot ..................... 34

Hình 3.5. Đặc điểm hình thái quả Callerya speciosa (Champ.) Schot ..................... 34
Hình 3.6. Đặc điểm hình thái của Callerya fordii (Dunn) Schot.............................. 36
Hình 3.7. Đặc điểm hình thái thân, lá của Callerya sp. ............................................ 38
Hình 3.8. Đặc điểm hình thái hoa Callerya sp. ........................................................ 38
Hình 3.9. Hình ảnh mẫu nghiên cứu (M1) và loài C. speciosa trong
Thực vật chí Trung Quốc.......................................................................................... 43
Hình 3.10. Hình ảnh mẫu nghiên cứu (M2) và loài C. fordii (Dunn)
Schot trong Thực vật chí Trung Quốc ...................................................................... 46
Hình 3.11. Đặc điểm vi phẫu thân Callerya speciosa (Champ.) Schot .................... 50
Hình 3.12. Đặc điểm vi phẫu lá Callerya speciosa (Champ.) Schot ........................ 52
Hình 3.13. Đặc điểm vi phẫu rễ Callerya speciosa (Champ.) Schot ........................ 53


Hình 3.14. Đặc điểm bột rễ Callerya speciosa (Champ.) Schot .............................. 54
Hình 3.15. Đặc điểm giải phẫu thân Callerya fordii (Dunn) Schot.......................... 56
Hình 3.16. Đặc điểm giải phẫu lá Callerya fordii (Dunn) Schot.............................. 58
Hình 3.17. Đặc điểm giải phẫu rễ Callerya fordii (Dunn) Schot ............................. 59
Hình 3.18. Đặc điểm bột rễ Callerya fordii (Dunn) Schot ....................................... 60
Hình 3.19. Đặc điểm giải phẫu thân Callerya sp...................................................... 61
Hình 3.20. Đặc điểm giải phẫu lá Callerya sp.......................................................... 63
Hình 3.21. Sắc ký đồ TLC định tính flavonoid trong các mẫu nghiên
cứu ............................................................................................................................ 64
Hình 3.22. Mối quan hệ gần gũi giữa các mẫu nghiên cứu
dựa theo sắc ký đồ TLC nhóm chất flavonoid .......................................................... 65
Hình 3.23. Sắc ký đồ TLC định tính saponin trong các mẫu nghiên cứu
.................................................................................................................................. 66


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot) hay còn gọi là Sâm nam,

Sâm gỗ, Sâm núi dành là cây thuốc quý có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và
giảm tình trạng ứ đọng, giúp duy trì khả năng hoạt động của các cơ quan. Trong
Y học cổ truyền, Cát sâm thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp
dạng thấp, đau hoặc tê cổ tay, đầu gối hoặc các khớp khác, kinh nguyệt không
đều, thiếu máu và chất sắt, bệnh lao, bệnh viêm phế quản mãn tính và viêm gan
mãn tính [9].
Cát sâm thường có ở Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng
phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi trung du, như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn,…[3], [6]. Tại Bắc Giang đã xác định loài Cát
sâm được trồng và mọc tự nhiên ở đây là Callerya speciosa (Champ.) Schot
[5]. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa tại tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh, chúng
tôi nhận thấy Cát sâm (Sâm nam) được trồng và mọc tự nhiên ở đây có không
phải là 01 loại mà có nhiều loại có đặc điểm hình thái khác nhau. Như vậy, hiện
nay có sự đa dạng về loài Cát sâm.
Ở Việt Nam mới chỉ nghiên cứu về đặc điểm thực vật và bước đầu phân
lập thành phần hóa học trong cây Cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot),
chưa có nghiên cứu chi tiết nào xác định, phân biệt các loại Cát sâm được trồng
và mọc tự nhiên.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng cây
thuốc, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và
phân biệt một số loài mang tên Cát sâm tại Bắc Giang và Quảng Ninh” với
mục tiêu:
1. Mô tả, so sánh đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học của các
loài mang tên Cát sâm được trồng và mọc tự nhiên tại Bắc Giang và Quảng
Ninh.
2. So sánh đặc điểm sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng định tính nhóm chất
flavonoid và saponin của dịch chiết rễ một số loài mang tên Cát sâm.

1



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật chi Callerya
1.1.1. Vị trí phân loại chi Callerya
Theo Catologue of life [27], Callerya là một chi thuộc họ Đậu –
Fabaceae. Vị trí phân loại của chi Callerya được tóm tắt như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Nghành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Đậu (Fabales)
Họ Đậu (Fabaceae)
Chi Callerya
1.1.2. Đặc điểm thực vật và khóa phân loại chi Callerya
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Callerya
Cây dây leo hóa gỗ, cây leo bụi hoặc gần như cây cao. Lá kèm nhẵn, gần
như rụng sớm. Lá kép lông chim lẻ; lá kèm con nhọn, rụng sớm hoặc không; lá
chét mọc đối hoặc gần đối. Hoa mọc đơn hoặc thành chùy, tập trung ở nách lá
hay đầu cành; lá bắc ngắn, thường rụng sớm; lá bắc phụ gần đài hoặc ở xa
cuống, bền hoặc rụng sớm. Đài ngắn, nhọn. Tràng nhẵn hoặc có lông mịn bao
phủ phía ngoài, cánh cờ hình trứng hay gần tròn, thon hẹp thành móng; cánh
chim thường dính ít nhiều với cánh thìa. Bộ nhị 2 bó, nhị của cánh cờ rời với 9
nhị còn lại. Nhụy hình cuống. Quả loại đậu tự mở hoặc không, vỏ mỏng hoặc
dày, quả hơi lồi ở chỗ có hạt. Hạt 1-9, gần tròn; có chứa cây mầm [21], [25].
1.1.2.2. Khóa phân loại chi Callerya trong Thực vật chí Trung Quốc
1a. Tràng không lông.
2a. Đài, nhụy có lông mịn hoặc lông dài.
3a. Lá chét 7, kích thước 4-8 x 1-2 cm, đỉnh lá nhọn có đuôi; hoa 1,8
cm; tràng hoa màu vàng .....................................................3. C. fordii
2



3b. Lá chét 7-13, kích thước 4-13 x 1-4 cm, đỉnh lá nhọn; hoa 2,5-3,5
cm; tràng hoa màu trắng, kem, hồng nhạt hoặc tím hoa cà.
4a. Lá chét thon, nhọn, mặt trước có lông mịn rụng dần thành nhẵn;
noãn nhiều ...............................................................1. C. speciosa
4b. Lá chét có lông mịn ở cả hai mặt, noãn 4-6….........2. C. bonatiana
2b. Đài có lông mịn; nhụy nhẵn.
5a. Lá kèm mọc chèn ở các đốt sần trên thân.
6a. Đài có lông bao phủ; quả màu đỏ khi khô, hình thuôn, kích thước
10-11 cm, lồi, rãnh quả sâu; chùy hoa dài 30 cm....4. C. eurybotrya
6b. Đài có lông bao phủ; quả màu đen khi khô, dẹt, dài 15 cm, rãnh
quả không sâu; chùy hoa dài 10-20 cm.....................5. C. reticulata
5b. Lá kèm không mọc ở các đốt sần trên thân.
7a. Chùy hoa mọc ở phần phân nhánh của thân; tràng màu trắng hơi
vàng, đài màu hồng; lá nhẵn, thuôn dài, khi khô có màu xanh
nhạt, gân cấp 2 và cấp 3 nổi rõ ở cả 2 mặt lá, đỉnh lá nhọn có
đuôi...................................................................6. C. championii
7b. Cành hoa mọc ở nách lá, rủ xuống; tràng hoa màu trắng hoặc
tím; lá chét mỏng, xù xì, mặt dưới lá có màu xanh xám khi khô,
gân cấp 2 và câp 3 hiện mờ không rõ, đỉnh lá
nhọn…………………………..……………...7. C. kiangsiensis
1b. Mặt ngoài tràng có phủ lông mịn.
8a. Lá chét 3 hoặc 5.
9a. Không có lá kèm con; lá chét dày.......................................8. C. tsui
9b. Có lá kèm con; lá chét mỏng............................13. C. sphaerosperma
8b. Lá chét 5 hoặc 7 (3 hoặc 5 trong loài C. dorwadii).
10a. Quả mỏng, không nổi rõ vách ngăn giữa các hạt; hạt giống hình
hạt đậu.
11a. Chùm hoa thẳng, cành hoa ngắn; hoa được xếp gần nhau.

3


12a. Tràng hoa màu tím nhạt đến tím đậm; quả hình cuống,
có lông màu nâu bao phủ phía ngoài; lá chét có dạng
hình trứng hoặc dạng thuôn; lá kèm con giống hình dùi,
dài 2 mm......................................................16. C. nitida
12b. Tràng hoa màu trắng hoặc tím nhạt; quả không có cuống,
có lông màu xám bao phủ phía ngoài; lá chét có dạng
hình elip hoặc hình trứng, mỏng; lá kèm con mảnh, nhỏ,
dài 5-6 mm.......................................17. C. congestiflora
11b. Chùm hoa phân bố không theo quy luật, cành mảnh, các hoa
xếp xa nhau.
13a. Lá chét 5 hoặc 7, đỉnh lá nhọn có đuôi; cuống hoa
dài................................................15. C. longipeunculata
13b. Lá chét 5, đỉnh lá hơi nhọn; chùm hoa gần như không có
cuống......................................................18. C. dielsiana
10b. Quả bì, thường thắt lại giữa các hạt; hạt hình cầu hay hình thận.
14a. Cành nhỏ, cuống lá và mặt sau của lá chét phủ đầy lông,
không nhẵn; quả phủ đầy lông măng màu nâu.
15a. Lá chét rộng 4-8 cm, có phủ lông nhung màu nâu ở mặt
sau lá; quả rộng 2-2,5 cm.........................9. C. oosperma
15b. Lá chét rộng 1,3-3 cm, có phủ lông măng ở mặt sau lá;
quả rộng 1,5cm....................................14. C. sericosema
14b. Cành nhỏ, cuống lá và mặt sau của lá chét phủ ít lông hoặc
nhẵn; quả có phủ lông tơ màu xám, lông măng màu vàng
hoặc lông măng màu xám.
16a. Chùm hoa có cuống ngắn, các hoa mọc sát nhau; quả
không thắt lại giữa các hạt.....................12. C. dorwardii
16b. Chùm hoa có cuống dài, các hoa mọc cách xa nhau; quả

thắt lại giữa các hạt.
4


17a. Cành mang hoa mảnh; lá chét dạng hình trứng
ngược; cuống dài 4mm; lá kèm con dài
4mm....................................................10. C. cinerea
17b. Cành mang hoa thẳng; lá chét hình thuôn; cuống dài
2-3 mm; lá kèm con dài 1mm.11. C. gentiliana [25]
1.1.2.3. Khóa phân loại chi Callerya theo A.M. Schot
l a. Lá kèm con không có hoặc sớm rụng……………..…………..........2
b. Lá kèm con bền, không rụng………….………………….….....…..10
2 a. Cây, cánh hoa, quả nhẵn, không có lông…..……………..………..3
b. Cây bụi hoặc dây leo lớn; cánh cờ lông mịn thưa đến dày đặc; quả lông
mượt………………..…………...……………………………….…………….4
3a. Lá bắc dài 1,5-2 mm; hoa 17-20 mm; quả phồng lên, hình elip đến
hình trứng ngược; hạt đậu kích thước 31-38 x 33-36 mm, dày 20-26 mm. –
Burma - Sumatra……..………………..………….……....…1.C. atropurpurea
b. Lá bắc dài 3-4 mm; hoa 14-15 mm; quả phẳng, hình elip hẹp đến hình
trứng ngược hẹp; hạt hình cầu, 15-20 x 25-30 mm, dày 3-5 mm. –
Borneo…………………………………..……………………..…19. C. differa
4a. Gân lá hình mạng dày hoặc thưa; lá bắc con mọc trên cuống nhỏ;
cánh cờ có lông; noãn 3-5...……………………………………..……………5
b. Gân lá hình mạng, bậc thang; lá bắc con gắn vào đài hoa; cánh cờ có
lông và cánh chim, cánh thìa có ít lông mao; noãn 2……......………….….…7
5a. Lá chét 7-15; cuống dài 10-20mm; lá bắc con hình trứng, dài 4-15
mm; hoa dài 9-12 mm; gân cánh chim xấp xỉ bằng gân cánh thìa, quả không lồi
giữa hạt- Australia.....………………….……………………..…………….….6
b. Lá chét 3-5; cuống dài 4-8 mm; lá bắc con hình tam giác, dài 1 mm;
hoa dài 18-21 mm; gân cánh chim nổi rõ ngắn hơn gân cánh thìa; quả lồi xung

quanh một hoặc hai hạt. –Indo - China, China…….……...4. C. cochinchinensis

5


6a. Mép lá nguyên, khi khô màu vàng trắng, mỏng, lông thưa cả hai mặt,
phần

lớn

không

lông;



bắc

dài

4-5

mm;

cuống

dài

10-18


mm…………………………………………………………10. C. megasperma
b. Mép lá hơi gợn sóng, khi khô không đổi màu, không mỏng, nhẵn; lá
bắc dài 12-15 mm; cuống dài 8-10mm……..………………..……..3. C. pilipes
7a. Lá chét 5, đôi khi 7, sáng bóng, đỉnh nhọn; đầu chùy; chồi non hoặc
bắt đầu phát triển……………………………..…………………………..….. 8
b. Lá chét 3-13, không sáng, mỏng như giấy, đỉnh nhọn hoắt; đầu mới
mọc, gần gốc thân………………….....…………..….……11. C. nieuwenhuisii
8a. Cụm hoa màu nâu xám/vàng sẫm; lá bắc hình trứng ngược hoặc
trứng, lá bắc con hình elip hẹp hoặc trứng ngược hẹp; hoa dài 11-15 mm; cánh
chim và cánh thìa có lông mao hoặc chỉ gần mép có lông …………..………....9
b. Cụm hoa có lông màu vàng sáng/đỏ; lá bắc và lá bắc con rộng hình
trứng; hoa dài (13-) 20-23 mm; cánh chim có răng cưa gần đỉnh, cánh thìa có
răng cưa hoàn toàn, quả có lông nhỏ, mượt, nhăn nheo, ...…..........6. C. eriantha
9a. Cuống dài 0,5 – 2 mm; lá bắc con hình elip hẹp, gắn vào đế hoa –
Philippines……...…………………………………………..….15. C. scandens
b. Cuống dài 1-2mm; lá bắc con hình trứng ngược hẹp, gắn nửa chừng
với đài hoa……………………………………..…………….18. C. sumatrana
10a. Các gân thứ cấp nối nhau thành hình các vòm gần mép lá chiếm 2/3
đến 3/4 của phiến lá..…………….……………………………...……….…...11
b. Các gân thứ cấp không hình thành các vòm hoặc hình thành (khác
nhau) vòm gần mép lá..…………………..………………...……….……….13
11a. Lá dài 3-8 cm, gốc tròn đến tù; lá bắc hình tam giác hẹp, dài 3 - 7
mm, ngắn hơn nụ hoa; lá bắc con nhô ra; cánh hoa không lông, cánh chim dài
như cánh thìa; bầu có lông mịn như tơ; quả có lông nhỏ, xa nhìn rõ…..……12
b. Lá dài 7,5-16,5 cm, gốc lá hình tim; lá bắc hẹp, dài 6-8 mm, dài rõ rệt
hơn nụ hoa; lá bắc con không có; cánh cờ có lông sáng, màu đỏ/cam, cánh chim
dài hơn cánh thìa; bầu, quả nhẵn, không lông……….….………….9. C. kityana
6



12a. Lá chét 5-7; cuống dài 4 - 6 mm; đài hoa có lông thưa, ngắn ở mặt
ngoài; (quả đậu không rõ)….………………………….....…………8. C. fordii
b. Lá chét 7-17; cuống dài 7-11 mm; đài có lông mịn bên ngoài; quả hình
elip hẹp, phẳng……………………………..…………………...16. C. speciosa
13a. Cụm hoa đầu, mọc ở nách lá hoặc chồi lá ở mặt bên từ gốc đến đỉnh
của trục chính; lá bắc dài 1-9 mm, ôm một phần nụ hoa non; quả phồng hoặc
lồi xung quanh hạt, nếu phẳng thì ngắn hơn 14 cm, lông mượt hoặc
nhẵn……………………………………………..…………………………...14
b. Cụm hoa chùm hoặc chùy với chỉ vài cụm ở gần gốc trục chính; lá bắc
dài 15-18 mm, bao phủ hoàn toàn các nụ hoa và nâng các cụm hoa non giống
như hình nón; quả đậu phẳng, dài 19-29 cm, lông cứng, rất ngắn, thưa
thớt…………………………………………………..………17. C. strobilifera
14a. Cờ hoa, bầu, quả không lông,…..………….………………...…..15
b. Cờ hoa có lông một phần dày đặc hoặc thưa thớt bên ngoài; bầu có
lông tơ; quả có lông mịn, sáng, đôi khi chỉ còn lông dọc đường nối và gần như
nhẵn, nhưng sau đó quả có vằn phù hợp……………………………...............16
15a. Đài và Đài răng cưa có lông bên ngoài; cánh chim và cánh thìa sắc;
quả cực dẹt, lồi giữa hạt; hạt có kích thước 28 x 20 mm………..7. C. eurybotrya
b. Đài rất ít lông thưa đến không lông ở bên ngoài, cánh chim và cánh
thìa tù; quả dẹt, không lồi giữa các hạt; hạt 7-9 x 7-9 mm……14. C. reticulata
16a. Lá chét 7-17; cờ hoa có lông thưa bên ngoài, ở giữa ít hơn; cánh
chim dài xấp xỉ như cánh thìa……….……………………………..………...17
b. Lá chét 5, hiếm khi 3 hoặc 7; cờ hoa lông mịn bên ngoài; cánh chim
ngắn hơn cánh thìa rõ rệt……....……………………………………….....…19
17a. Lá chét có lông thưa, dài, màu sáng hoặc sẫm màu, phần lớn không
lông; đỉnh hình nêm đến nhọn. Cụm hoa mọc ở đầu hoặc nách lá hoặc lá chét;
lá bắc hình trứng hẹp, dài 4-5 mm; noãn 5-9; quả hình elip hẹp, lông thưa, mượt,
có rãnh nông chạy dọc hoặc không; hạt nhỏ hơn 30 x 20 mm. - Úc và New
Guinea…...……………………………………………………………...…...18
7



b. Lá chét có lông dày, màu nâu đỏ, phần lớn không lông; đỉnh tròn đến
tù. Cụm hoa ở nách lá hoặc chồi lá, không bao giờ ở chùm lá; lá bắc hình trứng
ngược, dài 5-9 mm; noãn 2; quả hình elip, lông măng dày đặc, rãnh sâu không
đều ở giữa khi còn non; hạt hình Elipxoit kích thước 45-65 x 30-40 mm. - Thái
Lan tới Java…………………...……………………………….5. C. dasyphylla
18a. Lá chét và cụm hoa có lông thưa, màu xám; mép lá không lệch theo
ánh sáng, không mỏng; cuống dài 6-8 mm; lá bắc hình trứng hẹp; noãn 7-9.
Quả có khe nông, phần lớn không lông…..………...……….……2. C. australis
b. Lá chét và cụm hoa có lông thưa màu trắng; mép lá màu vàng trắng
khi khô, mỏng; cuống dài 10-18 mm; lá bắc hình trứng; noãn 5; Quả có rãnh
dọc, lông thưa……….......……………………..…………...10. C. megasperma
19a. Gân nổi rõ ở mặt dưới; lá bắc hình trứng hẹp; lá bắc con hình trứng
hẹp, kích thước 3-4 x 1 mm, quăn trước khi rụng; quả không nổi phồng hoặc
lồi giữa các hạt………………….………………….……………..…2. C. nitida
b. Gân không nổi rõ ở mặt dưới hoặc đôi khi nổi, lá hơi mỏng; lá bắc
hình thuôn đến elip hẹp; lá bắc con hình thuôn, kích thước 1-6 x 0,3-0,5 mm
hoặc hình trứng kích thước 2 x 1,5 mm, không quăn trước khi rụng; quả chưa
trưởng thành lồi giữa hạt, quả trưởng thành phồng và lồi….....3. C. cinerea [21]
1.1.3. Phân bố chi Callerya trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Phân bố chi Callerya trên thế giới
Theo A.M.Schot [21], chi Callerya có 19 loài, phân bố ở khu vực châu
Á và châu Phi. Trong đó chủ yếu phân bố ở khu vực châu Á, tập trung ở khu
vực các nước Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
1.1.3.2. Phân bố chi Callerya ở Việt Nam
Dựa trên các tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [3], “Cây cỏ Việt
Nam” [4], Thực vật chí Đại cương Đông Dương” [18] và “Thực vật chí Trung
Quốc”[25], Việt Nam có 8 loài thuộc chi Callerya được trình bày ở Bảng 1.1.


8


Bảng 1.1. Phân bố các loài trong chi Callerya ở Việt Nam
Số
thứ
tự
1

Tên loài
(Tên La tinh)
Callerya

Tên đồng nghĩa
(Tên La tinh)
Pongamia

Phân bố

atropurpura Mát tím sẫm; Thàn Nhiều nơi của Việt Nam [3]

atropurpurea (Wall.) Wall.;
Schot

Tên thường gọi
(Tên tiếng Việt)

Adenobotrys mát tím [3]

atropurpurea


(Wall.)

Dunn; Whitfordiodendron
atropurpureum

(Wall.)

Merr [4]
2

Callerya

cinerea Millettia cinerea Bentham Lăng yên tro, Máu Từ Yên Bái đến Ninh Bình; thường

(Benth.) Schot

[3], [25]

gà núi, Kê huyết gặp dọc theo sông Hồng và dọc các
đằng núi [3], [4]

3
4

suối trong rừng [3]

Callerya

Lăng yên Nam bộ Dọc từ miền Bắc đến Biên Hòa (nay


cochinchinensis Gagn

[4]

Callerya

speciosa Millettia

(Champ.) Schot

speciosa

Bentham [21]

là tỉnh Đồng Nai) [4], [18]

ex. Sâm nam, Sâm gạo, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Lăng yên to [3], [4] Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Tuyên Quang
9


Số
Tên loài
Tên đồng nghĩa
Tên thường gọi
Phân bố
thứ
(Tên La tinh)

(Tên La tinh)
(Tên tiếng Việt)
tự
5
Callerya eurybotrya Millettia
eurybotrya Lăng yên đầy hoa, Khắp cả nước trừ Minh Hải (nay là
Drake

(Drake) Schot [3], [18]

Lăng, Thàn mát đầy tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu). Có gặp ở
hoa [3], [4]

Hòa Bình, Hà Tây vào tới các tỉnh phía
Nam [3], [4]

6

7

Callerya

oosperma Millettia oosperma Dunn)

Quảng Đông, Quảng Châu, Quảng

(Dunn) Z. Wei & [25]

Tây, Hải Nam (Trung Quốc), Việt


Pedley

Nam [4]

Callerya

fordii Millettia fordii Dunn [21]

Lăng yên Ford [4]

(Dunn) Schot
8

Callerya

Đông Trung Quốc [4]

reticulata Millettia

var. reticulata

Miền Đông Bắc Việt Nam, Quảng

reticulata

Long Châu - Việt Nam (nay là một

Bentham, Millettia cognata

phần tỉnh An Giang và Đồng Tháp);


Hance

An Huy, Quảng Đông, Quảng Châu,
Quảng Tây, Hải Nam, Giang Tô,
Giang Tây, Đài Loan (Trung Quốc)
[4]
10


1.2. Đặc điểm thực vật các loài trong chi Callerya ở Việt Nam
1.2.1. Callerya atropurpurea (Wall.) Schot
Đặc điểm thực vật: Cây gỗ cao 5-25 m, thân cây rộng 30-40 cm. Cành
cây phủ lông mịn, già nhẵn . Lá có sóng dài 10-22 cm, lá chét 7-11 kích thước
5-17 x 2,5-6 cm, dày, không lông, cuống dài 4-10 mm, gân giữa nổi mặt dưới
lá, gồm 5-6 cặp gân phụ; lá kèm rụng sớm. Cụm hoa dạng chùm, dài đến 20
cm, mọc ở đầu cành, hoa màu đỏ đến tím sậm, dài 15-20 mm; đài hình chuông,
dài 4-5 mm, có lông phủ phía ngoài; tràng hoa nhẵn mặt ngoài, cánh cờ tròn,
rộng 12-13 mm, có 1 đốm màu vàng ở giữa; nhị 10; nhụy hình cuống, có lông
phủ phía ngoài, chứa 3-5 noãn. Quả loại đậu, phồng, nhẵn, màu xanh hoặc xanh
lục, có đầu nhọn, dài 5-7,5 cm, rộng 4-5 cm, mang 1-2 hạt hình elip, kích thước
31-38 x 23-26 mm, bóng [4], [18].
Đặc điểm sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 2 đến tháng 8; có quả
tháng 5, tháng 9. Mọc ở rừng ven đường ở độ cao 50-1200 m so với mặt nước
biển [4].
1.2.2. Callerya cinerea (Benth.) Schot
Đặc điểm thực vật: Cây gỗ nhỏ mọc thẳng hay leo, thân tròn, không có
lông, cao đến 6 m. Thân hình trụ, xù xì. Lá kép lông chim, dài 15-25 cm, có 59 lá chét hình bầu dục dài, dày; gân phụ 5-9 cặp, nổi rõ mặt sau lá; lá kèm của
lá chét nhỏ, nhọn như kim, dài 3mm; lá chét sóng, có lông mịn bao phủ phía
ngoài; lá kèm nhọn. Cụm hoa dạng chùm, mọc ở chót nhánh, cuống có lông

bao phủ, dài 8-20 cm, mang hoa dài 11-23 mm; đài hình chuông; tràng hoa màu
từ đỏ đến tím hoa cà, cánh cờ hình trứng, có lông mịn phủ mặt ngoài, cánh
thường dày hơn cánh cờ, có khía; nhụy ngắn, hình cuống, có lông phủ phía
ngoài, bầu nhụy có 5-7 noãn. Quả thịt, to, cứng, có lông màu xám bao phủ phía
ngoài, thắt lại ở khoảng giữa các hạt, kích thước 15 x 2 cm; hạt 1-5, màu tím
đen, bóng, hình elip, kích thước 3-3,5 cm [4], [21].

11


Đặc điểm sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 8; có quả tháng 9. Mọc
ven sông, suối, ở khu vực có độ cao 150-2500 m so với mặt nước biển [4], [21].
1.2.3. Callerya cochinchinensis Gagn
Đặc điểm thực vật: Cây dây leo, cây bụi hoặc cây gỗ, cao 1-20 m; cành
có lông vàng, cành già nhẵn, không lông. Lá có sóng dài 7-9 cm; lá chét 3-5,
hình xoan hoặc xoan ngược, mặt trên bóng, kích thước 4-10 x 3-5 cm, đầu lá tù
hoặc nhọn, không lông; gân phụ 5-6 cặp, nổi cả hai mặt lá; cuống lá dài 5 mm;
không có lá kèm. Cụm hoa dạng chùy, tụ ở đầu cành, dài 20 cm, cành hoa dài
8-10 cm; hoa màu trắng, kem đến màu xanh nhạt hơi pha đỏ, dài 18 mm; đài
hình chén rộng 7 mm, cao 3-4 mm; lá bắc rụng sớm; cuống hoa dài 4-6 mm;
tràng hoa phủ lông tơ phía mặt ngoài, có nhiều gân, cánh cờ tròn, màu vàng
xanh có đốm màu hồng phía trong; nhị 10; nhụy có lông tơ phủ phía ngoài, hình
cuống, mang 3-4 noãn. Quả thịt, dài, phồng, hình elip, có lông mịn phủ phía
ngoài, kích thước 7-10 x 3-4 cm, mang 2-3 hạt hình elip, kích thước 20-35 x
15-20 mm [4], [18], [21].
Đặc điểm sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 3 đến tháng 6; có quả
tháng 6 đến tháng 10. Mọc ở rừng thấp ở độ cao 200-1100 m so với mặt nước
biển [4], [21].
1.2.4. Callerya eurybotrya Drake
Đặc điểm thực vật: Cây dây leo, to dài 4-10 m; cành mềm, cành non phủ

lông màu vàng hoe, cành già nhẵn màu đỏ nhạt. Lá không lông, sóng dài 9-15
cm; lá chét 5-9, thon dài, kích thước 5-16 x 2,5-8 cm, cứng; gân phụ 6-7 cặp,
nổi mặt dưới lá; cuống 3-5 mm; lá kèm nhọn, hình kim, cao 3 mm, bền. Cụm
hoa dạng chuỳ, cao 30 cm, rộng 20 cm, dày, mang hoa dài 10-15 mm, cuống
hoa dài 2 mm; đài hình chuông, có lông phủ phía ngoài, dài 2 mm; tràng hoa
nhẵn, màu hồng hay đỏ đậm, có đốm vàng xanh ở giữa; đài có lông vàng, tai
hơi nhọn; cánh cờ tròn cao 12 mm, gốc cánh có đốm màu xanh hình tim; nhị
10 hàn liền, dài 8-10 mm; nhụy nhẵn, hình cuống, mang 9-11 noãn, tuyến mật
12


dài 0,5 mm. Quả dài 10-11 cm, rộng 2,2-3 cm, quả bì, dày, cứng, hơi đỏ, thắt
lại giữa các hạt; hạt 1-7, to 2 cm, màu nâu, hình elip, có rốn hạt màu trắng [3],
[4], [18].
Đặc điểm sinh học và sinh thái: Cây ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8; có
quả tháng 8 đến tháng 11. Mọc dạng lùm bụi, ven suối ở độ cao 130-400 m [4],
[25].
1.2.5. Callerya fordii (Dunn) Schot
Đặc điểm thực vật: Cây bụi, cao đến 2 m. Thân có vỏ màu nâu, hình trụ,
mảnh, mềm. Cành non có lông màu vàng phủ bên ngoài, già nhẵn. Lá có sóng
dài 3-10 cm, lá chét 5-7, xoan hay bầu dục hẹp, kích thước 3-9 x 0,75-4 cm,
nhẵn cả hai mặt, mang 4-6 cặp gân, lá kèm dài 4-6 mm. Cụm hoa dạng chùm
tụ, dài 4,5-10 cm; hoa dài 15-19 mm, cuống hoa dài 4-6 mm; đài hình chén, có
lông phía mặt ngoài, dài 4-5 mm; tràng hoa màu vàng, cánh cờ nhẵn, hình trứng;
nhị hàn liền hình ống, dài 14-16 mm; nhụy hình cuống, có lông bao phủ, dài 14
mm, bầu nhụy mang 9-14 noãn. Quả dài, dẹt, đỉnh nhọn, kích thước 10-12 x 1
cm, có lông màu nâu phủ phía ngoài. Hạt 4-8, hình trứng, màu nâu, mềm, kích
thước 7 x 6 mm [4], [21].
Đặc điểm sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 6 đến tháng 10; có quả
tháng 10 đến tháng 1 (năm sau). Mọc ở sườn dốc có độ cao 500 m so với mực

nước biển [4], [21].
1.2.6. Callerya oosperma (Dunn) Z. Wei & Pedley
Đặc điểm thực vật: Cây dây leo, dài đến 20m. Thân hình trụ, màu nâu,
chắc, xù xì, có lông. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5 lá chét, dài 20-40 cm, cuống
lá dài 6-11 cm; lá chét có dạng hình ellip đến hình trứng, kích thước 8-20 x 48 cm, mặt hướng trục nhẵn, mặt ngoài phủ đầy lông nhung màu nâu. Chùm hoa
ở đầu cành, dài 10-20 cm, có lông màu nâu phủ phía ngoài; cành hoa vươn dài;
hoa dài 1,5-2 cm. Tràng hoa màu đỏ tươi; cánh cờ dạng hình trứng, phía ngoài
có lông bao phủ. Nhụy có nhiều lông, chứa 5-6 noãn. Quả dạng trứng khi chứa
13


1 hạt, hình trụ khi chứa nhiều hạt, kích thước 6-13 x 2-2,5 cm, dày, thắt lại giữa
các hạt, có lông măng màu nâu bao phủ phía ngoài quả, đầu quả hơi khoằm,
quả tự mở muộn. Hạt (1)2-4, hình tròn, màu nâu, đường kính 2-3 cm [21].
Đặc điểm sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 5 đến tháng 6; có quả
tháng 8 đến tháng 11. Mọc ở rừng cây gỗ thưa trên đồi, ở độ cao 200-1700 m
[21].
1.2.7. Callerya reticulata var. reticulata
Đặc điểm thực vật: Cây leo, 2-10 m. Thân mảnh, nhiều cành, ít xù xì, có
lông màu nâu bao phủ phía ngoài vỏ. Lá kép lông chim, gồm từ (5) 7 hoặc 9 lá
chét trở lên, lá dài 6-9 cm, có cuống dài 1,5-5 cm, lá kèm dài 3-5 mm; lá chét
dạng ellip gần trứng, thuôn, dài hoặc hình mũi mác, mỏng, cả 2 mặt lá đều phủ
lông, gốc lá tròn, kích thước 5-6(-8) x 1,5-4 cm, cuống lá chét dài 2-3 mm; lá
kèm dài 2-3 mm gân phụ 4-6 cặp. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở đầu cành hay ở
ngay cạnh đoạn cành phân nhánh, dài 15-20 cm, rủ xuống dưới, có lông màu
nâu phủ ngoài cành hoa; các cành mang hoa xếp gần sát nhau; lá bắc dài 3-4
mm. Cuống hoa dài 3-4 mm. Hoa dài 15 mm. Đài hình ống, kích thước 3-4 x 4
mm; rìa ngoài có phủ lông màu vàng. Tràng hoa màu đỏ tươi, nhẵn; cánh cờ
hình trứng, nhẵn, rộng 10 mm. Nhị (9) + 1. Nhụy không lông, mang 12 noãn.
Quả thẳng, màu nâu đỏ, khi khô có màu đen, kích thước 12 x 1,5 cm, dẹt, vỏ

quả dai. Hạt 3-6, hình thấu kính, màu đen, đường kính 8-10 mm, nằm giữa 2
giá noãn [18].
Đặc điểm sinh học và hình thái: Cây ra hoa tháng 4 đến tháng 8; có quả
tháng 5 đến tháng 11. Mọc trong các bụi ở đoạn dốc trên đồi, ở độ cao 1001000 m [18].
1.3. Tổng quan về Cát sâm (Callerya speciosa (Champ.) Schot)
1.3.1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ, leo, thân gỗ, dài hàng mét. Cành non có nhiều lông mềm như
nhung, màu trắng, sau nhẵn màu nâu. Lá kép lông chim, mọc so le, có cuống
14


dài phủ đầy lông, lá chét 7-13, thường là 11, hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục,
dài 4-7 cm, rộng 2-3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, có lông ở
gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá hình mạng rất rõ.
Cụm hoa tận cùng thành chùy, có lông, dài 10-20 cm. Hoa rất nhiều, màu
trắng ngà, lá bắc dạng lá, đài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông, tràng
hoa nhẵn ở mặt ngoài, cánh cờ rộng 1,8 cm, những cánh bên gần thẳng; bộ nhụy
2 bó, bầu có lông.
Quả phủ đầy lông mềm, thắt lại ở các hạt. Hạt 4-6, có vỏ khá dày, màu
đen.
Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12 [3], [4], [18].

(Nguồn: Hình ảnh học viên tự chụp)

Hình 1.1. Hình ảnh cây Cát sâm tại xóm Khe Táu, xã Yên Định,
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
1.3.2. Phân bố và sinh thái
1.3.2.1. Phân bố
Cát sâm phân bố ở một số nơi như Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam.
Ở Việt Nam, Cát sâm phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi và trung du. Vùng

phân bố tương đối tập trung ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh

15


×