Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây riềng meng hai (alpinia SP ), họ gừng (zingiberaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HUYỀN
1201256

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY RIỀNG MENG HAI
(ALPINIA SP.),
HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC HUYỀN
1201256

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY RIỀNG MENG HAI
(ALPINIA SP.),
HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn
TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
Nơi thực hiện


Bộ môn Dƣợc liệu

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tại Bộ
môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin được gửi đến TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, người thầy
tận tụy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn DS. Nguyễn Thanh Tùng cùng toàn thể các thầy cô,
anh chị kỹ thuật viên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành khóa luận một
cách tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn toàn thể thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội, đã tận tình dạy
bảo tôi suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Xin cảm ơn toàn thể anh chị, bạn bè cùng nghiên cứu trên Bộ môn Dược liệu,
đã động viên, giúp đỡ tôi trong quãng thời gian thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, cho tôi được gửi sự biết ơn vô hạn tới gia đình, người thân, bạn
bè, đã luôn ở bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Huyền


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………..

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN…………………………………….......................

3

1.1 Tổng quan về họ gừng (Zingiberaceae)……………………....................

3

1.1.1 Vị trí phân loại………………………………………………….............

3

1.1.2 Đặc điểm thực vật họ Gừng……………………………………………

3

1.1.3 Phân loại thực vật họ Gừng…………………………………………….

3

1.2 Tổng quan về chi Alpinia…………...……………………………………

6


1.2.1 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Alpinia……..……………………….

6

1.2.1.1 Đặc điểm hình thái thực vật của chi Alpinia.…………...……………

6

1.2.1.2 Chi Alpinia ở Việt Nam…………………...…………………............

7

1.2.2

Phân loại chi Alpinia……………..……....…….………………............ 10

1.2.3

Thành phần hóa học chi Alpinia……………………………………….

13

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….

15

Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên cứu..…………..……………………

15


2.1.1 Đối tượng nghiên cứu………………….……………………………….

15

2.1.2 Phương tiện nghiên cứu………………..………………….....................

15

2.2 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………..

16

2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật………………………………………….

16

2.2.2 Nghiên cứu thành phần hóa học………………………………………...

16

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………...

16

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu cảm quan…………………………………......

16

2.1


2.3.2 Phương pháp giám định tên khoa học ………………………………...... 17
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu hiển vi …………………………………….....

17


2.3.4 Phương pháp hóa học…………………………………...................…..... 17
2.3.5 Phương pháp sắc ký lớp mỏng…………………………………….….....

23

2.3.6 Phương pháp xác định hàm lượng nước trong dược liệu……………......

24

2.3.7 Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu………….....

25

2.3.8 Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ………………………..…......

25

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN…..………...….....

27

3.1 Nghiên cứu về thực vật……………………………………………..….....


27

3.1.1 Đặc điểm thực vật……………………………………….................….....

27

3.1.2 So sánh đặc điểm của mẫu nghiên cứu với một số loài gần nhất………..

30

3.2 Nghiên cứu về vi học vi phẫu dƣợc liệu…………………………...….....

34

3.2.1 Đặc điểm vi phẫu lá………………………………………………..….....

34

3.2.2 Đặc điểm vi phẫu thân rễ…………………………………………..….....

35

3.3 Nghiên cứu vi học bột dƣợc liệu …………………………………..….....

37

3.3.1 Bột lá……………………………………………………………….….....

37


3.3.2 Bột thân rễ………………………………………………………….…..... 37
3.4 Định tính bằng phản ứng hóa học…………………………………….....

38

3.5 Xác định hàm lƣợng tinh dầu trong dƣợc liệu……………………….....

40

3.6 Sắc ký lớp mỏng tinh dầu dƣợc liệu……………………….………….....

41

3.7 Sắc ký khí kết hợp khối phổ tinh dầu ….…………………………….....

43

3.8 Bàn luận……………………………………………………………..….....

47

3.8.1 Về thực vật……………………………………………....................….....

47

3.8.2 Về thành phần hóa học…………..……………………………………....

48

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………........….....


50

4.1 Kết luận……………………………………………………………...….....

50

4.2 Kiến nghị…………………………………………………………….…..... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

51


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Dd

Dung dịch

DĐVN IV

Dược điển Việt Nam IV

GC-MS

Gas chromatography–mass spectrometry (sắc ký khí kết
hợp khối phổ)

HPTLC


High performance thin layer chromatography (sắc ký lớp
mỏng hiệu năng cao)

HNU

Herbarium of National University

KUN

Phòng tiêu bản Viện Thực vật Côn Minh

KT

Kích thước

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

TT

Thuốc thử

UV


Ultra violet


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1.

Hệ thống phân loại thực vật họ Gừng ở Việt Nam sắp xếp

4

theo hệ thống J. Kress & al. (2002)
Bảng 1.2.

Các loài thuộc chi Alpinia ở Việt Nam

7

Bảng 3.1.

So sánh đặc điểm thực vật giữa mẫu nghiên cứu với

30

A. menghaiensis và A. blepharocalyx
Bảng 3.2.

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong thân rễ Riềng


38

meng hai
Bảng 3.3.

Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu trong quả, cụm hoa,

40

lá, thân giả, thân rễ Riềng meng hai sau 3 lần cất
Bảng 3.4.

Kết quả định tính tinh dầu trong từng bộ phận của cây

41

Riềng meng hai bằng SKLM
Bảng 3.5.

Thành phần cấu tử trong tinh dầu từng bộ phận của cây

43

Riềng meng hai
Bảng 3.6.

Bảng so sánh thành phần cấu tử trong các bộ phận của cây
Riềng meng hai

45



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 3.1.

Ảnh chụp cây và một số bộ phận của cây Riềng meng hai

29

Hình 3.2.

Ảnh vi phẫu lá Riềng meng hai

35

Hình 3.3.

Ảnh vi phẫu thân rễ Riềng meng hai

36

Hình 3.4.

Một số đặc điểm bột lá Riềng meng hai

37

Hình 3.5.


Một số đặc điểm bột thân rễ Riềng meng hai

38

Hình 3.6.

Sắc ký đồ tinh dầu các bộ phận của cây Riềng meng hai

41

Hệ dung môi khai triển: n-hexan:EtOAc (85:15)


ĐẶT VẤN ĐỀ

Chi Riềng (Alpinia) là một chi lớn, phổ biến và phức tạp về thực vật nhất trong
họ Gừng (Zingiberaceae) với khoảng 230 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới châu Á [14], [18], trong đó có Việt Nam. Từ xa xưa, các loài
thuộc chi Riềng đã được sử dụng rộng rãi để lấy tinh dầu, làm gia vị, thực phẩm và
thuốc chữa bệnh. Tinh dầu của các loài này có giá trị cao nên được ứng dụng làm
mỹ phẩm, dược phẩm, y học… Nhiều loài được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, hoặc
kết hợp với các vị thuốc khác để chữa các bệnh tiêu hóa, bệnh do thời tiết, đau dạ
dày, hô hấp, xương khớp… điển hình như Riềng nếp (Alpinia galanga (L.) Willd.),
Riềng thuốc (Alpinia officinarum Hance), Riềng bắc bộ (Alpinia tonkinensis
Gagnep.) [8]. Lá và ngọn một số loài được sử dụng như rau ăn hàng ngày như
Riềng Quảng Tây (Alpinia kwangsiensis T. L. Wu & S.J. Chen) [8]. Hạt, thân rễ, lá
của nhiều loài được dùng làm gia vị cho các món ăn hàng ngày như Riềng nếp
(Alpinia galanga (L.) Willd.), Riềng thuốc (Alpinia officinarum Hance), Riềng tàu
(Alpinia oblongifolia Hayata) [8]. Với những vai trò như vậy, việc nghiên cứu về

các loài thuộc chi Riềng là vô cùng cần thiết.
Trong chuyến điều tra thực địa tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái
Nguyên, chúng tôi đã phát hiện ra một loài thuộc chi Alpinia (tên địa phương là
Riềng meng hai). Quả của loài này được sử dụng như một loại đậu khấu. Qua tra
cứu các tài liệu trên thế giới [18], [21] và tài liệu Việt Nam [1], tôi nhận thấy loài
này mang những đặc điểm phù hợp với loài Alpinia menghaiensis S. Q. Tong & Y.
M. Xia, tuy nhiên được nhận định là loài Alpinia blepharocalyx K. Schum. theo tài
liệu [12]. Vì vậy, khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa
học của cây Riềng meng hai (Alpinia sp.), họ Gừng (Zingiberaceae)” được thực
hiện với mục đích nhằm giám định tên khoa học, xác định thành phần hóa học của
loài phát hiện, làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển và xây dựng tiêu chuẩn
kiểm nghiệm dược liệu sau này.

1


Để thực hiện mục đích trên, đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:
 Xác định đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học, đặc điểm vi phẫu lá và
thân rễ, đặc điểm bột lá và thân rễ của mẫu nghiên cứu.
 Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có trong thân rễ mẫu nghiên cứu thông
qua phản ứng hóa học.
 Xác định hàm lượng tinh dầu trong thân rễ, thân giả, lá, cụm hoa và quả của
mẫu dược liệu nghiên cứu.
 Xác định thành phần cấu tử trong tinh dầu cất được bằng sắc ký khí kết hợp
khối phổ.

2


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về họ gừng Zingiberaceae
1.1.1 Vị trí phân loại
Theo Thực vật chí Đông Dương [20] và hệ thống phân loại của Takhtajan [16] vị
trí của họ Gừng (Zingiberaceae) trong giới thực vật như sau:
Giới (Kingdom)

Thực vật (Planta)

Ngành (Division)

Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hành (Liliopsida)

Phân lớp (Subclass)

Loa kèn (Liliidae)

Bộ (Order)

Gừng (Zingiberales)

Họ (Family)

Gừng (Zingiberaceae)

1.1.2 Đặc điểm thực vật họ Gừng
Cây thảo, sống nhiều năm. Thân rễ khỏe, nạc, đôi khi phồng lên thành củ. Thân

khí sinh không có hoặc do các bẹ lá ôm chặt với nhau tạo thành. Lá đơn, nguyên,
xếp thành 2 dãy song song. Bẹ lá kéo dài thành lưỡi nhỏ. Phiến lá có gân chạy song
song. Cụm hoa dạng bông, chùm, mọc ở gốc (từ thân rễ) hay mọc ở ngọn (từ thân
khí sinh) [4]. Hoa có nhiều màu sắc, đôi khi lớn và đẹp, không đều, đối xứng 2 bên,
lưỡng tính [20]. Đài 3, dính nhau tạo thành ống, trên chia 3 thùy. Tràng dính nhau
tạo thành ống, chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Nhị 1, bao phấn 2 ô, chỉ
nhị nạc, hình lòng máng. 3 nhị thoái hóa dính nhau tạo thành cánh môi lớn, màu sắc
sặc sỡ, 2 nhị còn lại tiêu giảm ở mức độ khác nhau, có khi lớn hơn cánh hoa, hay
thành dạng rìu ở 2 bên gốc chỉ nhị hữu thụ, có khi tiêu giảm hoàn toàn. Bộ nhụy 2 lá
noãn, dính nhau tạo thành bầu dưới, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô nhiều noãn, có
khi chỉ còn 1 ô. Vòi nhụy thò ra ngoài, 2 vòi còn lại không sinh sản, tiêu giảm ở gốc
vòi hữu thụ. Quả nang, ít khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ và ngoại nhũ [4].
1.1.3 Phân loại thực vật họ Gừng
Tháng 7 năm 2002, tại hội nghị chuyên đề lần III về Zingiberaceae tổ chức tại
Thái Lan, Dr. W. John Kress đã đề nghị một cách phân loại họ Gừng mới. Đây là hệ
thống phân loại đầy đủ và tiên tiến nhất hiện nay, dựa trên phân tích phân tử sinh

3


học và hình thái học để xác định mối liên hệ giữa các taxon, phù hợp với nguyên tắc
phân loại hiện đại, có ưu điểm vượt trội so với các hệ thống phân loại họ gừng trước
đây. Theo hệ thống phân loại này thì họ Gừng được xếp thành 4 phân họ là:
Siphonochiloideae, Tamijoideae, Alpinioideae và Zingiberoideae với 53 chi và 6
tông [1].
Ở Việt Nam, các chi trong họ Gừng được sắp xếp trong 2 phân họ và 3 tông như
bảng sau:
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại thực vật họ Gừng ở Việt Nam sắp xếp theo hệ thống
J. Kress & al. (2002) [1]
Phân họ 1. Alpinioideae


Phân họ 2. Zingiberoideae

Tông 1. Alpinieae

Tông 2. Zingibereae

Tông 3. Gobbeae

1. Alpinia

9. Zingiber

18. Globba

2. Siliquamomum

10. Stahlianthus

19. Gagnepainia

3. Hornstedtia

11. Curcuma

4. Etlingera

12. Hedychium

5. Amomum


13. Caulokaempferia

6. Geostachys

14. Cautleya

7. Elettaria

15. Boesenbergia

8. Elettariopsis

16. Distichochlamys
17. Kaempferia

Cụ thể khóa định loại các chi họ Gừng ở Việt Nam như sau:
1A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi, hiếm khi là dạng trứng hẹp
(Phân họ.1. Alpinioideae) (Tông.1. Alpinieae)
2A. Cụm hoa trên ngọn thân có lá
3A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi; quả hình cầu, bầu dục, hiếm
khi là hình thoi…..…………………………………...............….....……1. Alpinia
3B. Nhị lép bên hình trứng ngược hẹp; quả dạng quả cải……...2. Siliquamomum
2B. Cụm hoa mọc từ thân rễ, riêng với thân có lá

4


4A. Hoa nhiều, xếp sít nhau trên trục cụm hoa; các lá bắc xếp lợp lên nhau
5A. Lá bắc con hình trứng, mở đến gốc ………..……………..….3. Hornstedtia

5B. Lá bắc con hình ống, không mở
6A. Các hoa xếp theo vòng tròn đồng tâm….………….………….4. Etlingera
6B. Các hoa xếp dọc theo trục cụm hoa; cánh môi hình tròn, trứng hay hình
bầu dục………….……...................…………………...…………..5. Amomum
4B. Hoa ít, xếp thưa trên trục cụm hoa; các lá bắc không xếp lợp lên nhau
7A. Lá bắc con hình ống; phần trên đài xẻ một bên……….….......6. Geostachys
7B. Lá bắc con mở đến gốc; phần trên đài xẻ thành 2-3 răng ngắn
8A. Trục cụm hoa mảnh, dài, cong xuống; lá bắc bao 1 cụm nhò có 3-4
hoa…………………..........................................................................7. Elettaria
8B. Trục cụm hoa rất ngắn, thẳng; lá bắc bao 1 cụm nhỏ có 1-2
hoa………………………………………………………………8. Elettariopsis
1B. Nhị lép bên dạng cánh tràng, hiếm khi là dạng dùi (Phân họ.2. Zingiberoideae)
9A. Bầu 3 ô, noãn đính trụ giữa (Tông.2. Zingibereae)
10A. Nhị lép bên dạng cánh tràng dính với cánh môi; vòi nhụy được bao bởi
phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài..........…………………….…9. Zingiber
10B. Nhị lép bên dạng cánh tràng không dính với cánh môi; vòi nhụy không
được bao bởi phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài
11A. Cụm hoa được bao bởi lá bắc hình chuông…..………..…10. Stahlianthus
11B. Cụm hoa không được bao bởi lá bắc hình chuông
12A. Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi..... 11. Curcuma
12B. Các lá bắc không dính nhau ở nửa dưới và không thành dạng túi
13A. Cụm hoa trên ngọn thân có lá
14A. Lá bắc con hình ống…………......….………...……….12. Hedychium
14B. Lá bắc con không hình ống, mở đến gốc hay tiêu giảm
15A. Lá bắc hình mũi mác hẹp, bao một cụm nhỏ có 1-4 hoa; gốc 2 thùy
tràng bên không dính với cánh môi.............................13. Caulokaempferia

5



15B. Lá bắc dạng thuyền chỉ bao 1 hoa; gốc 2 thùy tràng dính với cánh
môi…………………………………………………………….14. Cautleya
13B. Cụm hoa mọc ở bên hay giữa các lá
16A. Các lá bắc xếp hai hàng
17A. Cánh môi thường lõm hình túi, mép lượn sóng, đầu không xẻ
thùy…………....………………………..………………..15. Boesenbergia
17B. Cánh môi không lõm hình túi, mép thẳng, đầu xẻ thành 2
thùy…………….…………………..……............……16. Distichochlamys
16B. Các lá bắc xếp xoắn……….…………….............…….17. Kaempferia
9B. Bầu 1 ô, noãn đính vách (Tông.3.Globbeae)
18A. Cánh môi khía mép hay chia thùy, không có thùy giữa; cụm hoa trên ngọn
thân có lá......…………………………..…………….…………………18. Globba
18B. Cánh môi chia 3 thùy, thùy giữa nhỏ như chỉ, 2 thùy bên dạng cánh hoa,
cụm hoa mọc từ gốc thân………………..........................…….…19. Gagnepainia
1.2 Tổng quan về chi Alpinia
1.2.1 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Alpinia
1.2.1.1 Đặc điểm hình thái thực vật của chi Alpinia
Cây cỏ, thân rễ khỏe và phát triển phân nhánh, thường nằm trên hoặc ngay dưới
mặt đất, có thể nằm sâu trong lòng đất [13]. Thân giả phát triển, cao 0,5-3m [12], có
loài cao tới hơn 10m [13], đôi khi không có [18]. Cây có nhiều lá, hiếm khi 1-4 lá.
Phiến lá hình thuôn hoặc hình mác. Cụm hoa hình chùy, chum hoặc bông, dày đặc
hoặc thưa thớt, được bao bởi 1 đến 3 tổng bao lá bắc hình thìa khi còn non. Lá bắc
thường mở tới gốc, hiếm khi dạng túi. Lá bắc con mở tới gốc hoặc hình ống, đôi khi
bị tiêu giảm. Đài hoa thường dạng ống, đôi khi xẻ 1 bên. Thùy trung tâm của tràng
hoa thường rộng hơn các thùy bên. Nhị lép nhỏ hoặc tiêu biến, hình giùi hoặc răng.
Nhị hữu thụ đính ở gốc cánh môi. Cánh môi thường sặc sỡ, rộng hơn thùy tràng, đôi
khi khó thấy; mép chia thùy hoặc nguyên vẹn tùy loài. Bầu nhụy mẫu 3, đính noãn
trung trụ. Đầu nhụy thường lớn, đôi khi hình chùy, hiếm khi cong gập. Quả nang,

6



thường hình cầu, khô hoặc thịt, không mở hoặc mở không đều. Hạt nhiều, thường
có góc cạnh [18].
1.2.1.2 Chi Alpinia ở Việt Nam
Alpinia là một trong những chi lớn của họ gừng. Theo thống kê trong luận án
tiến sỹ sinh học “Nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Việt
Nam” của Nguyễn Quốc Bình, đến năm 2011, chi Alpinia ở Việt Nam có khoảng 31
loài khác nhau [1]. Năm 2015, bổ sung thêm vào hệ thực vật Việt Nam loài Alpinia
polyantha D. Fang (Riềng nhiều hoa) [7]. Năm 2017, bổ sung thêm loài Alpinia
newmanii N.S. Lý (Riềng newman) [15] và loài Alpinia rugosa S. J. Chen & Z.
Y. Chen (Riềng lá nhăn) [9], nâng tổng số loài thuộc chi riềng ở Việt Nam lên 34.
Các loài được liệt kê dưới bảng sau:
Bảng 1.2. Các loài thuộc chi Alpinia ở Việt Nam [1], [7], [15], [9]
STT
1

Tên khoa học
Alpinia globosa (Lour.)

Tên Việt
Nam
Sẹ

Phân bố
Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ,

Horan.


Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình,
Thanh Hóa, Quảng Trị, Gia Lai,
các tỉnh Nam Bộ
2

3

Alpinia officinarum Hance

Alpinia conchigera Griff.

Riềng

Mọc hoang dại và được trồng phổ

(thuốc)

biến ở Việt Nam

Riềng

Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi,

rừng

Lâm Đồng, Đồng Nai, tp Hồ Chí
Minh, An Giang

4


5

Alpinia siamensis K. Schum. Riềng

Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bà

xiêm

Rịa – Vũng Tàu

Alpinia menghaiensis S. Q.

Riềng

Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc

Tong & Y. M. Xia

meng hai

Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải

7


Phòng, Ninh Bình
6

Alpinia macroura K. Schum. Riềng


Lai Châu, Vĩnh Phúc

đuôi nhọn
7

8

Alpinia malaccensis (Burm.

Riềng

Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Phòng,

f.) Rosc.

malacca

Ninh Bình, Kon Tum

Alpinia gagnepainii K.

Riềng

Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội,

Schum.

gagnepain Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng
Trị, Kon Tum, Lâm Đồng


9

Alpinia zerumbet (Pers.)

Riềng đẹp Lào Cai, Cao Bằng, Hà Nội, Ninh
Bình, Đắk Lắc, Khánh Hòa

Burtt & R. M. Smith
10

11

Alpinia breviligulata

Riềng

Mới thấy ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh,

(Gagnep.) Gagnep.

lưỡi ngắn

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Alpinia velutina Ridl.

Riềng

Mới thấy ở Cao Bằng, Quảng Trị


lông
12

Alpinia galanga (L.) Wild.

Riềng nếp Mọc hoàng và được trồng nhiều ở
Việt Nam

13

Alpinia mutica Roxb.

Riềng

Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ,

không

Tuyên Quang, Bắc Kạn, Vĩnh

mũi

Phúc, Hòa Bình, Quảng Bình, Đà
Nẵng, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng
Nai, Tp. Hồ Chí Minh

14

Alpinia oxyphylla Miq.


Ích trí

Mới gặp ở Hà Giang, Hà Nội,
Thừa Thiên Huế và Nam Bộ

15

Alpinia pumila Hook.f.

Riềng lá

Vĩnh Phúc

sọc
16

Alpinia kwangsiensis T. L.

Riềng

Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội, Hòa

Wu & S.J. Chen

Quảng

Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh

Tây


8


17

Alpinia hainanensis K.

Riềng Hải Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang,

Schum.

Nam

Cao Bằng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Kon Tum,
Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu

18

Alpinia blepharocalyx K.

Riềng dài

Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang,

Schum.

lông mép


Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình,
Ninh Bình, Lâm Đồng

19

Alpinia stachyoides Hance

Riềng

Vĩnh Phúc

china
20

Alpinia pinnanensis T. L.

Riềng

Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh

Wu & S. J. Chen

pinna

Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ
An, Thừa Thiên Huế

21


22

23

Alpinia strobiliformis T. L.

Riềng

Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,

Wu & S. J. Chen

bông tròn

Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh

Alpinia hirsuta (Lour.)

Riềng

Mới gặp ở Bắc Kạn và Nam Bộ

Horan.

lông

Alpinia purpurata (Vieill.)

Riềng tía


Tp. Hồ Chí Minh

K. Schum.
24

Alpinia oxymitra K. Schum.

Riềng núi

Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang

25

Alpinia calcicola Q. B.

Riềng đá

Mới thấy ở Quảng Ninh

Nguyen & M. F. Newman

vôi

Alpinia oblongifolia Hayata

Lương

Mọc hoang dại từ miền bắc đến

Khương


nam Trung Bộ Việt Nam

26

27

Alpinia phuthoensis Gagnep. Riềng

Phú Thọ

phú thọ
28

Alpinia intermedia Gagnep.

Riềng

Mọc hoang dại từ miền bắc đến
nam Trung Bộ Việt Nam

9


29

Alpinia maclurei Merr.

Riềng


Lào Cai, Sơn La, Hà Giang,

maclure

Tuyên Quang, Cao Bằng, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thừa
Thiên Huế, Kon Tum

30

Alpinia tonkinensis Gagnep.

Ré bắc bộ Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh
Bình, Nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Nam

31

Alpinia latilabris Ridl.

Ry

Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nội,
Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu,
cũng được trồng ở miền nam Việt
Nam

32


Alpinia polyantha D. Fang

Riềng

Nghệ An, Quảng Ngãi

nhiều hoa
33

Alpinia newmanii N.S. Lý

Riềng

Quảng Ngãi

newman
34

Alpinia rugosa S. J.

Riềng lá

Chen & Z. Y. Chen

nhăn

Thừa Thiên Huế

1.2.2 Phân loại chi Alpinia ở Việt Nam

Tính đến 2011, ở Việt Nam có 31 loài thuộc chi Alpinia [1].
Khóa định loại các loài Alpinia ở Việt Nam [1]:
1A. Cụm phụ trung đới không kéo dài thành mào
2A. Cụm hoa dạng chùy
3A. Lá bắc con dạng vảy, dài dưới 1mm
4A. Cụm hoa nhiều nhánh.................................................................1. A. globosa
4B. Cụm hoa không phân nhánh................................................2. A. officinarum
3B. Lá bắc con không dạng vảy, dài hơn 1cm

10


5A. Lá bắc con không mở đến gốc, dạng phễu hay ống
6A. Cánh môi hình trứng ngược, dài 4-5mm, đầu xẻ thành 3 thùy; vòi nhụy
lép hình nón tù, sần sùi..............................................................3. A. conchigera
6B. Cánh môi hình trái xoan, dài 8-10mm, đầu xẻ thành 2 thùy nông; vòi nhụy
lép hình trái xoan hẹp, dạng bản dày………..................…….....4. A. siamensis
5B. Lá bắc con mở đến gốc, không dạng phễu hay ống
7A. Đầu ống đài chia thành 4 thùy........................................5. A. menghaiensis
7B. Đầu ống đài chia thành 3 thùy
8A. Lá bắc tiêu giảm hay dài đến 1mm
9A. Mặt dưới phiến lá có lông
10A. Cụm hoa phân nhánh, nhị lép mảnh, dài đến 4mm…..6. A. macroura
10B. Cụm hoa không phân nhánh, nhị lép tiêu giảm thành dạng thể chai
…………...........................................................................7. A. malaccensis
9B. Mặt dưới phiến lá nhẵn (trừ mép và mép đầu phiến có gai hoặc lông)
11A. Đài hoa xẻ xiên xuống 1 bên
12A. Cuống lá không có; thùy tràng dài 1,5-1,8 cm.......8. A. gagnepainii
12B. Cuống lá dài 1-2 cm; thùy tràng dài 3-3,5 cm.............9. A. zerumbet
11B. Đài hoa không xe xiên xuống 1 bên

13A. Ống đài dài 0,8-1 cm...........................................10. A. breviligulata
13B. Ống đài dài 1,8-2 cm................................ ..................11. A. velutina
8B. Lá bắc dài hơn 1 mm
14A. Đài hoa dạng ống, dài 7-8 mm; cánh môi màu trắng, đầu xẻ sâu xuống
½ chiều dài thành 2 thùy..........................................................12. A. galanga
14B. Đài hoa dạng phễu, dài 1,5-2 cm; cánh môi màu vàng, có nhiều đốm
đỏ, đầu chia 3 thùy không rõ......................................................13. A. mutica
2B. Cụm hoa dạng chùm hay dạng bông
15A. Cụm hoa dạng chùm
16A. Lá bắc con tiêu giảm; ống đài dài 0,8-1,2 cm

11


17A. Mặt trên lá không có sọc xanh-trắng và xanh sẫm xen kẽ, cánh môi dài
1,8- 2,5 cm, chỉ nhị dài 2-2,3 cm...............................................14. A. oxyphylla
17B. Mặt trên lá có sọc xanh-trắng và xanh sẫm xen kẽ; cánh môi dài 1-1,2
cm; chỉ nhị dài 0,8-1 cm.................................................................15. A. pumila
16B. Lá bắc con dài 2-4cm; ống đài dài 1,8-3 cm
18A. Cuống lá dài 4-8 cm; thùy tràng dài 1,8-2cm.............16. A. kwangsiensis
18B. Cuống lá dài 0,5-2cm; thùy tràng dài 2,5-3cm
19A. Lá bắc dài 4-4,5 cm; ống tràng dài 1-1,2 cm; chỉ nhị dài 1,3-1,5cm
.............................................................................................17. A. hainanensis
19B. Lá bắc tiêu giảm; ống tràng dài 2,2-2,5 cm; chỉ nhị dài 0,6-0,8 cm
..........................................................................................18. A. blepharocalyx
15B. Cụm hoa dạng bông
20A. Phiến lá nhẵn, trừ mép và đầu phiến lá; cánh môi dài hơn thùy tràng
……...........................................................................................19. A. stachyoides
20B. Mặt dưới phiến lá nhiều lông, cánh môi dài gần bằng thùy tràng
21A. Cuống lá dài 2,5-4,5 cm; cụm hoa bông gần như hình trụ

……………………………………………………………...20. A. pinnanensis
21B. Cuống lá dài đến 1cm; cụm hoa bông, dạng gần tròn hay hình nón
……….................................................................................21. A. strobiliformis
1B. Phần trung đới kéo dài thành mào
22A. Đầu ống đài chia thành 4 thùy dạng răng; cánh môi chia 4 thùy
…...…....................………...................................................................22. A. hirsuta
22B. Đầu ống đài chia thành 2-3 thùy dạng răng; cánh môi không chia thành 4
thùy
23A. Lá bắc màu đỏ tươi; đầu ống đài chia thành 2 thùy dạng
răng..………..................................................................................23. A. purpurata
23B. Lá bắc không có màu đỏ tươi; đầu ống đài chia thành 3 thùy dạng răng
24A. Cuống lá không có hay dài dưới 1cm
25A. Quả hình thoi, có 10-12 cạnh nổi.......................................24. A. oxymitra

12


25B. Quả hình bầu dục hay hình cầu, không có cạnh nổi
26A. Lá bắc con cỡ 1,2-1,4 x 0,8-1 cm, bao 2-3 hoa................25. A. calcicola
26B. Lá bắc con cỡ 0,2-0,4 x 0,1-0,2 cm, bao 1 hoa...........26. A. oblongifolia
24B. Cuống lá dài trên 1cm
27A. Lá bắc dài 4-6 cm; cánh môi nguyên…........................27. A. phuthoensis
27B. Lá bắc dài dưới 4 cm hay tiêu giảm; cánh môi xẻ 2 hay 3 thùy
28A. Lưỡi lá dài dưới 1 cm....................................................28. A. intermedia
28B. Lưỡi lá dài trên 1cm
29A. Lá bắc con dài 0,7-0,8 cm; thùy tràng dài 1-1,2 cm......29. A. maclurei
29B. Lá bắc con dài 1,2- 3,5 cm; thùy tràng dài 1,5-3,8 cm
30A. Lá bắc con dài 1,2-1,4 cm; đài dài 0,8-0,9 cm; thùy tràng dài 1,5-1,8
cm.....................................................................................30. A. tonkinensis
30B. Lá bắc con dài 3-3,5 cm; đài dài 2-2,5 cm; thùy tràng dài 3,2-3,8

cm.........................................................................................31. A. latilabris
1.2.3 Thành phần hóa học chi Alpinia
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng quát về thành phần
hóa học của các loài thuộc chi Alpinia, các thông tin về thành phần hóa học chủ yếu
dựa trên các nghiên cứu về loài đơn lẻ. Thành phần hóa học chính của các loài
thuộc chi Alpinia bao gồm:
 Tinh dầu:
Hầu như các loài thuộc chi Alpinia đều có chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu
là các hợp chất mono- và sesquitecpenoid, tuy nhiên, tùy từng loài mà có sự tích lũy
hàm lượng tinh dầu khác nhau.
Một số loài đã được phân tích thành phần hóa học tinh dầu như:
Ry (Alpinia latilabris Ridl.) được thu ở Vườn Quốc gia Pù Mát. Hàm lượng tinh
dầu: 0,23%; 0,20% và 0,30% tương ứng với lá, thân, rễ. Thành phần chính chung
của 3 mẫu tinh dầu là α-terpinen (2,9%; 5,6% và 6,5%), β-pinen (4,0%; 6,9% và
7,9%), γ-terpinen (8,8%; 10,7% và 10,7%), α-cadinol (26,4%; 31,4% và 38,9%)
tương ứng với lá, thân và rễ [8].

13


Riềng malacca (Alpinia malaccaensis (Burm.f.) Rosc.) được thu ở Kỳ Sơn, Nghệ
An. Hàm lượng tinh dầu: 0,25%; 0,19%; 0,32% và 0,25% tương ứng lá, thân, rễ và
quả. Các hợp chất chính là β-pinen (56,0%; 46,0%; 31,7% và 18,5%) và α-pinen
(10,3%; 9,8%; 6,3% và 5,9%) tương ứng với các bộ phận lá, thân, rễ và quả [8].
Riềng nhiều hoa (Alpinia polyantha D. Fang) được thu ở Kỳ Sơn, Nghệ An.
Hàm lượng tinh dầu: 0,21%; 0,15%; 0,25% và 0,23% tương ứng với lá, thân, rễ và
quả. Thành phần chính ở lá: Camphor (16,1%), α-pinen (15,2%) và β-agarofuran
(12,9%); ở cành là α-pinen (12,4%), β-cubeben (10,6%), β-agarofuran (10,3%) và
globulol (8,8%); ở rễ là β-cubeben (12,6%), fenchyl acetat (10,8%), β-maalien
(9,0%), aristolon (8,8%) và α-pinen (8,2%); ở quả là δ-cadinen (10,9%), βcaryophyllen (9,1%), β-pinen (8,7%) và α-muurolen (7,7%) [8].

 Thành phần khác:
Các hợp chất steroid (β-sitosterol, 6β-hidroxistigmast-4-en-3-on và β sitosterol3-O-β-D-glucopyranoside) và các hợp chất phenolic (alpinentin, cardamomin và
trans-3,5-dihidroxy-1,7-diphenyl-1-hepten) đã được phân lập từ loài Alpinia
pinnanensis T. L. Wu & S. J. Chen [6].
Các flavonoid như galangin, 3-O-methyl galangin đã được phân lập từ thân rễ
cây Alpinia officinarum Hance [18]; 4’,7-dimethylkaempferol, 5-hydroxy-3’,4’,7trimethoxyflavanone, 4’,5,7-trimethoxyflavonol, kaempferol đã được phân lập từ
thân rễ cây Alpinia tonkinensis Gagnep. [19].

14


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất (lá, thân giả, cụm hoa, quả) và phần
dưới mặt đất (thân rễ) được thu hái tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, thành phố
Thái Nguyên. Tiêu bản thực vật khô có bẹ lá mang lưỡi nhỏ, cuống lá, phiến lá, cụm
hoa và hoa đang được lưu giữ tại Bảo tàng Sinh học, khoa Sinh học, Đại học Khoa
học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội với mã số tiêu bản HNU 021745. Mẫu quả
được thu hái vào tháng 6/2016, mẫu cụm hoa, lá, thân giả, thân rễ được thu hái vào
tháng 3/2017. Sau khi thu hái, mẫu quả được làm khô tự nhiên trong bóng râm; mẫu
cụm hoa, lá, thân giả, thân rễ được sử dụng dạng tươi để cất tinh dầu. Một phần mẫu
lá và thân rễ được bảo quản trong cồn 90% để làm vi phẫu thực vật. Một phần mẫu
lá, thân rễ được để khô tự nhiên, bảo quản trong túi nilon sạch, sử dụng để định tính
sơ bộ các hợp chất hữu cơ khác (thân rễ) và làm mẫu vi học bột (lá, thân rễ).
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu
2.1.2.1 Hóa chất, dung môi
 Dùng trong nghiên cứu đặc điểm thực vật: cloramin B, nước javen, cloralhydrat
75%, đỏ son phèn, xanh methylen, glycerin, nước cất.
 Dùng trong định tính sơ bộ thành phần hóa học và sắc ký lớp mỏng.

 Hóa chất: các thuốc thử định tính (NaOH 10%, FeCl3 5%, TT Mayer, TT
Dragendorff, TT Bouchardat, acid picric…).
 Dung môi: Ethanol, nước cất, chloroform, ethyl acetat, n-hexan…
 Bản mỏng Silicagel 60 - F254 của Merk.
 Thuốc thử vanilin/cồn/H2SO4 đặc.
Tất cả các hóa chất, dung môi đạt tiêu chuẩn DĐVN IV.
2.1.2.2 Dụng cụ, thiết bị, máy móc
 Dụng cụ:
 Dụng cụ bằng thủy tinh: Cốc có mỏ, phễu, bình gạn, pipet, ống nghiệm, đũa
thủy tinh…

15


 Dao lam.
 Các dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm: Thuyền tán, cối, chày, bát sứ, khay
tráng men…
 Máy móc, thiết bị:
 Máy xay.
 Tủ sấy, bếp điện.
 Cân kỹ thuật Sartorius TE412.
 Bộ dụng cụ cất tinh dầu theo dược điển Mỹ (USP29).
 Máy sắc ký khí kết hợp khối phổ Agilent Technologies.
 Hệ thống sắc ký bản mỏng bán tự động CAMAG (HPTLC).
 Kính hiển vi LEICA DM 1000, máy ảnh kĩ thuật số SONY Cybershot.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật
 Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, xác định tên khoa học của mẫu
nghiên cứu.
 Mô tả đặc điểm vi học của mẫu nghiên cứu:

 Vi phẫu: Lá, thân rễ.
 Bột: Lá, thân rễ.
2.2.2 Nghiên cứu thành phần hóa học
 Định tính sơ bộ các hợp chất hữu cơ có trong thân rễ.
 Xác định hàm lượng tinh dầu có trong quả, cụm hoa, lá, thân giả, thân rễ.
 Định tính các thành phần hóa học có trong tinh dầu quả, cụm hoa, lá, thân giả,
thân rễ bằng sắc ký lớp mỏng.
 Xác định thành phần cấu tử của tinh dầu trong quả, cụm hoa, lá, thân giả, thân rễ
bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ.
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu cảm quan

16


Quan sát và mô tả cây về các đặc điểm thực vật, hình dáng, kích thước, màu sắc,
mùi bằng mắt thường và chụp ảnh trong điều kiện có đủ ánh sáng tự nhiên, tốt nhất
là ánh sáng mặt trời.
2.3.2 Phương pháp giám định tên khoa học
Giám định tên khoa học của cây trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái, đặc
điểm của bộ phận sinh sản, so sánh, đối chiếu với mẫu tiêu bản khô lưu trữ tại
Phòng tiêu bản Viện thực vật Côn Minh (online), đối chiếu với khóa phân loại thực
vật trong tài liệu [1], cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia phân loại thực vật để
xác định tên khoa học của loài.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu hiển vi
 Đặc điểm vi phẫu: Mẫu dược liệu (lá, thân rễ) được cắt, nhuộm, lên tiêu bản theo
các bước như trong tài liệu [10] và chụp ảnh.
 Đặc điểm bột: Lá và thân rễ của dược liệu được nghiền nhỏ thành bột bằng
thuyền tán, rây lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, mô tả đặc điểm của bột và
chụp ảnh [10].

2.3.4 Phương pháp hóa học
Định tính các nhóm chất hữu cơ trong dược liệu bằng phản ứng hóa học [2], [3].
Quy ước: Ống nghiệm nhỏ: dung tích 5ml ; ống nghiệm lớn: dung tích 20 ml.
2.3.4.1 Định tính flavonoid
Tiến hành: Lấy 20 g dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 40 ml ethanol
90%. Đun cách thủy sôi 5 phút. Lọc nóng, dịch lọc thu được đem đun cách thủy ở
nhiệt độ 80oC. Gạn lấy phần dịch, bỏ phần tạp tách ra dưới đáy bình, cô cách thủy
đến cắn. Hòa tan cắn trong 5 ml ethanol 70%, được dịch chiết cồn, thực hiện các
phản ứng định tính sau:
a. Phản ứng Cyanidin (Phản ứng Shinoda)
 Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết. Thêm một ít bột magnesi kim loại
(khoảng 10 mg). Nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3 – 5 giọt). Để yên một vài phút,
phản ứng dương tính nếu dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
b. Phản ứng với kiềm

17


×