Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BAI THI TIM HIEU VHLS DONG NAI - 2020 - Dành cho cán bộ, giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.08 KB, 11 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2020
Đề thi dành cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng
nhân dân:
PHẦN CÂU HỎI
Câu 1: Trình bày mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ và giải pháp mà Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X đã đề ra trong nhiệm kỳ 2015-2020.
a, Mục tiêu nào anh (chị) tâm đắc và hài lòng nhất, vì sao?
b, Từ thực tiễn nơi cư trú, anh (chị) cho biết những về giải pháp để xây dựng
đời sống văn hóa khu dân cư đạt hiệu quả.
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về những đổi thay của Đồng Nai qua gần 35
năm thực hiện công cuộc đổi mới?
Thông tin
Họ và tên:
Ngày sinh:
1


Giới tính:
Nghề nghiệp:
Dân tộc: Kinh
Đơn vị công tác:
Nơi thường trú:
PHẦN TRẢ LỜI
Câu 1: Trình bày mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ và giải pháp mà Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X đã đề ra trong nhiệm kỳ 2015-2020.
a, Mục tiêu nào anh (chị) tâm đắc và hài lòng nhất, vì sao?
b, Từ thực tiễn nơi cư trú, anh (chị) cho biết những về giải pháp để xây


dựng đời sống văn hóa khu dân cư đạt hiệu quả.
Trả lời
Mục tiêu tổng quát trong 05 năm tới là: Tăng cường xây dựng
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế nhanh,
bền vững; xây dựng và phát triển con người toàn diện; nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh; xây dựng
Đồng Nai giàu mạnh, văn minh.Tập trung vào 6 chỉ tiêu chủ yếu.

2


Về phương hướng phát triển của tỉnh trong 05 năm tới là: Tiếp tục phát
triển kinh tế với nhịp độ nhanh, bền vững. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện. Tăng cường
công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động ứng phó thích ứng với biến đổi
khí hậu, phòng tránh thiên tai. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tiếp tục
tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Hoàn thiện tổ
chức và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước. Tập
trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của các tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tập trung
xử lý tốt các mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ
tầng với khả năng về nguồn lực, vấn đề môi sinh, môi trường, giải quyết an sinh xã
hội, về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Để thực hiện đạt mục tiêu và các chỉ tiêu trên, Đại hội thống nhất tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bốn nhiệm vụ trụ cột và các nhóm giải pháp
sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học công nghệ đi đôi với bảo vệ
môi trường, đảm bảo an sinh xã hội
Thứ hai: Tăng cường công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận và xây dựng

chính quyền
Thứ ba: Đầu tư phát triển văn hóa, phát triển con người toàn diện
Thứ tư: Tăng cường quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
3


a, Mục tiêu nào anh (chị) tâm đắc và hài lòng nhất, vì sao?
Mục tiêu tâm đắc và hài lòng nhất là
Đến năm 2020 có 80% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu
chuẩn quốc gia; thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất
thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại; tỷ lệ che phủ cây
xanh đạt 52%; trong đó giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 29,76%.
Vì:
Vấn đề nước:
“Nước là nguồn cội của sự sống, ở đâu có nước thì ở đó có sự sống...”. Nước có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của con người và các
loài sinh vật trên trái đất. Nước liên quan đến nhiều lĩnh vực sản xuất và là nền
tảng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Vấn đề về nước, đặc biệt là nước sạch hiện nay đang trở thành vấn đề bức thiết,
nhận được sự quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang
là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Nhận thức được tầm quan trọng
của nước sạch, cũng như những thách thức đang phải đối mặt, Đảng và Nhà nước
ta đã và đang có nhiều cố gắng, nỗ lực
Vấn đề rác thải:

4


Chất thải rắn nguy hại: bao gồm khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng, chúng dễ
gây ra cháy nổ, ngộ độc, tác động không tốt đến sức khỏe của con người và dễ ăn

mòn nhiều vật chất khác.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm bệnh, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được
tiêu hủy an toàn.
Rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại
từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,
khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở,
trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần
chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường
sống nhất.
Theo các chuyên gia về môi trường, một số chất thải nguy hại như: chất phóng xạ,
dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn lấp sẽ rất
nguy hiểm cho con người.
Vấn đề xây dựng môi trường xanh
Hiện nay tình trạng chặt phá rừng, đất trống đồi trọc cùng với sự phát triển nhanh
chóng về kinh tế, công nghệ khiến con người phải thường xuyên đối mặt với tình
trạng ô nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng càng lúc càng nặng nề của thiên tai.
5


Ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta còn chưa được nhiều người
quan tâm và hiểu rõ. Dưới đây là một số lợi ích thiết thực mà cây xanh mang lại
cho con người:
1. Giảm ô nhiễm môi trường
2. Tiết kiệm nước và giảm xói mòn đất
3. Giảm nhiệt độ đường phố
4. Bảo tồn năng lượng
5. Ngăn chặn ảnh hưởng tia cực tím
6. Cải thiện sức khỏe con người

7. Tạo ra cơ hội kinh tế
8. Giúp cân bằng hệ sinh học
Trên đây 8 lợi ích thiết thực nhất mà cây xanh mang lại cho con người. Để
mang lại cuộc sống khỏe mạnh và sự cân bằng tự nhiên, hãy chung tay góp sức
trồng nhiều cây xanh, trồng cây gây rừng để tương lai con em chúng ta có sức khỏe
và cuộc sống tốt đẹp hơn.
b, Từ thực tiễn nơi cư trú, anh (chị) cho biết những về giải pháp để xây dựng
đời sống văn hóa khu dân cư đạt hiệu quả.
Vận động người dân tham gia các hoạt động đời sống văn hóa, phải đồng thời
bằng nhiều giải pháp kết hợp, như: kiên trì thường xuyên tuyên truyền, động viên
6


biểu dương người tốt việc tốt, nhắc nhở những hiện tượng không tốt, tổ chức các
hoạt động với ý thức bảo đảm cho người dân được hưởng thụ lợi ích cụ thể thiết
thực, v.v...
Việc tuyên truyền vẫn là một giải pháp hết sức cần thiết, phải kiên trì và thường
xuyên thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thông qua các cuộc họp, thông
qua loa truyền thanh, thông qua đội ngũ tuyên truyền viên, ... Đây là giải pháp tác
động đến ý thức của mọi người; sự tác động đó lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo nên
sự quan tâm và dần trở thành ý thức trong mỗi người.
Có hiệu quả nhất khi tuyên truyền là nêu các gương người tốt việc tốt, đồng thời
với nhắc nhở các hiện tượng không tốt. Con người ai cũng muốn được khen, không
muốn bị chê. Nói nhiều về cái tốt sẽ làm át đi cái không tốt, do đó chủ yếu là biểu
dương các gương tốt; chỉ một số hiện tượng không tốt kéo dài hãy nên nêu ra để
nhắc nhở.
Trong việc tổ chức mỗi hoạt động văn hóa, đều phải luôn nghĩ đến mục tiêu là hoạt
động đó bảo đảm cho người dân được hưởng lợi ích gì. Khi nhận biết được các
lợi ích ở các hoạt động đó, thì người dân sẽ dễ lôi kéo nhau cùng tham gia, hưởng
ứng một cách tự nguyện. Xác định rõ lợi ích được hưởng thụ cho người dân trong

mỗi hoạt động, do đó có tác dụng như một giải pháp trong tuyên truyền và tổ chức
các hoạt động văn hóa

7


Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về những đổi thay của Đồng Nai qua gần 35
năm thực hiện công cuộc đổi mới?
Trả lời:
Đồng Nai đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, một điểm nhấn không thể không nhắc tới là sự đổi thay về diện mạo của
đô thị Đồng Nai.
Các đô thị của Đồng Nai đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên
hành trình xây dựng những đô thị văn minh, hiện đại, bền vững.
* Kiến tạo diện mạo đô thị mới
Sau ngày giải phóng, từ hoang tàn đổ nát, Long Khánh đã vươn mình phát triển để
trở thành đô thị xanh, hiện đại nơi của ngõ phía Đông của Đồng Nai.
Năm 1991 được xem là dấu mốc quan trọng khi Long Khánh chính thức được
chia tách từ H.Xuân Lộc để hình thành H.Long Khánh và năm 2004 thành
TX.Long Khánh. Đến ngày 1-6-2019, một dấu mốc quan trọng khác trong hành
trình phát triển đô thị Long Khánh lại chính thức được xác lập, TP.Long Khánh
được chính thức thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Long
Khánh trở thành thành phố thứ 2 của tỉnh Đồng Nai.
Trong hành trình kiến tạo diện mạo mới, các công trình hạ tầng từ nội thị đến các
xã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khu vực đô thị được tập trung chỉnh trang. Nhờ
đó, từ một vùng đất hoang tàn sau chiến tranh, trải qua hành trình hơn 16 ngàn
8


ngày, TP.Long Khánh với dáng vẻ của một đô thị xanh, văn minh và hiện đại đã và

đang “thành hình”.
Biên Hòa được xem là mộ trong những thành phố công nghiệp năng động trong
đổi mới, phát triển
Biên Hòa được xem là một trong những thành phố công nghiệp năng động trong
đổi mới, phát triển. Ảnh: Công Nghĩa
Cũng giống như TP.Long Khánh, sau ngày thống nhất đất nước, Biên Hòa, đô thị
trung tâm của Đồng Nai cũng mang trên mình hàng loạt “vết thương” của chiến
tranh.
Đi lên từ những bộn bề gian khó sau ngày giải phóng, đô thị Biên Hòa nay đã
khoác lên mình “tấm áo” mới năng động. Với 6 khu công nghiệp trên địa bàn, Biên
Hòa được xem là một trong những thành phố công nghiệp năng động nhất trên cả
nước.
Nằm ở cửa ngõ Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, là một trong 3 trục tam giác tăng
trưởng TP.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu, những năm qua, hàng loạt công trình, dự
án lớn đã được đầu tư xây dựng như: cầu An Hảo, cầu Hóa An… đã góp phần tạo
nên một đô thị Biên Hòa hiện đại và giàu sức sống.
Ngày 30-12-2015, TP.Biên Hòa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị
loại I trực thuộc tỉnh. Ông Phạm Anh Dũng, Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa cho biết,
với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, đồng thời là thành phố công
9


nghiệp, đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Biên Hòa phấn đấu hướng đến đô thị loại I vững mạnh và thành phố trực thuộc
Trung ương trong tương lai không xa.
Trong quy hoạch phát triển đô thị của Đồng Nai, cùng với Biên Hòa, đô thị Long
Thành và Nhơn Trạch là những đô thị được xác định sẽ hình thành trục đô thị
chính của tỉnh.
35 năm qua, đô thị Nhơn Trạch và Long Thành cũng đã có những bước chuyển
mình mạnh mẽ. Là những “thủ phủ” phát triển công nghiệp của tỉnh, 2 đô thị này

cũng đã được đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ. Qua đó, trở thành “thỏi nam châm”
thu hút các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nhất là công
nghiệp, thời gian tới, đô thị Long Thành và Nhơn Trạch sẽ còn có thêm những
động lực lớn để phát triển.
* Xây dựng “thương hiệu” riêng cho từng đô thị
Biên Hòa, Long Khánh, Long Thành và Nhơn Trạch được xác định là những đô thị
lớn của Đồng Nai trong tương lai. Do đó, cùng với sự đầu tư phát triển về hạ tầng,
không gian, cảnh quan của các đô thị này cũng được Đồng Nai định hướng phát
triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và có những nét riêng, tạo nên
thương hiệu riêng của từng đô thị.
Thị trấn Long Thành nhìn từ trên cao
Trong khi đó, 2 đô thị khác trong trục đô thị chính của tỉnh là Long Thành và Nhơn
Trạch được định hình “thương hiệu” gắn với những thế mạnh và tiềm năng sẵn có.
10


Theo dự kiến, năm 2021, cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành sẽ chính
thức được khởi công trên địa bàn H.Long Thành. Với “tầm vóc” của một sân bay
lớn nhất cả nước, sân bay Long Thành sẽ không chỉ tạo ra sự kết nối về giao thông,
tạo động lực phát triển kinh tế mà còn hứa hẹn sẽ đưa Long Thành trở thành một
thành phố sân bay.
Trong khi đó, với vị trí “đắc địa”, sở hữu cả thế mạnh về dịch vụ cảng, công
nghiệp, đẩy mạnh hạ tầng liên kết đến TP.HCM, đô thị Nhơn Trạch sẽ là một trong
những khu đô thị vệ tinh cho đô thị lớn nhất nước là TP.HCM. Từ thế mạnh này,
Nhơn Trạch được định hình sẽ trở thành một đô thị dịch vụ, trong đó tập trung phát
triển mạnh các dịch vụ phục vụ công nghiệp.
TP.Long Khánh đã được định hình sẽ trở thành đô thị xanh nơi vùng cửa ngõ phía
Đông của tỉnh, địa phương cũng có diện tích cây xanh bao phủ rất lớn tạo ra khí
hậu rất trong lành. Đây là những thế mạnh vốn có của TP.Long Khánh để phát triển
đô thị này trở thành một đô thị xanh hiện đại.

--Hết--

11



×